Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 517/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 04 tháng 4 năm 2022 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG LIÊN HUYỆN, TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng Quy định hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
Căn cứ Quyết định số 151/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, tỉnh Bắc Kạn;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 451/TTr-SXD ngày 01 tháng 4 năm 2022 và Báo cáo thẩm định số 450/BC-SXD ngày 01 tháng 4 năm 2022 của Sở Xây dựng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, tỉnh Bắc Kạn, với các nội dung chính như sau:
1. Phạm vi, ranh giới và quy mô lập quy hoạch
1.1. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch
- Vùng liên huyện Chợ Mới, Bạch Thông và thành phố Bắc Kạn (Vùng 1): Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của các huyện Chợ Mới, Bạch Thông và thành phố Bắc Kạn, có vị trí là trung tâm tổng hợp của tỉnh. Ranh giới được xác định cụ thể như sau:
Phía Bắc giáp các huyện Ba Bể, Ngân Sơn.
Phía Đông giáp huyện Na Rì.
Phía Tây giáp huyện Chợ Đồn.
Phía Nam giáp huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Vùng liên huyện Chợ Đồn, Ba Bể và Pác Nặm (Vùng 2): Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của các huyện Chợ Đồn, Ba Bể và Pác Nặm, có vị trí thuộc phía Tây của tỉnh. Ranh giới được xác định cụ thể như sau:
Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng.
Phía Đông giáp các huyện Bạch Thông, Ngân Sơn, Chợ Mới.
Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang.
Phía Nam giáp huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Vùng liên huyện Na Rì và Ngân Sơn (Vùng 3): Phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của các huyện Na Rì và Ngân Sơn, có vị trí thuộc phía Đông của tỉnh. Ranh giới được xác định cụ thể như sau:
Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng.
Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn.
Phía Tây giáp huyện Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Mới.
Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên.
1.2. Quy mô vùng lập quy hoạch
- Vùng 1: Vùng liên huyện Chợ Mới, Bạch Thông và thành phố Bắc Kạn. Tổng diện tích lập quy hoạch khoảng 129.025ha. Dân số hiện trạng khoảng 120.000 người; dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 157.000 người, tầm nhìn đến năm 2050 khoảng 178.200 người.
- Vùng 2: Vùng liên huyện Chợ Đồn, Ba Bể và Pác Nặm. Tổng diện tích lập quy hoạch khoảng 207.083ha. Dân số hiện trạng: 132.650 người; dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 147.300 người, tầm nhìn đến năm 2050 khoảng 156.200 người.
- Vùng 3: Vùng liên huyện Na Rì và Ngân Sơn. Tổng diện tích lập quy hoạch khoảng 149.888ha. Dân số hiện trạng: 70.570 người; dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 75.400 người, tầm nhìn đến năm 2050 khoảng 79.600 người.
Giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
3. Xác định quan điểm, mục tiêu và tính chất chức năng, định hướng phát triển của vùng lập quy hoạch
3.1. Quan điểm
- Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, tỉnh Bắc Kạn là đồ án quy hoạch có tính chất liên vùng nhằm thúc đẩy phát triển, thực hiện mục tiêu phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
- Gắn phát triển kinh tế, xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, nhất là các vị trí chiến lược trên địa bàn liên huyện; kết hợp cải tạo tự nhiên với phòng tránh thiên tai, đặc biệt là những bất lợi của điều kiện thời tiết, địa hình. Gắn bảo vệ môi trường sinh thái, phòng, chống thiên tai với sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên và môi trường.
- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển nguồn nhân lực thu hút đầu tư, khai thác các nguồn lực bên trong và bên ngoài tỉnh.
3.2. Mục tiêu
- Cụ thể hóa mục tiêu quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đưa ra những dự báo và tầm nhìn chiến lược nhằm phát huy tối đa tiềm năng lợi thế, bảo tồn văn hóa - lịch sử, tài nguyên thiên nhiên và những đặc trưng riêng của vùng liên huyện.
- Xây dựng phương án phát triển kinh tế - xã hội các vùng liên huyện phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn và có những bước đột phá nhằm đưa nền kinh tế của vùng liên huyện phát triển bền vững với tốc độ phù hợp, ổn định và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Làm cơ sở pháp lý cho các công tác quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và nông thôn trong vùng liên huyện, xây dựng các chương trình kế hoạch và đề xuất các chính sách phát triển, các dự án đầu tư, sử dụng hợp lý các nguồn lực nhằm tạo cơ sở để quản lý và thu hút đầu tư; điều phối liên kết phát triển vùng, tạo vị thế đặc biệt đặc thù của vùng.
3.3. Tính chất, chức năng, định hướng phát triển của từng vùng
* Vùng 1: Vùng liên huyện Chợ Mới, Bạch Thông và thành phố Bắc Kạn
- Tính chất: Là vùng phát triển tổng hợp đa ngành, lĩnh vực; vùng đô thị trung tâm, công nghiệp trọng điểm, phát triển du lịch, dịch vụ thương mại, trung tâm giáo dục, văn hóa, thể thao, là vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa của tỉnh. Thành phố Bắc Kạn là hạt nhân của vùng.
- Chức năng: Là vùng trọng tâm, là đầu tàu thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh và là cửa ngõ phía Nam của tỉnh.
- Định hướng phát triển: Đầu tư phát triển thành phố Bắc Kạn đạt tiêu chí đô thị loại II; phát triển các chuỗi đô thị vệ tinh như thị trấn Đồng Tâm đạt tiêu chí đô thị loại IV (hướng tới thành lập thị xã); tiếp tục đầu tư phát triển thị trấn Phủ Thông theo các tiêu chí đô thị loại V; đầu tư hình thành các trung tâm cụm xã; thu hút đầu tư mở rộng phát triển Khu công nghiệp Thanh Bình và các cụm công nghiệp dọc hành lang quốc lộ 3 mới; phát triển du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại hồ Nặm Cắt; phát triển nông sản hàng hóa chất lượng cao, nông nghiệp phục vụ nhu cầu các đô thị.
* Vùng 2: Vùng liên huyện Chợ Đồn, Ba Bể và Pác Nặm
- Tính chất: Là khu vực có thế mạnh về phát triển du lịch với Vườn Quốc gia Ba Bể kết hợp với các khu di tích lịch sử ATK Chợ Đồn; Là vùng phát triển đa dạng các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, lễ hội, văn hóa...
- Chức năng: Là vùng liên kết phát triển du lịch, phát triển đa dạng các ngành như du lịch - dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp; là cửa ngõ phía Tây của tỉnh kết nối với Tuyên Quang.
- Định hướng phát triển: Hạt nhân là khu vực vườn Quốc gia Ba Bể, đưa huyện Ba Bể trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái - trung tâm giải trí, du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái... phát triển khu du lịch hồ Ba Bể trở thành Khu Du lịch quốc gia. Đầu tư phát triển đưa thị trấn Chợ Rã (Ba Bể) và thị trấn Bằng Lũng (Chợ Đồn) trở thành đô thị loại IV hướng tới hình thành thị xã. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị, nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng và xây dựng nông thôn mới; phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, chế biến nông sản.
* Vùng 3: Vùng liên huyện Na Rì và Ngân Sơn
- Tính chất: Là vùng tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp chế biến. Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - hạ tầng đô thị thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển du lịch gắn với tiềm năng về cảnh quan đồi rừng, cảnh quan nông nghiệp độc đáo, văn hóa dân tộc.
- Chức năng: Là khu vực có vị thế quan trọng về quốc phòng, an ninh của tỉnh, là cửa ngõ phía Đông của tỉnh kết nối với tỉnh Lạng Sơn và là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh kết nối với tỉnh Cao Bằng.
- Định hướng phát triển:
Tận dụng lợi thế về cảnh quan và các địa danh nổi tiếng (Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, động Nàng Tiên, thác nước Nà Đăng, hồ Bản Chang, thác Nà Khoang …) phát triển các loại hình du lịch gắn với thăm quan, trải nghiệm.
Là vùng sản xuất nông nghiệp lớn của tỉnh với nhiều thế mạnh như cây ăn quả, chăn nuôi, vùng nguyên liệu... Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Phát triển nông nghiệp theo hướng là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế, gắn với công nghiệp chế biến và du lịch trải nghiệm nông nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng gắn với tiềm năng cảnh quan thiên nhiên.
4. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản
TT | Hạng mục | Đơn vị tính | Đến năm 2030 | Tầm nhìn đến năm 2050 |
1 | Dân số toàn vùng | 1.000 người |
|
|
| Dân số Vùng 1 |
| 157,4 | 178,2 |
| Dân số đô thị | - | 95,8 | 114,3 |
| Dân số Vùng 2 |
| 174,3 | 156,2 |
| Dân số đô thị | - | 56,4 | 66,6 |
| Dân số Vùng 3 |
| 75,4 | 79,6 |
| Dân số đô thị | - | 26,9 | 30,1 |
2 | Tỷ lệ đô thị hóa | % |
|
|
| Vùng 1 |
| 52 | 53 |
| Vùng 2 |
| 36 | 39,7 |
| Vùng 3 |
| 37,5 | 39,5 |
3 | Đất xây dựng đô thị | m2/người |
|
|
| Đất đơn vị ở đô thị | - | 20 - 55 | 20 - 55 |
| Đất công trình công cộng đô thị | - | ≥ 5 | ≥ 5 |
| Đất cây xanh đô thị | - | ≥ 5 | ≥ 5 |
4 | Đất xây dựng nông thôn | m2/người |
|
|
| Đất xây dựng công trình nhà ở | - | ≥ 25 | ≥ 25 |
| Đất xây dựng công trình công cộng, dịch vụ | - | ≥ 5 | ≥ 5 |
| Đất cho giao thông và hạ tầng kỹ thuật | - | ≥ 5 | ≥ 5 |
| Cây xanh công cộng | - | ≥ 2 | ≥ 2 |
5 | Chỉ tiêu về hạ tầng xã hội |
|
|
|
| Tuân thủ theo QCVN01:2021/BXD | |||
6 | Chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật |
|
|
|
6.1 | Chỉ tiêu cấp điện |
|
|
|
| Các đô thị | W/người | 330 - 500 | 330 - 500 |
| Các điểm dân cư nông thôn | W/người | ≥ 150 | ≥ 200 |
| Công nghiệp | kw/ha | 50 - 350 | 50 - 350 |
| Công cộng dịch vụ | % phụ tải sinh hoạt | ≥ 30% | ≥ 35% |
6.2 | Chỉ tiêu cấp nước |
|
|
|
| Sinh hoạt (Qsh) | lít/ng.ngđ |
|
|
| Các đô thị |
| ≥ 120 | ≥ 150 |
| Các điểm dân cư nông thôn |
| ≥ 80 | ≥ 100 |
| Công nghiệp | m3/ngày/ha | ≥ 20 | ≥ 22 |
| Du lịch, dịch vụ | %Qsh | ≥ 10% | ≥ 10% |
| Công cộng | %Qsh | ≥ 10% | ≥ 10% |
6.3 | Chỉ tiêu nước thải | lít/ng.ngđ | Lấy theo tiêu chuẩn cấp nước | |
6.4 | Chỉ tiêu rác thải |
|
|
|
| Các đô thị | kg/ng.ngđ | 0,8 - 1,0 | 0,8 - 1,0 |
| Công nghiệp | Tấn/ha | ≥ 0,3 | ≥ 0,3 |
6.5 | Nghĩa trang tập trung | ha/1.000 dân | 0,04 | 0,04 |
5. Các yêu cầu về nội dung lập quy hoạch
5.1. Yêu cầu cơ bản về nội dung, điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu, đánh giá hiện trạng vùng lập quy hoạch
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội, dân số và lao động; đất đai; hiện trạng phát triển cụm, điểm công nghiệp, vùng sản xuất nông, lâm nghiệp, công trình công cộng, dịch vụ thương mại, cơ sở y tế, giáo dục; những tác động của mối liên hệ vùng đến thực trạng phát triển kinh tế - xã hội - hạ tầng kỹ thuật đối với các vùng liên huyện.
- Đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng bao gồm: Cao độ nền và thoát nước mưa; công trình thủy lợi và phòng, chống thiên tai; hiện trạng về mạng lưới giao thông, công trình và các loại hình giao thông; nguồn cấp nước, công trình đầu mối, mạng lưới cấp nước, chất lượng, khả năng cung cấp; nguồn cung cấp điện, vị trí trạm biến áp, khả năng cung cấp, chất lượng mạng lưới cấp điện; hiện trạng mạng lưới thông tin liên lạc; hệ thống thoát nước thải, khả năng đáp ứng khi đô thị phát triển, thoát nước thải khu vực nông thôn; hiện trạng thu gom chất thải rắn, vị trí bãi chôn lấp, khả năng thu gom; khu vực nghĩa trang... cho các khu vực đô thị và nông thôn.
- Đánh giá các ưu điểm, các vấn đề tồn tại liên quan đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần giải quyết trong quy hoạch vùng. Đánh giá mối liên hệ về hiện trạng với mạng lưới hạ tầng kỹ thuật chính, các công trình đầu mối cấp vùng, cấp đô thị.
- Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên (nước, không khí, đất, hệ sinh thái,...) và môi trường xã hội; những vấn đề về môi trường và những vùng dễ bị tác động bởi biến đổi khí hậu.
- Rà soát các dự án, chương trình đang triển khai trên địa bàn các vùng liên huyện.
5.2. Định hướng phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn
- Định hướng phát triển hệ thống đô thị: Định hướng quá trình đô thị hóa, phát triển không gian đô thị, bố trí hệ thống đô thị và các đô thị hạt nhân có tính đến tầm nhìn năm 2050.
- Định hướng phát triển hệ thống các điểm dân cư nông thôn: Xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới, bố trí xây dựng phát triển các xã, cụm xã hình thành vùng nông thôn mới. Từng bước hình thành khung xanh sinh thái, tiến tới phát triển bền vững khu vực nông thôn của vùng.
5.3. Định hướng phát triển các khu vực chức năng
Bố trí các khu vực đặc thù, xác định các khu vực động lực và định hướng phát triển các tiểu khu vực đặc thù đáp ứng yêu cầu khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng khu vực, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đô thị hóa gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.
5.4. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội vùng
5.4.1. Về kinh tế
Nông, lâm, thủy sản: Định hướng, mục tiêu phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp (các cây trồng, vật nuôi chủ yếu); phát triển các vùng nông sản hàng hóa tập trung; phát triển hệ thống thủy lợi.
Công nghiệp, xây dựng: Định hướng, mục tiêu phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp chủ yếu và tiểu thủ công nghiệp; phát triển hệ thống các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Dịch vụ du lịch: Định hướng, mục tiêu phát triển các ngành, sản phẩm thương mại, du lịch, vận tải - kho bãi, thông tin - viễn thông, tài chính - ngân hàng..., các loại hình dịch vụ gắn với du lịch như khách sạn, nghỉ dưỡng, homestay, sân golf.
5.4.2. Về xã hội
Giáo dục và đào tạo: Luận chứng các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo như kiên cố hóa trường lớp học; tỷ lệ các trường đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ giáo viên các cấp đạt chuẩn; tỷ lệ phổ cập giáo dục.
Y tế và chăm sóc sức khỏe: Mục tiêu, định hướng phát triển mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh, y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Văn hóa, thể thao: Luận chứng các mục tiêu phát triển văn hóa, thể thao; định hướng phát triển các thiết chế văn hóa cơ sở, số làng bản, cơ quan văn hóa, số người luyện tập thể thao thường xuyên.
Khoa học và công nghệ: Luận chứng các nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ, định hướng phát triển và công tác xã hội hóa hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn vùng.
Lao động việc làm và giảm nghèo: Mục tiêu, định hướng về an sinh xã hội, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động, thực hiện các chương trình, chính sách xã hội.
5.5. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và môi trường
5.5.1. Về giao thông
- Xác định khung giao thông toàn vùng, đảm bảo kết nối giữa các khu
vực trong vùng và kết nối vùng với các đầu mối giao thông của tỉnh và quốc gia.
- Nghiên cứu đề xuất mới, cập nhật các dự án giao thông (về hướng tuyến, quy mô hành lang bảo vệ) quan trọng của quốc gia và tỉnh liên quan đến vùng và các dự án giao thông sẽ triển khai trên địa bàn vùng. Xác định điểm đấu nối hệ thống giao thông hiện trạng với các tuyến giao thông xây dựng mới.
- Xác định mạng lưới giao thông cấp quốc gia, cấp liên vùng, đường huyện, giao thông chính đô thị, giao thông nông thôn về cấp hạng đường; giao thông đường sắt, đường thủy (nếu có).
- Xác định các đầu mối giao thông quan trọng của vùng về đường bộ, đường sắt, đường thủy (bến, bãi đỗ xe, nút giao thông đối ngoại, nhà ga đường sắt....).
5.5.2. Về chuẩn bị kỹ thuật
- Đề xuất các giải pháp khai thác quỹ đất xây dựng (đặc biệt cho các khu
vực có nguy cơ sạt lở) trên cơ sở bảo vệ và tôn trọng cảnh quan, địa hình tự nhiên đáp ứng các điều kiện kỹ thuật đảm bảo an toàn, giữ gìn được bản sắc mỗi vùng; các giải pháp phòng tránh thiên tai, phát triển hệ thống thủy lợi đầu mối, đê, đập, hồ điều tiết... cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất; các giải pháp xây dựng công trình đầu mối và mạng lưới thoát nước mưa hợp lý.
- Xác định cao độ xây dựng và giải pháp chính cho các vùng xây dựng tập trung; xác định lưu vực, hướng thoát nước chính.
5.5.3. Về cấp nước
- Lựa chọn nguồn cấp nước; đánh giá chất lượng và trữ lượng tài nguyên nước mặt và nước ngầm trên địa bàn vùng, khả năng khai thác cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
- Đề xuất các giải pháp lựa chọn nguồn nước cho các đô thị và các điểm dân cư nông thôn; xác định các công trình đầu mối về quy mô sử dụng đất, công suất, vị trí.
- Rà soát các dự án về nguồn cấp nước trong toàn vùng, đề xuất giải pháp cấp nước theo diện rộng trên vùng liên huyện và cho các phân vùng.
- Đề xuất các tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt, công cộng, khách du lịch, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp…
- Đề xuất giải pháp cấp nước cho đô thị, các điểm dân cư nông thôn theo từng nguồn nước; xác định các vùng cấp nước, công trình đầu mối... Vị trí, quy mô sử dụng đất, công suất và công nghệ xử lý nước.
5.5.4. Về cấp điện: Định hướng quy hoạch nguồn điện, mạng lưới điện phân phối và dự báo tổng thể điện năng tiêu thụ, điện năng phân theo các ngành kinh tế và khu vực dân cư đô thị và nông thôn.
5.5.5. Về thông tin liên lạc
Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc. Cập nhật, rà soát các dự án cải tạo xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc đã lập trên địa bàn vùng liên huyện, mối liên hệ với các khu vực lân cận.
5.5.6. Về thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
- Xác định chỉ tiêu thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang khu vực đô thị và khu vực nông thôn.
- Dự báo khối lượng nước thải, chất thải rắn, nhu cầu đất nghĩa trang.
- Các giải pháp về hệ thống thoát nước thải đô thị, các khu chức năng.
- Tổ chức thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn.
- Quy mô khu xử lý nước thải, khu liên hợp xử lý chất thải rắn, công nghệ xử lý...
- Địa điểm, quy mô xây dựng các nghĩa trang.
5.5.7. Đánh giá môi trường chiến lược
- Dự báo các tác động và diễn biến môi trường trong đồ án quy hoạch.
- Khuyến nghị các giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường trong đồ án quy hoạch.
5.6. Đề xuất các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư và các nguồn lực thực hiện
- Xác định các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư tạo động lực phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội và bảo vệ môi trường.
- Xác định các khu vực trọng tâm, các công trình trọng điểm, vị trí các khu vực công cộng, các hạng mục công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế ưu tiên đầu tư. Hình thành các chương trình, cụ thể hóa các mục tiêu và các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo thứ tự ưu tiên.
5.7. Các yêu cầu nội dung dự thảo quy định quản lý theo đồ án quy hoạch vùng liên huyện
- Phạm vi, ranh giới, quy mô dân số, đất đai vùng quản lý.
- Quy định về các vùng phát triển, các không gian phát triển kinh tế.
- Quy định về quản lý hệ thống đô thị và nông thôn.
- Quy định về vị trí, vai trò, chức năng, quy mô các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng, liên vùng.
- Quy định về phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn đối với các công trình đầu mối, các công trình hạ tầng kỹ thuật chính theo tuyến mang tính chất vùng, liên vùng và các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Quy định về bảo tồn các di sản, khu vực có giá trị lịch sử, văn hóa trong vùng.
- Phân công và quy định trách nhiệm quản lý quy hoạch cho các cấp chính quyền địa phương trong vùng theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng.
- Các quy định khác theo chức năng đặc thù của vùng.
Thành phần và nội dung hồ sơ quy hoạch được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
7.1. Tiến độ lập quy hoạch
- Thực hiện lập đồ án quy hoạch ngay khi có đầy đủ cơ sở pháp lý như bản đồ đo đạc hiện trạng, nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt và các hồ sơ pháp lý khác có liên quan.
- Thời gian hoàn thành hồ sơ: 06 tháng.
7.2. Tổ chức thực hiện
- Đơn vị tổ chức lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch: Sở Xây dựng.
- Đơn vị phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch: Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn.
- Đơn vị thẩm định nhiệm vụ, đồ án quy hoạch: Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ và Đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đơn vị tư vấn: Thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Điều 2. Sở Xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện lập, trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 482/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 2Nghị quyết 21/NQ-HĐND năm 2021 thông qua nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện vùng cao, biên giới tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 3Quyết định 662/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050
- 4Quyết định 1168/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 5Quyết định 1664/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045
- 6Nghị quyết 100/NQ-HĐND năm 2022 thông qua đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện dọc lòng hồ sông Đà trên địa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 7Nghị quyết 99/NQ-HĐND năm 2022 thông qua đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện dọc Quốc lộ 6 trên địa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 8Kế hoạch 221/KH-UBND năm 2022 điều chỉnh nội dung của Kế hoạch 148/KH-UBND về thực hiện lập quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện và quy hoạch chung đô thị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025
- 9Quyết định 497/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đến năm 2040
- 1Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 2Luật Xây dựng 2014
- 3Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Thông tư 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 6Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 7Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 8Nghị định 72/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quy hoạch xây dựng
- 9Quyết định 482/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 10Nghị quyết 21/NQ-HĐND năm 2021 thông qua nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện vùng cao, biên giới tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 11Quyết định 662/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050
- 12Quyết định 1168/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 13Quyết định 1664/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045
- 14Nghị quyết 100/NQ-HĐND năm 2022 thông qua đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện dọc lòng hồ sông Đà trên địa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 15Nghị quyết 99/NQ-HĐND năm 2022 thông qua đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện dọc Quốc lộ 6 trên địa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 16Kế hoạch 221/KH-UBND năm 2022 điều chỉnh nội dung của Kế hoạch 148/KH-UBND về thực hiện lập quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện và quy hoạch chung đô thị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025
- 17Quyết định 497/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đến năm 2040
Quyết định 517/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, tỉnh Bắc Kạn
- Số hiệu: 517/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/04/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Đinh Quang Tuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra