Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/2006/QĐ-UBND | Đồng Hới, ngày 18 tháng 12 năm 2006 |
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 50/CT-TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 461/TT-SKHCN, ngày 20 tháng 10 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Kế hoạch số 15-KH/TU ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 15-KH/TU NGÀY 26 THÁNG 7 NĂM 2006 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2006/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. Mục tiêu chung
- Phấn đấu đến năm 2020, công nghệ sinh học (CNSH) ở Quảng Bình phát triển ngang mức trung bình của cả nước, thực hiện "Đi tắt, đón đầu" ở một số sản phẩm, lĩnh vực. Từng bước phát triển kinh tế tri thức.
- Nghiên cứu, tiếp nhận và ứng dụng có chọn lọc các thành tựu CNSH trong và ngoài nước phục vụ có hiệu quả sự phát triển bền vững nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo vệ sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường nhằm phát huy có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao, bền vững.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nghiên cứu, ứng dụng CNSH đạt trình độ tiên tiến có khả năng nghiên cứu, tiếp nhận và ứng dụng CNSH phục vụ sản xuất và đời sống.
II. Mục tiêu cụ thể
1. Giai đoạn từ 2006 đến năm 2010
Tiếp cận và làm chủ được một số lĩnh vực CNSH để ứng dụng trong điều kiện cụ thể của tỉnh, xây dựng tiềm lực CNSH bao gồm việc đào tạo, tuyển dụng đội ngũ cán bộ chuyên ngành về CNSH và đầu tư xây dựng, hoàn thiện các phòng thí nghiệm ứng dụng CNSH.
Ứng dụng rộng rãi CNSH trên các lĩnh vực đã có thành tựu nghiên cứu như sử dụng ưu thế giống lai, công nghệ chiết ghép, giâm hom, nuôi cấy mô tế bào để tạo ra giống cây trồng, cây lâm nghiệp, nấm ăn; các vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; nuôi trồng và chế biến thủy sản; phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, bộ KIT chẩn đoán bệnh, vacxin cho vật nuôi, chế phẩm vi sinh xử lý chất thải… phục vụ nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra sản phẩm hàng hóa; bảo tồn và nhân giống các nguồn gen quý hiếm ở địa phương; bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường... Ứng dụng có hiệu quả một số loại vacxin phòng chống bệnh xã hội; công nghệ y sinh học phục vụ cho chẩn đoán, điều trị bệnh. Đẩy mạnh việc ứng dụng CNSH trong bảo vệ môi trường, bảo quản và chế biến nông lâm thủy sản.
2. Giai đoạn từ 2010 đến 2020
Phát triển mạnh CNSH, đi vào chuyên sâu một số lĩnh vực. Ứng dụng rộng rãi các thành tựu của CNSH vào địa phương tiến tới nghiên cứu và sản xuất được một số chế phẩm, sản phẩm sinh học quan trọng.
Tiếp tục đào tạo nâng cao và đào tạo bổ sung lực lượng cán bộ chuyên ngành CNSH; đào tạo tiến sỹ và thạc sỹ theo chương trình của các bộ, ngành Trung ương về CNSH. Nâng cấp và hiện đại hóa các phòng thí nghiệm, các cơ sở nghiên cứu về CNSH.
Đẩy mạnh việc lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao từ các nguồn gen quý hiếm của địa phương; ứng dụng đưa vào sản xuất đại trà một số loại giống biến đổi gen; ứng dụng các thành tựu CNSH để phát triển ngành công nghiệp sinh học nhằm sản xuất đại trà các giống cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa và chế biến phục vụ xuất khẩu, nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị các bệnh hiểm nghèo, bảo vệ và khắc phục có hiệu quả ô nhiễm, suy thoái môi trường.
I. Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển CNSH nhằm ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả CNSH vào sản xuất và đời sống
Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển CNSH tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, trong đó tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm sau:
1. Phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn:
Nghiên cứu, ứng dụng một số giống cây trồng mới bằng CNSH có các đặc tính nông, sinh học ưu việt như độ thuần, năng suất cao; chất lượng tốt; tính kháng sâu bệnh cao; thích nghi với điều kiện địa phương. Trong đó chú trọng các cây lương thực thực phẩm gồm lúa, ngô và một số loại rau cao cấp; các cây lâm nghiệp như keo, bạch đàn ngắn ngày, keo và bạch đàn đa bội thể có tốc độ sinh trưởng nhanh, chất lượng gỗ tốt và hàm lượng lignin thấp.
Nhân giống để bảo tồn gen một số cây quý hiếm như lan hài, gỗ huê, các loài gỗ quý, một số giống lúa, ngô, cây ăn quả có chất lượng cao.
Nghiên cứu ứng dụng sản phẩm KIT trong chẩn đoán một số bệnh của cây trồng, vật nuôi; ứng dụng các chế phẩm sinh vật và vi sinh vật trong công tác bảo vệ thực vật đối với một số đối tượng dịch hại chủ yếu và nguy hiểm trên cây nông, lâm nghiệp; sản xuất và ứng dụng rộng rãi các loại phân vi sinh trong việc chăm sóc cây trồng.
Khai thác, ứng dụng các chế phẩm có hệ sinh vật đất trong việc phục hồi, cải tạo, nâng cao độ phì và kết cấu đất trồng.
Ứng dụng rộng rãi các công nghệ tinh, phôi đông lạnh trong việc lai tạo, phát triển các động vật nuôi có tầm vóc lớn, tăng trọng nhanh, phẩm chất tốt, có tính thích nghi cao điều kiện địa phương, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm.
Ứng dụng các chế phẩm vacxin và thức ăn chức năng trong việc phòng chống dịch bệnh và chăm sóc gia súc, gia cầm.
Nghiên cứu ứng dụng CNSH trong sản xuất thức ăn cho chăn nuôi gia súc.
2. Phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ phát triển ngành thủy sản: Nghiên cứu, ứng dụng phát triển các công nghệ sinh sản nhân tạo, lai tạo giống và tác nhân sinh học trong việc sản xuất, cung ứng giống có năng suất cao, sạch bệnh, thích nghi điều kiện địa phương; ứng dụng CNSH trong việc kích thích sinh trưởng, phát triển vật nuôi; quản lý và phòng trừ dịch bệnh thủy sản.
3. Phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ ngành y tế và bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Sản xuất, ứng dụng các loại vacxin phòng chống các bệnh xã hội, các sản phẩm sinh học phục vụ chẩn đoán, điều trị bệnh.
Nghiên cứu sản xuất, ứng dụng các loại kháng sinh, chế phẩm y sinh có nguồn gốc thảo dược trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.
Ứng dụng các loại vacxin phòng các bệnh chính cho người, trong đó có các vacxin thế hệ mới.
Ứng dụng các thuốc điều trị có nguồn gốc protein tái tổ hợp, liệu pháp công nghệ gen, công nghệ tế bào, các thuốc kháng sinh có nguồn gốc vi sinh vật tái tổ hợp.
Ứng dụng công nghệ KIT trong công tác chẩn đoán bệnh.
Ứng dụng các chế phẩm y sinh học như axitamin, vitamin để sản xuất thức ăn chức năng cho người.
4. Phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Tập trung nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp CNSH làm sạch môi trường ở các nhà máy, cơ sở sản xuất, các trang trại sản xuất nông lâm ngư nghiệp, các làng nghề và khu dân cư tập trung, bãi chôn lấp và xử lý rác thải; khắc phục suy thoái và ô nhiễm môi trường.
5. Phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ ngành công nghiệp bảo quản, chế biến nông, lâm thủy hải sản; công nghiệp sản xuất nguyên liệu và sản phẩm rượu bia, đồ uống và thực phẩm.
6. Ứng dụng CNSH phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
7. Hình thành và phát triển thị trường CNSH trong thị trường khoa học công nghệ.
8. Tăng cường hợp tác quốc tế, hội nhập trong lĩnh vực CNSH, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các ngành, các cấp và toàn dân về tầm quan trọng của CNSH.
II. Phát triển tiềm lực khoa học công nghệ cho CNSH
1. Gấp rút đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực cho CNSH đảm bảo đến năm 2010 có từ 80 - 100 cán bộ CNSH, trong đó có 20 - 25 thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành CNSH hoặc tương đương; đến năm 2020 có từ 190 - 200 cán bộ CNSH trong đó có 30 - 40 thạc sỹ, tiến sỹ đáp ứng nhu cầu cán bộ cho nghiên cứu khoa học, giảng dạy và quản lý sản xuất, chuyển giao công nghệ, kinh doanh và dịch vụ về CNSH; đào tạo phổ cập lực lượng ứng dụng CNSH ở các cơ sở sản xuất.
Cán bộ KHCN về CNSH chủ yếu được đào tạo trong nước theo phương thức đào tạo từ đầu; đào tạo chuyên sâu và đào tạo lại số cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực sinh học; đào tạo bổ túc số cán bộ có chuyên môn về chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy sản, lâm sinh, cử nhân sinh học, kỹ thuật viên y tế; tuyển dụng cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực CNSH. Tranh thủ mọi cơ hội để gửi đi đào tạo ở nước ngoài các cán bộ đầu đàn, chuyên gia giỏi.
2. Ưu tiên đầu tư nâng cấp hiện đại hóa trang thiết bị các phòng thí nghiệm hóa sinh, phòng thí nghiệm, quan trắc quản lý môi trường và dịch bệnh thủy sản, phòng nuôi cấy mô hiện có. Đầu tư và mở rộng mạng lưới các phòng thí nghiệm thông thường ứng dụng CNSH trong một số lĩnh vực trọng điểm như nông nghiệp, thủy sản, bảo vệ môi trường. Xây dựng trung tâm nghiên cứu, ứng dụng CNSH của tỉnh đạt trình độ tiên tiến so với khu vực Bắc miền Trung. Hỗ trợ, xúc tiến hình thành 1 - 2 doanh nghiệp công nghiệp sinh học sản xuất các sản phẩm chủ lực và giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Hỗ trợ đầu tư các cơ sở CNSH của các tổ chức sản xuất.
3. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các trung tâm CNSH quốc gia và các tỉnh bạn, tham gia các hiệp hội, diễn đàn về CNSH nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ; phối hợp trong công tác nghiên cứu, thử nghiệm và khảo nghiệm, tận dụng năng lực của thiết bị công nghệ.
4. Xây dựng các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của tỉnh để tiến hành nghiên cứu khoa học, tổng kết sáng tạo, chuyển giao và ứng dụng CNSH vào sản xuất và đời sống.
III. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy và phát triển CNSH
- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, chính sách xã hội hóa nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó chú trọng đến các chính sách thu hút, tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư; chính sách ưu đãi nhằm thu hút, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học có kinh nghiệm và năng lực về làm việc tại tỉnh; chính sách khuyến khích và hỗ trợ hoạt động chuyển giao và áp dụng công nghệ, tiến bộ mới vào sản xuất nhằm gắn kết chặt chẽ CNSH với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tự xây dựng cơ sở nghiên cứu và ứng dụng CNSH; chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy việc phát triển các doanh nghiệp CNSH vừa và nhỏ.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật, thể chế trong công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực CNSH, tạo hành lang pháp lý để thúc đẩy phát triển CNSH trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Phân công nhiệm vụ cụ thể
1. Sở Khoa học và Công nghệ
- Là cơ quan đầu mối có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Chương trình hành động này; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển và ứng dụng CNSH của các ngành và các địa phương; định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin và các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về CNSH phục vụ sản xuất và đời sống, đặc biệt là các kết quả trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, thủy sản, công nghiệp chế biến, y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Chủ trì xây dựng "Kế hoạch tổng thể phát triển CNSH tỉnh Quảng Bình đến năm 2020".
- Chủ trì cùng các ngành: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Nội vụ và các ngành liên quan khác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy và phát triển CNSH.
- Tổ chức các hội thảo khoa học, các hội thi sáng tạo KHCN, tổng kết nhân rộng mô hình ứng dụng CNSH vào sản xuất và đời sống.
- Chỉ đạo xây dựng và chủ trì tổng hợp kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng và phát triển tiềm lực CNSH của các sở, ngành và địa phương.
2. Sở Tài chính
Tham mưu bố trí vốn ngân sách Nhà nước trong kế hoạch hàng năm và dài hạn để thực hiện các nội dung của Chương trình.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu việc lồng ghép, phối hợp các chương trình kinh tế - xã hội với việc phát triển CNSH nhằm giải quyết các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chủ trì xây dựng "Kế hoạch phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020".
5. Sở Thủy sản
Chủ trì xây dựng "Kế hoạch phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020".
6. Sở Y tế
Chủ trì xây dựng "Kế hoạch phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực y tế đến năm 2020".
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì xây dựng "Kế hoạch phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2020".
8. Sở Nội vụ
Tham mưu công tác đào tạo, quy hoạch, sử dụng cán bộ sinh học, đặc biệt là cán bộ sinh học có chuyên môn sâu, có học vị thạc sỹ, tiến sỹ để bố trí trong các ngành, các lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng CNSH.
9. Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình và các cơ quan thông tin đại chúng
Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học; các điển hình về ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về CNSH trong các lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng phục vụ sản xuất và đời sống.
10. Các sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Căn cứ vào Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh, xây dựng và ưu tiên lồng ghép kế hoạch phát triển và ứng dụng CNSH vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và dài hạn của sở, ngành, địa phương mình, đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện cho Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN, NỘI DUNG CÔNG VIỆC TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 15-KH/TU NGÀY 26 THÁNG 7 NĂM 2006 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 53/2006/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
Số TT | Nội dung công việc | - Cơ quan chủ trì - Cơ quan phối hợp | Hình thức văn bản và cấp phê duyệt | Thời hạn hoàn thành |
I. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển công nghệ sinh học: | ||||
1 | Kế hoạch tổng thể phát triển CNSH tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 | - Chủ trì: Sở KH và CN Phối hợp các sở: NN & PTNT, CN, YT, TS, GD & ĐT, NV, KH & ĐT, TC | Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh | 1/2007 |
2 | Kế hoạch phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 | - Chủ trì: Sở NN & PTNT Phối hợp các sở: KH & CN, CN, YT, TS, GD & ĐT, NV, KH & ĐT, TC | Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh | 2/2007 |
3 | Kế hoạch phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020 | - Chủ trì: Sở Thủy sản Phối hợp các sở: KH & CN, CN, YT, GD & ĐT, NV, KH & ĐT, TC | Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh | 2/2007 |
4 | Kế hoạch phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực y tế đến năm 2020 | - Chủ trì: Sở Y tế Phối hợp các sở: KH & CN, CN, TS, GD & ĐT, NV, KH & ĐT, TC | Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh | 2/2007 |
5 | Kế hoạch phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2020 | - Chủ trì: Sở TN & MT Phối hợp các sở: KH & CN, CN, YT, TS, GD & ĐT, NV, KH & ĐT, TC | Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh | 2/2007 |
II. Nâng cao trình độ và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ cho công nghệ sinh học | ||||
6 | Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học và công nghiệp sinh học tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 | - Chủ trì: Sở Nội vụ Phối hợp các sở: GD & ĐT, NN & PTNT, CN, YT, TS, NV, KH & ĐT, TC | Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh | 2/2007 |
III. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học | ||||
7 | Các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách thúc đẩy và phát triển CNSH | - Chủ trì: Sở KH & CN Phối hợp các sở: NV, TC, TP và NN & PTNT, CN, YT, TS, GD & ĐT, KH & ĐT | Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh | 3/2007 |
- 1Quyết định 658/QĐ-UBND năm 2008 Phê duyệt Đề án Đẩy mạnh phát triển và Ứng dụng Công nghệ sinh học (CNSH) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành
- 2Quyết định 94/2008/QĐ-BNN về quy chế quản lý "chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020" và "đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 3007/QĐ-UBND năm 2013 Ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết 10-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển sản xuất đời sống đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- 4Quyết định 69/2007/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- 5Nghị quyết 79/2006/NQ-HĐND về kế hoạch đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai đoạn 2006-2010 và hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 6Quyết định 3897/QĐ-UBND năm 2005 về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 7Quyết định 133/2006/QĐ-UBND về Chương trình hành động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương về phát triển công nghệ sinh học giai đoạn 2006-2010
- 8Kế hoạch 550/KH-UBND năm 2017 thực hiện Kết luận 06-KL/TW tiếp tục thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW về "Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do tỉnh An Giang ban hành
- 9Quyết định 1091/QĐ-UBND năm 2017 về Chương trình Phát triển công nghệ sinh học tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 10Quyết định 412/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2019–2023
- 1Quyết định 188/2005/QĐ-TTg về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 658/QĐ-UBND năm 2008 Phê duyệt Đề án Đẩy mạnh phát triển và Ứng dụng Công nghệ sinh học (CNSH) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành
- 4Quyết định 94/2008/QĐ-BNN về quy chế quản lý "chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020" và "đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 3007/QĐ-UBND năm 2013 Ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết 10-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển sản xuất đời sống đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- 6Quyết định 69/2007/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- 7Nghị quyết 79/2006/NQ-HĐND về kế hoạch đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai đoạn 2006-2010 và hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 8Quyết định 3897/QĐ-UBND năm 2005 về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 9Quyết định 133/2006/QĐ-UBND về Chương trình hành động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương về phát triển công nghệ sinh học giai đoạn 2006-2010
- 10Kế hoạch 550/KH-UBND năm 2017 thực hiện Kết luận 06-KL/TW tiếp tục thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW về "Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do tỉnh An Giang ban hành
- 11Quyết định 1091/QĐ-UBND năm 2017 về Chương trình Phát triển công nghệ sinh học tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Quyết định 53/2006/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Kế hoạch 15-KH/TU về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Quảng Bình đến năm 2020
- Số hiệu: 53/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/12/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Nguyễn Văn Giàu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra