Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 530/QĐ-LĐTBXH | Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2011 |
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 27/2003/TTLT-BLĐTBXH-BTC-UBTƯMTTQVN ngày 18 tháng 12 năm 2003 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Đội hoạt động xã hội tình nguyện cấp xã;
Căn cứ Kế hoạch công tác năm 2011 của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội đã phê duyệt ngày 17 tháng 3 năm 2011;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Thời gian tổ chức cuộc thi từ 01/6/2011 đến ngày 31/12/2011.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
TỔ CHỨC CUỘC THI “TÌNH NGUYỆN VIÊN VỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, TƯ VẤN PHÒNG CHỐNG MA TÚY, MẠI DÂM, HIV/AIDS NĂM 2011”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 530/QĐ-LĐTBXH ngày 4/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
1. Mục đích
- Giúp cho tình nguyện viên nắm vững kiến thức, pháp luật về phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS; trao đổi, học tập kinh nghiệm, phương pháp, kỹ năng hoạt động của tình nguyện viên để vận dụng vào thực tiễn và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác ở cơ sở.
- Góp phần tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS. Đồng thời, cũng qua cuộc thi này, tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ, vai trò, quyền hạn của Đội hoạt động xã hội tình nguyện cấp xã, từ đó ủng hộ, giúp đỡ, hỗ trợ tình nguyện viên hoàn thành nhiệm vụ.
2. Yêu cầu
Cuộc thi phải được chuẩn bị chu đáo, hình thức sinh động, nội dung hấp dẫn, có sức tuyên truyền cao và được tổ chức tại tất cả các tỉnh, thành phố có Đội hoạt động xã hội tình nguyện cấp xã được thành lập theo Thông tư liên tịch số 27/2003/TTLT-BLĐTBXH-BTC-UBTƯMTTQVN ngày 18 tháng 12 năm 2003 của liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về hướng dẫn thành lập và tổ chức hoạt động của Đội hoạt động xã hội tình nguyện cấp xã.
II. ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, THỂ LOẠI, NỘI DUNG THI
1. Đối tượng tham gia:
Tình nguyện viên Đội hoạt động xã hội tình nguyện của phường, xã, thị trấn đã thành lập Đội tình nguyện.
2. Hình thức thi: Sân khấu hóa gồm 3 phần:
- Phần 1: Giới thiệu - màn chào hỏi (7 phút)
- Phần 2: Thi kiến thức - cá nhân tình nguyện viên trả lời câu hỏi (5 phút).
- Phần 3: Đội thi thể hiện 1 tiểu phẩm ngắn từ 15 - 20 phút.
3. Thể loại: Tiểu phẩm, kịch nói, chèo, cải lương, dân ca …
4. Nội dung và hình thức thi của 3 phần
4.1. Phần 1: Thi giới thiệu (màn chào hỏi):
a. Hình thức thi: dưới dạng kịch hóa, thơ
b. Nội dung: Giới thiệu tóm tắt về tình hình, kết quả công tác phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS; kết quả hoạt động của tình nguyện viên trong công tác tuyên truyền, tư vấn, vận động phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS.
4.2. Phần 2: Phần thi kiến thức: Tình nguyện viên gắp thăm trả lời câu hỏi về công tác phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS.
4.3. Phần 3:
a. Hình thức: Thi tiểu phẩm, kịch nói, chèo, cải lương, dân ca …
b. Nội dung:
- Nêu tác hại của tệ nạn nghiện hút ma túy, mại dâm, lây nhiễm HIV/AIDS … trong đó có lồng ghép các điều, khoản của Luật Phòng chống ma túy, Luật sửa đổi, bổ sung của Luật phòng, chống ma túy, Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, Luật phòng, chống HIV/AIDS, các Nghị định … và đưa ra lời cảnh báo, biện pháp xử lý giải quyết.
- Giới thiệu các mô hình, phong trào, kinh nghiệm phòng, chống ma túy, mại dâm, lây nhiễm HIV/AIDS có hiệu quả.
- Nêu bật vai trò, tác dụng của Đội hoạt động xã hội và của tình nguyện viên trong việc phối hợp với gia đình, đoàn thể tuyên truyền, giáo dục, quản lý người nghiện, vận động cai nghiện; giúp đỡ người sau cai nghiện, người lầm lỡ ở cộng đồng, phòng chống tái nghiện, tái phạm …. Tham gia phát hiện, phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, mại dâm ở địa bàn …
- Thể hiện sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền, các đoàn thể địa phương đối với công tác phòng, chống ma túy nói chung và của Đội hoạt động xã hội tình nguyện nói riêng.
- Xử lý một tình huống có thật xảy ra trong khi thực hiện nhiệm vụ của Đội tình nguyện và Tình nguyện viên.
Tổ chức thi theo 4 vòng, trong đó có 3 vòng thi chính là thi tỉnh, cụm tỉnh và thi chung khảo cấp Trung ương, cụ thể như sau:
1. Vòng 1 (cấp huyện)
Do cấp huyện đứng ra tổ chức. Tùy điều kiện của mỗi quận, huyện có thể tổ chức cuộc thi giữa các xã, phường, thị trấn hoặc dưới hình thức buổi giao lưu gắn với thi tuyên truyền (tổ chức trong tháng 6 năm 2011) nhằm tuyên truyền, hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy, ngày Thế giới và ngày Toàn dân phòng, chống ma túy (26/6). Thông qua cuộc thi, giao lưu này để giới thiệu với nhân dân về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đội hoạt động xã hội tình nguyện cấp xã, của Tình nguyện viên để nhân dân biết và ủng hộ. Thông qua cuộc thi, giao lưu, Ban tổ chức quận, huyện, thị xã xét chọn 01 Đội xuất sắc để tiếp tục đầu tư, xây dựng Đội tuyển đại diện cho quận, huyện, thị xã đi dự thi cấp tỉnh. (Các xã, phường, thị trấn nên tổ chức sân khấu ngoài trời, nơi tập trung đông dân cư, địa bàn có nhiều phức tạp, thu hút nhiều người dân đến xem để cổ vũ, động viên, tuyên truyền).
a) Về nội dung giao lưu, thi tuyên truyền
- Mỗi đội thi cấp xã cũng thực hiện theo 3 phần như nêu trên, trong đó phần 2 (gắp thăm trả lời câu hỏi) thì 100% Tình nguyện viên Đội hoạt động xã hội tình nguyện đều gắp thăm và trả lời câu hỏi của Ban tổ chức cấp tỉnh.
- Riêng nội dung phần 3 (trình bày tiểu phẩm): Trong trường hợp không tổ chức thi mà chỉ là giao lưu thì tùy khả năng, điều kiện của từng xã, phường, thị trấn có thể thay bằng các thể loại khác như trình bày bài tự luận, hùng biện, xử lý tình huống hoặc tình nguyện viên kể chuyện về những kinh nghiệm hoặc việc làm có ý nghĩa, hiệu quả từ thực tiễn quản lý, tuyên truyền, giáo dục, vận động phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS.
- Trong quá trình giao lưu, thi tuyên truyền có xen kẽ chương trình văn nghệ, ca nhạc, thơ về đề tài phòng, chống ma túy do Tình nguyện viên, hội viên đoàn thể tự biên hoặc sưu tầm để buổi giao lưu thêm sinh động.
b) Về khen thưởng, động viên các Đội thi cấp xã: Do Ban tổ chức cuộc thi cấp huyện cân đối từ nguồn kinh phí chương trình phòng, chống ma túy, mại dâm năm 2011. Ngoài ra, báo cáo, đề nghị Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã hỗ trợ thêm từ nguồn kinh phí của Ủy ban nhân dân hoặc huy động nguồn kinh phí hợp pháp khác để hỗ trợ công tác tổ chức và thưởng cho đội thi và cá nhân dự thi …
c) Kết thúc vòng 1, Ban tổ chức cuộc thi của quận, huyện đánh giá, xét chọn 01 đội xuất sắc để tiếp tục đầu tư, xây dựng thành Đội tuyển để đại diện cho quận, huyện đi dự thi cấp tỉnh (thành viên Đội tuyển dự thi cấp tỉnh tối đa là 7 người).
2. Vòng 2 (cấp tỉnh):
a) Phương pháp tổ chức: Tổ chức thi cấp tỉnh, do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Chi Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội) chủ trì, tổ chức cuộc thi. Tham gia thi cấp tỉnh là các đội tuyển của các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được chọn từ vòng 1.
b) Nội dung thi gồm 3 phần, hình thức sân khấu hóa, cụ thể:
- Phần thi giới thiệu (màn chào hỏi) thể hiện bằng hình thức kịch hóa. Nội dung: giới thiệu về thành viên đội thi, về tình hình địa bàn, địa lý, dân cư, tổ dân phố, thôn xóm …, đối tượng quản lý …. Kết quả (số liệu) công tác phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS; kết quả hoạt động của Tình nguyện viên toàn quận, huyện, thành phố (thuộc tỉnh).
- Phần thi kiến thức: Mỗi Đội thi cử 01 Tình nguyện viên gắp thăm trả lời câu hỏi của Ban tổ chức cuộc thi cấp tỉnh.
- Phần thi tiểu phẩm:
+ Hình thức: Thi tiểu phẩm, kịch nói, chèo, cải lương, dân ca …
+ Nội dung: Như đã nêu tại điểm 4.3 Mục II.
- Kết thúc đợt thi vòng 2 Ban tổ chức cấp tỉnh xét chọn 01 đội xuất sắc để tiếp tục đầu tư, xây dựng thành Đội tuyển để đại diện cho tỉnh, thành phố đi dự thi cấp khu vực (thành viên Đội tuyển dự thi tối đa là 7 người).
c) Cơ cấu giải và thưởng do Ban tổ chức cuộc thi cấp tỉnh quyết định.
3. Vòng 3 (cụm tỉnh, thành phố)
a) Phương pháp tổ chức: Tổ chức thi theo khu vực (do Ban tổ chức cuộc thi Trung ương tổ chức). Khu vực phía Nam gồm các tỉnh từ Quảng Nam trở vào. Khu vực phía Bắc gồm các tỉnh từ Đà Nẵng trở ra. Tham gia thi cấp khu vực là các Đội tuyển đại diện cho các tỉnh, thành phố tham gia.
b) Nội dung và hình thức thi gồm 3 phần (như vòng 2).
4. Vòng 4 (chung khảo)
Tổ chức Hội thi chung khảo cấp Trung ương (do Ban tổ chức cuộc thi Trung ương tổ chức). Tham dự hội thi gồm các đội xuất sắc được chọn từ vòng 3 (cấp khu vực) và dự kiến tổ chức vào tháng 11/2010 (có kế hoạch riêng).
IV. THÀNH LẬP BAN TỔ CHỨC, BAN GIÁM KHẢO
1. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội: ban hành quyết định thành lập Ban tổ chức cuộc thi do đồng chí Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội làm Trưởng ban và thành viên gồm đại diện của: Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Đồng thời, thành lập Ban giám khảo, Ban Thư ký cuộc thi để tổ chức chấm điểm 2 vòng thi (cấp khu vực và thi chung khảo cấp Trung ương).
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố ra Quyết định hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định về tổ chức cuộc thi, thành lập Ban tổ chức cuộc thi do Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Trưởng ban, thành viên là các ngành, đoàn thể cấp tỉnh liên quan và Ban giám khảo để chấm điểm vòng 2. Lựa chọn đội xuất sắc của tỉnh, thành phố tham gia vòng thi cấp khu vực.
- Ban tổ chức cuộc thi cấp tỉnh có nhiệm vụ chỉ đạo các quận, huyện, hướng dẫn xã, phường, thị trấn trong địa bàn chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật để các quận, huyện tổ chức cuộc thi. Đồng thời, phân công nhiệm vụ cho thành viên tham dự các cuộc thi cấp quận, huyện.
3. Về tài liệu phục vụ thi các cấp
- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội) chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể có liên quan xây dựng hệ thống câu hỏi phục vụ cho cuộc thi cấp Trung ương và cấp khu vực.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Chi Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội) trên cơ sở hệ thống câu hỏi của ban tổ chức cấp Trung ương gửi, biên soạn lại và gửi cho các quận, huyện nghiên cứu phục vụ đợt thi cấp huyện và tỉnh.
V. GIẢI THƯỞNG VÀ CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG
1. Vòng thi cấp tỉnh (vòng 2): Do Ban tổ chức cuộc thi cấp tỉnh tự xây dựng
2. Vòng thi cấp khu vực (vòng 3): có 2 khu vực
- Giải tập thể: mỗi cụm có 01 giải nhất; 02 giải nhì; 02 giải ba và một số giải khuyến khích; Giải tiểu phẩm hay nhất; giải Đội có tiết mục giới thiệu hay nhất.
- Giải cá nhân: Mỗi cụm có 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba và một số giải khuyến khích.
3. Vòng thi chung khảo cấp Trung ương (vòng 4):
- Giải tập thể: 01 giải nhất; 02 giải nhì; 3 giải ba và một số giải phụ như: Giải tiểu phẩm hay nhất; giải đội có màn chào hỏi hay nhất; giải đội có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo nhất; đội có trang phục đẹp nhất.
- Giải cá nhân (phần thi kiến thức): có 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba và một số giải khuyến khích.
1. Kinh phí tổ chức thi cấp huyện (vòng 1): do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành cấp tỉnh hỗ trợ các quận, huyện hoặc hướng dẫn cấp huyện, xã cân đối từ nguồn kinh phí phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS năm 2011.
2. Kinh phí thi cấp tỉnh (vòng 2): do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cân đối từ nguồn chương trình phòng, chống ma túy, mại dâm, bố trí từ nguồn chi ngân sách địa phương năm 2011.
3. Kinh phí thi cấp khu vực (vòng 3):
- Các tỉnh, thành phố có Đội thi lọt vào vòng thi cấp khu vực tự lo kinh phí đi lại, ăn ở của đoàn trong thời gian tham gia thi.
- Kinh phí tổ chức và giải thưởng cho việc tổ chức thi cấp khu vực do Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính xây dựng, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt. (Dự kiến: 200 triệu đồng).
4. Kinh phí thi chung khảo cấp Trung ương (vòng 4):
- Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính xây dựng, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt hoặc huy động sự hỗ trợ từ các nguồn hợp pháp khác. (Dự kiến: 450 triệu đồng).
1. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thực hiện các nhiệm vụ sau:
1.1. Xây dựng kế hoạch, nội dung, biện pháp, tiến độ, thời gian tổ chức cuộc thi “Tình nguyện viên với công tác tuyên truyền, tư vấn phòng, chống ma túy, mại dâm, lây nhiễm HIV” năm 2011.
1.2. Phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể xây dựng hệ thống câu hỏi, đáp án thi về kiến thức pháp luật phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, trình Bộ phê duyệt hệ thống câu hỏi và gửi các tỉnh, thành phố để chuyển cho các xã, phường, thị trấn nghiên cứu, chuẩn bị cho cuộc thi.
1.3. Trình Bộ ban hành quyết định thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo cuộc thi cấp khu vực và vòng chung khảo cấp Trung ương; xây dựng quy chế thi, đề xuất cơ cấu giải thưởng.
1.4. Lập dự toán kinh phí tổ chức thi cấp khu vực, chung khảo cấp Trung ương; kinh phí giải thưởng; kinh phí hoạt động của Ban giám khảo, Ban tổ chức gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định trình Bộ phê duyệt.
1.5. Hướng dẫn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố hướng dẫn các quận, huyện, thị xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện kế hoạch, quy chế thi, đảm bảo đúng tiến độ, thời gian.
1.6. Báo cáo tổng kết đánh giá kết quả toàn đợt thi
1.7. Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
- Hướng dẫn ngành dọc cấp tỉnh tham gia tổ chức cuộc thi.
- Cử cán bộ tham gia Ban Tổ chức, Ban giám khảo cuộc thi.
- Hỗ trợ chuyên môn, cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng cuộc thi.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Chi Cục/Phòng, chống tệ nạn xã hội) các tỉnh, thành phố.
2.1. Xây dựng kế hoạch hướng dẫn các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện cuộc thi theo đúng nội dung, hình thức, tiến độ, thời gian quy định, đảm bảo chất lượng.
2.2. Thành lập Ban tổ chức cuộc thi để chỉ đạo các quận, huyện triển khai tổ chức cuộc thi giao lưu, tuyên truyền tại cấp xã. Thành lập Ban giám khảo chấm điểm cuộc thi cấp tỉnh, thành phố để lựa chọn đội thi dự thi cấp khu vực.
2.3. Phối hợp với Công an tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Sở Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho Đội hoạt động xã hội tình nguyện.
2.4. Cân đối kinh phí từ nguồn phòng, chống ma túy, mại dâm được phân bổ, đồng thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hỗ trợ hoặc huy động từ nguồn kinh phí hợp pháp khác để hỗ trợ cho các Đội thi.
2.5. Thông báo lịch tổ chức thi cấp tỉnh cho Ban tổ chức cấp Trung ương (qua Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội) để tổng hợp, báo cáo Bộ.
2.6. Đối với tỉnh, thành phố được chọn làm địa điểm thi cấp khu vực, phối hợp với Ban tổ chức cuộc thi cấp Trung ương chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho cuộc thi.
VIII. TIẾN ĐỘ, THỜI GIAN TỔ CHỨC
1. Thi vòng 1: Từ 1/6 - 30/6/2011
2. Thi vòng 2: Từ ngày 15-30/7/2011
- Từ ngày 5-15/8/2011: Ban tổ chức các tỉnh, thành phố báo cáo kết quả thi cấp tỉnh. Đồng thời, có công văn đăng ký tiết mục dự thi cấp khu vực, họ tên 01 thí sinh thi kiến thức, tên tiểu phẩm, thể loại, kèm theo danh sách trích ngang thành viên tham gia đội thi gửi Ban tổ chức cấp Trung ương để tổng hợp.
3. Thi vòng 3: Từ ngày 5/9 - 20/9/2011: Tổ chức thi cấp khu vực (2 khu vực: phía Bắc và phía Nam).
4. Thi vòng 4: Từ ngày 15/10 - 15/11: Ban tổ chức cuộc thi cấp Trung ương sẽ tổ chức vòng chung khảo.
Trong quá trình tổ chức, Ban tổ chức cuộc thi cấp Trung ương sẽ có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể./.
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Thông tư liên tịch 27/2003/TTLT-BLĐTBXH-BTC-UBTƯMTTQVN hướng dẫn tổ chức và hoạt động của đội hoạt động xã hội tình nguyện cấp xã do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 3Nghị định 186/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 4Công văn 1340/BTTTT-CBC triển khai hoạt động trong "Tháng hành động phòng, chống ma túy" do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Thông tư 01/2015/TT-BYT hướng dẫn tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Quyết định 530/QĐ-LĐTBXH năm 2011 về tổ chức cuộc thi “Tình nguyện viên với công tác tuyên truyền, tư vấn, phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS năm 2011" do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 530/QĐ-LĐTBXH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/05/2011
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Trọng Đàm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/05/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra