Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/KH-UBND | Hà Tĩnh, ngày 24 tháng 01 năm 2017 |
Căn cứ Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” (gọi tắt là Quyết định 732);
Thực hiện Văn bản số 493/TB-BGDĐT ngày 29/6/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Thông báo 493/TB-BGDĐT); Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch "Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025" như sau:
- Nhà giáo, cán bộ quản lý Trường Đại học Hà Tĩnh (đối tượng có liên quan đến đào tạo sư phạm, bồi dưỡng thường xuyên), Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm và Giáo dục thường xuyên tỉnh (BDNVSP&GDTX) trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo (gọi chung là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng);
- Nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (viết tắt là CBQL) cấp TH, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, CBQL đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung, đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nói riêng.
- Bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm; ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; gắn đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâu dài đội ngũ nhà giáo và CBQL. Có cơ chế khuyến khích nhà giáo và CBQL, đặc biệt là nhà giáo và CBQL công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng bãi ngang ven biển, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn học tập nâng cao trình độ, năng lực làm việc.
- Tăng cường trách nhiệm và tạo điều kiện cho người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở giáo dục phổ thông tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực.
- Xây dựng Trường Đại học Hà Tĩnh, Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm và Giáo dục thường xuyên Tỉnh thành cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; thu hút và tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu có đủ năng lực trên phạm vi toàn quốc như: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Trường Đại học Vinh, Học viện Quản lý giáo dục, Viện Nghiên cứu và Chiến lược giáo dục...tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và CBQL.
- Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm bổ ích về đào tạo, bồi dưỡng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời chủ động nghiên cứu kinh nghiệm tiên tiến của các nước, áp dụng phù hợp vào thực tiễn của tỉnh Hà Tĩnh.
3.1. Mục tiêu chung
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQL vững vàng lập trường tư tưởng chính trị, bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW khóa XI.
3.2. Mục tiêu cụ thể
3.2.1. Mục tiêu đến năm 2020
a) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng:
- Về đào tạo: Phấn đấu 100% giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo đạt chuẩn về trình độ trở lên theo quy định.
- Về bồi dưỡng: Phấn đấu 100% giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục được bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy, giáo dục, năng lực quản lý, năng lực ngoại ngữ và năng lực công nghệ thông tin.
b) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục phổ thông:
- Về đào tạo:
+ Đào tạo bổ sung số giáo viên nghỉ hưu, thôi việc, chuyển việc, tăng thêm (sau khi đã cân đối số lượng, cơ cấu bộ môn từng bậc học tiểu học, trung học): Tiểu học: 748 người; THCS: 131 người;
+ Đào tạo trình độ đại học cho nhà giáo, dự kiến: Tiểu học, khoảng 260 người (5 %); trung học cơ sở, khoảng 250 người (5 %);
+ Đào tạo thạc sỹ quản lý giáo dục cho khoảng 50 CBQL (THCS và THPT), thạc sỹ chuyên môn cho nhà giáo và CBQL đương chức, dự nguồn quy hoạch của các trường THPT khoảng 170 người (6 %).
- Về bồi dưỡng:
+ Phấn đấu 100% nhà giáo và CBQL được bồi dưỡng năng lực triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.
+ Phấn đấu 100% nhà giáo và CBQL được bồi dưỡng nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, trong đó có 70% đạt mức độ từ khá trở lên.
+ Phấn đấu 100% nhà giáo được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ quản lý giáo dục trước khi bổ nhiệm làm cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.
+ Phấn đấu 100% nhà giáo và CBQL được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước khi được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng; phấn đấu tối thiểu 50 % nhà giáo và CBQL đã bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp được bồi dưỡng hoàn thiện các tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp.
+ Phấn đấu 100% nhà giáo và CBQL cốt cán được bồi dưỡng năng lực hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên, liên tục ngay tại trường.
+ Phấn đấu bồi dưỡng cho nhà giáo và CBQL công tác tại vùng dân tộc sử dụng được ít nhất một tiếng dân tộc ở địa bàn công tác.
3.2.2. Định hướng đến năm 2025
Bảo đảm năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được chuẩn hóa ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương, nội dung và mục tiêu do Bộ GDĐT xác định, phấn đấu nâng dần tỷ lệ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông được đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ về quản lý giáo dục, về chuyên môn ở các cấp học so với cuối năm 2020.
IV. NỘI DUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
4.1. Đào tạo
- Đào tạo trình độ đại học cho nhà giáo và CBQL các ngành học ở cấp TH, THCS, THPT thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới;
- Đào tạo trình độ sau đại học phù hợp với quy hoạch đội ngũ nhà giáo và CBQL bậc TH, cấp THCS, THPT.
4.2. Bồi dưỡng
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, chuẩn nghề nghiệp và tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp cho nhà giáo và CBQL;
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học cho nhà giáo và CBQL nói chung;
- Bồi dưỡng giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi để trở thành giáo viên cốt cán tại các cơ sở giáo dục phổ thông;
- Bồi dưỡng và cấp chứng chỉ về tin học hóa trong quản lý cho CBQL;
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, quản trị cho cán bộ quản lý ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và cơ sở giáo dục phổ thông.
(Một số nội dung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ như Phụ lục 02 kèm theo Kế hoạch này)
1. Nâng cao nhận thức của nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở giáo dục phổ thông về vai trò, vị trí của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
- Nhận thức đúng về vai trò, vị trí của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt thời gian làm việc của nhà giáo, cán bộ quản lý để thực hiện khâu đột phá phát triển nguồn nhân lực giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;
- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý về trách nhiệm trong việc chọn nhà giáo có năng lực thực sự cử đi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của nhà giáo về ý thức tự học, tự đào tạo, bồi dưỡng của mình.
2. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, truyền thông về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
- Thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh; đặc biệt, lưu ý về điều kiện, tiêu chuẩn để cử đi đào tạo, bồi dưỡng; việc thực hiện nghĩa vụ sau đào tạo; trách nhiệm sau khi được bồi dưỡng thành giáo viên cốt cán…;
- Giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tự chịu trách nhiệm trong việc cử người đi đào tạo, bồi dưỡng gắn với tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm sát hợp với nhu cầu sử dụng đội ngũ thực tế tại cơ sở giáo dục, đào tạo; khuyến khích nhà giáo, cán bộ quản lý tự học, tự bồi dưỡng, xem việc tự bồi dưỡng là nhu cầu tự thân trong suốt thời gian làm việc;
- Quản lý quá trình, kết quả đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông bằng việc cập nhật kịp thời vào phần mềm Pmis Online; khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu về đào tạo, bồi dưỡng trong quy hoạch, sử dụng đội ngũ;
- Phát huy vai trò các phương tiện truyền thông của tỉnh, Cổng TTĐT của Sở GDĐT, website của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở giáo dục phổ thông để tạo sự đồng thuận trong đội ngũ và cộng đồng xã hội về chủ trương của Đảng, Chính phủ, của ngành giáo dục về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý. Tăng cường năng lực cho đội ngũ làm công tác truyền thông và cộng tác viên về đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng và phát triển các chương trình truyền thông, biên soạn tài liệu truyền thông về đào tạo, bồi dưỡng.
3. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra, đánh giá trong đào tạo, bồi dưỡng
- Việc biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo và CBQL phải tiến hành thông qua hoạt động khảo sát, xác định nhu cầu thực tế của đối tượng (tổng hợp đề xuất từ cá nhân, tổ chuyên môn, cơ sở giáo dục phổ thông, đánh giá chương trình, tài liệu hiện hành, tham khảo chương trình, tài liệu của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiên tiến hơn) nhằm đáp ứng yêu cầu của đội ngũ (cần gì, thiếu gì, yếu gì thì được đào tạo, bồi dưỡng nội dung đó);
- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng xây dựng ngân hàng đề thi để đổi mới kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng;
- Áp dụng bộ công cụ đánh giá năng lực nghề nghiệp giáo viên các cấp học do Bộ GDĐT ban hành;
- Chọn lựa cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có uy tín để thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng (cho thuê địa điểm, liên kết hoặc phối hợp thực hiện);
- Căn cứ vào tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp, xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phù hợp, chú ý năng lực sử dụng Tiếng Anh, Tin học phục vụ việc dạy và học của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;
- Định kỳ tổ chức các kỳ thi: Thi giáo viên dạy giỏi các cấp theo Điều lệ Hội thi do Bộ GDĐT ban hành; thi khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên các cấp (cấp tỉnh 5 năm/lần, cấp huyện 3 năm/lần); thi chọn cán bộ quản lý hằng năm trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại (đối với người còn đủ 5 năm công tác) theo quy chế/quy định do Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp huyện ban hành theo thẩm quyền. Sau mỗi kỳ thi, Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho người chưa đạt yêu cầu hoặc bồi dưỡng nâng cao cho người có nhu cầu;
- Hướng dẫn cán bộ quản lý, giáo viên khai thác học liệu bồi dưỡng thường xuyên qua mạng internet do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để tự bồi dưỡng. Sở/phòng GDĐT kiểm tra, đánh giá, công nhận kết quả bồi dưỡng.
4. Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán, giảng viên cốt cán của Ngành
- Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán của cơ sở giáo dục phổ thông;
- Xây dựng đội ngũ giảng viên cốt cán của ngành dựa trên đội ngũ giáo viên giỏi, giáo viên có kinh nghiệm trong các đơn vị, đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành làm giảng viên trong các cơ sở đào tạo (khoa sư phạm), bồi dưỡng của tỉnh.
5. Nâng cấp các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh, các cơ sở giáo dục phổ thông về phòng học, trung tâm học liệu, thư viện thông minh, trung tâm công nghệ thông tin, cơ sở thực hành nghiệp vụ sư phạm, phòng thí nghiệm, phương tiện học tập online theo ngành đào tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng....
6. Mở rộng và tăng cường hợp tác trong nước, quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng
- Đa dạng hóa hình thức hợp tác, liên kết theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực đào tạo bồi dưỡng; cử nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đi đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài theo các chương trình, đề án do Trung ương hoặc các tổ chức phi Chính phủ đài thọ kinh phí;
- Tăng cường hợp tác với các trường đại học có uy tín về công tác đào tạo, bồi dưỡng;
- Tăng cường hợp tác với các sở giáo dục và đào tạo các tỉnh có chất lượng đội ngũ cao để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng;
- Khuyến khích nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tìm các nguồn học bổng, tài trợ quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng.
Kinh phí thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Kế hoạch được bố trí từ:
a) Nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước, kinh phí của cơ quan quản lý, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sử dụng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.
b) Nguồn kinh phí hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn vốn vay ODA (nếu có); kinh phí của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.
c) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các cơ quan truyền thông thực hiện tốt công tác tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa và nội dung hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;
- Hằng năm, chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phân bố ngân sách nhà nước, các chương trình, dự án, đề án để đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Sở, cơ sở giáo dục phổ thông;
- Tổ chức khảo sát thực tế; xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn, hằng năm; xây dựng cơ chế quản lý, giám sát, đánh giá liên quan đến công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;
- Cụ thể hóa Kế hoạch này thành các nhiệm vụ hằng năm để chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các phòng GDĐT tổ chức các khóa bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tại Trung tâm BDNVSP&GDTX tỉnh; phối hợp với Trường Đại học Hà Tĩnh và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có uy tín trên toàn quốc để triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả thực hiện, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp khắc phục trong quá trình triển khai thực hiện;
- Phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cho chuyên gia, giảng viên cốt cán các cấp; tăng cường năng lực cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền và cộng tác viên các cấp về đào tạo, bồi dưỡng.
2. Trường Đại học Hà Tĩnh
- Căn cứ Kế hoạch này, nhiệm vụ được Chính phủ giao cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tại Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 493/TB-BGDĐT ngày 29/6/2015 của Bộ GDĐT để xây dựng, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giảng viên sư phạm; chủ trì, phối hợp với Sở GDĐT và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có uy tín khác để thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo đề xuất của Sở GDĐT;
…………………
Trên đây là Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025. Các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động triển khai thực hiện; chậm nhất ngày 30/6 hằng năm, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo)./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HIỆN TRẠNG VỀ SỐ LƯỢNG, TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỈNH HÀ TĨNH
(Kèm theo Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 24/01/2017 của UBND tỉnh)
- Tổng số: 14.388 người, trong đó có 1.079 CBQL (tiểu học: 601, THCS: 357, THPT: 121), 13.319 nhà giáo (tiểu học: 5.368, THCS: 5.101, THPT: 2.850);
- Trình độ:
+ Đào tạo đạt chuẩn: 14.388 người, tỷ lệ: 100 %;
+ Đào tạo đạt trên chuẩn: CBQL có trình độ thạc sỹ QLGD có 19 người, tỷ lệ: 1,76 %; trong đó (THCS: 7 người, tỷ lệ: 1,9 %; THPT có trình độ thạc sỹ: 65 người, tỷ lệ: 53,7 %, trong đó Thạc sỹ QLGD: 12 người, tỷ lệ: 9,9 %; nhà giáo có trình độ đại học (tiểu học: 3231 người, tỷ lệ: 60,19 %; THCS: 4103 người, tỷ lệ: 80,4 %); nhà giáo có trình độ thạc sỹ (THPT: 395, tỷ lệ: 13,9 %).
+ Đào tạo, bằng lý luận chính trị cho CBQL:
* Trình độ trung cấp trở lên: 672 người, tỷ lệ: 62,27 %, (tiểu học: 370 người, tỷ lệ: 61,6 %; THCS: 231 người, tỷ lệ: 64,7 %; THPT: 31 người, tỷ lệ: 27,7 %, trong đó trình độ cao cấp: 8 người, tỷ lệ: 6,6 %);
+ Đã bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ quản lý cơ sở giáo dục: 1.079 người, tỷ lệ: 100 %./.
MỘT SỐ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 24/01/2017 của UBND tỉnh)
I. ĐÀO TẠO NÂNG CHUẨN
TT | Nội dung | Đối tượng | Số Iượng | Thời gian |
1 | Đào tạo nâng chuẩn chuyên môn đạt trình độ đại học với nhà giáo TH, THCS, Thạc sỹ với nhà giáo THPT | Nhà giáo Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đủ điều kiện, tiêu chuẩn | So với số lượng hiện có 01/2017, mỗi năm đào tạo 5 % đối với cấp TH, THCS và 2,0 % đối với cấp THPT | Từ năm 2017 đến năm 2020 |
II. BỒI DƯỠNG
1. Chương trình chung cho các cấp học: Bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị, kiến thức pháp luật, ...theo tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp, chương trình bồi dưỡng thường xuyên, kiến thức và kỹ năng quản lý cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục từng cấp học theo chương trình do Bộ GDĐT ban hành; thực hiện hàng năm cho tất cả đối tượng quy định; trừ tin học, ngoại ngữ, mỗi năm từ 20-25 % số giáo viên thuộc đối tượng phải bồi dưỡng.
2. Chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho từng cấp học:
2.1. Cấp tiểu học
TT | Nội dung bồi dưỡng | Đối tượng | Số lượng | Thời gian | Năm thực hiện |
1 | Bồi dưỡng năng lực Tin học cho CBQL | CBQL | 550 | 3 ngày | 2017 |
2 | Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh | CBQL và Tổng phụ trách Đội | 550 | 3 ngày | Hằng năm |
3 | Năng lực ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp và phương pháp giảng dạy Tiếng Anh tiểu học | 20% giáo viên yếu kém về năng lực chuyên môn | 60 | 6 tháng | 2017-2019 |
4 | PP giảng dạy Tiếng Anh giao tiếp | Tất cả GV dạy Tiếng Anh cấp tiểu học | 300 | 2 ngày | 2017-2018 |
5 | Kĩ năng giao tiếp tiếng Anh cơ bản | 70% số lượng giáo viên Tiếng Anh tiểu học hiện tại | 200 | 3 tháng | 2017-2019 |
6 | Kĩ năng giao tiếp tiếng Anh nâng cao | 30% số lượng giáo viên Tiếng Anh tiểu học hiện tại | 100 | 1 tháng | 2017-2019 |
7 | Bồi dưỡng kiến thức cho GV dạy phương pháp “Bàn tay nặn bột” | Giáo viên tiểu học | 1500 | 2 ngày | 2017 |
8 | Bồi dưỡng giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh | Giáo viên tiểu học | 1500 | 2 ngày | Hằng năm |
9 | Dạy học tích hợp liên môn ở Tiểu học | CBQL, Giáo viên tiểu học | 100 | 3 ngày | 2018-2020, định hướng đến 2025 |
10 | Bồi dưỡng giáo dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học | CBQL, GV tiểu học | 100 | 2 ngày | 2018-2020, định hướng đến 2025 |
11 | Tập huấn dạy học theo chương trình, sách giáo khoa mới | CBQL, GV tiểu học | Mỗi năm 1000 |
| 2018-2022 |
2.2. Cấp THCS
Môn: Ngữ Văn
TT | Nội dung bồi dưỡng | Đối tượng | Số lượng | Năm thực hiện |
1 | Xây dựng phát triển Chương trình nhà trường | Chuyên viên phụ trách bộ môn các Phòng GDĐT; Giáo viên cốt cán các trường THCS | 300 | 2017, 2018 |
2 | Xây dựng Chủ đề dạy học đơn môn | Chuyên viên phụ trách bộ môn các Phòng GDĐT; Giáo viên cốt cán các trường THCS | 300 | 2017, 2018 |
3 | Xây dựng Chủ đề dạy học tích hợp liên môn | Chuyên viên phụ trách bộ môn các Phòng GDĐT; Giáo viên cốt cán các trường THCS | 300 | 2017, 2018 |
4 | Đổi mới kiểm tra đánh giá | Chuyên viên phụ trách bộ môn các Phòng GDĐT; Giáo viên cốt cán các trường THCS | 300 | 2017-2020 |
5 | Tập huấn Chương trình Sách giáo khoa mới | Chuyên viên phụ trách bộ môn các Phòng GDĐT; toàn thể giáo viên các trường THCS | 340 | 2018-2020 |
6 | Dạy học theo đặc trưng thể loại | Chuyên viên phụ trách bộ môn các Phòng GDĐT; toàn thể giáo viên các trường THCS | 340 | 2017-2025 |
Môn: Địa lí
TT | Nội dung bồi dưỡng | Đối tượng | Số lượng | Năm thực hiện |
1 | Xây dựng phát triển Chương trình nhà trường THCS | Giáo viên cốt cán các trường THCS | 150 | 2017, 2018 |
2 | Xây dựng Chủ đề dạy học liên môn, nội môn | Giáo viên cốt cán các trường THCS | 150 | 2017, 2018 |
3 | Tập huấn ứng dụng các phần mền dạy học địa lí, xây dựng hoạt động ngoại khóa | Giáo viên cốt cán các trường THCS | 150 | 2017 |
4 | Bồi dưỡng kĩ năng khai thác kênh hình, bảng biểu trong dạy học Địa lí | Giáo viên cốt cán các trường THCS | 150 | 2017, 2018 |
5 | Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực học sinh | Giáo viên cốt cán các trường THCS | 150 | 2017-2020 |
6 | Tập huấn Chương trình Sách giáo khoa mới | Tất cả giáo viên các trường THCS | 280 | 2018-2020 |
Môn: Toán
TT | Nội dung bồi dưỡng | Đối tượng | Số lượng | Năm thực hiện |
1 | Xây dựng kế hoạch tổ/nhóm chuyên môn | Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn | 150 | 2017-2019 |
2 | Xây dựng chương trình giáo dục nhà trường phổ thông bộ môn Toán | Giáo viên cốt cán các phòng GDĐT | 150 | 2017-2020 |
3 | Xây dựng các câu lạc bộ Toán học | Đội ngũ cốt cán các phòng GDĐT | 60 | 2017-2020 |
4 | Xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Iớp 9 | Đội ngũ cốt cán các phòng GDĐT | 60 | 2017-2020 |
5 | Xây dựng chuyên đề ôn thi tuyển sinh lớp 10 THPT QG | Cốt cán các trường | 150 | 2017-2020 |
6 | Xây dựng kế hoạch tổ/nhóm chuyên môn | Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn | 150 | 2017-2019 |
Môn: Sinh học
TT | Nội dung bồi dưỡng | Đối tượng | Số lượng | Năm thực hiện |
1 | Xây dựng kế hoạch tổ/nhóm chuyên môn, Sinh hoạt tổ chuyên môn | Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn | 150 | 2017-2019 |
2 | Xây dựng chương trình giáo dục nhà trường phổ thông bộ môn Sinh học | Giáo viên cốt cán các phòng GDĐT | 150 | 2017-2020 |
3 | Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá bộ môn Sinh học | Đội ngũ cốt cán các phòng GDĐT | 60 | 2017-2020 |
4 | Tổ chức các chuyên đề ngoại khóa (Sức khỏe sinh sản vị thành niên, vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục môi trường,...) | Cốt cán các trường | 150 | 2017-2020 |
5 | Hướng dẫn dạy các bài thực hành trong chương trình THCS | Giáo viên các trường THCS | 260 | 2017-2020 |
Môn: Tiếng Anh
TT | Nội dung bồi dưỡng | Đối tượng | Số lượng | Năm thực hiện |
1 | Bồi dưỡng phương pháp dạy kỹ năng viết | Tất cả các giáo viên THCS toàn tỉnh | 590 | 2017 |
2 | Bồi dưỡng phương pháp dạy kỹ năng đọc | Tất cả các giáo viên THCS toàn tỉnh | 590 | 2017 |
3 | Bồi dưỡng phương pháp dạy kỹ năng nghe | Tất cả các giáo viên THCS toàn tỉnh | 590 | 2018 |
4 | Bồi dưỡng phương pháp dạy kỹ năng nói | Tất cả các giáo viên THCS toàn tỉnh | 590 | 2018 |
5 | Bồi dưỡng phương pháp dạy Ngữ pháp theo đường hướng giao tiếp | Tất cả các giáo viên THCS toàn tỉnh | 590 | 2019 |
6 | Bồi dưỡng phương pháp kiểm tra đánh giá 4 kỹ năng | Tất cả các giáo viên THCS toàn tỉnh | 590 | 2019 |
7 | Bồi dưỡng phương pháp dạy học sinh triển khai đề án | Tất cả các giáo viên THCS toàn tỉnh | 590 | 2020 |
8 | Bồi dưỡng phương pháp dạy lồng ghép nhận thức và hiểu biết về văn hóa | Tất cả các giáo viên THCS toàn tỉnh | 590 | 2020 |
Môn: Vật Lí
TT | Nội dung bồi dưỡng | Đối tượng | Số lượng | Năm thực hiện |
1 | Xây dựng kế hoạch tổ/nhóm chuyên môn, Sinh hoạt tổ chuyên môn | Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn | 150 | 2017-2019 |
2 | Xây dựng chương trình giáo dục nhà trường phổ thông bộ môn Vật lí | Giáo viên cốt cán các phòng GDĐT | 150 | 2017-2020 |
3 | Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá bộ môn Vật lí | Đội ngũ cốt cán các phòng GD ĐT | 60 | 2017-2020 |
4 | Hướng dẫn dạy các bài thực hành trong chương trình THCS | Tất cả các giáo viên THCS toàn tỉnh | 250 | 2017-2020 |
Môn: Hóa học
TT | Nội dung bồi dưỡng | Đối tượng | Số lượng | Năm thực hiện |
1 | Xây dựng kế hoạch tổ/nhóm chuyên môn | Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn | 130 | 2017-2019 |
2 | Xây dựng chương trình giáo dục nhà trường phổ thông bộ môn Hóa học | Giáo viên cốt cán các phòng GDĐT | 65 | 2017-2020 |
3 | Xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 | Đội ngũ cốt cán các phòng GDĐT | 40 | 2017-2020 |
4 | Đổi mới phương pháp giảng dạy theo mô hình THM VN | Cốt cán các trường | 130 | 2017-2020 |
Môn: Thể dục
TT | Nội dung bồi dưỡng | Đối tượng | Số lượng | Năm thực hiện |
1 | Tập huấn bài Thể dục buổi sáng, Thể dục giữa giờ, bài võ cổ truyền | CV giáo dục thể chất, giáo viên Thể dục | 78 | 2017, 2018 |
2 | Xây dựng chương trình nhà trường | CV giáo dục thể chất, giáo viên Thể dục | 78 | 2017-2020 |
3 | Xây dựng chủ đề dạy học | CV giáo dục thể chất, giáo viên Thể dục | 78 | 2017-2019 |
4 | Luật và phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài một số môn thể thao dân tộc | CV giáo dục thể chất, giáo viên Thể dục | 78 | 2018-2020 |
5 | Xây dựng kế hoạch tổ/nhóm chuyên môn | CV giáo dục thể chất, giáo viên Thể dục | 78 | 2018-2020 |
6 | Tập huấn Điều lệ HKPĐ, Luật thi đấu 1 số môn thể thao | CV giáo dục thể chất, giáo viên Thể dục | 65 | 2018, 2020 |
Môn: Lịch sử
TT | Nội dung bồi dưỡng | Đối tượng | Số lượng | Năm thực hiện |
1 | Xây dựng phát triển Chương trình nhà trường | Chuyên viên phụ trách bộ môn các Phòng GDĐT; Giáo viên cốt cán các trường THCS | 150 | 2017, 2018 |
2 | Xây dựng Chủ đề dạy học đơn môn | Chuyên viên phụ trách bộ môn các Phòng GDĐT; Giáo viên cốt cán các trường THCS | 150 | 2017, 2018 |
3 | Xây dựng Chủ đề dạy học tích hợp liên môn | Chuyên viên phụ trách bộ môn các Phòng GDĐT; Giáo viên cốt cán các trường THCS | 150 | 2017, 2018 |
4 | Đổi mới kiểm tra đánh giá | Chuyên viên phụ trách bộ môn các Phòng GDĐT; Giáo viên cốt cán các trường THCS | 150 | 2017-2020 |
5 | Tập huấn Chương trình Sách giáo khoa mới | Chuyên viên phụ trách bộ môn các Phòng GDĐT; toàn thể giáo viên các trường THCS | 280 | 2018-2020 |
6 | Giáo dục truyền thống nhà trường, danh nhân lịch sử, văn hóa | Chuyên viên phụ trách bộ môn các Phòng GDĐT; Giáo viên cốt cán các trường THCS | 150 | 2017 |
7 | Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh | Chuyên viên phụ trách bộ môn các Phòng GDĐT; toàn thể giáo viên các trường THCS | 280 | 2017, 2018 |
Môn: Giáo dục Công dân
TT | Nội dung bồi dưỡng | Đối tượng | Số lượng | Năm thực hiện |
1 | Xây dựng kế hoạch tổ/nhóm chuyên môn | Tất cả các giáo viên | 150 | 2017-2020 |
2 | Tổ chức các chuyên đề ngoại khóa (chú trọng các chuyên đề về Kỹ năng sống) | Tất cả các giáo viên | 150 | 2017-2020 |
3 | Xây dựng chương trình giáo dục nhà trường phổ thông bộ môn GDCD | Tất cả các giáo viên | 150 | 2017-2020 |
4 | Đổi mới kiểm tra đánh giá; Xây dựng đề thi theo hướng phát triển năng lực học sinh | Tất cả các giáo viên | 150 | 2017-2020 |
2.3. Cấp THPT
Môn: Ngữ Văn
TT | Nội dung bồi dưỡng | Đối tượng | Số lượng | Năm thực hiện |
1 | Xây dựng phát triển Chương trình nhà trường | Giáo viên cốt cán các trường THPT | 120 | 2017-2020 |
2 | Xây dựng Chủ đề dạy học đơn môn | Giáo viên cốt cán các trường THPT | 120 | 2017-2019 |
3 | Xây dựng Chủ đề dạy học tích hợp liên môn | Giáo viên cốt cán các trường THPT | 120 | 2017-2019 |
4 | Xây dựng đề thi THPT Quốc gia | Giáo viên cốt cán các trường THPT | 120 | 2017-2020 |
5 | Tập huấn Chương trình Sách giáo khoa mới cấp THPT | Toàn thể Giáo viên cấp THPT | 450 | 2018-2020 |
6 | Dạy học theo đặc trưng thể loại | Toàn thể Giáo viên cấp THPT | 450 | Từ 2017 đến 2025 |
Môn: Địa lí
TT | Nội dung bồi dưỡng | Đối tượng | Số lượng | Năm thực hiện |
1 | Xây dựng phát triển Chương trình nhà trường | Giáo viên cốt cán các trường THPT | 40 | 2017-2020 |
2 | Xây dựng Chủ đề dạy học nội môn, tích hợp liên môn | Giáo viên cốt cán các trường THPT | 40 | 2017-2019 |
3 | Tập huấn ứng dụng các phần mềm dạy học địa lí, xây dựng hoạt động ngoại khóa, sân khấu hóa | Giáo viên cốt cán các trường THPT | 40 | 2017 |
4 | Đổi mới kiểm tra đánh giá; Xây dựng đề thi theo hướng phát triển năng lực học sinh | Giáo viên cốt cán các trường THPT | 40 | 2017-2020 |
5 | Tập huấn Chương trình Sách giáo khoa mới cấp THPT | Toàn thể Giáo viên cấp THPT | 190 | 2018-2020 |
Môn: Toán
TT | Nội dung bồi dưỡng | Đối tượng | Số lượng | Năm thực hiện |
1 | Xây dựng kế hoạch tổ/nhóm chuyên môn | Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn | 180 | 2017-2019 |
2 | Xây dựng chương trình giáo dục nhà trường phổ thông bộ môn Toán | Tất cả các giáo viên | 450 | 2017-2020 |
3 | Sinh hoạt tổ chuyên môn | Tổ trưởng | 60 | 2017-2020 |
4 | Xây dựng các câu lạc bộ Toán học | Đội ngũ cốt cán | 40 | 2017-2020 |
5 | Xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi | Đội ngũ cốt cán | 40 | 2017-2020 |
6 | Xây dựng chuyên đề ôn thi THPT quốc gia | Cốt cán các trường | 120 | 2017-2020 |
Môn: Sinh học
TT | Nội dung bồi dưỡng | Đối tượng | Số lượng | Năm thực hiện |
1 | Xây dựng kế hoạch tổ/nhóm chuyên môn, Sinh hoạt tổ chuyên môn | Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn | 90 | 2017-2019 |
2 | Xây dựng chương trình giáo dục nhà trường phổ thông bộ môn Sinh học | Tất cả các giáo viên | 230 | 2017-2020 |
3 | Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá bộ môn Sinh học | Tất cả các giáo viên | 230 | 2017-2020 |
4 | Tổ chức các chuyên đề ngoại khóa (Sức khỏe sinh sản vị thành niên, vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục môi trường,....) | Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn | 90 | 2017-2020 |
5 | Hướng dẫn dạy các bài thực hành trong chương trình THPT | Tất cả các giáo viên | 230 | 2017-2020 |
Môn: Tiếng Anh
TT | Nội dung bồi dưỡng | Đối tượng | Số lượng | Năm thực hiện |
1 | Bồi dưỡng phương pháp dạy kỹ năng viết | Tất cả các giáo viên THPT toàn tỉnh | 335 | 2017 |
2 | Bồi dưỡng phương pháp dạy kỹ năng đọc | Tất cả các giáo viên THPT toàn tỉnh | 335 | 2017 |
3 | Bồi dưỡng phương pháp dạy kỹ năng nghe | Tất cả các giáo viên THPT toàn tỉnh | 335 | 2018 |
4 | Bồi dưỡng phương pháp dạy kỹ năng nói | Tất cả các giáo viên THPT toàn tỉnh | 335 | 2018 |
5 | Bồi dưỡng phương pháp dạy Ngữ pháp theo đường hướng giao tiếp | Tất cả các giáo viên THPT toàn tỉnh | 335 | 2019 |
6 | Bồi dưỡng phương pháp kiểm tra đánh giá 4 kỹ năng | Tất cả các giáo viên THPT toàn tỉnh | 335 | 2019 |
7 | Bồi dưỡng phương pháp dạy học sinh triển khai đề án | Tất cả các giáo viên THPT toàn tỉnh | 335 | 2020 |
8 | Bồi dưỡng phương pháp dạy lồng ghép nhận thức và hiểu biết về văn hóa | Tất cả các giáo viên THPT toàn tỉnh | 335 | 2020 |
Môn: Vật lý
TT | Nội dung bồi dưỡng | Đối tượng | Số lượng | Năm thực hiện |
1 | Xây dựng kế hoạch tổ/nhóm chuyên môn, Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn | Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn | 80 | 2017-2019 |
2 | Xây dựng chương trình giáo dục nhà trường phổ thông bộ môn Vật Lí | Tất cả các giáo viên | 250 | 2017-2020 |
3 | Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá bộ môn Vật Lí | Tất cả các giáo viên | 250 | 2017-2020 |
4 | Hướng dẫn dạy các bài thực hành trong chương trình THPT | Tất cả các giáo viên | 250 | 2017-2020 |
Môn: Hóa học
TT | Nội dung bồi dưỡng | Đối tượng | Số lượng | Năm thực hiện |
1 | Xây dựng kế hoạch tổ/nhóm chuyên môn | Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn | 120 | 2017-2019 |
2 | Xây dựng chương trình giáo dục nhà trường phổ thông bộ môn Hóa học | Tất cả các giáo viên | 250 | 2017-2020 |
3 | Đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn | Tổ trưởng (Nhóm trưởng) | 40 | 2017-2020 |
4 | Xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi | Đội ngũ cốt cán | 40 | 2017-2020 |
5 | Xây dựng chuyên đề ôn thi THPT quốc gia | Cốt cán các trường | 120 | 2017-2020 |
Môn: Thể dục
TT | Nội dung bồi dưỡng | Đối tượng | Số lượng | Năm thực hiện |
1 | Tập huấn bài Thể dục buổi sáng, Thể dục giữa giờ, bài võ cổ truyền | Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, giáo viên | 86 | 2017, 2018 |
2 | Xây dựng chương trình nhà trường | Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, giáo viên | 86 | 2017-2020 |
3 | Xây dựng chủ đề dạy học | Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, giáo viên | 86 | 2017-2019 |
4 | Luật và phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài một số môn thể thao dân tộc | Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, giáo viên | 86 | 2018-2020 |
5 | Xây dựng kế hoạch tổ/nhóm chuyên môn | Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn | 86 | 2017-2019 |
6 | Tập huấn Điều lệ HKPĐ, Luật thi đấu 1 số môn thể thao | Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn | 86 | 2018, 2020 |
7 | Tập huấn bài thể dục buổi sáng, Thể dục giữa giờ, bài võ cổ truyền | Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, giáo viên | 86 | 2017, 2018 |
Môn: Lịch sử
TT | Nội dung bồi dưỡng | Đối tượng | Số lượng | Năm thực hiện |
1 | Xây dựng, phát triển Chương trình nhà trường | Giáo viên cốt cán các trường THPT | 90 | 2017, 2018 |
2 | Xây dựng Chủ đề dạy học đơn môn | Giáo viên cốt cán các trường THPT | 90 | 2017-2019 |
3 | Xây dựng Chủ đề dạy học tích hợp liên môn | Giáo viên cốt cán các trường THPT | 90 | 2017-2019 |
4 | Xây dựng đề thi THPT Quốc gia | Giáo viên cốt cán các trường THPT | 90 | 2017-2020 |
5 | Tập huấn Chương trình Sách giáo khoa mới cấp THPT | Toàn thể Giáo viên cấp THPT | 280 | 2018-2020 |
6 | Giáo dục truyền thống nhà trường, danh nhân lịch sử, văn hóa | Chuyên viên phụ trách bộ môn các Phòng GDĐT; Giáo viên cốt cán các trường THCS | 90 | 2017 |
7 | Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh | Chuyên viên phụ trách bộ môn các Phòng GDĐT; toàn thể giáo viên các trường THCS | 280 | 2017, 2018 |
Môn: Giáo dục Quốc phòng - An ninh
TT | Nội dung bồi dưỡng | Đối tượng | Số lượng | Năm thực hiện |
1 | Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá bộ môn GDQPAN | Tất cả các giáo viên | 126 | 2017-2020 |
2 | Xây dựng kế hoạch tổ/nhóm chuyên môn; Sinh hoạt tổ chuyên môn | Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn | 45 | 2017-2019 |
3 | Xây dựng chương trình giáo dục nhà trường phổ thông bộ môn GDQPAN | Tất cả các giáo viên | 126 | 2017-2020 |
4 | Xây dựng Chủ đề dạy học tích hợp liên môn | Giáo viên cốt cán các trường THPT | 45 | 2017-2019 |
Môn: Giáo dục Công dân
TT | Nội dung bồi dưỡng | Đối tượng | Số lượng | Năm thực hiện |
1 | Xây dựng kế hoạch tổ/nhóm chuyên môn | Tất cả các giáo viên | 150 | 2017-2020 |
2 | Tổ chức các chuyên đề ngoại khóa (chú trọng các chuyên đề về Kỹ năng sống) | Tất cả các giáo viên | 150 | 2017-2020 |
3 | Xây dựng chương trình giáo dục nhà trường phổ thông bộ môn GDCD | Tất cả các giáo viên | 150 | 2017-2020 |
4 | Đổi mới kiểm tra đánh giá; Xây dựng đề thi theo hướng phát triển năng lực học sinh | Tất cả các giáo viên | 150 | 2017-2020 |
- 1Quyết định 2957/QĐ-UBND năm 2015 về Quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị giáo dục công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện thuộc thành phố Hải Phòng
- 2Kế hoạch 7533/KH-UBND năm 2016 về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025
- 3Quyết định 502/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quyết định 732/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Thanh hóa
- 4Kế hoạch 1157/KH-UBND năm 2019 về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019-2025
- 5Kế hoạch 1476/KH-UBND năm 2019 về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 6Quyết định 300/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2018-2025" năm 2023
- 1Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Thông báo 493/TB-BGDĐT năm 2015 kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại hội thảo Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông trong các cơ sở đào tạo giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 2957/QĐ-UBND năm 2015 về Quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị giáo dục công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện thuộc thành phố Hải Phòng
- 4Quyết định 732/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 7533/KH-UBND năm 2016 về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025
- 6Quyết định 502/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quyết định 732/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Thanh hóa
- 7Kế hoạch 1157/KH-UBND năm 2019 về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019-2025
- 8Kế hoạch 1476/KH-UBND năm 2019 về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 9Quyết định 300/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2018-2025" năm 2023
Kế hoạch 19/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 732/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- Số hiệu: 19/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 24/01/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Đặng Quốc Vinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra