Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2008/QĐ-UBND | Hạ Long, ngày 08 tháng 01 năm 2008 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 15/11/2004; Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ “Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
Xét đề nghị của Trưởng ban Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh tại Tờ trình số 271/TTr-DTTG ngày 20/11/2007 “V/v đề nghị ban hành Quy chế quản lý hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ-UBND ngày 08/01/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
1. Quy chế này quy định về quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2. Mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh đều phải tuân thủ Quy chế này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Điều 3. Các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần thánh, biểu tượng có tính truyền thống; các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
2. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng, bao gồm: đình, đền, miếu, nghè, am, từ đường, nhà thờ tổ tiên của dòng họ và các cơ sở tương tự khác.
3. Cơ sở tín ngưỡng hợp pháp là những cơ sở tín ngưỡng đã được Nhà nước, nhân dân địa phương và cộng đồng dân cư thừa nhận, có giá trị lịch sử hoặc có ý nghĩa trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng.
4. Người phụ trách cơ sở tín ngưỡng: là tổ chức, cá nhân được chính quyền, nhân dân địa phương, dòng tộc giao quản lý cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng như: Ban quản lý, Ban khánh tiết Đình, Đền, từ đường; vị thủ từ, thủ nhang và các chức danh tương tự khác.
5. Tư gia là gia đình riêng của công dân.
Điều 4. Hoạt động tín ngưỡng phải đảm bảo:
1. Không trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam và pháp luật hiện hành; tôn trọng quy định của cơ sở tín ngưỡng, quy ước hương ước của cộng đồng.
2. An toàn, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
3. Tôn trọng giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo; giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.
2. Khuyến khích việc tổ chức nghi lễ mừng thọ tập thể cho các bậc cao niên tại cơ sở tín ngưỡng hoặc tại nhà sinh hoạt cộng đồng với hình thức trang trọng, tiết kiệm.
Điều 6. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
1. Lợi dụng tín ngưỡng để: hoạt động mê tín dị đoan (bán thẻ, xóc quẻ, bói toán, đồng bóng, bắt ma, trừ tà, yểm bùa); bán vé và các hoạt động khác nhằm trục lợi bất chính; truyền đạo trái pháp luật; đánh bạc dưới mọi hình thức tại cơ sở tín ngưỡng.
2. Lập ban thờ, đốt hương tại cơ quan, công sở, những nơi có yêu cầu phòng hỏa nghiêm ngặt.
3. Lưu hành các ấn phẩm văn hóa có nội dung tuyên truyền mê tín dị đoan hoặc không có nhà xuất bản hợp pháp.
4. Xâm hại tài sản, lấn chiếm đất đai, cư trú bất hợp pháp tại cơ sở tín ngưỡng, đặc biệt là các cơ sở tín ngưỡng là di tích lịch sử văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng.
5. Xây dựng mới cơ sở tín ngưỡng tại tư gia với mục đích hành nghề mê tín dị đoan hoặc biến nơi thờ ở tư gia trở thành cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng.
6. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng để phá hoại hòa bình, độc lập dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây rối trật tự công cộng, làm ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
1. Việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Chương II Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/03/2005 của Chính phủ.
2. Kinh phí tổ chức lễ hội tín ngưỡng:
a) Được trích từ nguồn tiền lễ, tiền công đức tại cơ sở tín ngưỡng.
b) Không dùng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội tín ngưỡng dân gian của địa phương.
c) Không thu tiền của dân theo hình thức phân bổ khi nhân dân không tự nguyện đóng góp.
2. Trường hợp cơ sở tín ngưỡng là di tích lịch sử văn hóa, việc thành lập Ban quản lý được thực hiện theo quy định của Luật Di sản Văn hóa và các quy định hiện hành khác có liên quan.
2. Khi thay đổi mục đích sử dụng của các công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng phải có sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp huyện; khi cải tạo, nâng cao hoặc xây dựng mới các công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng làm thay đổi kiến trúc, kết cấu người phụ trách cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, hồ sơ gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép xây dựng;
b) Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình;
c) Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
3. Cơ sở tín ngưỡng chỉ được cải tạo, nâng cấp khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng.
4. Đối với cơ sở tín ngưỡng là di tích đã được xếp hạng thực hiện theo Luật Di sản văn hóa và phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Việc di dời các công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng do yêu cầu của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải được trao đổi với người phụ trách cơ sở tín ngưỡng và thực hiện đền bù theo quy định của pháp luật.
2. Việc quản lý, sử dụng, cải tạo, nâng cấp công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng là di tích lịch sử - văn hóa thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
1. Cơ sở tín ngưỡng hợp pháp được tổ chức quyên góp, nhận tài sản hiến, tặng, cho trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ.
2. Không được lợi dụng quyên góp để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc thực hiện những mục đích trái pháp luật.
3. Việc quản lý và sử dụng tiền công đức, tiền lễ, tiền quyên góp và tài sản hiến, tặng, cho phải công khai, minh bạch, rõ ràng mục đích sử dụng có sự giám sát của đại diện nhân dân, tổ chức xã hội và Ủy ban nhân dân cấp xã.
a) Văn bản đề nghị trong đó nêu rõ lý do thực hiện giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tín ngưỡng; nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm thực hiện, người tổ chức, thành phần tham dự.
b) Ý kiến bằng văn bản của tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức tôn giáo trực tiếp quản lý chức sắc, nhà tu hành.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Điều 15. Sở Văn hóa - Thông tin:
1. Tuyên truyền, hướng dẫn các địa phương tổ chức các hoạt động tín ngưỡng phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, với thuần phong, mỹ tục Việt Nam và pháp luật hiện hành.
2. Chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các đoàn thể và các ngành chức năng tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn.
3. Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương:
a) Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá, lập dự án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống từ các cơ sở tín ngưỡng và hoạt động tín ngưỡng.
b) Giám sát, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành.
c) Giải quyết các đề nghị, kiến nghị; các đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền;
d) Thẩm định các dự án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa từ cơ sở tín ngưỡng và hoạt động tín ngưỡng.
4. Đối với cơ sở tín ngưỡng là di tích đã được xếp hạng xem xét, bảo tồn và phát huy tác dụng trong cộng đồng dân cư; cùng với Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết các thủ tục liên quan đến đầu tư xây dựng theo quy định hiện hành.
Điều 16. Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh, Công an tỉnh:
Trong phạm vi, quyền hạn của mình chủ động phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin và các địa phương:
1. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra và phối hợp xử lý các vi phạm trong hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin hướng dẫn các hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn thực hiện theo đúng pháp luật hiện hành.
3. Phối hợp thẩm định các dự án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa từ cơ sở tín ngưỡng và hoạt động tín ngưỡng truyền thống.
Điều 17. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh và cơ quan hữu quan cùng cấp quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn.
2. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Xem xét, thẩm định việc cấp phép xây dựng công trình kiến trúc thuộc cơ sở tín ngưỡng quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Quy chế này theo đúng các quy định hiện hành.
4. Đối với cơ sở tín ngưỡng là di tích đã được xếp hạng phối hợp với sở Văn hóa - Thông tin gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị trong cộng đồng dân cư theo quy định của Luật di sản văn hóa.
Điều 18. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan cấp huyện quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn cấp xã.
2. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống từ cơ sở tín ngưỡng và hoạt động tín ngưỡng; bài trù các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan.
3. Xử lý các hoạt động tín ngưỡng trái pháp luật trên địa bàn theo chức năng và thẩm quyền luật định.
4. Xét khen thưởng hoặc phối hợp với Phòng Văn thể, Cơ quan làm công tác dân tộc, tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất cấp có thẩm quyền xét khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý và phối hợp quản lý hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn cấp xã.
Điều 20. Khen thưởng và xử lý vi phạm
- Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý các hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn sẽ được biểu dương, khen thưởng theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Quy chế này và các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Các ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện Quy chế này. Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề mới phát sinh các tổ chức, cá nhân phản ánh về Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- 1Quyết định 1174/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định phân cấp quản lý Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
- 2Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong thực hiện quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3Quyết định 20/2009/QĐ-UBND quy định quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 4Quyết định 1525/2013/QĐ-UBND Quy định về trách nhiệm của sở, ban, ngành, địa phương trong công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 5Quyết định 4089/2015/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 52/2008/QĐ-UBND Quy chế quản lý hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2004
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Nghị định 22/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
- 6Quyết định 1174/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định phân cấp quản lý Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
- 7Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong thực hiện quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh An Giang
- 8Quyết định 20/2009/QĐ-UBND quy định quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 9Quyết định 1525/2013/QĐ-UBND Quy định về trách nhiệm của sở, ban, ngành, địa phương trong công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Quyết định 52/2008/QĐ-UBND về quy chế quản lý hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Số hiệu: 52/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/01/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Nguyễn Hồng Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra