Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/2015/QĐ-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 04 tháng 12 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ Trình số 77/TTr-STC ngày 04 tháng 11 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 40/2010/QĐ-UBND ngày 11/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định định mức việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Kho Bạc nhà nước, Tư pháp; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở ban ngành có liên quan chịu trách nhiệm hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ VIỆC LẬP DỰ TOÁN, SỬ DỤNG VÀ THANH QUYẾT TOÁN KINH PHÍ TỔ CHỨC THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯÓC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2015/QĐ-UBND ngày 04/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định tại Điều 61, Điều 62 Luật Đất đai năm 2013, bao gồm cả trường hợp tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành tiểu dự án riêng theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người và đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai đe dọa tính mạng con người theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai năm 2013.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi tắt là Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường).
b) Các đối tượng khác có liên quan đến việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
1. Nguồn kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được trích 02% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án.
2. Đối với các dự án, tiểu dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến; dự án, tiểu dự án có tổng kinh phí bồi thường hỗ trợ và tái định cư dưới 10 tỷ đồng thì Tổ chức được giao thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án, tiểu dự án được lập dự toán theo khối lượng công việc thực tế của dự án, tiểu dự án gửi Sở Tài chính xem xét thẩm định (đối với dự án, tiểu dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư); gửi Phòng Tài chính và Kế hoạch xem xét thẩm định (đối với dự án, tiểu dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) để trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
3. Căn cứ mức kinh phí được trích cụ thể của từng dự án, tiểu dự án, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường xác định kinh phí dự phòng tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm và cưỡng chế thu hồi đất không quá 10% kinh phí quy định tại Điều này để tổng hợp vào dự toán chung.
4. Kinh phí và mức chi của cơ quan thẩm định, cụ thể như sau;
- Trích tối đa 04% trong tổng kinh phí quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường (cấp tỉnh hoặc cấp huyện) là đơn vị chủ trì thực hiện công tác thẩm định để chi cho công tác thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nhưng không quá 20 triệu đồng/dự án;
- Trích tối đa 02% trong tổng kinh phí quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này cho cơ quan Tài chính (cấp tỉnh hoặc cấp huyện) là đơn vị chủ trì thực hiện công tác thẩm định để chi cho công tác thẩm định dự toán kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nhưng không quá 15 triệu đồng/dự án.
5. Trường hợp có thành lập Ban chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng tỉnh, trên cơ sở nhiệm vụ công tác của Ban chỉ đạo Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cụ thể tỷ lệ phân chia kinh phí sử dụng cho hoạt động của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và Ban chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng tỉnh cho phù hợp.
6. Trường hợp thuê đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện các dịch vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, kinh phí trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ nằm trong dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1. Nguồn kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 quy định này được sử dụng để chi cho các nội dung cụ thể như sau:
a) Đối với các khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định hiện hành.
b) Đối với những khoản chi chưa có tiêu chuẩn, định mức, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, căn cứ tình hình thực tế của công việc có liên quan trực tiếp đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định cụ thể như sau:
- Chi cho công tác tuyên truyền, phổ biến, thông báo thu hồi đất và kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; tổ chức công bố, giao và vận động các đối tượng liên quan thực hiện quyết định thu hồi đất; tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; chi phục vụ việc kiểm tra, hướng dẫn thực hiện chính sách bồi thường, giải quyết những vướng mắc trong công tác bồi thường và tổ chức thực hiện chi trả bồi thường, tổ chức đối thoại trực tiếp với người khiếu nại trong công tác giải quyết khiếu nại: 100.000 đồng/người/lần họp dân;
- Chi cho công tác khảo sát, điều tra, thu thập thông tin xây dựng kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; phát tờ khai, hướng dẫn người bị thiệt hại kê khai; đo đạc xác định diện tích đất, kiểm kê số lượng và giá trị nhà, công trình, cây trồng, vật nuôi và tài sản khác bị thiệt hại, thu thập các giấy tờ liên quan về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; kiểm tra, đối chiếu giữa tờ khai với kết quả kiểm kê, xác định mức độ thiệt hại với từng đối tượng bị thu hồi đất cụ thể; tính toán giá trị thiệt hại về đất đai, nhà, công trình, cây trồng, vật nuôi và tài sản khác; thẩm tra, xác minh phục vụ giải quyết khiếu nại; công tác ngoại nghiệp khác có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Cụ thể như sau:
+ Mức chi 50.000 đồng/ngày/người (trường hợp cự ly đi lại từ trụ sở làm việc đến hiện trường dưới 10 km);
+ Mức chi 70.000 đồng/ngày/người (trường hợp cự ly đi lại từ trụ sở làm việc đến hiện trường từ 10 km đến dưới 20km);
+ Mức chi 100.000 đồng/ngày/người (trường hợp cự ly đi lại từ trụ sở làm việc đến hiện trường từ 20 km trở lên).
- Chi lập, phê duyệt, công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từ khâu tính toán các chỉ tiêu bồi thường đến khâu phê duyệt phương án bồi thường: 50.000 đồng/hộ hoặc hồ sơ;
- Chi hỗ trợ thông tin liên lạc cho cán bộ, nhân viên trực tiếp làm nhiệm vụ bồi thường không quá 200.000 đồng/tháng, hỗ trợ không quá 06 tháng/dự án;
- Chi bồi dưỡng kiêm nhiệm cho các thành viên Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: thời gian được hưởng phụ cấp được tính từ khi có Quyết định thành lập Hội đồng đến khi có quyết định phê duyệt phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nhưng tối đa không quá 2.000.000 đồng/tháng và không quá 06 tháng/dự án. Mức chi cụ thể như sau:
+ Chủ tịch Hội đồng: 200.000 đồng/người/tháng;
+ Ủy viên Hội đồng: 150.000 đồng/người/tháng.
- Chi hỗ trợ cho cán bộ Tổ chuyên viên giúp việc, cán bộ địa phương trực tiếp tham gia công tác ngoại nghiệp quy định tại điều này (nếu có): 100.000 đồng/người/ngày;
- Chi cho công tác xác định giá đất bao gồm trường hợp thuê tư vấn xác định giá đất, xác định hệ số điều chỉnh giá đất bồi thường (nếu có); xác định giá tài sản gắn liền với đất phục vụ thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ; tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: được thực hiện căn cứ theo hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định;
- Chi cho công tác thẩm định giá đất cụ thể, giá tài sản gắn liền với đất phục vụ thu hồi đất: 100.000 đồng/người/lần họp;
- Chi thuê nhân công thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có), mức chi: 144.000 đồng/100m2;
- Chi thuê văn phòng, trang thiết bị làm việc của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và cơ quan thẩm định (nếu có): Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm bố trí, sắp xếp trong quỹ nhà làm việc và trang thiết bị làm việc hiện có của mình để phục vụ công tác. Trường hợp không bố trí được trong quỹ nhà và trang thiết bị làm việc hiện có thì được thuê văn phòng và trang thiết bị làm việc. Việc thuê văn phòng và trang thiết bị làm việc thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và pháp luật về đấu thầu;
- Chi in ấn, phô tô tài liệu, văn phòng phẩm, xăng xe, hậu cần phục vụ, thông báo trên đài hoặc phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và các khoản phục vụ cho bộ máy quản lý được tính theo nhu cầu thực tế của từng dự án, tiểu dự án;
- Chi phụ cấp làm thêm giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ: theo quy định hiện hành về chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ công chức, viên chức;
- Chi phí trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có): thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và đơn vị cung cấp dịch vụ. Đơn vị cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng đã ký và pháp luật có liên quan. Việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
- Các nội dung chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Mức chi thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất
Nguồn kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc, quyết định cưỡng chế thu hồi đất quy định tại Khoản 3 Điều 2 quy định này được sử dụng chi cho các nội dung như sau:
a) Chi cho công tác công bố, niêm yết công khai, giao quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc, quyết định cưỡng chế thu hồi đất; tuyên truyền, vận động các đối tượng thực hiện quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc, quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Cụ thể như sau:
+ Mức chi 50.000 đồng/ngày/người (trường hợp cự ly đi lại từ trụ sở làm việc đến hiện trường dưới 10 km);
+ Mức chi 70.000 đồng/ngày/người (trường hợp cự ly đi lại từ trụ sở làm việc đến hiện trường từ 10 km đến dưới 20km);
+ Mức chi 100.000 đồng/ngày/người (trường hợp cự ly đi lại từ trụ sở làm việc đến hiện trường từ 20 km trở lên).
b) Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ y tế, phòng chống cháy nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác phục vụ cho việc thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất: theo hóa đơn, chứng từ.
c) Chi phục vụ công tác tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất:
- Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện thông báo quyết định cưỡng chế kiểm đếm, quyết định cưỡng chế thu hồi đất (bao gồm: người thuộc Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương và các đối tượng khác); 100.000 đồng/người/ngày;
- Chi họp triển khai thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất do các thành viên Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi tiến hành cưỡng chế: 100.000 đồng/người/ngày;
- Chi bồi dưỡng cho các đối tượng trực tiếp tham gia công tác cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất: 100.000 đồng/người/ngày.
d) Chi phí niêm phong, phá, tháo dỡ, vận chuyển tài sản; di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan ra khỏi khu đất cưỡng chế, chi thuê địa điểm, nhân công, phương tiện bảo quản tài sản và các khoản chi phí thực tế hợp pháp khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện bảo quản tài sản khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất trong trường hợp chủ sở hữu tài sản không thanh toán; Chi phí bảo vệ, chống tái chiếm đất sau khi tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của thửa đất cưỡng chế thu hồi đến thời điểm hoàn thành việc giải phóng mặt bằng: được thực hiện căn cứ theo hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn, chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ theo quy định và được Thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức cưỡng chế phê duyệt.
đ) Chi cho công tác quay phim, chụp ảnh phục vụ cho việc thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất: căn cứ hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định.
e) Các nội dung chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.
1. Việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện theo Điều 6 Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
3. Trường hợp đối với dự án, tiểu dự án sau khi tiến hành kiểm kê, đo đạc áp giá bồi thường nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc đã có Quyết định phê duyệt bồi thường của cấp có thẩm quyền nhưng phải dừng dự án, tiểu dự án hoặc thay đổi chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường được thanh toán phần kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo khối lượng thực tế đã thực hiện và khối lượng thực tế này phải được sự thống nhất giữa chủ đầu tư, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và cấp có thẩm quyền. Phần kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn lại sẽ được quyết toán sau khi phương án bồi thường được phê duyệt hoặc đã giải quyết xong các vụ việc tranh chấp, khiếu nại (nếu có) theo quy định.
Điều 5. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan
1. Trách nhiệm của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường
- Thực hiện việc lập dự toán, lập báo cáo quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất; Chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với số liệu, tính pháp lý đối với hồ sơ trình duyệt quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và kinh phí cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất;
- Chịu trách nhiệm toàn bộ về việc quản lý, sử dụng kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất của dự án, tiểu dự án theo đúng dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trách nhiệm của cơ quan Tài chính
- Sở Tài chính thẩm định dự toán kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với dự án, tiểu dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm cả trường hợp dự án, tiểu dự án được ứng từ Quỹ phát triển đất hoặc tạm ứng vốn từ Kho Bạc nhà nước để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt. Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện thẩm định dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với dự án, tiểu dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
- Kiểm tra, hướng dẫn Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường lập dự toán, báo cáo quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo từng dự án, tiểu dự án đúng quy định;
- Tổ chức thẩm tra báo cáo quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các dự án, tiểu dự án theo thẩm quyền.
3. Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước
- Kiểm soát, thanh toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định hiện hành của Nhà nước;
- Đối chiếu và xác nhận kinh phí đã thanh toán, kinh phí còn dư theo dự toán của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chỉ đạo, tổ chức, điều hành các cơ quan chuyên môn trực thuộc phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường lập và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; đồng thời có trách nhiệm phối hợp thực hiện các nội dung khác có liên quan trong công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ; giải quyết những vướng mắc, khiếu nại; cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất phục vụ cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Đối với những dự án, tiểu dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tiếp tục thực hiện theo quy định tại Quyết định số 40/2010/QĐ-UBND ngày 11/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định định mức việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương; trường hợp có phát sinh chi phí việc cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất từ sau ngày 01/7/2015 thì thực hiện theo quy định tại Quyết định này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc, phát sinh, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài chính tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 40/2010/QĐ-UBND Quy định định mức lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 2Quyết định 28/2013/QĐ-UBND quy định việc lập dự toán, sử dụng, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3Quyết định 4621/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt, phân bổ và quản lý sử dụng kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4Quyết định 45/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 05/2011/QĐ-UBND về lập dự toán, chi sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 5Quyết định 28/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau kèm theo Quyết định 36/2015/QĐ-UBND
- 6Quyết định 5265/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt phân bổ và quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 7Quyết định 23/2023/QĐ-UBND bãi bỏ các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
- 8Quyết định 12/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2023
- 9Quyết định 513/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 40/2010/QĐ-UBND Quy định định mức lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 2Quyết định 01/2017/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 2 Điều 4 Quy định về lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương kèm theo Quyết định 53/2015/QĐ-UBND
- 3Quyết định 23/2023/QĐ-UBND bãi bỏ các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
- 4Quyết định 12/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2023
- 5Quyết định 513/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008
- 4Quyết định 28/2013/QĐ-UBND quy định việc lập dự toán, sử dụng, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 5Quyết định 4621/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt, phân bổ và quản lý sử dụng kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6Quyết định 45/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 05/2011/QĐ-UBND về lập dự toán, chi sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 7Luật đất đai 2013
- 8Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 9Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
- 10Thông tư 74/2015/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ Tài chính ban hành
- 11Quyết định 28/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau kèm theo Quyết định 36/2015/QĐ-UBND
- 12Quyết định 5265/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt phân bổ và quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quyết định 53/2015/QĐ-UBND Quy định về lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Số hiệu: 53/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/12/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Trần Văn Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra