Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 529/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH, KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011 - 2015 của Tổng công ty Giấy Việt Nam với những nội dung chính như sau:

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Phát triển Tổng công ty Giấy Việt Nam thành đơn vị kinh tế vững mạnh, là hạt nhân của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam; thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

Đảm bảo cho Tổng công ty Giấy Việt Nam phát triển bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Đảm bảo việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên chức Tổng công ty và hàng chục vạn lao động địa phương tham gia trồng rừng nguyên liệu giấy, đặc biệt góp phần tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa.

II. MỤC TIÊU

1. Các chỉ tiêu chủ yếu:

- Giá trị SXCN đạt 10.464 tỷ đồng, tăng bình quân 12,5%/năm;

- Doanh thu đạt 25.296 tỷ đồng, tăng bình quân 15,6%/năm;

- Lợi nhuận đạt 474 tỷ đồng, tăng bình quân 10%/năm;

- Sản phẩm giấy các loại đạt 885.000 tấn, tăng bình quân 29%/năm;

- Sản phẩm bột giấy thương phẩm đạt 225.000 tấn;

- Sản phẩm khai thác gỗ nguyên liệu giấy đạt 1.391.000 tấn, tăng bình quân 17%/năm;

- Trồng rừng nguyên liệu giấy đạt 27.544 ha, tăng trưởng bình quân 26%/năm.

Số liệu chi tiết tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này.

2. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản:

Tổng cộng vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 6.492 tỷ đồng.

Danh mục các dự án đầu tư và kế hoạch nguồn vốn đầu tư tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Giải pháp về thị trường:

Tổ chức và mở rộng mạng lưới bán lẻ trong nước; đổi mới quy chế, thể thức bán hàng, giá bán phù hợp thị trường trong từng thời kỳ, xây dựng chính sách ưu tiên với các nhà tiêu thụ lớn, truyền thống, quan tâm đến việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, xây dựng hình ảnh của ngành Giấy Việt Nam “chất lượng - thân thiện môi trường”.

Phân tích và nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ có hiệu quả, tạo điều kiện cho việc định hướng đầu tư trong những năm tiếp theo.

2. Giải pháp về đầu tư:

Tập trung nguồn lực hoàn thành và đưa các dự án đầu tư nhóm A vào sản xuất đúng tiến độ và thực hiện các Dự án nhóm B, C khác.

Phối hợp với các địa phương quy hoạch và đầu tư phát triển vùng nguyên liệu giấy. Tổ chức triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư vùng nguyên liệu giấy.

Xây dựng các dự án đầu tư sản xuất giấy bao bì cao cấp, giấy bao bì thay thế túi Nilon để kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Xây dựng các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành Giấy có đủ điều kiện hạ tầng cung cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, đảm bảo các yêu cầu về môi trường và lao động có khả năng đào tạo.

3. Giải pháp về khoa học công nghệ:

Đầu tư nâng cấp thiết bị, nâng cao chất lượng các mặt hàng đang giữ thị phần cao như giấy in, giấy viết… Đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã, thiết bị đồ dùng học sinh, văn phòng phẩm để phù hợp nhu cầu thị hiếu của khách hàng.

Ưu tiên sử dụng “Công nghệ sạch” trong sản xuất giấy và bột giấy, giải quyết tốt các tồn tại về ô nhiễm, giảm thiểu chất thải ra môi trường. Hoàn thiện quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.

Áp dụng công nghệ xử lý hỗn hợp hiếm khí, yếm khí, bùn hoạt tính, công nghệ sinh học… trong xử lý nước thải.

Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu đa dạng, nghiên cứu các giống cây, loài cây cung cấp xơ sợi cho sản xuất bột giấy đạt hiệu quả, có năng suất cao và ổn định.

Hoàn thiện quy chế tổ chức hoạt động Viện công nghệ giấy và xenlulo theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

4. Về đào tạo nguồn nhân lực:

Thực hiện tiêu chuẩn hóa các vị trí chức danh công tác, thực hiện chương trình đào tạo nâng cao và đào tạo bổ sung cho cán bộ hiện có và cán bộ cho các dự án mới.

Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và đào tạo đội ngũ công nhân vận hành sản xuất cho Nhà máy bột giấy Phương Nam và cho các dây chuyền sản xuất giấy bao bì công nghiệp và giấy Tissue.

Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành Giấy, xây dựng Trường cao đẳng nghề công nghệ giấy và cơ điện để tạo cơ sở vật chất cho việc triển khai các lớp đào tạo.

Duy trì thường xuyên các lớp đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp, công nhân thông qua hệ thống các trường chuyên nghiệp của ngành Giấy nhằm cung cấp đủ nguồn nhân lực cho ngành.

5. Giải pháp về đổi mới doanh nghiệp:

Cổ phần hóa các đơn vị thành viên, tiến tới cổ phần hóa Tổng công ty.

Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp lại các doanh nghiệp theo mô hình Công ty cổ phần. Xây dựng và hoàn thiện quy chế hoạt động của các Công ty khi chuyển sang cổ phần hóa.

6. Giải pháp về tài chính:

Nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của Tổng công ty trong giai đoạn từ 2010 - 2015 cần khoản 6.500 tỷ VNĐ. Để giải quyết vốn cho đầu tư phát triển sản xuất bột giấy và các loại giấy có chất lượng cao, có các tính năng mới phù hợp với xu hướng của thị trường, Tổng công ty Giấy Việt Nam huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác kinh doanh, công ty liên doanh, công ty liên kết, cổ phần hóa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trái phiếu quốc tế), vay thương mại với điều kiện có hoặc không có sự bảo lãnh của Chính phủ.

Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các viện nghiên cứu, các trường đào tạo thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam để tăng cường cơ sở vật chất và thực hiện các hoạt động nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Giấy theo nguyên tắc phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Nhà nước cho Tổng công ty Giấy Việt Nam được vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường để thực hiện các dự án xử lý môi trường.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương

a) Chịu trách nhiệm chính trong việc thường xuyên giám sát, đánh giá toàn diện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam, bảo đảm doanh nghiệp thực hiện hoàn thành kế hoạch đã được phê duyệt.

b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính kịp thời xử lý những phát sinh cần giải quyết trong quá trình thực hiện kế hoạch; báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.

2. Các Bộ, ngành liên quan theo thẩm quyền chức năng được giao chỉ đạo và phối hợp với Tổng công ty Giấy Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện hỗ trợ để Tổng công ty Giấy Việt Nam cụ thể hóa kế hoạch đề ra.

4. Hội đồng thành viên Tổng công ty Giấy Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, bảo đảm hoàn thành kế hoạch đã được phê duyệt. Thực hiện chế độ báo cáo việc thực hiện kế hoạch và những vấn đề vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Tổng công ty Giấy VN;
- Hiệp hội Giấy và Bột giấy VN;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

PHỤ LỤC I

CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 529/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tăng trưởng BQ (%)

1. Giá trị SXCN

tỷ đồng

1.607,7

1.727,2

2.230,8

2.359,8

 

12,5

Trong đó: - Cty mẹ

 

1.388,0

1.485,6

1.965,0

2.068,0

2.218,0

 

                - Cty con

 

219,7

241,6

265,8

291,8

321,0

 

2. Doanh thu

tỷ đồng

3.581,8

4.087,0

5.295,1

6.006,0

6.326,0

15,6

Trong đó: - Cty mẹ

 

3.206,8

3.682,9

4.850,5

5.517,0

5.788,1

 

                - Cty con

 

378

404,1

444,6

489,0

537,9

 

3. Lợi nhuận

tỷ đồng

113,7

65,8

70,65

111,2

113,2

10

Trong đó: - Cty mẹ

 

95,7

47,8

52,65

93,2

95,2

 

                - Cty con

 

18

18

18

18

18

 

4. Sản phẩm giấy:

tấn

111.111

116.000

130.000

250.000

275.000

29

Mặt hàng:

 

 

 

 

 

 

 

- Giấy in, viết

 

100.111

105.000

120.000

120.000

125.000

 

- Giấy vệ sinh

- Giấy bao bì công nghiệp

 

11.000

11.000

10.000

30.000

100.000

30.000

120.000

 

5. Sản phẩm bột giấy thương phẩm:

tấn

 

15.000

70.000

70.000

70.000

 

6. Sản phẩm khai thác gỗ nguyên liệu giấy:

tấn

158.000

173.000

300.000

380.000

380.000

17

7. Trồng rừng nguyên liệu giấy:

ha

2.694

2.850

6.000

7.000

9.000

26

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 529/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)

Đơn vị: Tỷ đồng

Tên dự án

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

5 năm
2011 - 2015

Dự án mở rộng Bãi Bằng giai đoạn II

75

 

 

 

 

75

Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam

433

700

 

 

 

1.133

Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất giấy bao bì công nghiệp chất lượng cao tại Bãi Bằng

 

1.100

2.000

 

 

3.100

Dự án nhà máy giấy Tissue 40.000 tấn/năm

 

200

400

 

 

600

Dự án vùng nguyên liệu giấy tại vùng Trung tâm

 

200

200

200

200

800

Dự án vùng nguyên liệu giấy tại Long An

 

100

100

100

100

400

Dự án xây dựng Trung tâm Thương mại và Văn phòng cho thuê của Tổng công ty tại 25 Lý Thường Kiệt - Hà Nội:

52

148

 

 

 

200

Dự án cải tạo dây chuyền sản xuất giấy in, viết Bãi Bằng

 

84

 

 

 

84

Các Dự án B, C khác:

26

20

20

20

14

100

Tổng cộng:

586

2.552

2.720

320

314

6.492

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 529/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011 - 2015 của Tổng công ty Giấy Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 529/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/05/2012
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Hoàng Trung Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 369 đến số 370
  • Ngày hiệu lực: 04/05/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản