Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2011/QĐ-UBND | Thái nguyên, ngày 09 tháng 11 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP, HỘI, QUỸ VÀ TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17/8/2006 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành Chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 45/2010NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Căn cứ Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xú hội, quỹ từ thiện;
Xét đề nghị của Giám đốc sở Nội vụ tại Tờ trình số 1250/TTr-SNV,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kốm theo Quyết định này Quy định về việc quản lý tổ chức bộ máy hành chính, sự nghiệp, hội, quỹ và tổ chức phi chính phủ thuộc tỉnh Thái Nguyên.
Điều 2. Sở Nội vụ cú trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định về quản lý tổ chức bộ máy tại Quyết định 3683/2000/QĐ-UB ngày 09/11/2000 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
BỘ MÁY HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP, HỘI, QUỸ VÀ TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2011/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Nguyên tắc quản lý
1. Công tác quản lý tổ chức bộ máy đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, đúng pháp luật, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Kết hợp, phối hợp quản lý theo ngành và cấp.
Điều 2. Đối tượng, phạm vi quản lý
Các tổ chức hành chính nhà nước, tổ chức sự nghiệp nhà nước, tổ chức Hội, quỹ và tổ chức phi chính phủ thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh hoặc UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành (sau đây gọi chung là sở) hoặc phân cấp cho UBND các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nội dung quản lý
1. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp, Hội, Quỹ và tổ chức phi chính phủ.
2. Quyết định xếp hạng các đơn vị theo quy định.
3. Việc cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể các tổ chức Hội, Quỹ và Tổ chức phi chính phủ.
3. Việc phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động, Điều lệ các tổ chức theo quy định.
4. Công tác tiếp nhận chuyển giao các tổ chức từ các cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh về tỉnh quản lý.
5. Việc cho phép các Hội ngoài tỉnh đặt văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh.
7. Thực hiện việc báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu quản lý của cấp có thẩm quyền.
Chương II
THẨM QUYỀN QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY
Điều 4. Nhiệm vụ và thẩm quyền của UBND tỉnh
1. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các Sở, tổ chức sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các chi cục thuộc sở. (Riêng đối với các chi cục thành lập mới mà không có hướng dẫn thống nhất của các cơ quan Trung ương hoặc giải thể chi cục chỉ được thực hiện sau khi có văn bản đồng ý của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ).
3. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các phòng, ban và tương đương thuộc sở, thuộc tổ chức sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh.
4. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức sự nghiệp thuộc Sở, thuộc tổ chức sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, thuộc UBND cấp huyện (trừ các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở, các tổ chức sự nghiệp tự trang trải trực thuộc UBND cấp huyện – UBND tỉnh phân cấp cho cấp huyện). Riêng các bệnh viện hạng II trở lên phải có văn bản đồng ý của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
5. Quyết định cho phép thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể; đổi tên các Hội, Quỹ, tổ chức phi chính phủ và phê duyệt điều lệ hội, quỹ, điều lệ tổ chức phi chính phủ theo quy định của pháp luật; cho phép các hội ngoài tỉnh đặt văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
6. Quyết định xếp hạng các tổ chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
7. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức phối hợp liên ngành cấp tỉnh.
Điều 5. Nhiệm vụ và thẩm quyền của Sở Nội vụ
1. Hướng dẫn việc thiết lập hồ sơ, thẩm định, báo cáo UBND tỉnh quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các sở, chi cục, tổ chức sự nghiệp thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh.
2. Hướng dẫn việc thiết lập hồ sơ, thẩm định, báo cáo UBND tỉnh quyết định cho phép thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên và phê duyệt điều lệ của các hội, quỹ, tổ chức phi chính phủ cấp tỉnh, cấp huyện.
3. Hướng dẫn UBND cấp huyện cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên và phê duyệt điều lệ của các hội, quỹ cấp xã.
4. Hướng dẫn thiết lập hồ sơ, thẩm định và thoả thuận về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đối với các tổ chức sự nghiệp tự trang trải trực thuộc sở, UBND cấp huyện.
5. Thẩm định và trình UBND tỉnh cho phép các hội có phạm vi hoạt động toàn quốc đặt văn phòng đại diện tại tỉnh.
6. Thẩm định và trình UBND tỉnh quyết định xếp hạng các tổ chức thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật.
7. Thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức phối hợp liên ngành cấp tỉnh.
Điều 6. Nhiệm vụ và thẩm quyền của Văn phòng UBND tỉnh
Thẩm tra đề án, tờ trình, báo cáo, dự thảo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh trình UBND tỉnh quyết định.
Điều 7. Nhiệm vụ và thẩm quyền của các sở
1. Xây dựng đề án, tờ trình, dự thảo quyết định về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh được quy định tại Điều 4 của Quy định này; gửi đề án đến cơ quan có liên quan theo quy định của các văn bản pháp luật chuyên ngành để lấy ý kiến bằng văn bản về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức.
Trình UBND tỉnh hồ sơ gồm: Đề án, tờ trình, dự thảo quyết định, văn bản của cơ quan có liên quan, văn bản tổng hợp tiếp thu chỉnh sửa của Sở, gửi tới Văn phòng UBND tỉnh, đồng thời gửi Sở Nội vụ 02 bộ để thẩm định báo cáo UBND tỉnh quyết định.
2. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể và quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban chuyên môn và tương đương trong chi cục thuộc sở, trong tổ chức sự nghiệp trực thuộc.
3. Thẩm định và có ý kiến bằng văn bản về đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể đối với các tổ chức sự nghiệp tự trang trải trực thuộc UBND cấp huyện (hoạt động trên lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của sở).
4. Có ý kiến bằng văn bản về việc thành lập các hội cấp tỉnh (hoạt động trên lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của sở) theo quy định của pháp luật.
5. Lập hồ sơ xếp hạng các tổ chức sự nghiệp trực thuộc trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 8. Nhiệm vụ và thẩm quyền của UBND cấp huyện
1. Xây dựng đề án, tờ trình, dự thảo quyết định về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh được quy định tại Điều 4 của Quy định này; gửi Đề án đến cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật để lấy ý kiến bằng văn bản về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức.
Trình UBND tỉnh hồ sơ gồm: Đề án, tờ trình, dự thảo quyết định, văn bản của cơ quan có liên quan, gửi tới Văn phòng UBND tỉnh. Đồng thời gửi Sở Nội vụ 02 bộ để thẩm định báo cáo UBND tỉnh quyết định.
2. UBND tỉnh ủy quyền cho UBND cấp huyện:
2.1. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đối với các tổ chức sự nghiệp tự trang trải thuộc thẩm quyền (sau khi đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể, được các Sở quản lý chuyên ngành và Sở Nội vụ thẩm định và có văn bản thống nhất).
2.2. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể (hoặc cho phép đối với các trường ngoài công lập) các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ.
2.3. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể và quy định chức năng nhiệm vụ các phòng, ban chuyên môn và tương đương trong các tổ chức sự nghiệp trực thuộc.
2.4. Quyết định cho phép thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên hội, quỹ và tổ chức phi chính phủ cấp xã và phê duyệt điều lệ theo quy định của pháp luật.
3. Lập hồ sơ xếp hạng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền được giao.
Điều 9. Nhiệm vụ và thẩm quyền của chi cục, của tổ chức sự nghiệp thuộc sở, của tổ chức sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, thuộc UBND cấp huyện
1. Xây dựng đề án về thành lập, tổ chức các phòng và bộ phận tương đương trực thuộc trình sở, tổ chức sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện quyết định.
2. Quy định chức năng và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng và bộ phận tương đương trực thuộc.
Điều 10. Nhiệm vụ và thẩm quyền của các hội, quỹ và tổ chức phi chính phủ
Các hội, quỹ và tổ chức phi chính phủ có nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngà y 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các tổ chức sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện; Thủ trưởng đơn vị thuộc sở, thuộc tổ chức sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, thuộc UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ảnh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung.
Điều 12. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này./.
- 1Quyết định 2716/QĐ-UBND năm 2008 hướng dẫn quy trình thẩm định và phê duyệt chương trình, dự án từ nguồn vốn viện trợ Phi chính phủ nước ngoài và Thủ tục đăng ký hoạt động của Tổ chức phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 2Quyết định 06/2014/QĐ-UBND về Quy chế Quản lý hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 01/2015/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, cán bộ, công, viên chức và lao động hợp đồng trong cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Thái Nguyên
- 1Nghị định 83/2006/NĐ-CP Quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại,giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 148/2007/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
- 4Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 5Quyết định 2716/QĐ-UBND năm 2008 hướng dẫn quy trình thẩm định và phê duyệt chương trình, dự án từ nguồn vốn viện trợ Phi chính phủ nước ngoài và Thủ tục đăng ký hoạt động của Tổ chức phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 6Quyết định 06/2014/QĐ-UBND về Quy chế Quản lý hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quyết định 51/2011/QĐ-UBND quy định về việc quản lý tổ chức bộ máy hành chính, sự nghiệp, hội, quỹ và tổ chức phi chính phủ thuộc do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- Số hiệu: 51/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/11/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Dương Ngọc Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra