Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 52/2009/QĐ-UBND

Vĩnh yên, ngày 06 tháng 10 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN QUẢN LÝ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 năm 2002 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá; Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ;
Căn cứ Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP , Nghị định số 75/2008/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số: 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/05/2009 của Liên Bộ: Tài chính-Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 207/TTr-STC ngày 18/6/2009; Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 78/BC-STP ngày 11/8/2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định về thực hiện quản lý giá trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ban hành. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.

Chánh văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Phi

 

QUY ĐỊNH

VỀ THỰC HIỆN QUẢN LÝ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2009/QĐ-UBND ngày 06/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Bản quy định này quy định về thực hiện quản lý giá trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Thẩm quyền của UBND tỉnh trong thực hiện quản lý nhà nước về giá; trách nhiệm, quan hệ phối hợp của các ngành, các cấp trong các lĩnh vực: Bình ổn giá hàng hoá, dịch vụ; lập, trình, thẩm định phương án giá; hiệp thương giá; kiểm soát các yếu tố hình thành giá; đăng ký và kê khai giá hàng hoá, dịch vụ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng với các ngành, các cấp trong thực hiện quản lý giá; các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh trong thực hiện quản lý nhà nước về giá

1. Tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về giá của Trung ương trên địa bàn tỉnh; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giá theo thẩm quyền.

2. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành Trung ương có liên quan về các biện pháp thực hiện bình ổn giá hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đối với sản xuất và đời sống của nhân dân.

3. Quy định danh mục hàng hóa dịch vụ thực hiện bình ổn giá, đăng ký giá (ngoài danh mục do Trung ương quy định), điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá, quyết định và công bố các biện pháp bình ổn giá theo thẩm quyền phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

4. Quyết định giá của một số mặt hàng hóa, dịch vụ sau đây:

a) Giá nước sạch dùng cho sinh hoạt và các mục đích khác;

b) Giá bán các loại báo, tập san của tỉnh;

c) Giá bán lẻ và mức trợ giá đối với các mặt hàng thuộc diện chính sách phục vụ miền núi theo quy định của Trung ương;

d) Giá thóc để thu thuế, thủy lợi phí, thu nợ (nếu có);

đ) Giá tài sản đế tính thuế trước bạ;

e) Giá cho thuê nhà ở, nhà làm việc thuộc sở hữu nhà nước; giá thuê nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp; giá sản phẩm, dịch vụ công ích được sản xuất theo đặt hàng, giao kế hoạch;

g) Giá đất làm căn cứ để tính giá trị quyền sử dụng đất, tính thuế trước bạ, thu tiền sử dụng đất khi giao đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, cho thuê đất (đối với các tổ chức trong nước);

h) Đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

i) Giá bán tài sản, máy móc thiết bị thuộc sở hữu nhà nước;

k) Giá đấu thầu thuốc chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập;

l) (Giá vật tư hàng hóa thuộc quỹ dự trữ của tỉnh;

m) Đơn giá xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh;

n) Cước vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt đối với những tuyến đường được trợ giá từ ngân sách địa phương;

p) Giá tài sản của bên Việt Nam đưa vào góp vốn liên doanh với nước ngoài và thẩm định giá tài sản của bên nước ngoài đưa vào góp vốn liên doanh với Việt Nam trong các doanh nghiệp tỉnh quản lý theo hướng dẫn của Trung ương.

q) Xử lý vi phạm pháp luật về giá, giải quyết khiếu nại tố cáo về giá theo thẩm quyền.

Điều 4. Trách nhiệm của Sở Tài chính

Sở Tài chính là cơ quan tham mua giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá ở địa phương, có trách nhiệm:

1. Tổ chức triển khai thực hiện các chính sách giá, các quyết định về mức giá cụ thể của Trung ương và của tỉnh đến các ngành, địa phương trong toàn tỉnh.

Tham mưu cho UBND tỉnh quyết định danh mục hàng hoá dịch vụ thực hiện bình ổn giá ngoài danh mục hàng hoá, dịch vụ do Thủ tưởng Chính phủ quyết định để áp dụng tại địa phương theo từng thời kỳ.

2. Trình UBND tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giá trên địa bàn tỉnh.

3. Phối hợp với các ngành, các cấp lập, trình UBND tỉnh quyết định giá hàng hóa và dịch vụ thuộc thẩm quyền cấp tỉnh tại khoản 4, Điều 3 của bản quy định này.

4. Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức hiệp thương giá, chống bán phá giá, kiểm soát giá độc quyền theo quy định của Pháp lệnh giá và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

5. Đề xuất các biện pháp bình ổn giá cả thị trường, chống đột biến giá một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng đối với đời sống nhân dân trong tỉnh; trình UBND tỉnh quyết định và công bố danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, đăng ký giá, điều kiện thực hiện bình ổn giá các biện pháp bình ổn giá tai địa phương.

Hướng dẫn các sở, ngành, UBND cấp huyện, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá thực hiện các biện pháp bình ổn giá đã được quy định trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Trưởng Bộ Tài chính.

Trong trường hợp cần thiết, trình UBND tỉnh quyết định giá một số loại hàng hoá, dịch vụ quan trọng khác có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương nhằm bình ổn giá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, lợi ích của người tiêu dùng và của Nhà nước.

6. Hướng dẫn việc niêm yết giá, tố chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về giá theo quy định của pháp luật.

7. Thẩm định bảng giá chi tiết các loại đất do Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng để Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh quyết định và công bố thi hành vào ngày 01 tháng 01 hàng năm.

8. Chủ trì phối hợp với các sở quản lý ngành, lĩnh vực liên quan trình UBND tỉnh quyết định giá thu tiền sử dụng đất của các dự án.

9. Quyết định giá cho thuê đất, mặt nước của các dự án theo quy định của Chính phủ.

10. Thẩm định, trình UBND phê duyệt giá đấu thầu thuốc chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập.

11. Trình UBND tỉnh quyết định giá bán báo, tập san của tỉnh; giá nước sạch cho sinh hoạt và các mục đích khác; giá cước vận chuyên hành khách bằng xe buýt công cộng đối với những tuyến đường được trợ giá từ ngân sách địa phương; giá bán hoặc giá cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước cho các đối tượng tái định cư, đối tượng chính sách; giá cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước để làm việc hoặc sử dụng vào các mục đích khác.

12. Thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt giá bán nhà xưởng thuộc sở hữu nhà nước, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong trường hợp bán chỉ định, chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng nhà ở hoặc chung cư cao tầng cho công nhân thuê tại các khu công nghiệp.

13. Chủ trì phối hợp với các Sở quản lý ngành, lĩnh vục liên quan tham mưu cho UBND tỉnh quyết định chính sách cụ thế của địa phương về bồi thường hỗ trợ tái định cư và đơn giá bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

14. Thấm định phương án giá do các sở quản lý ngành, lĩnh vực xây dựng đối với các hàng hoá, dịch vụ quy định tại khoản 2, Điều 5 bản quy định này; thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do UBND các huyện, thành, thị trình đối với các dự án theo quy định của pháp luật.

15. Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức việc điều tra chi phí sản xuất một số loại hàng hóa theo yêu cầu của Bộ Tài chính và UBND tỉnh.

16. Hướng dẫn nghiệp vụ về giá cho các sở, ngành, UBND các huyện, thành, thị và các đơn vị sản xuất, kinh doanh.

17. Tiếp nhận hồ sơ kê khai giá của các doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hoá thuộc thẩm quyền quản lý của các sở quản lý ngành, lĩnh vực.

18. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Báo Vĩnh Phúc, Đài phát thanh và truyền hình Vĩnh Phúc, Cống Thông tin điện tử Vĩnh Phúc xây dựng, thực hiện kế hoạch tuyên truyền pháp luật về giá , kịp thời chuyến tải các thông tin liên quan đến công tác quản lý giá trên địa bản tỉnh đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

19. Định kỳ báo cáo giá thị trường hàng hóa, dịch vụ tại địa phương với UBND tỉnh và Bộ tài chính (Cục Quản lý giá) và các bộ, ngành có liên quan; báo cáo giá thị trường đột xuất theo yêu cầu của HĐND, UBND tỉnh và Bộ Tài chính.

20. Xử lý vi phạm pháp luật về giá, giải quyết khiếu nại, tố cáo về giá theo thấm quyền.

Điều 5. Trách nhiệm của các sở quản lý ngành, lĩnh vực

1. Trách nhiệm chung

a) Tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá được UBND tỉnh giao;

b) Tổ chức thực hiện các chính sách về giá của Trung ương và các văn bản quy phạm pháp luật về giá của tỉnh;

c) Phối hợp với Sở Tài chính, UBND các huyện, thành, thị kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về giá giải quyết khiếu nại tố cáo về giá theo thấm quyền hoặc báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xử lý vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.

2. Trách nhiệm riêng của từng sở quản lý ngành, lĩnh vực

a) Sở Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm: Xây dựng phương án, khung giá, trình UBND tỉnh quyết định đối với giá đất trên địa bàn tỉnh để công bố vào ngày 01/01 hàng năm.

b) Sở Giao thông Vận tải xây dựng phương án giá đối với giá cước vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt đối với những tuyến đường được trợ giá từ ngân sách địa phương.

c) Sở Xây dựng xây dựng phương án giá đối với: Giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho các đối tượng tái định cư, đối tượng chính sách, giá bán hoặc cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để làm văn phòng hoặc kinh doanh; giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, giá cho thuê nhà ở công vụ;

c) Sở Công thương xây dựng phương án giá đối với giá bán lẻ điện sinh hoạt tại khu vực nông thôn. miền núi mà việc đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả kinh tế.

d) Sở Thông tin Truyền thông xây dựng phương án giá đối với giá Báo Vĩnh Phúc.

Điều 6. Trách nhiệm của Báo Vĩnh Phúc, Đài phát thanh và Truyền hình Vĩnh Phúc, Cổng Thông tin điện tử Vĩnh Phúc

Phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan xây dựng, thực hiện kế hoạch tuyên truyền pháp luật về giá, kịp thời chuyển tải các thông tin liên quan đến công tác quản lý giá trên địa bàn tỉnh đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Điều 7. Trách nhiệm của UBND các huyện thành thị

1. Tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá được UBND tỉnh giao.

2. Tổ Chức thực hiện các chính sách về giá của Trung ương và các văn bản quy phạm pháp luật về giá của tỉnh.

3. Tổ chức việc thu thập thông tin, báo cáo tình hình giá cả thị trường ở địa phương theo hướng dẫn của Sở Tài chính.

4. Đôn đốc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn thực hiện kê khai và đăng ký giá bán, định kỳ hàng tháng, quý gửi báo giá về Sở Tài Chính.

5. Phối hợp với cơ quan Quản lý thị trường tổ chức kiểm tra, thanh tra về giá, kiểm tra việc niêm yết giá trên địa bàn, xử lý vi phạm pháp luật về giá theo thấm quyền.

Điều 8. Trách nhiệm của UBND các xã, phường thị trấn

Tổ chức kiểm tra việc niêm yết giá trên địa bàn, xử lý vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.

Điều 9. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh.

1. Mua, bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ đúng với giá tạm thời trong hiệp thương giá hoặc giá hiệp thương đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành.

2. Mua, bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ đúng với mức giá cụ thể, khung giá, giá giới hạn do UBND tỉnh và cơ quan, người có thấm quyền quyết định.

3. Niêm yết giá đúng quy định tại các điểm giao dịch, mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ.

4. Báo cáo đầy đủ chính xác, kịp thời tài liệu, số liệu có liên quan đến chi phí sản xuất, lưu thông, giá hàng hóa dịch vụ độc quyền theo yêu cầu của Sở Tài chính.

5. Sử dụng đúng mục đích tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá và các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá.

6. Đăng ký giá, kê khai giá hàng hoá dịch vụ theo quy định pháp luật.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Điều khoản thi hành:

1. Các ngành, các cấp, các tố chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định Pháp lệnh Giá, các văn bản hướng dẫn thi hành và bản quy định này.

2. Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện; định kỳ 6 tháng, 1 năm, tổng hợp tình hình quản lý giá trên địa bàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài chính theo quy định.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các ngành, các cấp kịp thời phản ánh với UBND tỉnh (thông qua Sở Tài chính) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 52/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về thực hiện quản lý giá trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

  • Số hiệu: 52/2009/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 06/10/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Phi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/10/2009
  • Ngày hết hiệu lực: 16/02/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản