- 1Nghị định 36-CP năm 1995 về việc bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 2Thông tư liên bộ 77-TTLB/TC/NV năm 1995 bổ sung việc thu và sử dụng tiền thu phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị do Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ ban hành
- 3Thông tư 9-TC/CSTC-1996 hướng dẫn sử dụng tiền thu về xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự An toàn giao thông đường bộ và An toàn giao thông đô thị do Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 39-CP về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt
- 5Nghị định 40-CP năm 1996 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
- 6Thông tư 48/1999/TT-BTC về việc sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông do Bộ Tài chính ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2000/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ VIỆC THU - CHI VÀ QUẢN LÝ CÁC KHOẢN THU TIỀN PHẠT HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ các Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995, số 39/CP và số 40/CP ngày 5/7/1996 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư 48/1999/TT-BTC ngày 6/5/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông;
Xét đề nghị của Sở Tài chính - Vật giá Hà nội tại tờ trình số 957 TC/QLNS ngày 17 tháng 4 năm 2000;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này "Quy định tạm thời về việc thu - chi và quản lý các khoản thu tiền phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông"
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2000 và thay thế Quyết định số 3371/QĐ-UB ngày 30/08/1997 của UBND Thành phố Hà nội.
Điều 3: Chánh văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể thuộc Thành phố và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ VIỆC THU CHI VÀ QUẢN LÝ CÁC KHOẢN THU TIỀN PHẠT HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2000/QĐ-UB ngày 23 tháng 5 năm 2000 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội)
Chương 1:
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Bản quy định tạm thời này quy định những nội dung chủ yếu về việc thu - chi và quản lý các khoản tiền thu từ xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đô thị, trật tự an toàn giao thông đường sắt, trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa (gọi chung là trật tự an toàn giao thông) trên địa bàn Hà nội.
Điều 2: Người có thẩm quyền xử phạt, ra quyết định xử phạt, lập biên bản và mức tiền xử phạt cho từng hành vi vi phạm được thực hiện theo đúng các quy định tại các Nghị định số 36/CP ngày 29/05/1995 về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị; Nghị định số 39/CP ngày 05/07/1996 về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt; Nghị định số 40/CP ngày 05/07/1996 về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và Thông tư số 48/1999/TT-BTC ngày 06/05/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.
Điều 3: Số tiền phạt thu được phải nộp đủ và kịp thời vào ngân sách thành phố qua hệ thống Kho Bạc nhà nước.
Điều 4: Các cơ quan sau đây có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện và giải quyết các vấn đề liên quan tới việc thu phạt, quản lý tiền phạt, thanh toán các chi phí có liên quan tới việc thu phạt với ngân sách nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp quản lý.
4.1- Công an Thành phố, Sở Giao thông công chính, Thành đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố, Ban an toàn giao thông Thành phố (nếu có) có trách nhiệm bố trí lực lượng chuyên trách trực tiếp hoặc cử cán bộ tham gia vào bộ phận công tác thanh tra liên ngành của Thành phố để xử lý các vụ vi phạm theo Quyết định của Uỷ ban nhân dân Thành phố.
4.2- Công an Thành phố là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo "197" của Thành phố có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố trong việc triển khai thực hiện các kế hoạch thường xuyên, đột xuất của UBND Thành phố và điều hành lực lượng cán bộ của các ngành tham gia trực tiếp làm nhiệm vụ xử lý các vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông. Thực hiện việc lập dự toán, tổ chức chi tiêu và quyết toán nguồn ngân sách cấp cho hoạt động của Ban Chỉ đạo "197" Thành phố theo Luật ngân sách nhà nước.
4.3- Công an các Quận, Huyện là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo "197" các Quận, Huyện giúp Uỷ ban nhân dân các Quận, Huyện về bố trí lực lượng trực tiếp tham gia vào nhiệm vụ xử lý các vụ vi phạm theo quy định tại các Nghị định 36/CP, 39/CP và 40/CP và báo cáo Công an Thành phố và UBND các Quận, Huyện để giải quyết mức bồi dưỡng cho các lực lượng trực tiếp tham gia xử phạt.
4.4- Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm tổng hợp kịp thời nguồn thu phạt được nộp vào ngân sách thành phố và nhu cầu chi cho các hoạt động phục vụ trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa theo chế độ hiện hành. Sở Tài chính - Vật giá căn cứ vào số tiền thu phạt của từng đơn vị nộp ngân sách nhà nước và căn cứ vào dự toán năm được UBND Thành phố giao để xét, phê duyệt dự toán quý có chia ra tháng theo từng nội đung chi của chế độ sử dụng tiền phạt cho từng đơn vị và thực hiện cấp phát, quản lý, quyết toán theo chế độ quy định (kể cả mức trích cho Kho bạc nhà nước Thành phố và Đội Cảnh sát giao thông trật tự số 1 thuộc Bộ Công an).
4.5- Cục Thuế Hà nội có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời và quản lý biên lai thu tiền phạt (Theo mẫu quy định của Bộ Tài chính).
4.6- Hệ thống Kho Bạc nhà nước từ thành phố đến quận, huyện bố trí các điểm thu phạt hợp lý, thuận lợi và kịp thời thu các khoản tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
Chương 2:
NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ TRONG VIỆC QUẢN LÝ NGUỒN THU, PHÂN BỔ SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN CÁC KHOẢN THU - CHI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 36/CP, 39/CP, 40/CP
Điều 5: Số thu từ xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông là nguồn thu của ngân sách nhà nước và được để lại cho ngân sách thành phố quản lý, sử dụng, phải nộp đủ, kịp thời vào ngân sách qua hệ thống Kho Bạc nhà nước các cấp.
Điều 6: Tổng số tiền phạt thu được sẽ phân bổ và sử dụng cho các lực lượng của địa phương có tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông như sau:
6.1- Trích 30% tổng số tiền thu phạt vào ngân sách thành phố để cân đối chung của ngân sách địa phương.
6.2- Số tiền thu phạt 70% còn lại (coi là 100%) được phân bổ và sử dụng cho công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông theo các tỷ lệ sau:
- 20% chi cho lực lượng công an (qua Công an Thành phố) để bồi dưỡng cho lực lượng công an tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, trong đó dành ít nhất 10% chi cho lực lượng công an tham gia trực tiếp.
Trong tổng số 20% chi cho lực lượng công an trên, bao gồm cả chi hỗ trợ cho lực lượng công an tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông ở cấp quận, huyện, xã, phường và Đội Cảnh sát giao thông trật tự số 1- Bộ Công an.
- 15% chi cho lực lượng thanh tra giao thông, nội dung chi gồm :
+ Chi bồi dưỡng cho lực lượng tuần tra kiểm soát;
+ Chi học tập đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.
+ Chi bổ sung kinh phí sửa chữa phương tiện, xăng dầu phục vụ tuần tra kiểm soát
+ Chi cho các hoạt động khác phục vụ đảm bảo an toàn giao thông.
- 10% chi cho các lực lượng ở các quận, huyện, xã, phường, thị trấn (kể cả chi cho công tác chỉ đạo an toàn giao thông) tham gia trực tiếp giữ gìn trật tự an toàn giao thông (trừ lực lượng công an).
- 5% chi cho Kho Bạc nhà nước thực hiện việc thu tiền phạt (bao gồm cả chi phí cho người được uỷ quyền thu phạt do Kho Bạc nhà nước uỷ quyền theo quy định).
- 5% chi cho trạm cân kiểm tra xe trong tổng số thu tiền phạt chung, nhưng không vượt quá 20% số thực thu tiền phạt của trạm cân đó. Nội dung chi gồm :
+ Chi bồi dưỡng cho lực lượng tham gia trực tiếp tại trạm cân và các lực lượng hỗ trợ hoạt động của trạm cân.
+ Chi hỗ trợ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.
+ Chi hỗ trợ cho việc sửa chữa thiết bị trạm cân.
+ Chi cho các mục đích khác phục vụ hoạt động của trạm cân.
- 15% chi cho Ban Chỉ đạo "197" Thành phố (chi cho công tác an toàn giao thông) bao gồm chi cho hoạt động của ban, chi cho công tác phổ biến, tuyên truyền về việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông tại địa phương, chi cho công tác tổng kết thi đua khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông (Hà nội chưa có Ban an toàn giao thông độc lập mà nhiệm vụ của Ban này nằm trong nhiệm vụ của Ban chỉ đạo "197" Thành phố vì vậy được cân đối chung vào nhiệm vụ chi của Ban Chỉ đạo "197" Thành phố).
- 30% còn lại Thành phố sẽ dùng để chi tăng cường cơ sở vật chất, chi bồi dưỡng Lực lượng thanh niên xung kích an ninh (nếu tham gia trực tiếp) thông qua Thành đoàn Hà nội, các khoản chi cần thiết khác cho việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông thuộc địa phương (theo đề nghị của Ban Chỉ đạo "197" Thành phố).
6.3- Mức chi bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia kiểm tra đôn đốc thi hành Nghị định 36/CP, 39/CP, 40/CP (Bổi dưỡng ngoài giờ, bồi dưỡng làm đêm, công tác phí...), cụ thể là:
- Cảnh sát giao thông: 200.000 đồng/người/tháng.
- Cảnh sát trật tự và cảnh sát khu vực: 150.000 đồng/người/tháng.
- Lực lượng thanh tra giao thông: 150.000 đồng/người/tháng.
- Lực lượng thanh niên xung kích an ninh Thủ đô (nếu trực tiếp tham gia): 150.000 đồng/người/tháng.
Mức chi trên không được vượt quá tỷ lệ (%) phân bổ ghi tại Điểm 6.2
Điều 7: Quản lý, cấp phát, quyết toán kinh phí ngân sách từ tiền thu phạt
7.1- Sở Tài chính Vật giá căn cứ vào dự toán số thu phạt hàng năm để phân bổ việc sử dụng kinh phí ngân sách từ tiền thu phạt cho các đơn vị được giao nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
7.2- Lập dự toán và duyệt dự toán (theo tỷ lệ ghi tại Điều 6.2):
- Hàng năm, các Sở, Ngành, đơn vị liên quan trực thuộc Thành phố và đơn vị thuộc trung ương như Kho bạc nhà nước Thành phố, Đội Cảnh sát giao thông trật tự số 1 của Bộ Công an được giao nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn giao thông căn cứ vào khả năng thu phạt và căn cứ vào số kiểm tra do Sở Tài chính - Vật giá thông báo để lập dự toán kinh phí theo chế độ, đinh mức quy định gởi về Sở Tài chính - Vật giá để Sở tổng hợp, thẩm tra dự toán trình Uỷ ban nhân dân Thành phố quyết định dự toán thu, chi từ nguồn thu phạt cùng với dự toán thu - chi ngân sách hàng năm của đơn vị.
- Hàng năm, căn cứ vào số kiểm tra do Sở Tài chính - Vật giá thông báo cho Quận, huyện, Ban Chỉ đạo "197" của Quận, Huyện lập dự toán gửi Phòng Tài chính - Vật giá Quận, huyện để tổng hợp, thẩm tra trình Uỷ ban nhân dân các Quận, huyện quyết định cùng với dự toán thu - chi ngân sách hàng năm.
Riêng đối với Kho Bạc nhà nước và Đội Cảnh sát giao thông trật tự số 1 (Bộ Công an), lập dự toán gửi Sở Tài chính - Vật giá để thẩm tra trình UBND Thành phố quyết định phê duyệt dự toán năm, Sở Tài chính - Vật giá phê duyệt dự toán chi tiết theo Mục lục NSNN có chia ra quý, tháng theo Điều 4:4 của Quy định tạm thời này.
7.3- Cấp phát kinh phí
7.3.1- Căn cứ để cấp phát kinh phí:
- Mức phân bổ dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Uỷ ban nhân dân Thành phố đối với các đơn vị thuộc Thành phố, Uỷ ban nhân dân Quận, huyện đối với các đơn vị thuộc Quận, huyện) và dự toán chi tiết do cơ quan tài chính đồng cấp phê chuẩn.
- Các chế độ, định mức do Bộ Tài chính quy định và mức chi được Uỷ ban nhân dân Thành phố quy định tại Quy định tạm thời này.
- Căn cứ vào số tiền phạt thực thu được nộp vào Kho bạc nhà nước của từng đơn vị đã được kho bạc xác nhận, Sở Tài chính - Vật giá cấp phát kịp thời kinh phí được hưởng cho các đơn vị.
- Số tiền phạt thu được phân bổ cho các lực lượng tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông quy định tại Điều 6.2 là mức kinh phí được trích tối đa. Số kinh phí này nếu sử dụng không hết thì được xem xét để bổ sung chi trang bị cơ sở vật chất đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
7.3.2- Phương thức cấp phát:
Đối với các đơn vị thuộc Thành phố quản lý (Công an Thành phố, Ban Thanh tra giao thông công chính, Lực lượng thanh niên xung kích an ninh) và các đơn vị thuộc trung ương (Kho bạc nhà nước Thành phố, Đội Cảnh sát giao thông trật tự số thuộc Bộ Công an), Sở Tài chính - Vật giá thực hiện cấp phát trực tiếp cho các đơn vị theo hình thức cấp phát hiện hành.
7.4- Quyết toán
- Về thu: Sở Tài chính - Vật giá và Kho bạc nhà nước Thành phố đối chiếu tổng hợp các nguồn thu tiền phạt đã nộp vào ngân sách thành phố và báo cáo quyết toán thu theo quy định hiện hành.
- Về chi: các đơn vị được ngân sách cấp phát từ nguồn thu tiền phạt chịu trách nhiệm quyết toán đúng quy định của Luật NSNN (các đơn vị thuộc Thành phố quyết toán với Sở Tài chính - Vật giá và tổng hợp vào chi ngân sách thành phố, các đơn vị thuộc quận, huyện quyết toán với Phòng Tài chính - Vật giá quận, huyện và tổng hợp vào chi ngân sách quận huyện).
- Sở Tài chính - Vật giá tổng hợp báo cáo quyết toán chung để báo cáo với Uỷ ban nhân dân Thành phố, Bộ Tài chính theo đúng quy định của Luật NSNN.
Chương 3:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8: Điều khoản thi hành và tổ chức thực hiện.
8.1- Quy định tạm thời này có hiệu lực thi hành từ 01/01/2000 và thay thế cho Quy định tạm thời ban hành kèm theo Quyết định 3371/QĐ-UB ngày 30/08/1997 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội về việc thu, chi và quản lý các khoản thu tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ, an toàn giao thông đô thị và chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội
8.2- Sở Tài chính - Vật giá, Kho bạc nhà nước Thành phố, Phòng Tài chính - Vật giá và Kho bạc nhà nước các quận, huyện có trách nhiệm thực hiện, quản lý nguồn thu được nộp vào NSNN và cấp phát kinh phí, quyết toán từ tiền thu phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đảm bảo theo chế độ và đúng các nguyên tắc quản lý tài chính cho các lực lượng tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
8.3- Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành, Đoàn thể thuộc Thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc bản quy định tạm thời này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, có vướng mắc hay do Nhà nước thay đổi, bổ sung về chế độ, UBND Thành phố sẽ xem xét, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.
| T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
- 1Nghị định 36-CP năm 1995 về việc bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 2Thông tư liên bộ 77-TTLB/TC/NV năm 1995 bổ sung việc thu và sử dụng tiền thu phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị do Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ ban hành
- 3Thông tư 9-TC/CSTC-1996 hướng dẫn sử dụng tiền thu về xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự An toàn giao thông đường bộ và An toàn giao thông đô thị do Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 39-CP về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt
- 5Nghị định 40-CP năm 1996 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
- 6Thông tư 48/1999/TT-BTC về việc sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông do Bộ Tài chính ban hành
Quyết định 51/2000/QĐ-UB ban hành quy định tạm thời về việc thu - chi và quản lý các khoản thu tiềnphạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 51/2000/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/05/2000
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Phan Văn Vượng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2000
- Ngày hết hiệu lực: 04/04/2003
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực