Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 5219/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT PHỤC VỤ ĐẶT HÀNG DUY TU, SỬA CHỮA MỘT SỐ HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 48/2009/TTLT-BTC-BNN ngày 12/3/2009 giữa Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp duy tu, bảo dưỡng đê điều;

Căn cứ Quyết định số 1228/QĐ-BNN ngày 02/6/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Định mức dự toán công tác duy tu, bảo dưỡng đê điều;

Căn cứ văn bản số 1776/BXD-VP và văn bản số 1778/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Định mức dự toán xây dựng - Phần xây dựng;

Căn cứ Định mức dự toán duy trì cây xanh đô thị kèm theo công văn số 2273/BXD-VP ngày 10/11/2008 của Bộ Xây dựng;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại tờ trình số 196/TTr-SNN ngày 19/9/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ đặt hàng duy tu, sửa chữa một số hạng mục công trình đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội”, gồm:

1. Phát quang mái và chân đê.

2. Duy trì, chăm sóc và bảo vệ tre chắn sóng.

3. Nạo vét rãnh thoát nước đỉnh kè.

4. Bảo trì cỏ kỹ thuật trên đê.

5. Sửa chữa, vá lấp ổ gà và các hư hỏng mặt đê.

Điều 2. UBND Thành phố giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn áp dụng và quản lý thực hiện; tổ chức theo dõi, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, kịp thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND Thành phố (để báo cáo);
- Các Phó chủ tịch UBND Thành phố;
- VPUB: Các PCVP, các phòng CV, Trung tâm Tin học Công báo TP;
- Lưu: VT, NNNTGiang(2b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Xuân Việt

 

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

PHỤC VỤ ĐẶT HÀNG DUY TU SỬA CHỮA MỘT SỐ HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH ĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 5219/QĐ-UBND ngày 09/10/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

THUYẾT MINH ĐỊNH MỨC

I. Nội dung định mức:

1. Mức hao phí vật liệu:

Là mức hao phí vật liệu trực tiếp cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng công tác xây lắp (không kể vật liệu phụ cần dùng cho máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu chi trong khoản chi phí chung), bao gồm cả hao hụt vật liệu trong khâu thi công theo quy định hiện hành.

2. Mức hao phí lao động:

Là số ngày công lao động trực tiếp tương ứng với cấp bậc công việc quy định để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp, trong mức đã bao gồm công của lao động chính thực hiện công tác xây lắp và công của lao động phục vụ xây lắp (vận chuyển bốc dỡ vật liệu, bán thành phẩm...trong phạm vi mặt bằng xây Iắp).

Mức lao động đã tính đến cho việc vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m - 50m ở kiện bình thường.

3. Mức hao phí máy thi công:

Là số ca sử dụng máy thi công trực tiếp công việc xây lắp, mức hao phí máy thi công khác tính bằng tỷ lệ % trên chi phí sử dụng máy chính.

II. Phạm vi áp dụng định mức:

Định mức làm cơ sở phục vụ việc đặt hàng duy tu, sửa chữa một số hạng mục công trình đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Định mức áp dụng đối với 404,067 km đê từ cấp III đến cấp Đặc biệt (hữu Đà, tả-hữu Hồng, Vân Cốc, tả-hữu Đuống, hữu Cầu, tả-hữu Cà Lồ, tả-hữu Đáy, La Thạch, Ngọc Tảo, Quang Lãng, Liên Trung, Tiên Tân).

III. Thuyết minh xây dựng định mức:

Định mức kinh tế kỹ thuật phục vụ việc đặt hàng duy tu, sửa chữa một số hạng mục công trình đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội, được biên tập từ Định mức kinh tế kỹ thuật đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành (Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND Thành phố) còn hiệu lực và đang được áp dụng; đồng thời tổng hợp tình hình thực tế triển khai công tác duy tu, sửa chữa công trình đê điều từ năm 1997 đến nay (thời điểm Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Thông tư liên tịch số 61/TT-LB ngày 05/9/1997 hướng dẫn về công tác duy tu, bảo dưỡng công trình đê điều) để hoàn chỉnh tập định mức.

Mã hiệu Định mức được vận dụng để xây dựng Định mức phục vụ việc đặt hàng duy tu, sửa chữa một số hạng mục công trình đê điều, cụ thể:

PQ1.1 mã 10.92.00 - Quyết định số 1228/QĐ-BNN ngày 02/6/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

CST2.1: CST2.1.1 mã 20.10.00; và CST 2.1.2 mã 20.20.00 - Quyết định số 37/2007/QĐ-UBND ngày 28/3/2007 của UBND Thành phố.

NVR3.1 mã XR.65.00 - Văn bản số 1778/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng.

BTC4.1: BTC4.1.1 mã CX.11111, BTC4.1.2 mã CX.12111, BTC4.1.3 mã CX.12140 - Văn bản số 2273/BXD-VP ngày 10/11/2008 của Bộ Xây dựng.

SC5.1 mã 14.10.00 - Quyết định số 1228/QĐ-BNN ngày 02/6/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

SC5.2 mã XR.54.10 - Văn bản số 1778/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng.

SC5.3 mã 15.10.00 - Quyết định số 1228/QĐ-BNN ngày 02/6/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

SC5.4: SC5.4.1 mã XA.11.11, SC5.4.3 mã XP. 92.81, SC5.4.4 mã XR.61.32, SC5.4.5 mã XR.31.21, SC5.4.6 mã XR.26.25 - Văn bản số 1778/BXD-VP ngày 16/8/2007; SC5.4.2 mã AB.3111 - Văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007.

SC5.5: SC5.5.1 mã XA.25.22, SC5.5.3 mã XP.92.81, SC5.5.4 mã XR.61.32, SC5.5.5 mã XC.42.10 - Văn bản số 1778/BXD-VP ngày 16/8/2007; SC5.5.2AB.11713 - Văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007.

IV. Kết cấu định mức:

Chương I- Định mức phát quang mái và chân đê (PQ1.1).

Chương II- Định mức duy trì, chăm sóc, bảo vệ tre chắn sóng (CST2.1).

Chương III- Định mức nạo vét rãnh thoát nước đỉnh kè (NVR3.1).

Chương IV- Định mức bảo trì cỏ kỹ thuật trên đê (BTC4.1).

Chương V- Định mức sửa chữa, vá lấp ổ gà, các hư hỏng mặt đê (SC5.1; SC5.2; SC5.3; SC5.4; SC5.5).

Chương I

ĐỊNH MỨC PHÁT QUANG MÁI VÀ CHÂN ĐÊ

1.1. Phát quang mái và chân đê:

a) Mục đích:

Công tác phát quang mái và chân đê được thực hiện trước và trong mùa mưa lũ, nhằm tạo thuận lợi cho công tác tuần tra canh gác đê, phát hiện các sự cố, hư hỏng công trình đê điều, để kịp thời ứng cứu hộ đê; đồng thời góp phần tạo cảnh quan môi trường.

b) Yêu cầu kỹ thuật:

- Phát, dọn cây, cỏ trên mái, chân đê; đảm bảo chiều cao cây thân mềm, cây cỏ còn lại (gốc còn lại) sau khi phát £ 10cm; không còn gốc cây thân gỗ có đường kính ³ 5cm.

- Thực hiện 1 lần/năm (thời gian trong khoảng từ tháng 6-8 hàng năm).

c) Thành phần công việc:

- Chuẩn bị, vận chuyển dụng cụ đến nơi làm việc.

- Chặt, nhổ gốc cây cỏ dại mọc trên mái đê, chân đê.

- Đào bỏ gốc cây thân gỗ (có đường kính ³ 5cm).

- Gom cỏ, thân cây dại đến vị trí quy định (cự ly gom bình quân 50m).

- San lấp lại mái đê như cũ, trồng dặm cỏ mái đê (tại những vị trí đào bỏ gốc cây thân gỗ).

Đơn vị tính: 100m2/ lần

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

PQ 1.1

Phát quang mái và chân đê

Nhân công

- Bậc thợ 1,5 /7

công

1,978

Chương II

ĐỊNH MỨC DUY TRÌ, CHĂM SÓC BẢO VỆ TRE CHẮN SÓNG

2.1. Duy trì, chăm sóc, bảo vệ tre chắn sóng:

a) Mục đích:

Duy trì đảm bảo cho tre chắn sóng phát triển bình thường, nhằm phát huy hiệu quả chắn sóng bảo vệ an toàn công trình đê điều; đồng thời góp phần tạo cảnh quan môi trường khu vực ven đê.

b) Yêu cầu kỹ thuật, thành phần công việc:

- Bảo vệ tre và hàng rào bảo vệ không để bị chặt, phá hoại.

- Thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm sâu bệnh để kịp thời xử lý.

- Làm cỏ, phát bỏ cây dại, vun đất xung quanh gốc tre, rộng 2m2/cụm.

- Làm cỏ vun đất 2 lần trong năm (vào tháng 3 và tháng 9 hàng năm).

Đơn vị tính: 1 km tre /1 năm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

CST 2.1

Duy trì, chăm sóc, bảo vệ tre chắn sóng

 

 

 

CST 2.1.1.

Duy trì, bảo vệ tre chắn sóng

Nhân công bậc 1,5/7

công

792

CST 2.1.2

Làm cỏ vun đất, chăm sóc tre chắn sóng

Nhân công bậc 1,5/7

công

22

Ghi chú: 1 km tre chắn sóng tiêu chuẩn gồm: 2 hàng, mỗi hàng cách nhau 5m, khoảng cách giữa các khóm trong hàng là 5m; 1 km có 400 khóm tre. Trường hợp tre không theo tiêu chuẩn trên, công tác Làm cỏ vun đất, chăm sóc tre chắn sóng (CST2.1.2) được triết tính theo định mức 0,055 công/ 1 khóm/ năm.

Chương III

ĐỊNH MỨC NẠO VÉT RÃNH THOÁT NƯỚC ĐỈNH KÈ

3.1. Nạo vét rãnh thoát nước đỉnh kè:

a) Mục đích:

Nạo vét rãnh thoát nước đỉnh kè nhằm đảm bảo tiêu thoát nước, duy trì hoạt động bình thường của công trình kè lát mái; hạn chế tình trạng xói ngầm, nước tràn qua mái kè gây ra các sự cố xói, sập mái kè.

b) Yêu cầu kỹ thuật:

Sau khi nạo vét bảo đảm trong rãnh thoát nước sạch sẽ đất cát, bùn rác... việc tiêu thoát nước đỉnh kè được thông thoáng.

c) Thành phần công việc:

Đào, xúc bùn, đất, rác trong rãnh thoát nước, đổ đúng nơi quy định hoặc đổ lên phương tiện vận chuyển trong phạm vi 100m.

Đơn vị tính: công/1m

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

NVR 3.1

Nạo vét rãnh thoát nước đỉnh kè

Nhân công bậc 3,5/7

công

0,035

Chương IV

ĐỊNH MỨC BẢO TRÌ CỎ KỸ THUẬT TRÊN ĐÊ

4.1. Bảo trì cỏ kỹ thuật trên đê:

a) Mục đích:

Duy trì thảm cỏ trên đê luôn xanh đều, bằng phẳng, phủ kín mái đê, nhằm bảo vệ, hạn chế xói lở mái đê do nước mưa gây ra; đồng thời tạo cảnh quan môi trường đô thị xanh, sạch, đẹp.

b) Yêu cầu kỹ thuật:

- Cỏ kỹ thuật trên đê là loại cỏ ba lá (cỏ lá tre) có rễ chùm, mọc thành cụm, bám chắc chắn vào mái đê.

- Bảo trì phải duy trì thảm cỏ kỹ thuật ở mái đê thượng, hạ lưu đã được đầu tư qua các năm, bảo đảm điều kiện cho cỏ phát triển kể cả trong mùa khô và không bị cây dại mọc lấn trong mùa mưa.

c) Thành phần công việc:

- Chuẩn bị, vận chuyển dụng cụ đến nơi làm việc.

- Dùng vòi phun cầm tay, tưới đều ướt đẫm thảm cỏ (nước tưới khai thác từ nguồn tại chỗ). Tưới nước trung bình 2 lần/1 tháng (24 lần 1 năm).

- Cắt tỉa thường xuyên, duy trì thảm cỏ luôn bằng phẳng và đảm bảo chiều cao cỏ từ 7-10cm. Phát thảm cỏ bằng máy cắt cỏ 1 tháng/1 lần (12 lần/1 năm).

- Nhổ cây dại, cỏ dại, đảm bảo thảm cỏ được duy trì lẫn không quá 20% cỏ dại. Làm cỏ tạp (nhổ cỏ dại, cây dại) 1 tháng/1 lần (12 lần/1 năm).

- Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc, gom cỏ rác đến nơi quy định.

Đơn vị tính: 100 m2/lần

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

BTC 4.1

Bảo trì cỏ kỹ thuật trên đê

 

 

 

BTC 4.1.1

Tưới nước thảm cỏ bằng máy bơm

Nhân công:

- Bậc thợ bình quân 3,5/7

Máy thi công:

- Máy bơm chạy xăng 3CV

 

công

 

ca

 

0,075

 

0,075

BTC 4.1.2

Phát thảm cỏ bằng máy

Nhân công:

- Bậc thợ bình quân 4/7

Máy thi công:

- Máy cắt cỏ công suất 3 CV

 

công

 

ca

 

0,160

 

0,067

BTC 4.1.3

Làm cỏ tạp

Nhân công:

- Bậc thợ bình quân 4/7

 

công

 

0,330

Chương V

ĐỊNH MỨC SỬA CHỮA VÁ LẤP Ổ GÀ, CÁC HƯ HỎNG MẶT ĐÊ

5.1. Lấp ổ gà, rãnh trũng lề đường mặt đê:

a) Mục tiêu:

Lấp các ổ gà, rãnh trũng lề đường mặt đê để tránh hiện tượng đọng nước làm hư hỏng mặt đê, gây xói lở mái đê, ảnh hưởng đến an toàn công trình đê điều và gây khó khăn, mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông qua lại.

b) Yêu cầu kỹ thuật:

- Vật liệu sử dụng bằng cấp phối đá dăm loại 2 (đất đá hỗn hợp - Subbase).

- Trước khi rải vật liệu san lấp phải đào cuốc san phẳng đáy cắt vuông cạnh ổ gà, rãnh trũng.

- Đầm lèn (bằng đầm cóc) không được phá vỡ kết cấu đê, không làm thay đổi cao trình mặt đê. Sau khi đầm, lèn phải đảm bảo mặt đê phẳng nhẵn không có vết nứt, lồi lõm, hoặc tạo gờ.

c) Thành phần công việc:

- Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, mặt bằng thi công.

- Khơi rãnh thoát nước, dọn vệ sinh.

- Đào, cuốc san phẳng đáy, cắt vuông cạnh.

- Rải đất đá hỗn hợp đã được đổ đống tại nơi thi công.

- San gạt, tưới nước đầm nện chặt.

- Rải lớp đá mạt trên mặt, hoàn thiện công trình đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Vận chuyển vật liệu trong phạm vi 100m.

- Thu dọn hiện trường sau thi công.

Đơn vị: 1m3

Mã hiệu

Công tác xây lắp

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

SC 5.1

Lấp ổ gà, rãnh trũng lề đường mặt đê

Vật liệu:

Đất đá hỗn hợp

Đá mạt

Nhân công: 4/7

Máy thi công

- Ô tô chở nước 5 m3

 

m3

m3

công

 

ca

 

1,45

0,20

3,42

 

0,007

5.2. Bạt lề đường mặt đê:

a) Mục đích:

Bạt lề đường mặt đê nhằm đảm bảo việc tiêu, thoát nước, không gây ứ đọng trên mặt đê, giao thông đi lại trên đê được thuận tiện.

b) Yêu cầu và thành phần công việc:

Bạt lề đường mặt đê bằng thủ công; thu gom trạt thải đổ đúng nơi quy định hoặc đổ lên phương tiện vận chuyển trong phạm vi 10m.

Đơn vị tính: công/10m2

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

SC 5.2

Bạt lề đường mặt đê

Nhân công bậc 3,5/7

công

0,24

5.3. San lấp rãnh xói mái đê:

a) Yêu cầu kỹ thuật:

Đắp, đầm lèn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo đúng thiết kế đê (kích thước mặt cắt, dung trọng...) không làm thay đổi cao độ dốc mái đê.

b) Thành phần công việc:

- Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, mặt bằng thi công.

- Vận chuyển vật liệu trong phạm vi 100 m.

- Dọn vệ sinh rãnh xói và xung quanh.

- Cuốc mở rộng, đánh cấp rãnh xói.

- Rải đất san gạt, tưới nước đầm nện chặt.

- Hoàn thiện công trình, sửa vỗ mái đê đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Trồng dặm cỏ mái đê.

- Thu dọn hiện trường sau khi thi công.

Đơn vị tính: 1m3

Mã hiệu

Công tác xây lắp

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

SC 5.3

San lấp rãnh xói mái đê

Vật liệu:

Đất cấp phối tự nhiên

Nhân công: 4/7

Máy thi công

Đầm cóc

Ô tô chở nước 5 m3

 

m3

công

 

ca

ca

 

1,45

2,50

 

0,033

0,007

5.4. Sửa chữa hư hỏng mặt đê kết cấu nhựa:

a) Mục đích:

Sửa chữa mặt đường đê có kết cấu nhựa đường bị hư hỏng cục bộ như ổ gà, lún sụt, bùng nhùng, kịp thời khắc phục hư hỏng, ngăn chặn phát triển mở rộng; nhằm đảm bảo an toàn cho công trình đê điều, thuận lợi cho công tác ứng cứu hộ đê và an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông.

b) Yêu cầu và thành phần công việc:

- Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, phương tiện, mặt bằng thi công.

- Đào ổ gà, lún sụt, bùng nhùng sâu theo kết cấu mặt đường; cuốc san phẳng đáy, cắt vuông cạnh.

- Vận chuyển phế thải trong phạm vi 10km (tạm tính).

- Làm móng đường bằng cấp phối đá dăm, thành từng lớp, san gạt, tưới nước, đầm chặt theo yêu cầu kỹ thuật, móng đường dày 30cm (2 lớp).

- Vệ sinh móng đường; tưới dính bám bằng nhũ tương nhựa (tiêu chuẩn 1,1kg/m2) đảm bảo yêu cầu kỹ thuật,

- Rải bê tông nhựa (hạt mịn, dày 7cm), đầm nén, hoàn thiện mặt đường đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Vận chuyển vật liệu trong phạm vi 100m.

- Thu dọn hiện trường sau thi công.

Đơn vị tính: 10m2

Mã hiệu

Công tác xây lắp

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

SC 5.4

Sửa chữa hư hỏng mặt đường đê kết cấu nhựa

 

 

 

SC 5.4.1

Đào bỏ mặt đường nhựa, chiều dày 7cm

Nhân công 3,7/7

công

1,000

SC 5.4.2

Đào móng đường chiều dày 30cm

Nhân công 3/7

công

3,210

SC 5.5.3

Vận chuyển phế thải cự ly 10km

Ô tô 7 tấn

ca

0,222

SC 5.4.4

Làm móng đường bằng cấp phối đá dăm dày 30cm

Vật liệu

 

 

Cấp phối đá dăm

m3

3,960

Nhân công 4/7

công

0,900

Máy thi công

 

 

Máy dầm cóc

ca

1,500

SC 5.4.5

Tưới nhựa, dính bám 1,1kg/m2

Vật liệu: nhũ tương

kg

11,990

Nhân công 4/7

công

0,190

SC.5.4.6

Vá mặt đường bằng bê tông nhựa nóng hạt mịn, dày 7cm

Vật liệu

 

 

Bê tông nhựa nóng hạt mịn

Tấn

1,780

Nhân công 4/7

công

1,920

Máy thi công

 

 

Máy lu 10T

ca

0,028

Máy khác

%

5,000

5.5. Sửa chữa hư hỏng mặt đường đê kết cấu bê tông:

a) Mục đích:

Sửa chữa mặt đường đê có kết cấu bê tông bị hư hỏng cục bộ như nứt vỡ, ổ gà, lún sụt, kịp thời khắc phục hư hỏng, ngăn chặn phát triển mở rộng; nhằm đảm bảo an toàn cho công trình đê điều, thuận lợi cho công tác ứng cứu hộ đê và an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông qua lại.

b) Yêu cầu và thành phần công việc:

- Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, phương tiện thi công.

- Phá dỡ phần bê tông mặt đê bị hư hỏng bằng máy khoan tay; phạm vi phá dỡ theo kích thước các tấm bê tông mặt đê (chiều dày tấm bê tông 25cm).

- Đào khuôn đường đất cấp III, dày trung bình 30cm.

- Vận chuyển phế thải trong phạm vi 10km (tạm tính).

- Làm móng đường bằng cấp phối đá dăm dày 30cm (2 lớp).

- Vệ sinh mặt đường đã phá dỡ trước khi đổ bê tông.

- Trộn vữa (bằng máy trộn); đổ, đầm bê tông (đá 2x4 mác 300# dày 25cm) bằng thủ công và bảo dưỡng bê tông theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Thu dọn nơi làm việc, bảo dưỡng bê tông theo quy định.

Đơn vị tính: 10m2

Mã hiệu

Công tác xây lắp

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

SC 5.5

Sửa chữa hư hỏng mặt đường đê kết cấu bê tông

 

 

 

SC 5.5.1

Phá rỡ mặt đường bê tông bằng máy khoan, mặt đường dày 25cm

Nhân công 3,5/7

công

7,050

Máy khoan 1,5KW

ca

3,750

SC 5.5.2

Đào móng đường chiều dày 30cm

Nhân công 3/7

công

3,210

SC 5.5.3

Vận chuyển phế thải cự ly 10km

Ô tô 7 tấn

ca

0,330

SC 5.5.4

Làm móng đường bằng cấp phối đá dăm dày 30cm

Vật liệu

 

 

Cấp phối đá dăm

m3

3,960

Nhân công 4/7

công

0,900

Máy thi công

 

 

Máy dầm cóc

ca

1,500

SC 5.5.5

Đổ bê tông mặt đường dày 25cm; mác 300#; độ sụt 2-4; đá cỡ 2x4

Vật liệu

 

 

Vữa

m3

2,625

Nhựa đường

kg

8,975

Vật liệu khác

%

5,000

Nhân công 4,3/7

công

6,550

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 5219/QĐ-UBND năm 2014 về định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ đặt hàng duy tu, sửa chữa hạng mục công trình đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội

  • Số hiệu: 5219/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 09/10/2014
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Trần Xuân Việt
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/10/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản