ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2006/QĐ-UBND | Pleiku, ngày 21 tháng 7 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giai đoạn 2006-2010”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 188/2005/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2006/QĐ-UB ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban Nhân dân tỉnh )
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 188/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Thông tri số 23-TT/TU ngày 28 tháng 7 năm 2005 của Tỉnh uỷ Gia Lai về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xuất phát từ tình hình thực tế của tỉnh, UBND tỉnh Gia Lai xây dựng Chương trình hành động về ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong giai đoạn 2006-2010 như sau:
I. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC
1. Những thành tựu:
1.1. Về nông – lâm nghiệp:
Đã có những ứng dụng trong công nghệ sinh học vào việc sưu tập, lai tạo, tuyển chọn và khảo nghiệm các giống cây trồng có chất lượng tốt để đưa vào sản xuất làm tăng khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường; đồng thời tăng cả về diện tích, năng suất, sản lượng, tạo ra nguồn nguyên liệu đủ đáp ứng được nhu cầu chế biến hiện tại như Lúa, Bắp lai, Mì, Điều ghép, Chè, Bông vải, Mía, Thuốc lá, Cao su…ngoài ra các cơ sở trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác nhân giống, phục tráng giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật, phương pháp lai tạo giống đối với các giống heo, bò, dê; bằng phương pháp chuyển đổi giới tính đối với cá rô phi; nhập giống mới… đã góp phần làm thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cải tạo vườn tạp.
Thực hiện nạc hoá đàn heo, lai hoá đàn bò, áp dụng tốt phương pháp thụ tinh nhân tạo, sử dụng có hiệu quả các loại vaccine phòng bệnh gia súc, gia cầm. Hiện nay phong trào chăn nuôi bò lai và nuôi heo hướng nạc thông qua các chương trình dự án đã phát triển rộng khắp trên địa bàn và mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Việc nuôi trồng thuỷ sản đã có sự chuyển biến tích cực, nhiều mô hình nuôi cá nước ngọt, Ba ba,…đã hình thành và phát triển.
Ứng dụng chế phẩm hormon nâng cao khả năng sinh sản trên bò, sử dụng các loại phân hữu cơ, các chế phẩm sinh học thay thế một số loại thuốc hoá học trong canh tác và phòng trừ dịch hại cây trồng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời có tác dụng tốt trong việc cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng và tăng chất lượng nông sản.
Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ đầu tư của Trung ương, tỉnh đã thực hiện nhiều dự án, chương trình về giống và chuyển dịch cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao như: dự án chuyển đổi cơ cấu giống Lúa nước, dự án phát triển giống Điều ghép; các chương trình quản lý tổng hợp dinh dưỡng và quản lý dịch hại tổng hợp ICM, IBM trên lúa, rau màu…
1.2. Về Y tế:
Ngành Y tế sử dụng hiệu quả các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng phòng chống bệnh trẻ em như: bệnh bại liệt, uốn ván trẻ sơ sinh, bạch hầu, ho gà, sởi, thuỷ đậu, rubella, quai bị, viêm gan siêu vi…;Sử dụng các men vi khuẩn sống trong điều trị loạn khuẩn đường ruột. Ứng dụng phản ứng gắn kết men trong chẩn đoán một số bệnh virut: viêm gan siêu vi B, HIV. Ứng dụng cấy ghép mô hình như da trong trường hợp bỏng nặng, tai nạn...
1.3. Về bảo vệ môi trường:
Các ngành, đơn vị bước đầu ứng dụng chế phẩm EM (Effective Microorganisms) trong xử lý nước, rác thải và mùi hôi trong chế biến và chăn nuôi; xây dựng và nhân rộng mô hình Biogas dạng túi nilon tạo khí đốt và giải quyết ô nhiễm môi trường cho các cơ sở, hộ chăn nuôi trong tỉnh.
2. Những yếu kém:
Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động ứng dụng công nghệ sinh học của tỉnh còn nhiều mặt yếu kém, chưa theo kịp trình độ ứng dụng công nghệ sinh học của cả nước, cụ thể là:
Đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng, ít cơ hội được tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật mới, nên việc nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế.
Đầu tư của xã hội cho ứng dụng, thử nghiệm về công nghệ sinh học còn thấp. cơ sở vật chất phục vụ công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn thiếu, không đồng bộ, đa số các thiết bị hiện có đều lạc hậu, phan tán ở nhiều đơn vị.
Thiếu thông tin, thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, công nghệ và sản xuất kinh doanh, giữa các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học và doanh nghiệp.
Chưa có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ hấp dẫn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia đầu tư phát triển và thương mại hoá các sản phẩm công nghệ sinh học.
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, các địa phương và xã hội chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí quan trọng của công nghệ sinh học đối với phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh ta. Việc cụ thể hoá và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghệ sinh học còn chậm và chưa triệt để; chưa có chương trình tổng thể phát triển công nghệ sinh học; chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, địa phương.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC GIAI ĐOẠN 2006-2010
1. Mục tiêu
Đẩy mạnh việc tổ chức triển khai và ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống, ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, công nghệ chế biến nông sản, thực phẩm, xử lý ô nhiễm môi trường và chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân.
Tạo ra phong trào ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống nhằm đa dạng hoá các sản phẩm trong các ngành sản xuất của địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao những thành tựu của công nghệ sinh học. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có đủ năng lực ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sản xuất và đời sống.
Xây dựng các ngành công nghệ sinh học đủ mạnh đến năm 2010 để có thể tiếp nhận, ứng dụng các tiến bộ về công nghệ sinh học.
2. Những nhiệm vụ chủ yếu
2.1. Ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống
2.1.1 Công nghệ sinh học phục vụ phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp:
Ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong việc cải tạo và tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
- Ứng dụng Công nghệ Sinh học để tuyển chọn, nhân nhanh giống cây lương thực, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp và cây rừng có năng suất, chất lượng tốt, có tính thích nghi cao đối với điều kiện thuỷ văn và thổ nhưỡng của từng vùng trong tỉnh.
- Chú trọng áp dụng công nghệ sinh học trong việc lai cải tạo giống nhằm nâng cao sản lượng,chất lượng, sức đề kháng của các giống gia súc, gia cầm của tỉnh.
- Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất các giống loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao nhằm chủ động nguồn giống và đa dạng hoá các giống loài thuỷ sản phù hợp với vùng nước ngọt của tỉnh.
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến thức ăn cho gia súc từ các phụ phẩm chế biến sẵn có tại địa phương.
- Ứng dụng công nghệ sinh học sinh học trong việc sản xuất các chế phẩm bảo vệ cây trồng, vật nuôi cũng như trong sản xuất phân bón và các chế phẩm sinh học vi sinh phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cải tạo đất, phát triển nền nông nghiệp sạch.
- Du nhập, khảo nghiệm, tuyển chọn các chế phẩm sinh học tiên tiến ứng dụng vào trồng trọt và chăn nuôi nhằm tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh về giá cả và hợp chuẩn chất lượng quốc tế.
- Nghiên cứu áp dụng các qui trình sản xuất các sản phẩm sinh học tiên tiến ứng dụng vào trồng trọt và chăn nuôi nhằm tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh về giá cả và hợp chuẩn chất lượng quốc tế.
- Nghiên cứu áp dụng các qui trình sản xuất các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
2.1.2. Công nghệ sinh học phục vụ bảo vệ môi trường
Ứng dụng giải pháp công nghệ sinh học và các chế phẩm sinh học trong xử lý ô nhiễm như chất thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp để khắc phục suy thoái và ô nhiễm môi trường.
2.1.3. Công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ
Công nghệ sinh học phải phục vụ hiệu quả và góp phần nâng cao chất lượng của công tác khám, chữa bệnh và phòng bệnh cho nhân dân.
- Ứng dụng các chế phẩm công nghệ sinh học trong chẩn đoán và điều trị các loại bệnh nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn.
- Từng bước ứng dụng liệu pháp công nghệ gen, công nghệ tế bào vào điều trị các bệnh hiểm nghèo.
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải tại các bệnh viện.
2.2. Đẩy mạnh xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học:
Xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học.
Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sinh học của các tổ chức khoa học và công nghệ. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho mạng lưới các phòng thí nghiệm chuyên ngành, các đơn vị ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh (các trung tâm, trạm, trại,…) để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các thành tựu công nghệ sinh học vào trong sản xuất và đời sống.
Đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao, các doanh nghiệp của trung ương và các địa phương khác, trong nước cũng như nước ngoài nhằm thu hút, tranh thủ mọi nguồn lực để phát triển công nghệ sinh học.
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin khoa học- công nghệ phục vụ công tác nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.
2.3. Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về công nghệ sinh học, xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi của địa phương trên cơ sở các cơ chế, chính sách của trung ương, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ giai đoạn CNH, HĐH tỉnh nhà, trong đó chú trọng các chính sách thu hút, tăng cường và đa dạng hoá các nguồn đầu tư; chính sách ưu đãi nhằm thu hút, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học và công nhân lành nghề; chính sách khuyến khích và hỗ trợ hoạt động chuyển giao và áp dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm gắn kết chặt chẽ CNSH với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tự xây dựng cơ sở nghiên cứu và ứng dụng CNSH; chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy việc phát triển nhanh các doanh nghiệp CNSH vừa và nhỏ.
3. Các giải pháp chủ yếu
3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Chỉ thị 50-CT/TW và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học đến cán bộ, đảng viên, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, các cấp để nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công nghệ sinh học trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuyên truyền, phổ biến những thành tựu của công nghệ sinh học, hướng dẫn việc ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh. Đồng thời, các ngành, các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ sinh học vào trong thực tế sản xuất và đời sống.
3.2. Lĩnh vực nông-lâm nghiệp: Củng cố và phát triển các trung tâm, trạm trại để có đủ khả năng nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vào việc tuyển chọn, nhân nhanh giống cây, giống gia súc sạch bệnh, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đóng góp thiết thực vào chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu kinh tế.
3.3. Lĩnh vực công nghiệp: Nhanh chóng ứng dụng công nghệ sinh học vào việc bảo quản và chế biến nông sản ở quy mô vừa và nhỏ, nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
3.4. Lĩnh vực y tế: Phối hợp với các Viện, các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong điều trị các bệnh phổ biến như tim, mạch, tiểu đường, ung thư…Đưa vào sử dụng một số loại thuốc phục vụ phòng và chữa bệnh được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu bằng công nghệ sinh học như vaccine, thuốc điều trị có nguồn gốc từ protein tái tổ hợp, đảm bảo kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm…Từng bước ứng dụng các liệu pháp công nghệ gen, công nghệ tế bào vào điều trị các bệnh hiểm nghèo. Bảo quản cung cấp đủ các vaccine và một số loại thuốc thiết yếu phòng và chữa bệnh. Tập trung ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học vào lĩnh vực xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, kiểm soát dịch bệnh và xử lý ô nhiễm môi trường bệnh viện.
3.5. Lĩnh vực bảo vệ môi trường: Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ sinh học trong xử lý môi trường tại các vùng công nghiệp, các vùng làng nghề, trang trại…xử lý chất thải rắn, nước thải, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học…
3.6. Mở rộng các quan hệ hợp tác với các cơ quan khoa học, các trường Đại học, các doanh nghiệp công nghệ sinh học trong và ngoài nước trong việc đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu công nghệ sinh học. Làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh, khuyến khích học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có chương trình đào tạo công nghệ sinh học. Rà soát, điều chỉnh lại các chính sách thu hút, bồi dưỡng nhân tài, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
3.7. Đa dạng hoá các nguồn đầu tư trong và ngoài tỉnh cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học và sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học; có chính sách ưu đãi cho phát triển nhanh các doanh nghiệp công nghệ sinh học vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh. Ngân sách sự nghiệp khoa học tỉnh tập trung đầu tư cho một số chương trình về đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở thí nghiệm, nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học.
3.8. Gắn kết hoạt động khoa học và công nghệ với hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế; khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động phổ biến, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ sinh học vào trong sản xuất và đời sống.
1. Trên cơ sở tiếp tục cụ thể hoá và thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu đã được nêu trong chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, tổ chức triển khai quán triệt Chỉ thị 50-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương, Quyết định 188/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tri số 23-TT/TU của Tỉnh uỷ, Chương trình hành động của UBND tỉnh đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. Xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
2. Thành lập Ban chỉ đạo “Chương trình phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học” của tỉnh; giao Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan thường trực có nhiệm vụ theo dõi việc triển khai thực hiện các nội dung trong chương trình hành động của UBND tỉnh tại các Sở, ngành và địa phương có liên quan; kịp thời tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, định kỳ hàng năm tổng kết kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh.
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các ngành xây dựng đề án “ Tăng cường năng lực Nghiên cứu - Triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học”.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xây dựng “ Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2010”.
4. Sở Y tế chủ trì xây dựng “ Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế đến năm 2010”.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng “ Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2010”.
6. Sở Công nghiệp chủ trì phối hợp với các ngành, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng “Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2010”.
7. Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động và TBXH tổ chức xây dựng và triển khai “Kế hoạch đào tạo và định hướng sử dụng nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học”.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Sở Tài chính và Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng Khoa học Kỹ thuật của tỉnh tổ chức thẩm định các dự án công nghệ sinh học; xây dựng kế hoạch huy động vốn, kế hoạch đầu tư, dự kiến phân bổ ngân sách tỉnh hàng năm và 5 năm trình UBND tỉnh phê duyệt.
9. Các cơ quan Báo, Đài và Sở Văn hoá Thông tin của tỉnh xây dựng kế hoạch phổ biến, tuyên truyền về công nghệ sinh học, giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ sinh học nông, lâm, ngư nghiệp nhất là việc tuyên truyền điển hình tiên tiến trong phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học của các địa phương.
10. Đề nghị UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể tham gia triển khai và thực hiện chương trình hành động trong phạm vi hoạt động của mình nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong mọi tầng lớp nhân dân.
CÁC ĐỀ ÁN, KẾ HOẠCH, NỘI DUNG CÔNG VIỆC TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TỈNH VỀ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC.
(Kèm theo Quyết định số 51/2006/QĐ-UB ngày 21 tháng 7 năm 2006 của UBND tỉnh )
Số TT | Đề án, kế hoạch, nội dung công việc | Cơ quan thực hiện | Hình thức văn bản và cấp phê duyệt | Thời hạn hoàn thành |
1 | Đề án Tăng cường năng lực nghiên cứu-Triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học. | Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các ngành | Quyết định phê duyệt của Chủ tịch tỉnh. | Quý I năm 2007 |
2 | Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2010 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan | Quyết định phê duyệt của Chủ tịch tỉnh. | Quý I năm 2007 |
3 | Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế đến năm 2010 | Sở Y tế chủ trì | Quyết định phê duyệt của Chủ tịch tỉnh. | Quý I năm 2007 |
4 | Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2010 | Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì | Quyết định phê duyệt của Chủ tịch tỉnh. | Quý I năm 2007 |
5 | Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2010 | Sở Công nghiệp chủ trì phối hợp với các ngành, đơn vị, doanh nghiệp | Quyết định phê duyệt của Chủ tịch tỉnh. | Quý I năm 2007 |
6 | Kế hoạch đào tạo và định hướng sử dụng nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học | Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động và TBXH | Quyết định phê duyệt của Chủ tịch tỉnh. | Quý I năm 2007 |
7 | Tổ chức thẩm định các dự án công nghệ sinh học; xây dựng kế hoạch huy động vốn, kế hoạch đầu tư, dự kiến phân bổ ngân sách tỉnh hàng năm và 5 năm trình UBND tỉnh phê duyệt | Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Sở Tài chính và Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng Khoa học Kỹ thuật |
|
|
8 | Kế hoạch phổ biến, tuyên truyền về công nghệ sinh học, giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ sinh học nông, lâm, ngư nghiệp | Các cơ quan Báo, Đài và Sở Văn hoá Thông tin |
|
|
- 1Quyết định 446/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025
- 2Quyết định 69/2007/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- 3Nghị quyết 112/2007/NQ-HĐND về Chương trình ứng dụng công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông, lâm nghiệp - thủy sản giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 4Quyết định 61/2006/QĐ-UBND về Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2006-2010
- 5Quyết định 576/QĐ-UBND năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành do tỉnh Gia Lai ban hành
- 1Quyết định 188/2005/QĐ-TTg về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 446/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025
- 4Quyết định 69/2007/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- 5Nghị quyết 112/2007/NQ-HĐND về Chương trình ứng dụng công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông, lâm nghiệp - thủy sản giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 6Quyết định 61/2006/QĐ-UBND về Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2006-2010
Quyết định 51/2006/QĐ-UBND về Chương trình hành động thực hiện Quyết định 188/2005/QĐ-TTg về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do tỉnh Gia Lai ban hành
- Số hiệu: 51/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/07/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Phạm Thế Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/07/2006
- Ngày hết hiệu lực: 11/10/2013
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực