Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:500/2005/QĐ-UB

Long Xuyên, ngày 16 tháng 3 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUI HOẠCH XÃ HỘI HÓA CÁC LĨNH VỰC GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO, Y TẾ, VĂN HÓA-THÔNG TIN, THỂ DỤC-THỂ THAO, KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2010.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 90/1997/NQ-CP, ngày 21/8/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các họat động giáo dục, y tế và văn hóa;

Căn cứ Nghị định số 73/1999/NĐ-CP, ngày 19/8/1999 về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong các lĩnh vực Giáo dục-Đào tạo, Y tế, Văn hóa-Thông tin, Thể dục-Thể thao, Khoa học-Công nghệ và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành Qui hoạch xã hội hóa các lĩnh vực Giáo dục-Đào tạo, Y tế, Văn hóa-Thông tin, Thể dục -Thể thao, Khoa học-Công nghệ và Môi trường đến năm 2010.

Điều 2. Các ngành Giáo dục-Đào tạo, Y tế, Văn hóa-Thông tin, Thể dục-Thể thao, Khoa học-Công nghệ và Môi trường căn cứ Qui hoạch này, điều chỉnh lại Đề án xã hội hóa của ngành đã được UBND tỉnh phê duyệt trước đây cho phù hợp; đồng thời có kế hoạch, lộ trình tổ chức triển khai thực hiện 5 năm, hàng năm cụ thể.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo, Sở Y tế, Sở Văn hóa-Thông tin, Sở Thể dục-Thể thao, Sở Khoa học-Công nghệ, Sở Tài nguyên-Môi trường và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

 

Nơi nhận:
-Như điều 3.
- Văn phòng Chính phủ.
- Cục Kiểm tra Văn bản (Bộ Tư pháp).
- Các Bộ: GDĐT, YT, KHCN, TNMT, VHTT, TDTT.
- TT.TU, HĐND, UBND (báo cáo).
- Phòng VHXH, TH.
- Lưu.

TM. ỦY BAN NHÂNDÂN TỈNH AN GIANG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Minh Tùng

 

QUI HOẠCH

XÃ HỘI HÓA CÁC LĨNH VỰC GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO, Y TẾ, VĂN HÓA THÔNG TIN, THỂ HỌC THỂ THAO, KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 500/2005/QĐ-UB, ngày 16 tháng 3 năm 2005 của UBND tỉnh An giang)

A)-MỞ ĐẦU:

1/-Cơ sở để lập qui hoạch:

a)-Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2010 là:” Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nêu trên, các lĩnh vực giáo dục-đào tạo (GD-ĐT), y tế (YT), văn hoá-thông tin (VH-TT), thể dục-thể thao (TD-TT) và khoa học-công nghệ và môi trường (KH-CN&MT) đóng vai trò rất quan trọng. Để phát triển các lĩnh vực này, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp thực hiện xã hội hoá (XHH) cho từng lĩnh vực. Cụ thể:

- Đối với lĩnh vực GD-ĐT: “Tăng đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục-đào tạo. Khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục ở tất cả các ngàng, bậc học, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội”.

- Đối với lĩnh vực khoa học-công nghệ: “Đẩy mạnh xã hội hoá, đa dạng hoá các nguồn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ. Dành vốn đầu tư thích đáng cho nghiên cứu cơ bản trong các ngành khoa học. Tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức khoa học, doanh nghiệp và cá nhân được hoạt động khoa học theo luật định”.

- Đối với lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, thông tin và thể dục thể thao: “Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích nhân dân và các tổ chức tham gia thiết thực, có hiệu quả các hoạt động văn hoá, thể thao. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và bảo trợ các hoạt động văn hoá, thể thao. Phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hoá, thể thao phong phú, lành mạnh”.

b)- Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/1997/NQ-CP ngày 21/8/1997 về phương hướng và chủ trương XHH các hoạt động GD, YT, VH và Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 về chính sách khuyến khích XHH trong các lĩnh vực GD-ĐT, YT, VH-TT, TD-TT, KH-CN&MT.

c)- Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang đã có Chương trình hành động số 05-CTr/TU ngày 04/11/2002 về phát triển GD-ĐT từ nay đến năm 2005-2010, trong đó có nêu giải pháp thực hiện XHH là: "Xây dựng cơ chế khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp xây dựng sự nghiệp giáo dục, tạo mọi cơ hội cho mọi tầng lớp nhân dân có nhu cầu học tập được học, tiến tới xây dựng xã hội học tập. Có cơ chế chính sách khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có điều kiện mở trường, cơ sở giáo dục ngoài quốc lập".

d)- Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số 522/2002/QĐ-UB ngày 07/3/2002 và Quyết định số 1151/2004/QĐ-UB ngày 28/6/2004 về việc quy định thực hiện chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với một số lĩnh vục, ngành, nghề trên địa bàn tỉnh An Giang; trong đó có các ngành thuộc lĩnh vực văn hoá-xã hội (VH-XH).

đ)- Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành các Quyết định số 1456/QĐ-UB ngày 08/8/2003 về việc phê duyệt Đề án XHH lĩnh vực GD-ĐT, Quyết định số 1455/QĐ-UB ngày 08/8/2003 về việc phê duyệt Đề án XHH lĩnh vực YT, Quyết định số 1576/QĐ-UB ngày 22/8/2003 về việc phê duyệt Đề án XHH lĩnh vực TD-TT…giai đoạn 2003-2010.

e)- Chương trình hành động số 14-Ctr./TU ngày 14/4/2004 của Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ An Giang triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành TW khoá IX, theo hướng đẩy mạnh hơn nữa công tác XHH trong các lĩnh vực VH-XH.

g)- Thông báo số 112/TB-UB ngày 23/6/2004 về kết luận của Bí thư Ban cán sự Đảng-Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Việt tại buổi họp về công tác XHH trong các lĩnh vực VH-XH.

2/-Quan điểm, chủ trương đẩy mạnh thực hiện XHH từ nay đấn năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020:

a)- Xã hội hoá là chủ trương lớn, có tầm chiến lược, lâu dài của Đảng và Nhà nước:

Xã hội hoá không phải là giải pháp tình thế, mà là giải pháp chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, chăm sóc sức khoẻ, phát triển khoa học công nghệ của nhân dân, phù hợp với bản chất xã hội của mỗi lĩnh vực và qui luật phát triển chung của xã hội.

Xã hội hoá phù hợp với đòi hỏi của giai đoạn phát triển mới của đất nước. Xã hội hoá cũng là cụ thể hoá các chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong các lĩnh vực GD-ĐT, YT, VH-TT, TD-TT, KH-CN&MT, trong đó có vai trò nòng cốt của các cơ sở công lập.

b)- Xã hội hoá tạo điều kiện để huy động mọi nguồn lực ngoài xã hội cùng với ngân sách nhà nước phát triển các lĩnh vực VH-XH và thực hiện công bằng xã hội:

Thực hiện XHH trong các lĩnh vực VH-XH không phải để giảm nhẹ phần đầu tư của ngân sách nhà nước. Trong những năm tới ngân sách nhà nước vẫn tiếp tục đầu tư mạnh cho các lĩnh vực này, nhất là lĩnh vực KH-CN và GD-ĐT. Các nguồn lực huy động được từ XHH sẽ góp phần cùng với nguồn lực của nhà nước tăng đầu tư phát triển hơn nữa các lĩnh vực này, để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ của nhân dân.

Ngân sách nhà nước sẽ tập trung đầu tư cho những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm và những đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo. Các đối tượng có thu nhập khá có thể tham gia đóng góp để được hưởng các dịch vụ tốt hơn.

Nhà nước khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các lĩnh vực VH-XH, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội.

Trên cơ sở đổi mới phương thức đầu tư tập trung, có trọng điểm của Nhà nước, đồng thời với sự tăng cường nguồn lực từ huy động, tham gia của toàn xã hội, để tạo điều kiện cho mọi người dân đều được tiếp cận các dịch vụ, được hưởng thụ ở mức độ ngày càng cao. Thực hiện sự công bằng trong đóng góp và hưởng thụ các dịch vụ VH-XH.

c)-Đẩy mạnh hơn nữa việc mở rộng các loại hình hoạt động VH-XH ngoài công lập, đồng thời với việc củng cố vai trò nòng cốt và nâng cao chất lượng của các cơ sở công lập:

Các cơ sở ngoài công lập chỉ khác các cơ sở công lập về các nguồn đầu tư và cơ chế quản lý; song đều nhằm mục đích chung góp phần phát triển các lĩnh vực VH-XH theo định hướng của Đảng và Nhà nước; góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện tốt chính sách xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.

Nhà nước không chỉ đầu tư cho các cơ sở công lập để làm nòng cốt mà còn khuyến khích, tạo điều kiện ưu đãi để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các cơ sở ngoài công lập. Các cơ sở ngoài công lập hoạt động nhằm góp phần thực hiện chính sách xã hội của Đảng, nhà nước và có thu lợi nhuận hợp lý.

Nhà nước khuyến khích các cơ sở ngoài công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ theo tinh thần Nghị định 73/1999/NĐ-CP của Chính phủ, tự chịu trách nhiệm về chất lượng hoạt động trước xã hội và có thu nhập thỏa đáng.

d)-Chuyển dần một số cơ sở VH-XH công lập sang loại hình cổ phần hoá và ngoài công lập, trên cơ sở chọn các đơn vị có điều kiện hoạt động tốt, tiến tới tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở công lập và ngoài công lập. Các cấp quản lý phải đối xử bình đẳng với các cơ sở trong và ngoài công lập, thực hiện cơ chế các cơ sở công lập “đỡ đầu” các cơ sở ngoài công lập.

B)-THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ:

I-Giáo dục và đào tạo:

1/-Lĩnh vực giáo dục:

Ngày 08/8/2003, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 1456/QĐ-UB phê duyệt Đề án XHH giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2003-2010. Hiện nay ngoài hệ thống trường công lập được bố trí đều khắp trên các địa bàn của tỉnh, trong tỉnh cũng đã hình thành nhiều loại hình trường ngoài công lập như trường bán công, dân lập và tư thục.

Các trường lớp ngoài công lập có bước phát triển khá hơn trước; năm học 2004-2005: Ngành học mầm non (MN), có 46 nhà trẻ ngoài công lập với 1.049 cháu; đã chuyển 03 trường mẫu giáo công lập thành bán công (Trường mẫu giáo Hướng Dương-TP.LX, mẫu giáo TT.Chợ Mới, mẫu giáo TT.Cái Dầu-Châu Phú) với 766 cháu; có 68 điểm mẫu giáo dân lập-tư thục, với tổng số cháu. Ở bậc tiểu học đã hình thành cơ sở giáo dục dân lập Tình thương Khai trí (nuôi dạy trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn), bước đầu đã thu nhận 53 học sinh (HS) tiểu học. Ở cấp trung học cơ sở (THCS) đã có 01 trường có khối lớp 6 bán công (Trường THCS Nguyễn Trãi-TX.CĐ) với 304 HS. Ở cấp trung học phổ thông (THPT) có 16 trường bán công, 01 trường có khối lớp 10 bán công (Trường THPT Long Xuyên), 2 trường dân lập, có một số lớp hệ B gắn với một số trường công lập ở những nơi chưa mở được trường bán công, với tổng số HS là 12.914, chiếm 25,68% so với tổng số HS THPT, có 01 trường bán công thành lập được Hội đồng quản trị ( Trường THPT.BC. Khuyến học-TP.LX).

Ngành GD-ĐT đã phối hợp với Hội Khuyến học các cấp hình thành được 43 Trung tâm học tập cộng đồng, đây là mô hình mới nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân.

Các trường dân lập, tư thục thu học phí theo sự thoả thuận với Ban đại diện cha mẹ HS, các trường bán công thu học phí theo khung quy định của UBND tỉnh, ngoài ra các trường còn thu quĩ tu sửa cơ sở vật chất theo quy định của UBND tỉnh. Học phí, quĩ tu sửa cơ sở vật chất thu được hàng năm ở các cơ sở GD-ĐT khoản 11.000 triệu đồng, chiếm tỉ lệ gần 4% so với tổng chi cho hoạt động sự nghiệp GD-ĐT. Hiện nay tất cả các trường đều thực hiện cơ chế quản lý tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP.

Các lực lượng hỗ trợ trực tiếp ngành GD-ĐT hiện nay gồm có Hội Khuyến học các cấp, Hội đồng giáo dục cấp huyện-xã, Ban đại diện cho mẹ HS cấp trường; đã có nhiều đóng góp tích cực cho ngành về mặt tư vấn, vận động HS đến trường, góp phần giáo dục HS, đóng góp trang bị, tu sửa cơ sở vật chất cho trường…

Về thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi; hiện tại các trường ngoài công lập không phải đóng góp bất kỳ khoản thuế nào. Một số ít trường được vay vốn đầu tư phát triển cơ sở vật chất, còn lại phần lớn các trường tư, dân lập chưa thật sự có được sự hỗ trợ lớn về cơ sở vật chất của nhà nước, mà chỉ có sự hỗ trợ về chuyên môn của ngành GD-ĐT.

Tóm lại, mạng lưới trường lớp, học sinh ngoài công lập ở An Giang có bước phát triển khá, nhưng còn chậm so với yêu cầu, việc tổ chức hoạt động chưa thật đúng với các quy định của nhà nước.Việc chuyển đổi hình thức, cơ chế hoạt động của các trường ngoài công lập theo đúng quy định hiện hành còn nhiều lúng túng (thành lập Hội đồng quản trị, thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP…). Các chính sách hỗ trợ của trung ương và địa phương chưa đủ để tác động mạnh vào việc phát triển qui mô cũng như chất lượng giáo dục của các loại trường này.

2/- Lĩnh vực đào tạo:

Gần đây TW, tỉnh đã có nhiều quan tâm đến lĩnh vực đào tạo, nhất là đào tạo nghề (trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề dài, ngắn hạn).Tỉnh đã tăng đầu tư cơ sở vật chất cho các trường trung học Kinh tế-Kỹ thuật, Trung học Nông nghiệp và Trường dạy nghề tỉnh; mặt khác, tỉnh cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực dạy nghề cho 3 Trung tâm dịch vụ việc làm (hỗ trợ học phí, tiền ăn…). Các trường, trung tâm này cũng đã chủ động liên kết với các trường, trung tâm giáo dục thường xuyên trong, ngoài tỉnh để mở rộng qui mô, loại hình đào tạo, tạo thêm nguồn thu để tự trang trải một phần chi phí.

Tính đến nay toàn tỉnh có 17 cơ sở dạy nghề được cấp giấy chứng nhận hoạt động, gồm 11 cơ sở dạy nghề công lập, 6 cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Các ngành nghề đào tạo ngắn hạn (từ 1 tháng đến dưới 1 năm) ở các trung tâm dạy nghề là may công nghiệp, may dân dụng, sửa chữa xe gắn máy, tin học văn phòng, điện dân dụng, nuôi trồng thủy sản, thêu-rua, vận tải…, đã đào tạo hàng ngàn học viên, được cấp giấy chứng nhận, một số đã tham gia xuất khẩu lao động, một số được giới thiệu đi làm ở các cơ sở trong, ngoài tỉnh và tự tìm việc làm.

Một số hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cũng đã tổ chức dạy nghề cho người lao động, thu hút khá đông lực lượng lao động (HTX thêu-rua xuất khẩu, may xuất khẩu…).

Các cơ sở dạy nghề tư nhân còn ở qui mô nhỏ (thường dưới 20 lao động), chỉ ở dạng kềm cặp tại cơ sở sản xuất, tại nhà gắn với công việc sản xuất kinh doanh gia đình. Các nghề đào tạo thường là các nghề ngắn hạn như gò, hàn, tiện, sửa chữa điện, sửa chữa máy nổ, nghề mộc…

Nhìn chung, việc XHH trong lĩnh vực đào tạo nghề còn chậm. Tư nhân chưa đầu tư mở những cơ sở dạy nghề có qui mô lớn vì không đủ vốn để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và lực lượng giáo viên.Trong khu vực nhà nước, ở các trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề mở các ngành nghề và loại hình đào tạo chưa đa dạng, phong phú; trang thiết bị thiếu, lạc hậu, nên chưa thu hút người lao động tham gia học nghề với số lượng đông đảo.

II- Y tế:

1/-Đa dạng hoá các loại hình hoạt động chăm sóc sức khoẻ:

Ngày 8/8/2003, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 1455/QĐ-UB, phê duyệt Đề án xã hội hoá công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2003-2010, để nhằm đa dạng hoá các loại hình hoạt động chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Sở Y Tế đã tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở các cấp tỉnh, huyện, xã. Hiện nay, ngoài mạng lưới y tế công lập từ tỉnh đến cơ sở (100% xã, phường đều có trạm y tế, hầu hết khóm ấp đều có tổ y tế), hiện nay tỉnh An Giang còn có các loại hình y tế ngoài công lập như:

 -Cơ sở bán công: An Giang chưa có bệnh viện bán công. Hình thức bán công được tổ chức tại một số khoa thuộc 2 bệnh viện lớn của tỉnh (Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang, Bệnh viện Đa khoa khu vực Châu Đốc), chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu của bệnh nhân. Ngoài ra, tỉnh còn có 2 đơn vị sự nghiệp hoạt động có thu, do Nhà nước quản lý là Trung tâm Tim mạch và Trung tâm Mắt -Tai mũi họng-Răng hàm mặt (M-TMH- RHM).

- Cơ sở dân lập: Chủ yếu là của Hội Đông y. Công tác y học cổ truyền (YHCT) tiếp tục được củng cố phát triển, góp phần đắc lực trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là tại tuyến cơ sở, số lần khám chữa bệnh bằng YHCT hàng năm chiếm trên 40% số lần khám chữa bệnh chung.Tại hai bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh đều có khoa YHCT, các Trung tâm Y Tế huyện có khoa hoặc phòng khám YHCT, có 50 Trạm Y Tế xã có phòng chẩn trị YHCT. Các Trung tâm Y Tế huyện, Trạm Y Tế xã đều đã triển khai thực hiện vườn thuốc nam mẫu tại đơn vị để hướng dẫn nhân dân trồng và sử dụng thuốc nam.

- Cơ sở tư nhân: Toàn tỉnh hiện có 1.102 cơ sở hành nghề y tế tư nhân, trong đó có 3 bệnh viện tư với 170 giường, 8 phòng khám đa khoa, 422 phòng khám chuyên khoa, 15 nhà hộ sinh và 662 cơ sở dịch vụ y tế khác. Đặc biệt, Bệnh viên đa khoa tư nhân Nhật Tân-Thị xã Châu Đốc, qui mô 90 giường với vốn đầu tư 27,3 tỉ đồng đã đi vào hoạt động.

Ở tỉnh cũng đã hình thành một số hội nghề nghiệp y tế như Hội Đông y, Hội Dược học, Hội Điều dưỡng, Hội Nữ hộ sinh, Hội Châm cứu... nhằm động viên, giáo dục các hội viên thực hiện đúng chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi để các hội viên làm tốt hơn việc chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Mô hình kết hợp giữa Y tế, Hội Đông y, Hội Chữ thập đỏ; kết hợp Quân Dân y có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo phương châm "ở đâu có dân là có thầy có thuốc", không để dịch bệnh xảy ra.

Sở Y Tế đã tổ chức triển khai Thông tư số 01/2004/TT-BYT về thực hiện Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân; trong đó chú trọng cải cách thủ tục cấp giấy phép hành nghề, sắp xếp lại mạng lưới hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn. Xây dựng, ban hành Qui chế hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, đào tạo giữa bệnh viện công và bệnh viện tư nhân trên địa bàn tỉnh.

2/-Huy động các nguồn lực khác:

Về thu viện phí: Kết quả thực hiện thu một phần viện phí theo Nghị định 95/CP và nguồn thu từ Bảo hiểm y tế đã bổ sung đáng kể cho các bệnh viện trong tình hình ngân sách của Nhà nước còn khó khăn. Năm 2004, thu viện phí chiếm trên 32,37%, thu Bảo hiểm y tế chiếm trên 10% tổng ngân sách chi cho sự nghiệp y tế của tỉnh. Hiện nay đang thực hiện thu phí dịch vụ y tế ở cấp xã để trang trải một phần chi phí. Ngoài việc thu viện phí theo đúng quy định, ngành Y Tế còn thực hiện chế độ miễn giảm cho các đối tương diện chính sách, nghèo. Năm 2004, đã khám chữa bệnh miễn phí cho 83.759 lượt người nghèo, với số tiền 7,089 tỉ đồng.

Mô hình các hoạt động từ thiện của Hội Chữ thập đỏ đã giúp đỡ thiết thực cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện trong điều kiện kinh phí y tế còn nhiều khó khăn. Nổi bật nhất là Cơ sở khám chữa bệnh Từ thiện ở huyện Tri Tôn do Hội chữ thập đỏ kết hợp với một số nhà hảo tâm đứng ra thành lập, khám chữa bệnh miễn phí, đã thu hút được nhiều bệnh nhân nghèo đến chữa trị .

Hiện nay, toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành Chương trình đem lại ánh sáng cho người mù nghèo.Từ năm 1999-2004 đã thực hiện mỗ mắt miễn phí cho hơn 9.969 người mù nghèo với tổng chi phí gần 5 tỉ đồng. Trong đó có sự hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật của Bệnh viện Mắt TP.HCM, sự hỗ trợ tài chính của Hội chữ thập đỏ Thụy Sĩ, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM và các nhà hảo tâm trong, ngoài tỉnh.

Trong năm 2004, ngoài 2 đơn vị đã thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP (TT Tim mạch, TT Mắt-TMH-RHM), hiện có thêm 6 đơn vị sự nghiệp y tế tuyến tỉnh triển khai thực hiện là Bệnh viện ĐKTT An Giang, Bệnh viện ĐKKV Châu Đốc, Trường Trung học Y tế, TT Y tế Dự phòng, TT Bảo vệ sức khoẻ Bà mẹ trẻ em-KHHGĐ và TT Kiểm nghiệm Dược phẩm-Mỹ phẩm. Công ty Dược phẩm tỉnh đã thực hiện cổ phần hoá, sắp xếp lại tổ chức sản xuất cho phù hợp mô hình mới. Hiện ngành đang tiếp nhận trang thiết bị Dự án Hợp tác phát triển hệ thống y tế Việt Nam-EC với kinh phí trên 40 tỉ đồng và tiếp tục tranh thủ các nguồn viện trợ đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cấp trang thiết bị các bệnh viện công lập.

Nhìn chung, xã hội hoá trong lĩnh vực y tế chuyển biến khá nhanh, đạt hiệu quả khá cao, nhất là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ban đầu và y tế dự phòng. Hoạt động XHH trong lĩnh vực khám và điều trị bệnh đạt tốc độ nhanh. Các cơ sở y dược tư nhân (đông, tây y) phát triển nhanh, đáp ứng được một phần đáng kể nhu cầu khám và điều trị bệnh ngày càng tăng của nhân dân, giảm bớt quá tải cho các bệnh viện công lập. Số lần khám chữa bệnh của hệ thống hành nghề y tế tư nhân chiếm trên 42% số lần khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế .

III- Văn hoá-thông tin:

1/-Phong trào hoạt động văn nghệ:

Sở Văn hoá-Thông tin đã xây dựng Đề án xã hội hoá hoạt động văn hoá trên địa bàn tỉnh An Giang, đã được UBND tỉnh phê duyệt và đã triển khai cho các đơn vị trong ngành thực hiện từ tháng 01/2002.

Trong những năm qua, phong trào văn nghệ quần chúng phát triển đều khắp ở cơ sở. Ngoài các đội văn nghệ do nhà nước đầu tư; hiện nay, toàn tỉnh có 205 câu lạc bộ (CLB) đờn ca tài tử, CLB hát với nhau và 130 đội, nhóm văn nghệ ở xã, phường, thị trấn, khóm, ấp do nhân dân thành lập. Nhân dân đã đầu tư được 50 tụ điểm hát với nhau, 45 sân bãi biểu diễn nghệ thuật. Ngoài ra còn có 169 CLB, đội, nhóm do các TT Văn hoá tỉnh, huyện, thị, thành phố thành lập.Toàn tỉnh đã xây dựng được 45 Nhà văn hoá xã, bước đầu đã đi vào hoạt động với nhiều loại hình phong phú, nhiều Nhà văn hoá đã biết liên kết với các tổ chức, đoàn thể, tư nhân tổ chức nhiều hoạt động có thu để bù đắp chi phí và duy trì hoạt động thường xuyên. Điển hình, Nhà văn hoá xã Ô Lâm vận động các nhà chùa hỗ trợ khoảng 3 triệu đồng/năm để duy trì 2 đội Dì kê hoạt động 48 buổi/năm.

Về hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, ngoài Đoàn Văn công tỉnh do nhà nước đầu tư; tỉnh hiện có 5 đoàn do tư nhân đầu tư, tự thu chi tài chính (2 cải lương, 1 hát bội, 1 xiếc-ảo thuật, 1 ca nhạc tổng hợp), Sở VHTT chỉ quản lý về nội dung . Khi có yêu cầu phục vụ những ngày kỷ niệm, những ngày lễ lớn, các đoàn được tài trợ một phần kinh phí để biểu diễn phục vụ nhân dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, biên giới.

Đến nay đã có 7/7 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở VHTT là Thư viện, Bảo tàng, TT Văn hoá-TT tỉnh, Đoàn Văn công, TT Phát hành phim-chiếu bóng, TT Phát hành sách, Tạp chí Văn hoá lịch sử tiến hành triển khai thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP.

2/-Hoạt động văn hoá:

Về hoạt động lễ hội và trùng tu các di tích, hầu hết các lễ hội dân gian truyền thống ở tỉnh như vía Bà Chúa xứ núi Sam (Châu đốc), ngày giỗ Quản cơ Trần Văn Thành, các lễ hội đình làng... đều do nhân dân đóng góp và đứng ra tổ chức. Các lễ hội văn hoá truyền thống cấp huyện, các lễ hội cách mạng phần lớn do kinh phí từ ngân sách nhà nước và sự tài trợ của các cá nhân, tổ chức đài thọ.

Trong những năm qua, ngoài nguồn kinh phí nhà nuớc đầu tư, nhân dân đã tích cực đóng góp để trùng tu, tôn tạo các di tích cấp Quốc gia như: Đình Tân An, Đình Phước Hưng, Đình Mỹ Hoà Hưng, Đình Mỹ Long, với tổng số tiền 159,175 triệu đồng (trong đó nhân dân đóng góp 145,175 triệu đồng).

Về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hoá phát triển rất phong phú, đa dạng, phần lớn là của tư nhân. Hiện nay có 5.150 cơ sở dịch vụ văn hoá tư nhân các loại, trong đó có 3.562 điểm chiếu video, 533 điểm karaoke, 95 cơ sở mua bán băng đĩa nhạc, 39 cơ sở cho thuê băng đĩa nhạc hình, 74 cơ sở in lụa, 329 điểm trò chơi điện tử, 65 điểm internet, 45 cơ sở vẽ quảng cáo…Ngoài ra còn có 1 cửa hàng cho thuê băng-đĩa hình, 1 cửa hàng sách-văn hoá phẩm do nhà nước quản lý.

Nhìn chung, công tác xã hội hoá hoạt động VH-TT đã phát triển trên nhiều lĩnh vực, với nhiều loại hình hoạt động phong phú, đa dạng. Nhân dân đã tham gia đóng góp công sức vào nhiều hoạt động như trùng tu di tích, hoạt động lễ hội, văn nghệ quần chúng, các dịch vụ văn hoá…Xã hội hoá hoạt động VH-TT đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, đồng thời cũng đã giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động.Tuy nhiên, đến nay các loại hình như bán công, dân lập vẫn chưa có người đầu tư, phần lớn tư nhân đầu tư vào lĩnh vực VH-TT có vốn ít, mau sinh lợi; mặt khác các vi phạm trong hoạt động dịch vụ vẫn còn nhiều.

IV- Thể dục-thể thao:

1/-Phong trào thể thao quần chúng:

Ngày 22/8/2003, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 1576/QĐ-UB về phê duyệt Đề án xã hội hoá lĩnh vực thể dục-thể thao tỉnh An Giang giai đoạn 2003-2010. Cùng với việc tổ chức triển khai thực hiện quyết định của UBND tỉnh, ngành TD-TT cũng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Bí thư TW Đảng, Kế hoạch số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh Ủy về việc đẩy mạnh công tác TD-TT trong thời gian tới.

Trong thời gian qua, toàn tỉnh đã mở ra nhiều loại hình hoạt động phong phú, đa dạng để thu hút người dân tập luyện TDTT, cụ thể như mở các lớp thể dục dưỡng sinh cho người cao tuổi, tổ chức các giải thể thao như: bóng đá, bóng chuyền nông dân, bóng đá thiếu niên nhi đồng, giải thể thao dành riêng cho đồng bào dân tộc, tổ chức hội thao và khôi phục các môn thể thao cổ truyền của các dân tộc, phổ cập bơi cho trẻ em...

Việc xây dựng gia đình thể thao và câu lạc bộ thể dục thể thao (CLB.TDTT) được nhiều người dân hưởng ứng. Trong toàn tỉnh, đến nay, có 70.912 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao, chiếm 17,5% số hộ; 662 CLB.TDTT cơ sở, trong đó có 40 CLB dưỡng sinh, 51 CLB võ thuật, 6 CLB thể hình nam, 5 CLB thẩm mỹ nữ…

Ngành TD-TT đã phối hợp với ngành GD-ĐT tổ chức giáo dục thể chất cho học sinh trong các trường học, tổ chức các hoạt động TDTT trong trường như thể dục giữa giờ, rèn luyện thân thể, Hội khoẻ Phù Đổng …Ngành còn phối hợp với Đoàn Thanh niên, Ủy ban DS-GĐ&TE, Hội Nông dân, Liên đoàn lao động, Hội người cao tuổi…tổ chức các hoạt động, các giải thể thao như bóng đá U11, U14, chạy việt dã, bóng đá , bóng chuyền nông dân, hội thao người cao tuổi, hội thao CNVC-LĐ…nhân các ngày lễ hội.

Về thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, xuất phát từ nhu cầu luyện tập TDTT của quần chúng, trong tỉnh bắt đầu hình thành một số sân bãi do tư nhân đầu tư xây dựng. Chỉ riêng năm 2004, toàn tỉnh có hơn 330 sân bóng đá mi ni, 150 sân cầu lông, 12 phòng tập thể dục thể hình-thẩm mỹ, 18 phòng tập võ, 54 sân đá cầu, 160 sân bóng chuyền, 40 phòng tập bóng bàn...

2/-Hoạt động thể thao chuyên nghiệp:

Thực hiện chủ trương chuyển hướng chuyên nghiệp hoá đối với các hoạt động thể thao thành tích cao, để cải tiến chất lượng thi đấu, tạo nguồn thu, nguồn tài trợ cho các hoạt động thể thao; ngành TDTT đã, sẽ thành lập nhiều tổ chức CLB, liên đoàn như Liên đoàn quần vợt, Liên đoàn võ thuật, Liên đoàn mô tô-xe đạp, Liên đoàn bóng rỗ, CLB thể dục- thể hình, CLB cử tạ…

Đặc biệt, ngày 26/11/2003 CLB bóng đá tỉnh chính thức được thành lập. Tuy mới thành lập, CLB bóng đá đã tích cực trong công tác vận động tài chính, để đảm bảo hoạt động. Bước đầu đội bóng đá đã được Nhà máy nước giải khát Bến Thành, Cty Xổ số kiến thiết An Giang tài trợ; nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đăng ký tài trợ, quảng cáo trên sân vận động An Giang. Tuy nhiên, do đội bóng đá đang thi đấu ở giải hạng nhất Quốc gia, thành tích chưa cao nên việc vận động tài trợ gặp rất nhiều khó khăn, kể cả nguồn thu khán giả đến sân xem các trận đấu của đội nhà.

Về các đội thể thao, 2 đội xe đạp nam, nữ tiếp tục được Cty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và Cty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang tài trợ các giải thi đấu trong nước. Các đội võ Taekwondo, Pencak Silat, võ cổ truyền, điền kinh bước đầu được tài trợ, tuy còn ít nhưng đã nói lên sự chuyển biến về xã hội hoá của từng bộ môn.

Nhìn chung, công tác xã hội hoá ngành TD-TT bước đầu có nhiều chuyển biến, nhiều hoạt động được tổ chức với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, nhiều Liên đoàn, CLB các bộ môn thành tích cao được thành lập, vận động được một số doanh nghiệp tài trợ, nhiều thành phần tư nhân tham gia đầu tư hoạt động dịch vụ TDTT…Tuy nhiên, nhận thức về XHH trong toàn ngành chưa được quán triệt, còn trông chờ vào ngân sách nhà nước, thụ động trong vươn ra vận động mọi người, mọi tầng lớp xã hội tham gia hoạt động TDTT; bên cạnh đó cũng còn một số mặt hạn chế trong thi đấu cần được khắc phục. Một số loại hình hoạt động TDTT chưa theo đúng quy chế của ngành. Việc vận động tài trợ, ủng hộ cho các giải thể thao ở cấp huyện và cơ sở còn nhiều hạn chế. Việc thành lập các tổ chức xã hội về TDTT (liên đoàn, hội...) ở một số bộ môn tiến hành chậm. Công tác vận động xã hội đầu tư cơ sở vật chất TDTT, tổ chức thi đấu, xây dựng trường lớp đào tạo chậm và chưa đều.

V-Khoa học, công nghệ và môi trường

1/-Hoạt động khoa học-Công nghệ:

Về lĩnh vực khoa học-công nghệ; từ những thành tựu trong nghiên cứu ứng dụng, các tổ chức khoa học công nghệ của tỉnh đã phổ biến rộng rãi đến nhân dân những quy trình công nghệ mới, cải tạo giống cây, con để tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong nông nghiệp, đã tiến hành XHH trên lĩnh vực sản xuất giống cây, con có hiệu quả; đồng thời cũng đã chú trọng đến việc quản lý nhà nước trên lĩnh vực này. Việc tổ chức chuyển giao các giống lúa có năng suất và phẩm chất cao cho nông dân mang lại kết quả khả quan. Đến nay, giống lúa chất lượng cao chiếm trên 90% diện tích trồng lúa toàn tỉnh. Đã có trên 220 câu lạc bộ nông dân tham gia sản xuất giống, đã cùng với các trung tâm sản xuất giống của nhà nước cung cấp các giống lúa nguyên chủng, giống lúa xác nhận chất lượng cao cho nông dân, trung bình đạt 8.000 - 10.000 T/năm (chiếm 10% tổng số giống lúa toàn tỉnh). Cho đến nay, toàn tỉnh đã có trên 20 bộ giống lúa chất lượng cao, tạo nên sự phong phú, đa dạng về cơ cấu giống lúa trong tỉnh, thích nghi với từng địa phương khác nhau.

Nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản hiện là thế mạnh của tỉnh, trong đó cá tra, ba sa, rô phi đơn tính, rô đồng, tôm là những con đóng vai trò chủ lực. Tuy nhiên, nhu cầu con giống của các loại này rất lớn, đơn cử như năm 2004 nhu cầu con giống cá tra trên 140 triệu con, trong khi 6 trại giống của tỉnh chỉ sản xuất được khỏang 98,5 triệu con. Do đó, việc XHH trong khâu sản xuất giống thủy sản hiện nay rất bức xúc, cần có nhiều người có kinh nghiệm tham gia. Hiện nay, qua khảo sát trên toàn tỉnh An Giang có 36 trại sản xuất có khả năng sản xuất nhân tạo cá tra và ương cá tra giống, qua đó cho thấy ngư dân An Giang có khả năng sản xuất được giống cá tra. Quy trình sinh sản nhân tạo cá tra, cá ba sa đã được chuyển giao rộng rãi cho người nuôi, tăng nhanh nguồn cá giống, nhờ đó giá thành giảm đi rất nhiều so với trước đây. Quy trình sinh sản tôm càng và nuôi tôm thương phẩm cũng được nhiều nông dân ứng dụng có hiệu quả. Hiện nay cả tỉnh có hơn 400 ha nuôi tôm, cần trên 20 triệu con giống thì 7 cơ sở sản xuất hiện nay chỉ đáp ứng được 60-65% nhu cầu, do đó việc XHH để tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu con giống là hết sức bức thiết.

Trong lĩnh vực công nghiệp, mặc dù có những cố gắng trong việc vận động các cơ sở sản xuất, chế biến ngoài quốc doanh cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm; nhưng nhìn chung, do hạn chế về trình độ khoa học kỹ thuật, cộng với ngại tốn kém cho việc đầu tư thiết bị mới, nên các chủ cơ sở tư nhân chưa ứng dụng được nhiều công nghệ mới.

2/-Hoạt động bảo vệ môi trường:

Về lĩnh vực bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức phổ biến rộng rãi Luật Bảo vệ môi trường đến người dân. Nhận thức về bảo vệ môi trường từng bước được nâng lên. Việc XHH trong đầu tư cung cấp nước sạch ở An Giang đã được các ngành các cấp trong tỉnh quan tâm. Tháng 4/1998, UBND tỉnh có Quyết định số 643/QĐ-UB về việc khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư trạm cung cấp nước sạch dưới các hình thức: đầu tư 100% vốn, mua cổ phần, hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, cấp tín dụng trung, dài hạn, tài trợ ưu đãi, viện trợ nhân đạo. Đến nay, toàn tỉnh có trên 180 trạm cung cấp nước qua hệ thống ống dẫn, trong đó có trên 90 trạm do tư nhân quản lý cung cấp cho hơn 20.000 hộ dân, chiếm trên 50% số hộ được cung cấp nước. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các trạm cấp nước tư nhân trên 15 tỷ đồng. Hiện nay tỉnh đã ban hành quyết định số 2023/2004/QĐ-UB về việc ban hành Qui chế XHH công tác thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.

Về khai thác nước ngầm, có khá nhiều tổ chức và cá nhân trong tỉnh đầu tư khoang giếng. Có 6 cơ sở tư nhân khoang khai thác nước ngầm nhưng chỉ với công nghệ, kỹ thuật lạc hậu, chủ yếu là theo yêu cầu của người sử dụng chứ chưa có những dự án, kế hoạch khai thác lớn để cung cấp cho cả cụm dân cư.

Về thu gom và xử lý rác thải, chưa có tư nhân đầu tư. Chỉ có hình thức khóm, ấp vận động nhân dân đóng góp để thuê người thu gom rác ở một số địa bàn dân cư không có xe rác công cộng đến.

C)-ĐÁNH GIÁ CHUNG:

1/- Về mặt ưu điểm:

Xã hội hoá là chủ trương lớn, rất đúng đắn, có ý nghĩa chiến lược lâu dài của Đảng và nhà nước. Nhìn chung, qua 7 năm thực hiện Nghị quyết 90/CP và 5 năm thực hiện Nghị định 73/1999/NĐ-CP của Chính phủ, 2 năm thực hiện quyết định 522/2002/QĐ-UB, tỉnh An Giang đã tổ chức, vận động được sự tham gia khá tích cực của các lực lượng ngoài xã hội cùng với nhà nước phát triển các lĩnh vực GD-ĐT, YT, VH-TT, TD-TT, KH-CN và MT.

Hệ thống các cơ sở ngoài công lập ở các ngành VH-XH đã bắt đầu hình thành, có khá nhiều đơn vị đi vào hoạt động có hiệu quả thiết thực, đã góp phần tích cực đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các dịch vụ VH-XH của nhân dân nói riêng và góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua nói chung.

Các cơ sở ngoài công lập cũng tạo thêm việc làm cho hàng vạn người lao động. Việc huy động mọi nguồn lực xã hội đã được chú ý, tính ỷ lại vào ngân sách nhà nước ở các ngành, đơn vị bước đầu được khắc phục. Thực hiện XHH đã tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân, các lực lượng xã hội tham gia đóng góp nhân lực, trí lực, tài lực cho sự nghiệp GD-ĐT,YT,VH-TT, TD-TT, KH-CN và MT hàng năm trị giá hàng chục tỉ đồng. Nhiều cơ sở ngoài công lập cũng được đầu tư cơ bản hàng chục tỉ đồng (Bệnh viện Nhật Tân, một số trường dân lập, Cơ sở khám chữa bện Từ thiện Tri Tôn...).

Xã hội hoá cũng đã góp phần thực hiện công bằng xã hội thông qua chính sách ưu tiên đầu tư của nhà nước cho những vùng khó khăn, thực hiện chế độ miễn giảm các loại phí cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo…Tổ chức huy động đóng góp của nhiều thành phần kinh tế theo khả năng để được huởng các dịch vụ VH-XH tương ứng.

2/- Về mặt hạn chế, thiếu sót:

Những kết quả đạt được trong thời gian qua về công tác XHH ở tỉnh ta là đáng trân trọng; tuy nhiên, đối chiếu với yêu cầu của NQ 90, NĐ 73 và chủ trương gần đây của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh thì hoạt động XHH các lĩnh vực nêu trên còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế và bất cập:

-Nhận thức trong một bộ phận cán bộ công chức các ngành lĩnh vực VH-XH và ngoài nhân dân chưa chuyển biến tích cực, ở nơi này nơi khác còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách nhà nước.

- Hạn chế lớn nhất là tiến độ XHH còn chậm, kết quả đạt được ở nhiều mặt còn thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu định hướng của tỉnh đề ra.Ví dụ: Trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, tỷ lệ hướng dẫn (mang tính định hướng) trong NQ 90 là: XHH đại bộ phận giáo dục mầm non, 10-15% đối với tiểu học, 25% đối với cấp THCS, 50% đối với cấp THPT. Xã hội hoá ở lĩnh vực y tế, văn hoá có nhanh hơn nhưng nhiều cơ sở hoạt động chưa bền vững, vẫn tồn tại nhiều tiêu cực, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, ảnh hưởng không tốt đến niềm tin của nhân dân…

- Các cơ sở ngoài công lập nhìn chung phần lớn có qui mô nhỏ, cơ sở vật chất còn đơn sơ, nghèo nàn, đội ngũ cán bộ thiếu, dẫn đến hiệu quả hoạt động của nhiều cơ sở còn hạn chế. Việc phát triển các loại hình ngoài công lập có qui mô lớn gặp khó khăn về mặt bằng, mặc dù UBND tỉnh đã có chính sách hỗ trợ chi phí bồi hoàn, giải phóng mặt bằng.

- Trong chỉ đạo còn nặng về huy động tài lực, vật lực, còn xem nhẹ việc phát huy trí tuệ, nguồn nhân lực của đông đảo đội ngũ trí thức, các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội và nghề nghiệp trong, ngoài tỉnh. Những vấn đề lớn đặt ra trong quá trình thực hiện XHH chưa được giải quyết kịp thời bằng trí tuệ và sức lực của nhân dân (tài trợ cho Đội bóng đá tỉnh, mở trường tư...)

D)-NGUYÊN NHÂN:

1/- Nguyên nhân của những thành công:

- Xã hội hoá là một quá trình hợp qui luật, đúng với bản chất xã hội vốn có của hoạt động GD-ĐT, YT, VH-TT, TD-TT, KH-CN và MT. Nhận thức được điều đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong thời gian qua đã quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp đẩy mạnh hoạt động XHH. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã có Quyết định 522/2002/QĐ.UB ngày 07/3/2002 ban hành Bản Quy định thực hiệc chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với một số lĩnh vực, ngành, nghề trên địa bàn tỉnh An Giang, nhằm tạo điều kiện để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình XHH. Nhờ vậy mà bước đầu, các ngành, các cấp, đoàn thể, nhân dân đã đồng tình hưởng ứng.

- Các ngành, các cấp đã có nhiều cố gắng, tìm tòi, học hỏi, cùng với nhiều tổ chức, cá nhân xây dựng, hình thành được nhiều cơ sở, mô hình hoạt động XHH phong phú, đa dạng ở nhiều lĩnh vực VH-XH, góp tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.

2/- Nguyên nhân của những hạn chế:

- Trước hết là do nhận thức. Mặc dù xã hội đồng tình với chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về XHH nhưng các cấp chính quyền chưa kịp thời hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân. Cho nên, nhận thức của xã hội còn chưa đầy đủ, thậm chí còn có những biểu hiện lệch lạc, xem XHH chỉ là biện pháp huy động sự đóng góp của nhân dân trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp; hoặc hiểu XHH đơn giản là tạo điều kiện cho quá trình phát triển tư nhân, chỉ chú trọng khuyến khích đầu tư, kinh doanh thu lợi, không chú trọng đến mục tiêu và định hướng xã hội. Thêm vào đó là tâm lý phân biệt giữa công lập và ngoài công lập còn khá nặng nề.Tư tưởng, thói quen trông chờ, ỷ lại vào nhà nước vẫn còn khá nặng trong các ngành, các cấp và ngoài xã hội.

- Công tác XHH đã được nhiều cấp, nhiều ngành đề cập nhưng chậm được thể chế hoá, từ đó đã gây khó khăn trong tổ chức thực hiện.

- Từng lúc, từng nơi, các ngành, các cấp chính quyền còn xem nhẹ trách nhiệm quản lý đối với khu vực ngoài công lập, chưa có những biện pháp xử lý thích hợp đối với những sai phạm. Nhiều lực lượng xã hội có điều kiện trong từng cộng đồng chưa được tổ chức và phối hợp tốt để chủ động, tích cực tham gia vào quá trình XHH. Các loại quĩ ở dạng XHH chưa nhiều, hình thức vận động quĩ chưa đa dạng.

- Việc xây dựng các cơ sở ngoài công lập gặp khó khăn vì không có mặt bằng. Tư nhân ngại đầu tư vì giá đất cao, từng địa phương lại chưa có quĩ đất công để cho thuê, cho mượn xây dựng cơ sở vật chất. Chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi tín dụng chưa đủ sức thu hút để khuyến khích đầu tư các cơ sở ngoài công lập, còn khó khăn về mặt thủ tục xin vay .

Đ)- MỤC TIÊU CHUNG CHO VIỆC QUI HOẠCH XHH TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010:

1/- Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 của BCH.TW Đảng khoá IX đã đặc biệt nhấn mạnh đến việc đẩy mạnh XHH trong các lĩnh vực GD-ĐT, YT, TD-TT và các lĩnh vực VH-XH khác, mục tiêu chung là: Huy động các nguồn đầu tư, trên cơ sở vận động, tổ chức sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân cùng với nhà nước phát triển sự nghiệp GD-ĐT, YT, VH-TT, TD-TT, KH-CN&MT với những hình thức thích hợp, nhằm nâng cao mức hưởng thụ chung cho các tầng lớp nhân dân và tăng cơ hội hưởng thụ cho người nghèo trong các lĩnh vực nêu trên.

2/- Các cơ sở ngoài công lập sẽ đảm bảo được từ 30 đến 50% nhu cầu dịch vụ và vốn đầu tư đến năm 2010, tùy theo từng loại hình và lĩnh vực. Tiếp tục mở rộng quy mô các cơ sở ngoài công lập trên cơ sở thành lập mới và chuyển một số cơ sở công lập (kể cả các cơ sở đang hoạt động khá, tốt) sang dân lập hoặc tư thục theo quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh và có định hướng ưu tiên phù hợp với từng lĩnh vực và hình thức hoạt động XHH.

3/- Tiếp tục tăng đầu tư ngân sách nhà nước theo quan điểm xem KH-CN, GD-ĐT là quốc sách hàng đầu; đồng thời với việc đẩy mạnh hơn nữa công tác XHH ở 2 lĩnh vực này, để có điều kiện đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng nông-công nghiệp-dịch vụ hiện đại. Đưa trình độ phát triển KT-XH của tỉnh lên tốp đầu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

4/- Các cơ sở ngoài công lập thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động và trách nhiệm xã hội; 100% cơ sở ngoài công lập thực hiện chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu quy định tại Nghị định 10/2002/NĐ-CP; tăng dần tích lũy hàng năm để đầu tư mở rộng cơ sở vất chất và qui mô hoạt động, để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của xã hội. Chuyển dần các cơ sở bán công sang dân lập hoặc tư thục theo chủ trương của nhà nước, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, dưới sự điều hành của Hội đồng quản trị.

E)- ĐỊNH HƯỚNG QUI HOẠCH CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG LĨNH VỰC:

1/- Giáo dục - Đào tạo:

Trong thời gian sắp tới, cần khuyến khích và tạo điều kiện hơn nữa để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục nhằm tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời, hướng tới một xã hội học tập. Đặc biệt, triển khai thực hiện Chương trình hành động số 14-Ctr/TU ngày 14/4/2004 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương khoá IX. Trên tinh thần đó, định hướng qui hoạch đẩy mạnh XHH từ nay đến năm 2005-2010 đối với các ngành, cấp, bậc học như sau:

- Giáo dục mầm non: Tiếp tục phát triển giáo dục mầm non theo hướng phát triển nhanh các loại hình ngoài công lập ở các vùng thuận lợi. Chuyển dần trường MG Hướng Dương (TP.LX), MG TT.Chợ Mới, MG TT.Cái Dầu-Châu Phú thành trường ngòai công lập; các huyện, thị còn lại phải có một trường mẫu giáo hoặc mầm non chuyển sang lọai hình trường ngòai công lập. Củng cố các trường MN hiện có, khuyến khích mở nhà trẻ, trường mẫu giáo ngòai công lập ở tất cả các địa bàn thuận lợi, sao cho đến năm học 2007-2008, các địa bàn thuận lợi đều có ít nhất 1 đơn vị mầm non ngòai công lập.

- Giáo dục tiểu học: Phát triển nhanh loại hình trường bán trú, vừa tạo điều kiện cho học sinh học 2 buổi/ngày (không phải học thêm), vừa huy động sự đóng góp của CMHS trong nuôi dạy trẻ. Đến 2006, mỗi huyện, thị, thành phố phải có ít nhất 1 trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày (có bán trú) cho ít nhất 20% học sinh toàn trường. Từ năm học 2006-2007, thực hiện thí điểm lọai hình trường ngòai công lập đối với 2 trường tiểu học bán trú Lê Lợi (TP.LX), Hùng Vương (TX.CĐ). Chuyển dần một số trường công lập chất lượng tốt ở các vùng thuận lợi sang dân lập. Khuyến khích và tạo điều kiện cho cá nhân mở trường tiểu học tư thục bán trú dạy 2 buổi/ngày ở các địa bàn thuận lợi.

- Giáo dục trung học: Củng cố, sắp xếp lại các trường bán công hiện có theo hướng chuyển dần sang lọai hình trường dân lập, tư thục. Những năm tiếp cần có kế họach chuyển một số trường trung học có chất lượng khá sang các lọai hình ngòai công lập. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi mở trường THCS dân lập, tư thục bán trú dạy 2 buổi/ ngày ở các địa bàn thuận lợi. Tách các lớp bán công trong trường công để hình thành trường dân lập riêng nếu có đủ khối lớp và qui mô không dưới 10 lớp. Nâng dần tỉ lệ học sinh ngoài công lập lên 35% vào năm 2006 và riêng địa bàn thành phố, thị xã tỉ lệ học sinh ngoài công lập là 50%. Thực hiện mô hình trường ngòai công lập có Hội đồng quản trị là các nhà doanh nghiệp, kêu gọi các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia cổ đông, đầu tư xây dựng, trang thiết bị dạy học cho trường..

- Giáo dục chuyên nghiệp-dạy nghề: Đẩy mạnh hơn nữa công tác XHH trong đào tạo nghề, chú ý đào tạo nghề dài hạn gắn với đào tạo nghề ngắn hạn để đào tạo nhân lực có trình độ trung cấp và tay nghề cao. Lưu ý, đào tạo nghề gắn với chủ trương người lao động phải qua đào tạo và có giấy chứng nhận hành nghề; đào tạo nghề phục vụ cho các khu công nghiệp trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động…

2/- Y tế:

Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa XHH sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó các cơ sở y tế công vẫn giữ vai trò nòng cốt, nhất là trong khâu phòng chống dịch, nâng cao y đức và kỹ thuật điều trị. Đổi mới chế độ viện phí, từng bước phát triển bảo hiểm y tế tự nguyện, tiến tới chế độ bảo hiểm y tế toàn dân và thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, cho người nghèo, trẻ em. Tiến tới 100% cơ sở y tế đều thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP, trong đó các bệnh viện tỉnh tự đảm bảo được một phần kinh phí: Trung tâm Mắt-TMH-RHM bảo đảm 70%, bệnh viện ĐKTT An Giang, bệnh viện ĐKTT Châu Đốc đảm bảo 20-30% và các bệnh viện huyện bảo đảm 10-30% chi phí. Trung tâm Tim mạch tỉnh là đơn vị thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP, đảm bảo 70% chi phí và từng bước tiến tới đơn vị tự hạch tóan.

Tiếp tục duy trì, củng cố các bệnh viện tư nhân hiện có, khuyến khích đầu tư kỹ thuật nâng cao chất lượng điều trị, phát triển thêm qui mô giường bệnh, hỗ trợ các bệnh viện tư mới thành lập (BV Nhật Tân-TX.CĐ …). Khuyến khích thành lập bệnh viện dân lập, bệnh viện tư. Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ giường bệnh ngoài công lập chiếm từ 8 đến 10%.Tổ chức các hình thức khác: Bác sĩ gia đình, chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo, tiếp tục vận động các nguồn lực để thực hiện các chương trình xoá mù, phẩu thuật nhân đạo dị tật hàm mặt, các hoạt động hỗ trợ bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện, vận động hiến máu tình nguyện…

Đưa Trung tâm Đông y châm cứu (50 giường) đi vào hoạt động. Tiến tới thành lập Bệnh viện Đông y 100 giường vào năm 1010. Thành lập Bệnh viện Chữ thập đỏ (200 giường) ở huyện Tri Tôn. Có chính sách ưu đãi đối với việc phát triển y, dược học cổ truyền theo hướng XHH. Đến năm 2007, 80% trạm y tế xã (phường, thị trấn) có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và đến năm 2010, 100% trạm y tế xã (phường, thị trấn) có họat động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền.

Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở y, dược bằng cách tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc tại các bệnh viện. Qui hoạch lại mạng lưới hành nghề dược ngoài công lập theo quy định của Bộ Y Tế. Có kế họach điều chỉnh các lọai hình hành nghề y, dược tư nhân để đến hết năm 2010 không có lọai hình hành nghề y, dược tư nhân ngòai giờ của cán bộ công chức như Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân đã quy định. Các cơ sở y tế ngoài công lập phấn đấu huy động 20% vốn xã hội và bảo đảm 35-45% nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân vào năm 2005.

Củng cố, phát huy hoạt động của Ban Điều hành hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân tại các tuyến từ tỉnh đến huyện (thị, thành phố), xã (phường, thị trấn) để tập trung chỉ đạo, phối hợp liên ngành, huy động các nguồn lực và lồng ghép các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân trên từng địa bàn.

3- Văn hoá thông tin:

Đẩy mạnh hơn nữa công tác XHH trong các lĩnh vục VHTT, trong đó chú ý các hoạt động văn hoá văn nghệ quần chúng, hoạt động của các nhà văn hoá xã, các hoạt động nghệ thuật, hoạt động bảo tồn- bảo tàng và các dịch vụ văn hoá khác. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư và bảo trợ các hoạt động văn hoá.

Huy động các nguồn lực, trí tuệ và sức sáng tạo trong xã hội đầu tư xây dựng các công trình và thiết chế văn hoá, tham gia và phát triển các hoạt động văn hoá, đặc biệt là tự tổ chức các hoạt động văn hoá ở cơ sở; tham gia bảo vệ, trùng tu các di tích văn hoá lịch sử, xây dựng nhà văn hoá xã. Gắn văn hoá với du lịch để hình thành các nhóm ca nhạc tài tử, các tụ điểm hoạt động chuyên nghiệp phục vụ du lịch. Ngân sách nhà nước sẽ tập trung đầu tư vào các công trình văn hoá, di tích lịch sử trọng điểm; các công trình, hoạt động văn hoá khác thực hiện theo cơ chế XHH (tạo nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, tài trợ...).

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá". Vận động phát huy các loại hình văn nghệ quần chúng (đờn ca tài tử, hát với nhau...), để thu hút nhân dân vào các sinh hoạt lành mạnh. Thực hiện phương châm "nhà nước và nhân dân cùng làm".

Nâng chất lượng lễ hội truyền thống của các huyện, thị xã, thành phố theo hướng giáo dục lịch sử, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và loại bỏ những yếu tố mê tín dị đoan. Nghiên cứu tìm những loại hình văn hoá phù hợp để dần dần hình thành một mảng văn hoá đặc trưng ở vùng đất An Giang: Văn hoá mùa nước nổi.

Củng cố, nâng chất lượng hoạt động của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, trên cơ sở tăng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới nội dung chương trình biểu diễn, đổi mới đội ngũ diễn viên...để thu hút khán giả, tăng nguồn thu để cải thiện thu nhập cho các thành viên trong Đoàn và tái đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng hoạt động của Đoàn. Có kế hoạch chuyển Đoàn nghệ thuật Tổng hợp của tỉnh sang hình thức hoạt động sự nghiệp có thu theo tinh thần Nghị định 10/2002/NĐ-CP.

Tăng cường công tác quản lý ngành, chú ý quản lý chặt các dịch vụ văn hoá, tăng cường hỗ trợ hoạt động tuyến cơ sở.

4- Thể dục thể thao:

Triển khai tích cực Đề án XHH TDTT đã được UBND tỉnh phê duyệt, trong đó chú trọng cả thể dục thể thao chuyên nghiệp và quần chúng. Tiếp tục đầu tư xây dựng các câu lạc bộ, tụ điểm TDTT ở các cơ quan, doanh nghiệp, các xã phường, đặc biệt là ở nông thôn.Chú trọng công tác giáo dục thể chất lứa tuổi học đường để nâng cao thể chất thế hệ trẻ, là nền móng tạo nguồn vận động viên cho tỉnh.

Thành lập các Liên đoàn, Câu lạc bộ các bộ môn thể thao có thành tích cao theo hướng chuyên nghiệp bằng phương thức nhà nước đầu tư ban đầu, sau đó từng bước chuyển dần sang hạch toán độc lập. Đối với những Liên đoàn, CLB hoạt động có hiệu quả có thể dần dần chuyển sang hình thức Cty Cổ phần (CLB bóng đá …)

Chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn phát triển các loại hình tổ chức thể dục thể thao quần chúng. Để đến năm 2010 thu hút được 24% dân số và 60% người cao tuổi, 25% số hộ gia đình, 70% CBCC tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

Huy động nguồn tài trợ từ các tổ chức kinh tế xã hội, nhà nước và nhân dân phối hợp tổ chức thi đấu thể thao quần chúng, thi đấu thể thao thành tích cao. Phấn đấu đến năm 2010 có 85% giải thể thao cấp tỉnh có tài trợ, cấp huyện 50% giải có tài trợ. Hình thành hệ thống thi đấu TDTT cơ sở ở các địa phương, trên cơ sở đó phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng các tài năng cho thể thao đỉnh cao, chuyên nghiệp.

5/- Khoa học, Công nghệ và Môi trường:

Tạo lập thị trường cho các hoạt động khoa học và công nghệ. Phát triển chuyên sâu hơn nữa hoạt động XHH trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường. Trong đó ưu tiên cho các lĩnh vực sản xuất giống thủy sản (cá tra, ba sa, rô phi đơn tính, tôm …), giống cây trồng, giống vật nuôi có chất lượng cao. Đồng thời chú ý nghiên cứu qui trình cải tạo giống, kỹ thuật nuôi để tăng sản lượng, chất lượng của các loại thuỷ sản bản địa như lươn, rùa, rắn…phục vụ đa dạng hoá đố tượng nuôi thủy sản. Nghiên cứu, ứng dụng qui trình canh tác tăng năng xuất, giảm giá thành nông sản. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, công nghệ cơ khí phục vụ nông nghiệp và nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, công nghệ chế biến lương thực thực phẩm.

Ban hành các văn bản về chính sách XHH theo hướng đa dạng hoá các nguồn đầu tư để phát triển KH-CN. Ưu tiên vốn đầu tư nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ nhu cầu sản xuất, nâng chất lượng sản phẩm của tỉnh. Tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức khoa học, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động KH-CN.

Thực hiện tốt hơn hoạt động chuyển giao KHCN, tập trung vào lãnh vực chuyển giao công nghệ sản xuất giống cho HTX và nông dân. Khuyến khích và có chế độ ưu đãi đối với hoạt động đầu tư sản xuất giống.

Khuyến khích đầu tư lĩnh vực cung cấp nuớc sạch và xử lý ô nhiễm môi trường, nhất là ở các khu công nghiệp và thành phố, thị xã, theo chủ trương của UBND tỉnh.

G)- GIẢI PHÁP CHUNG:

1/- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội:

 Hiệu quả của công cuộc vận động XHH tùy thuộc vào nhận thức của toàn dân, toàn xã hội. Vì vậy, cần quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, các đoàn thể và đội ngũ lãnh đạo các đơn vị công lập, ngoài công lập.

Cần có sự đổi mới nhận thức về các mô hình hoạt động VH-XH ngoài công lập, không nên xem đó là hạng “thứ cấp”, mạnh dạn chuyển một số cơ sở công lập đang hoạt động tốt sang các loại hình ngoài công lập , củng cố các cơ sở ngoài công lập hiện có để đạt chất lượng cao. Không phân biệt đối xử giữa các loại hình công lập và ngoài công lập.

Các phương tiện thông tin đại chúng: Báo, Phân xã, Đài PT-TH, Đài truyền thanh cơ sở cần xem công tác tuyên truyền về XHH là nhiệm vụ thường xuyên. Hình thức tuyên truyền phải đa dạng, có chiều sâu và được phổ biến đến tận người dân ở mọi địa bàn trong tỉnh. Tuyên truyền, phổ biến các mô hình XHH hoạt động tốt; các tổ chức, cá nhân tích cực trong các hoạt động XHH.

Hội Văn học Nghệ thuật phát động phong trào sáng tác xây dựng những hình tượng đẹp về XHH. Ngành văn hoá thông tin có kế hoạch thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách XHH của Đảng và Nhà nước, đưa nội dung tuyên truyền vào các loại hình hoạt động của ngành.

Mặt trận, các đoàn thể cần vận động mọi tầng lớp nhân dân hiểu đúng, hiểu rõ sự ích lợi của chủ trương XHH để ngày càng có nhiều người tham gia các hoạt động XHH ở nhiều lĩnh vực.

Trình độ dân trí ngày càng cao, nhận thức của cộng đồng ngày càng được nâng lên. Cho nên, song song với cuộc vận động xã hội hoá, cần tích cực đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, xây dựng phong trào học tập trong toàn dân, tiến tới xây dựng xã hội học tập.

Cần tích cực vận động thành lập các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các câu lạc bộ. Đặc biệt, cần gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư để vừa giáo dục ý thức cộng đồng trách nhiệm, vừa huy động sức dân một cách có hiệu quả.

2/- Xây dựng kế hoạch phát triển XHH:

Trong năm 2005, trên cơ sở Qui hoạch phát triển XHH này, các ngành, các cấp phải xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể hàng năm với các bước đi, lộ trình phù hợp; trong đó cần xác định rõ các mục tiêu, chỉ tiêu của từng ngành, từng lĩnh vực cần đạt được, các giải pháp cần thực hiện trong từng giai đoạn từ nay đến năm 2010. Dựa trên việc phân loại và xác định mức độ phát triển XHH trong từng lĩnh vực, để thực hiện các hình thức XHH thích hợp trên các địa phương, phù hợp với qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các ngành GD-ĐT, YT, VH-TT, TD-TT, KH-CN&MT cần tính toán điều chỉnh lại Đề án XHH giai đoạn 2003-2010 đã được phê duyệt cho phù hợp với Chương trình hành động của Tỉnh Ủy thực hiện Nghị quyết TW 9 khoá IX và nội dung Qui hoạch này.

Đổi mới công tác qui hoạch, kế hoạch phát triển các lĩnh vực VH-XH có trọng tâm, trọng điểm; trong đó nhà nước tập trung đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm, vùng sâu, biên giới; có chính sách hỗ trợ các đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo; xây dựng các cơ sở công lập trọng điểm để làm nòng cốt hỗ trợ các cơ sở ngoài công lập trên địa bàn. Ở các vùng thuận lợi cần đẩy mạnh hơn nữa công tác XHH theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm".

Công bố công khai, rộng rãi Qui hoạch XHH, dự báo kế hoạch phát triển, định hướng XHH, mạng lưới các cơ sở ngoài công lập và nhu cầu huy động nguồn lực đầu tư để thu hút các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư.

3/- Hoàn thiện chính sách, cơ chế, cải tiến thủ tục hành chánh:

Trong thời gian qua, mặc dù đã có một số văn bản của trung ương về phương hướng, chủ trương và chính sách thực hiện XHH; tỉnh cũng đã có QĐ 522/2002/QĐ.UB ban hành Bản Quy định thực hiện chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với một số lĩnh vực, ngành, nghề tỉnh An Giang; nhưng nhìn chung, những chính sách đã đề ra chưa đủ sức thu hút để các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng các hoạt động XHH. Sắp tới, một mặt, cần đặc biệt quan tâm đến việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về XHH; mặt khác, tiếp tục hoàn thiện các chính sách, xây dựng cơ chế, cải tiến thủ tục hành chánh theo hướng thông thoáng hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động XHH của địa phương. Cần tập trung vào các cơ chế, chính sách sau:

- Tiếp tục tăng đầu tư của Nhà nước, tập trung cho các hướng trọng điểm; ưu tiên đầu tư cho những địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn; thực hiện chính sách đối với những người có công, những người thuộc diện chính sách, trợ giúp người nghèo, cận nghèo. Tiếp tục phát triển các loại quĩ XHH.

- Điều chỉnh để hoàn thiện các quy định về mô hình, qui mô, qui chế thành lập, quản lí hoạt động của các đơn vị ngoài công lập.

- Tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm thuế đối với các cơ sở ngoài công lập cho phù hợp với tính chất của từng loại hình, từng lĩnh vực; đồng thời xem xét để có chính sách tín dụng ưu đãi hợp lí, có sức thu hút đối với các cơ sở thực hiện XHH.

- Tiếp tục thực hiện chủ trương của Chính phủ ưu tiên quĩ đất cho các cơ sở GD-ĐT, YT, VH-TT, TD-TT, KH-CN&MT công lập và ngoài công lập. Lập quĩ đất tương tự như các khu công nghiệp để xây dựng các cơ sở ngoài công lập thuộc các lĩnh vực này. Thí điểm việc Nhà nước xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng cho các cơ sở ngoài công lập thuê dài hạn.

 - Đổi mới chế độ phí, giá cả dịch vụ trong lĩnh vực GD-ĐT, YT, VH-TT, TD-TT để tăng nguồn thu cho các hoạt động ngoài công lập của các lĩnh vực này. Xây dựng lộ trình từng bước phát triển bảo hiểm y tế, tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.

- Định kỳ tổng kết rút kinh nghiệm, xây dựng mô hình, nhân rộng mô hình tiên tiến, kịp thời biểu dương những cơ sở điển hình tốt, những kinh nghiệm hay.

- Tiếp tục thực hiện chính sách đối xử bình đẳng giữa khu vực công lập và ngoài công lập trong thi đua khen thưởng, trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Xã hội hoá là chủ trương lớn có tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước, phù hợp với bản chất của các hoạt động thuộc lĩnh vực VH-XH, với yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước, là động lực góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Xã hội hoá là tạo thêm nguồn lực cùng với ngân sách nhà nước phát triển hơn nữa các hoạt động thuộc lĩnh vực VH-XH, tạo điều kiện cho mọi người đều được thụ hưởng các dịch vụ học tập, khám chữa bệnh, tập luyện, vui chơi giải trí ngày càng tốt hơn; từng buớc tạo sự công bằng trong đóng góp và hưởng thụ trong các tầng lớp nhân dân.Vì vậy, các ngành, các cấp cần phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ quan điểm, chủ trương, chỉ đạo của tỉnh về XHH để tích cực tổ chức thực hiện, đạt hiệu quả cao nhất trong thời gian tới.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 500/2005/QĐ-UBND về qui hoạch xã hội hóa các lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, Y tế, Văn hóa - Thông tin, Thể dục - Thể thao, Khoa học - Công nghệ và Môi trường đến năm 2010 do tỉnh An Giang ban hành

  • Số hiệu: 500/2005/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/03/2005
  • Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
  • Người ký: Lê Minh Tùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/03/2005
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản