Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 502/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 06 tháng 02 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 732/QĐ-TTG NGÀY 29/4/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 115/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”;

Căn cứ Quyết định số 291-QĐ/TU ngày 27/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVIII về ban hành Chương trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 3114/TTr-SGDĐT ngày 27/12/2017; của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 141/SNV-CCVC ngày 30/01/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai, thực hiện Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Thanh hóa, với các nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu đến năm 2020

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên:

+ Về đào tạo: 100% nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo đạt chuẩn về trình độ trở lên theo quy định.

+ Về bồi dưỡng: 100% nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy, giáo dục, năng lực quản lý, năng lực ngoại ngữ và năng lực công nghệ thông tin.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông:

+ Về đào tạo: Đào tạo giáo viên chất lượng cao bổ sung cho đội ngũ giáo viên cốt cán ở các cơ sở giáo dục phổ thông (mỗi năm khoảng 100 người); đào tạo bổ sung giáo viên thay thế số giáo viên nghỉ hưu hoặc tăng thêm ở các cơ sở giáo dục phổ thông do phát triển quy mô trường lớp học (đến năm 2020, ước tính khoảng 2.200 người).

+ Về bồi dưỡng:

Phấn đấu 100% nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông được bồi dưỡng năng lực triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.

Phấn đấu 100% nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông được bồi dưỡng nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn cán bộ quản lý, trong đó có từ 80% đạt mức độ khá trở lên.

Phấn đấu 100% nhà giáo được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ quản lý giáo dục trước khi bổ nhiệm làm cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông và 100% cán bộ quản lý giáo dục được bồi dưỡng cập nhật kiến thức về nghiệp vụ quản lý giáo dục trước khi được bổ nhiệm lại.

Phấn đấu 100% nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước khi được bổ nhiệm vào hạng nghề nghiệp tương ứng.

Phấn đấu 100% nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán được bồi dưỡng năng lực hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên, liên tục ngay tại trường.

Phấn đấu 100% nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông công tác tại vùng dân tộc sử dụng được ít nhất một tiếng dân tộc ở địa bàn công tác.

b) Định hướng đến năm 2025:

Bảo đảm năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên được chuẩn hóa ngang với mặt bằng chung trong cả nước, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; phấn đấu nâng dần tỷ lệ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông được đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ (năm sau cao hơn năm trước) về chuyên môn hoặc quản lý giáo dục ở các cấp học so với cuối năm 2020.

II. YÊU CẦU

1. Nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nói riêng và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung.

2. Bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm; ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; gắn đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâu dài. Có cơ chế khuyến khích nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đặc biệt là nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có điều kiện học tập nâng cao trình độ và năng lực làm việc.

3. Tăng cường trách nhiệm và tạo điều kiện cho người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu các cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực.

4. Nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong tỉnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; thu hút và tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu có uy tín và có đủ năng lực trong nước tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

III. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Nhà giáo và cán bộ quản lý thuộc các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh;

2. Nhà giáo và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.

IV. NỘI DUNG

1. Về đào tạo

- Đào tạo giáo viên chất lượng cao bổ sung cho đội ngũ giáo viên cốt cán ở các cơ sở giáo dục phổ thông và thay thế số giáo viên nghỉ hưu hoặc tăng thêm;

- Đào tạo trình độ sau đại học phù hợp với quy hoạch đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trong đó ưu tiên đào tạo trình độ sau đại học về chuyên môn giảng dạy.

2. Về bồi dưỡng

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chuẩn nghề nghiệp và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học cho nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nói chung và bồi dưỡng tiếng dân tộc cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông ở vùng dân tộc nói riêng.

- Lựa chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi để bồi dưỡng trở thành giáo viên cốt cán tại cơ sở giáo dục phổ thông.

- Bồi dưỡng và cấp chứng chỉ về tin học hóa trong quản lý cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, quản trị cho cán bộ quản lý ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và các cơ sở giáo dục phổ thông.

V. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức của nhà giáo và cán bộ quản lý thuộc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cơ sở giáo dục phổ thông về vai trò, vị trí của công tác đào tạo, bồi dưỡng

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý thuộc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cơ sở giáo dục phổ thông xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý để không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng với yêu cầu phát triển giáo dục. Khuyến khích nhà giáo và cán bộ quản lý luôn phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, xem việc tự học, tự bồi dưỡng là nhu cầu tự thân trong suốt quá trình làm việc.

2. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, truyền thông về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng

a) Triển khai phần mềm Prnis Online để quản lý cơ sở dữ liệu về đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo sự kết nối, liên thông giữa Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục phổ thông và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đảm bảo việc khai thác cơ sở dữ liệu về đào tạo, bồi dưỡng nhanh chóng và thuận tiện.

b) Phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và nâng cao năng lực cho Trường Đại học Hồng Đức để đảm bảo vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

c) Phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông, báo chí, website của Sở Giáo dục và Đào tạo, của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và của cơ sở giáo dục phổ thông để đảm bảo sự đồng thuận trong đội ngũ nhà giáo và xã hội với các chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục và đào tạo về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

3. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá trong đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trên địa bàn tỉnh

a) Trên cơ sở yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông và nhu cầu của nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá trong đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông.

b) Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cần chú trọng việc xây dựng ngân hàng đề thi đảm bảo tính khách quan, khoa học nhằm đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

c) Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đi đầu là Trường Đại học Hồng Đức cần xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra đối với mỗi ngành đào tạo giáo viên, trong đó chú trọng triển khai Đề án “Đào tạo và sử dụng giáo viên chất lượng cao tỉnh Thanh Hóa” nhằm đáp ứng yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực của người giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Áp dụng có hiệu quả bộ công cụ đánh giá năng lực nghề nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để đánh giá năng lực nghề nghiệp của sinh viên sư phạm.

d) Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán ở các cơ sở giáo dục phổ thông, đội ngũ chuyên gia đầu ngành ở các cơ sở đào tạo bồi dưỡng giáo viên để tham gia làm báo cáo viên, giảng viên trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

e) Các cơ sở đào tạo bồi dưỡng giáo viên cần chủ động chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ, chương trình và tài liệu bồi dưỡng để trình Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh giao nhiệm vụ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông.

4. Nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý có liên quan đến đào tạo sư phạm và bồi dưỡng giáo viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trên địa bàn tỉnh.

a) Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tự tổ chức đánh giá đội ngũ giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên; tổ chức cho giảng viên tham gia bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên và thi thăng hạng giảng viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Đổi mới quy chế giáo dục nghiệp vụ sư phạm, quy chế thực hành, thực tập giảng dạy và giáo dục của sinh viên sư phạm. Tăng cường sự gắn kết giữa hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên với thực tiễn hoạt động dạy học và giáo dục ở trường phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

c) Tuyển chọn những giảng viên sư phạm có đủ năng lực và trình độ ngoại ngữ tham gia trao đổi khoa học và giảng dạy ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông uy tín trong nước và quốc tế để học hỏi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

d) Có cơ chế tuyển chọn và đào tạo sinh viên sư phạm giỏi, yêu nghề để bổ sung cho đội ngũ giảng viên sư phạm về hưu hoặc tăng thêm.

e) Đẩy mạnh đào tạo chuẩn hóa trình độ đào tạo của giáo viên, giảng viên thuộc các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

5. Nâng cấp các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của tỉnh: Hỗ trợ đầu tư nâng cấp thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ thông tin, thư viện số, phương tiện học tập online theo ngành đào tạo cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

6. Đẩy mạnh xã hội hóa và hội nhập quốc tế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông

a) Có cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông.

b) Tăng cường tính chủ động của Trường Đại học Hồng Đức và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong việc trao đổi khoa học, trao đổi giảng viên, sinh viên... với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông có năng lực, uy tín trong nước và trên thế giới.

c) Tăng cường tổ chức các hội thảo quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; tổ chức giao lưu giữa sinh viên sư phạm trong tỉnh với sinh viên sư phạm thuộc các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên uy tín trong nước và trên thế giới.

7. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trong việc phối hợp triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn

a) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan cụ thể hóa nội dung Kế hoạch này trong kế hoạch công tác hàng năm để phối hợp thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông.

b) Thực hiện kịp thời, đồng bộ và có hiệu quả giữa Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị có liên quan và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh trong việc xây dựng chỉ tiêu đào tạo, chỉ tiêu bồi dưỡng theo từng nội dung của Kế hoạch này, đảm bảo kinh phí và việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng và hiệu quả.

c) Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục phổ thông với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; đảm bảo đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông sau đào tạo, bồi dưỡng có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

VI. LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Lộ trình thực hiện

a) Giai đoạn 2018 - 2020: Thực hiện các nhiệm vụ tại Phụ lục 1 kèm theo Kế hoạch này.

b) Định hướng đến năm 2025:

- Duy trì và tiếp tục phát huy các mục tiêu đã đạt được, bảo đảm chất lượng và hiệu quả bền vững.

- Tăng cường bồi dưỡng theo nhu cầu, yêu cầu của vị trí việc làm; thực hiện nghiêm túc quy định về bồi dưỡng trước khi đề bạt, bổ nhiệm cán bộ; trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

2. Kinh phí

Kinh phí thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được bố trí từ:

a) Nguồn kinh phí bồi dưỡng cán bộ công chức do Sở Nội vụ quản lý; kinh phí từ ngân sách Nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của của cơ quan quản lý, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sử dụng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

b) Nguồn kinh phí hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn vốn vay ODA (nếu có); kinh phí đóng góp của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện Kế hoạch này, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và yêu cầu, tiến độ; chủ trì phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện tốt công tác tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa và nội dung hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;

b) Hằng năm, chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phân bố ngân sách nhà nước, các chương trình, dự án, đề án để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thuộc tỉnh;

c) Tổ chức khảo sát thực tế; xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo từng giai đoạn và hằng năm; xây dựng cơ chế quản lý, giám sát, đánh giá liên quan đến công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;

d) Cụ thể hóa Kế hoạch này thành các nhiệm vụ hằng năm để chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, phối hợp với UBND cấp huyện chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo tổ chức các khóa bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả thực hiện, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp khắc phục trong quá trình triển khai thực hiện.

2. Trường Đại học Hồng Đức và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thuộc tỉnh

a) Căn cứ Kế hoạch này và nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 và Thông báo 535/TB-BGDĐT ngày 10/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên sư phạm; chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có uy tín khác để thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Tham mưu cho cấp có thẩm quyền tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các điều kiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả cho công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ: Hằng năm, căn cứ khả năng ngân sách, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn đầu tư, ngân sách thường xuyên để thực hiện Kế hoạch theo quy định hiện hành.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Hằng năm, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để cụ thể hóa các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản các trường phổ thông trên địa bàn huyện, đảm bảo hiệu quả, đúng lộ trình và đạt mục tiêu của Kế hoạch đề ra; định kỳ, vào ngày 15/11 hằng năm, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Sở Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (để báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các Sở: GD&ĐT, Tài chính, KH&ĐT, Nội vụ;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 

PHỤ LỤC 1

CHỈ TIÊU, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 502/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Nội dung đào tạo bồi dưỡng

Cấp học

Tổng số CBQL và GV hiện có (biên chế)

Tng đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2018-2020

20X8

2019

2020

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phi hp

Ghi chú

CBQL

GV

CBQL

GV

SL

%

SL

%

CBQL

GV

CBQL

GV

CBQL

GV

I. ĐÀO TẠO

1.1

Đào tạo bổ sung giáo viên thay thế số giáo viên nghỉ hưu

TH

1.561

13.202

1.033

344

344

345

Các cơ sở đào tạo giáo viên

Sở Giáo dục và đào tạo; UBND các huyện, thị, thành phố

7%

THCS

1.309

10.874

853

284

284

285

7%

THPT

306

5.045

375

124

124

127

7%

1.2

Đào tạo trình độ sau đại học phù hợp với quy hoạch đội ngũ nhà giáo và CBQL cơ sở giáo dục cấp THCS, THPT.

TH

1.561

13.202

150

50

50

50

Các cơ sở đào tạo giáo viên

Các Sở, Ban, Ngành có liên quan;

UBND các huyện, thị, thành phố

 

THCS

1.309

10.874

150

50

50

50

 

THPT

306

5.045

90

30

30

30

 

II. BỒI DƯỠNG

 

2.1

Bồi dưỡng năng lực triển khai chương trình, sách giáo khoa mới

TH

1.561

13.202

 

 

 

 

 

 

 

 

1.561

13.202

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các Sở, Ban, Ngành có liên quan;

UBND các huyện, thị, thành phố

 

THCS

1.309

10.874

 

 

 

 

 

 

 

 

1.309

10.874

 

THPT

306

5.045

 

 

 

 

 

 

 

 

306

5.045

 

2.2

Bồi dưỡng nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng

TH

1.561

13.202

 

 

 

 

1.561

13.202

1.561

13.202

1.561

13.202

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các Sở, Ban, Ngành có liên quan; UBND các huyện, thị, thành phố

Bồi dưỡng thường xuyên hằng năm

THCS

1.309

10.874

 

 

 

 

1.309

10.874

1.309

10.874

1.309

10.874

THPT

306

5.045

 

 

 

 

306

5.045

306

5.045

306

5.045

2.3

Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục trước khi bổ nhiệm làm quản lý cơ sở giáo dục phổ thông

TH

1.561

13.202

 

 

600

 

 

200

 

200

 

200

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các Sở, Ban, Ngành có liên quan; UBND các huyện, thị, thành phố

Mức ổn định trong 5 năm gần đây

THCS

1.309

10.874

 

 

600

 

 

200

 

200

 

200

THPT

306

5.045

 

 

210

 

 

70

 

70

 

70

2.4

Bồi dưỡng cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước khi được bổ nhiệm vào hạng nghề nghiệp tương ứng

TH

1.561

13.202

1.561

100%

13.202

100%

520

4.400

520

4.400

521

4.402

Sở Giáo dục và Đào tạo

Cơ sở giáo dục được phép tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; UBND các huyện, thị, thành phố và các đơn vị có liên quan

 

THCS

1.309

10.874

1.309

100%

10.874

100%

436

3.624

436

3.624

437

3.626

 

THPT

306

5.045

306

100%

5.045

100%

102

1.681

102

1.681

102

1.683

 

2.5

Bồi dưỡng năng lực hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên

TH

1.561

13.202

1.561

100%

13.202

100%

520

4.400

520

4.400

521

4.402

Sở Giáo dục và Đào tạo

UBND các huyện, thị, thành phố; Các Sở, Ban, Ngành có liên quan

 

THCS

1.309

10.874

1.309

100%

10.874

100%

436

3.624

436

3.624

437

3.626

 

THPT

306

5.045

306

100%

5.045

100%

102

1.681

102

1.681

102

1.683

 

2.6

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đội ngũ nhà giáo và CBQL công tác ở vùng dân tộc

TH

1.561

13.202

234

15%

1.980

15%

78

660

78

660

78

660

Sở Giáo dục và Đào tạo

UBND các huyện, thị, thành phố; Các Sở, Ban, Ngành có liên quan

 

THCS

1.309

10.874

196

15%

1.631

15%

65

543

65

543

66

545

 

THPT

306

5.045

46

15%

757

15%

20

252

15

252

11

253

 

2.7

Bồi dưỡng nâng cao các năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục

TH

1.561

13.202

1.561

100%

13.202

100%

520

4.400

520

4.400

521

4.402

Sở Giáo dục và Đào tạo

UBND các huyện, thị, thành phố; Các Sở, Ban, Ngành có liên quan

 

THCS

1.309

10.874

1.309

100%

10.874

100%

436

3.624

436

3.624

437

3.626

 

THPT

306

5.045

306

100%

5.045

100%

102

1.681

102

1.681

102

1.683

 

2.8

Bồi dưỡng nâng cao năng lực tin học cho đội ngũ nhà giáo và CBQL cơ sở giáo dục

TH

1.561

13.202

1.561

100%

13.202

100%

520

4.400

520

4.400

521

4.402

Sở Giáo dục và Đào tạo

UBND các huyện, thị, thành phố; Các Sở, Ban, Ngành có liên quan

 

THCS

1.309

10.874

1.309

100%

10.874

100%

436

3.624

436

3.624

437

3.626

 

THPT

306

5.045

306

100%

5.045

100%

102

1.681

102

1.681

102

1.683

 

2.9

Bồi dưỡng giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi để trở thành giáo viên cốt cán

TH

1.561

13.202

 

 

2.640

20%

 

880

 

880

 

880

Sở Giáo dục và Đào tạo

UBND các huyện, thị, thành phố; Các Sở, Ban, Ngành có liên quan

 

THCS

1.309

10.874

 

 

2.175

20%

 

724

 

724

 

724

 

THPT

306

5.045

 

 

1.009

20%

 

336

 

336

 

337

 

2.10

Bồi dưỡng về phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học, kiểm tra đánh giá

TH

1.561

13.202

1.561

100%

13.202

100%

520

4.400

520

4.400

521

4.402

Sở Giáo dục và Đào tạo

UBND các huyện, thị, thành phố; Các Sở, Ban, Ngành có liên quan

 

THCS

1.309

10.874

1.309

100%

10.874

100%

436

3.624

436

3.624

437

3.626

 

THPT

306

5.045

306

100%

5.045

100%

102

1.681

102

1.681

102

1.683

 

2.11

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, quản trị cho CBQL cơ sở giáo dục phổ thông

TH

1.561

13.202

1.561

100%

 

 

520

 

520

 

521

 

Sở Giáo dục và Đào tạo

UBND các huyện, thị, thành phố; Các Sở, Ban, Ngành có liên quan

 

THCS

1.309

10.874

1.309

100%

 

 

436

 

436

 

437

 

 

THPT

306

5.045

306

100%

 

 

102

 

102

 

102

 

 

 

PHỤ LỤC 2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số 502/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Bậc học

Tổng số giáo viên

Trình độ chuyên môn

Năng chuyên môn, nghiệp vụ

Nhu cầu đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng

Thạc sỹ trở lên

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp trở xuống

Đáp ứng được yêu cầu

Chưa đáp ứng được yêu cầu

Đào tạo lại, bồi dưỡng

Nhu cầu đào tạo đến năm 2020

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

1

Tiểu học

13.202

24

9.375

2.302

1.501

13.068

134

1.740

599

342

393

2

THCS

10.874

125

8.734

2.011

4

10.793

81

1.101

259

235

230

2.1

Toán

1.986

41

1.642

303

0

1.971

15

214

29

34

42

2.2

Vật lý

819

15

645

159

0

806

13

98

18

21

24

2.3

Hóa

590

5

491

94

0

583

7

67

10

12

13

2.4

Sinh

712

3

575

134

0

711

1

75

19

12

11

2.5

Văn

1.853

30

1.562

261

0

1.844

9

161

17

32

23

2.6

Sử

602

12

473

117

0

597

5

60

21

16

13

2.7

Địa

583

2

475

106

0

581

2

56

23

18

12

2.8

GDCD

534

7

428

99

0

529

5

44

8

10

10

2.9

Ngoại ngữ

940

4

848

88

0

936

4

79

35

26

23

2.10

Thể dục

724

4

537

183

0

719

5

64

12

12

13

2.11

Công nghệ

451

0

356

95

0

444

7

41

11

7

10

2.12

Tin

295

1

237

57

0

293

2

23

16

10

9

2.13

Khác

785

1

463

317

4

779

6

120

40

24

26

3

THPT

5045

878

4165

2

0

4751

294

841

313

352

245

3.1

Toán

851

268

583

0

0

794

57

134

32

60

53

3.2

520

120

399

1

0

485

35

81

33

33

32

3.3

Hóa

449

71

378

0

0

426

23

74

29

38

11

3.4

Sinh

328

61

267

0

0

307

21

54

22

24

13

3.5

Văn

664

172

492

0

0

622

42

112

43

44

16

3.6

Sử

258

51

207

0

0

242

16

41

17

18

15

3.7

Địa

275

31

244

0

0

258

17

44

17

23

17

3.8

GDCD

226

16

210

0

0

215

11

39

18

14

12

3.9

Ngoại ngữ

553

61

492

0

0

519

34

109

44

45

36

3.10

Thể dục

292

2

290

0

0

281

11

50

15

16

16

3.11

Công nghệ

169

8

161

0

0

162

7

30

14

8

6

3.12

Tin

277

15

262

0

0

265

12

44

16

17

11

3.13

GDQP-AN

154

1

153

0

0

146

8

26

11

9

5

3.14

Khác

29

1

27

1

0

29

0

3

2

3

2

 

PHỤ LỤC 3

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số 502/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Cấp học

Số trường

Tổng số cán bộ quản lý

Trình độ chuyên môn

Trình độ lý luận chính trị

Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD

Năng lc lãnh đạo, quản lý

Kết quả xếp loại chuẩn CBQL năm học 2016- 2017

Nhu cầu bồi ỡng

Thạc sỹ trở lên

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Cao cấp

Trung cấp

Sơ cấp

Có chứng chỉ

Chưa có chứng chỉ

Đáp ứng được yêu cầu

Chưa đáp ứng được yêu cầu

Xuất sắc

Khá

TB

Chưa đạt chuẩn - Loại Kém

Chuyên môn, nghiệp vụ

Lý luận chính trị

Năng lực lãnh đạo, quản lý

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

(22)

1

TH

677

1.561

56

1.465

27

13

10

1.514

37

1.503

58

1.555

6

1.061

430

70

0

265

69

364

2

THCS

646

1.309

74

1.188

47

0

14

1.236

59

1.250

59

1.305

4

873

382

53

1

203

66

273

3

THPT

101

306

184

122

0

0

67

239

0

305

1

304

2

206

87

13

0

57

26

69

 

TNG

1.424

3.176

314

2.775

74

13

91

2.989

96

3.058

118

3.164

12

2.140

899

136

1

525

161

706