Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 04 tháng 02 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36A/NQ-CP NGÀY 14/10/2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin năm 2006;

Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 807/TTr-STTTT ngày 17/12/2015,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.

Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào Kế hoạch này để tổ chức thực hiện đúng quy trình và thời gian quy định.

Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ; (Báo cáo)
- Bộ TT&TT; (Báo cáo)
- Thường trực Tỉnh ủy; (Báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (Báo cáo)
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT của tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng thông tin điện tử của tỉnh;
- Lưu: VT, TTTH, NC, VHXH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Kpă Thuyên

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36A/NQ-CP NGÀY 14/10/2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 51/QĐ-UBND ngày 04 tng 02 m 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

I/ CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH:

Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử (Nghị quyết 36a);

Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;

Công văn số 1178/BTTTT-TTH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

II/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1/ Mục đích: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai để triển khai xây dựng chính quyền điện tử theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ.

2/ Yêu cầu:

- Các nội dung thực hiện phải đảm bảo đúng theo chỉ đạo của Chính phủ và của Bộ Thông tin và Truyền thông về triển khai Chính phủ điện tử.

- Đảm bảo phù hợp với cơ sở hạ tầng, thực trạng về CNTT của tỉnh Gia Lai.

- Việc triển khai các ứng dụng CNTT phải nâng cao được năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp góp phần vào công cuộc cải cách hành chính của tỉnh.

III/ NỘI DUNG KẾ HOẠCH:

Để tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước và cung cấp dịch vụ công, xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ sau:

1/ Bố trí đủ ngân sách cho xây dựng chính quyền điện tử:

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở, ban, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí cho các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố để triển khai các ứng dụng CNTT nhằm thực hiện chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 36a.

Thời gian thực hiện: hàng năm.

2/ Triển khai các phần mềm ứng dụng CNTT (trong đó có nội dung kết nối hệ thống quản lý văn bản và điều hành trên địa bàn tỉnh);

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã thành phố thực hiện theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 5005/UBND-VHXH ngày 09/11/2015 về việc triển khai các phần mềm ứng dụng CNTT phục vụ cải cách hành chính.

Phấn đấu đến năm 2020, 100% văn bản không mật trình UBND tỉnh dưới dạng điện tử (bao gồm các văn bản trình song song cùng văn bản giấy); 80% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước dưới dạng điện tử (bao gồm các văn bản gửi song song cùng văn bản giấy).

Thời gian thực hiện: hằng năm.

3/ Triển khai cung cấp dịch vụ công qua mạng điện tử theo hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan và tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia:

Giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan để thực hiện Dự án: Xây dựng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên trang/cổng thông tin điện tử các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Gia Lai (UBND tỉnh đã có Quyết định chủ trương đầu tư số 721/QĐ-UBND ngày 30/10/2015); tích hợp Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh với Cổng dịch vụ công Quốc gia theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào tình hình tại địa phương mình để từ đó có kế hoạch xây dựng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4; đồng thời tích hợp vào Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

Phấn đấu đến hết năm 2016, các dịch vụ công phổ biến, liên quan nhiều tới người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3 và mức độ 4; đến hết năm 2020, 30% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến ở mức độ 4.

Thời gian thực hiện: năm 2016.

4/ Triển khai thực hiện ứng dụng CNTT kết hợp với hệ thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử):

Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện ứng dụng CNTT kết hợp với hệ thống quản lý chất lượng ISO.

Thời gian thực hiện: năm 2016.

5/ Đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan nhà nước:

Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ để tăng cường đào tạo kỹ năng sử dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quy định chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT; đào tạo chuyên sâu cho cán bộ chuyên trách CNTT các cơ quan đơn vị, địa phương theo các chứng chỉ quốc tế của các hãng CNTT lớn như: Microsoft, Cisco, IBM... ,theo Thông tư số 11/2015/TT-BTTTT ngày 05/5/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định Chuẩn kỹ năng nhân lực công nghệ thông tin chuyên nghiệp và theo tình hình thực tế của tỉnh.

Thời gian thực hiện: hằng năm.

6/ Xây dựng khung kiến trúc Chính phủ điện tử của tỉnh:

Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan để tham mưu UBND tỉnh xây dựng khung kiến trúc Chính phủ điện tử của tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 1178/BTTTT-TTH ngày 21/4/2015 về việc ban hành khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Phiên bản 1.0.

Thời gian thực hiện: năm 2016.

7/ Duy trì hệ thống Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh:

Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh để bố trí kinh phí nhằm duy trì hoạt động Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh (do Sở Thông tin và Truyền thông vận hành, quản lý) nhằm nhằm duy trì các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh như: thư điện tử công vụ, hệ thống quản lý văn bản điều hành, hệ thống “một cửa điện tử”, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, các trang thông tin điện tử các cơ quan nhà nước, hệ thống hội nghị truyền hình...

Thời gian thực hiện: hằng năm.

IV/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1/ Trách nhiệm tổ chức thực hiện:

a/ Sở Thông tin và Truyền thông: Đôn đốc, hướng dẫn. phối hợp với các đơn vị, địa phương để triển khai thực hiện Kế hoạch này.

b/ Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố: căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, địa phương mình và căn cứ vào nội dung của Kế hoạch này để tổ chức triển khai thực hiện theo đúng thời gian quy định.

2/ Kinh phí bảo đảm thực hiện Kế hoạch:

- Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được đảm bảo từ ngân sách nhà nước theo quy định và nguồn kinh phí khác (nếu có).

- Các Sở, ban. ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính lập dự toán kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 51/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử do tỉnh Gia Lai ban hành

  • Số hiệu: 51/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/02/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
  • Người ký: Kpă Thuyên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/02/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản