Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 50/2003/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2003 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIẾNG ANH VÀ TIN HỌC Ở BẬC TIỂU HỌC 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/20002QH10 của Quốc hội;
Căn cứ Biên bản họp Hội đồng thẩm định môn Tiếng Anh và Tin học ở bậc tiểu học;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Anh và Tin học ở bậc tiểu học;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ giáo dục Tiểu học.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình môn tiếng Anh và Tin học dùng làm tài liệu giảng dạy môn tự chọn ở các trường tiểu học.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Chánh Văn phòng , Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG



 
Đặng Huỳnh Mai

 

CHƯƠNG TRÌNH

MÔN TIẾNG ANH Ở BẬC TIỂU HỌC
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2003/QĐ-BGDĐT ngày 30/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

CHƯƠNG TRÌNH TỰ CHỌN TIẾNG ANH TIỂU HỌC

I. MỤC TIÊU

Bên cạnh việc bám sát mục tiêu chung của bậc tiểu học, môn tiếng Anh với tư cách là môn học tự chọn ở trường tiểu học nhằm:

1. Bước đầu hình thành cho học sinh các kỹ năng giao tiếp cơ bản, đơn giản bằng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày ở nhà trường và gia đình : kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; trong đó nhấn mạnh hai kỹ năng nghe và nói.

2. Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, đơn giản về tiếng Anh, giúp học sinh bước đầu có những hiểu biết về đất nước, con người, nền văn hóa của một số nước nói tiếng Anh.

3. Góp phần hình thành cho học sinh thái độ tích cực đối với tiếng Anh, thông qua việc học tiếng Anh học sinh có thêm hiểu biết và tình yêu đối với tiếng Việt. Việc dạy học môn tiếng Anh cũng góp phần hình thành phương pháp học tập và phát triển nhân cách, trí tuệ của học sinh.

II. NỘI DUNG

1. Kỹ năng

Sau khi học xong chương trình tự chọn môn tiếng Anh ở trường tiểu học, học sinh có kỹ năng cơ bản về sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ, đơn giản dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết (trong đó ưu tiên hai kỹ năng nghe và nói ở giai đoạn đầu, theo bốn chủ điểm sau:

- Bản thân và bạn bè.

- Gia đình và hoạt động hàng ngày.

- Nhà trường và hoạt động học tập, vui chơi.

- Thế giới quanh em.

1.1. Nghe.

* Nghe hiểu được các câu ngắn, đơn giản thuộc các chủ điểm đã học.

* Nghe hiểu nội dung chính các đoạn hội thoại, đoạn văn ngắn, đơn giản trong phạm vi kiến thức, chủ điểm đã học.

1.2. Nói.

* Hỏi và trả lời được các câu ngắn, đơn giản về các chủ điểm đã học.

* Sử dụng các từ và câu cơ bản đã học nói về bản thân, gia đình, nhà trường và hoạt động học tập, vui chơi.

1.3. Đọc.

* Đọc hiểu nội dung các bài hội thoại, đoạn văn đơn giản có độ dài khoảng 40 đến 50 từ trong phạm vi chủ điểm, ngữ liệu quy định trong chương trình.

* Đọc hiểu nội dung chính các bài đọc đơn giản có liên quan đến chủ điểm, ngữ liệu đã học.

1.4.Viết.

* Viết các câu đơn giản liên quan đến chủ điểm và tình huống giao tiếp trong phạm vi nội dung ngôn ngữ đã học.

* Điền các phiếu đơn giản như nhãn vở, thời gian biểu, thời khóa biểu, phong bì, thư, bưu thiếp, phiếu cá nhân…

2. Kiến thức.

Học sinh nắm được những kiến thức cơn bản, đơn giản, tối thiểu về tiếng Anh dùng trong giao tiếp, phù hợp với lứa tuổi thuộc bốn chủ điểm như đã nêu ở trên.    

2.1. Kiến thức ngôn ngữ.

* Ngữ âm: Học sinh có thể phát âm các nguyên âm, phụ âm, nói đúng trọng âm của từ, ngữ điệu của câu, trong đó nhấn mạnh đến các âm khó và các âm không có trong tiếng Việt. Việc phân bố nội dung ngữ âm phụ thuộc vào nội dung ngôn ngữ của từng chủ điểm.

* Từ vựng: Học sinh có thể sử dụng được khoảng 450 đến 500 từ. Số lượng từ được phân bố như sau:

- Lớp 3: 120-140 từ.

- Lớp 4: 140-160 từ.

- Lớp 5: 180-200 từ.

* Ngữ pháp.

Từ pháp

- Động từ chỉ hoạt động học tập, sinh hoạt hàng ngày, vui chơi giải trí dùng trong các thì hiện tại đơn giản, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn giản và cấu trúc chỉ hoạt động trong tương lai.

- Danh từ chỉ người, con vật, đồ vật, nơi ở, thời gian, số đếm…danh từ số ít/ số nhiều, đếm được/ không đếm được, …

- Đại từ nhân xưng, nghi vấn, chỉ định.

- Tính/Đại từ sở hữu, tính từ chỉ đặc điểm, tính chất, hình dáng, mầu sắc, kích cỡ,…

- Trạng từ chỉ thời gian, địa điểm, cách thức, tần suất.

- Giới từ thời hạn, địa điểm…

- Quán từ.

- Liên từ dùng trong câu ghép đơn giản.

Cú pháp

- Các câu đơn và câu ghép cơ bản, đơn giản.

- Câu hỏi.

- Câu mệnh lệnh.

2.2.Học sinh có sự hiểu biết ban đầu về con người, đất nước và nền văn hóa của một số nước nói tiếng Anh.

* Một số tên riêng thường gặp của người bản ngữ.

* Tên một số nước, thành phố, biểu tượng, địa danh…nổi tiếng.

* Các hoạt động học tập, sinh hoạt hàng ngày, vui chơi giải trí như chào hỏi, làm quen, giới thiệu…của trẻ em một số nước nói tiếng Anh.

3. Phân bố nội dung.

LỚP 3

(2 tiết/tuần x 35 tuần = 70 tiết)

 

Themes

Competences *

Language

You and Me

- First meetings.

- Names of my friends

 

 

 

My school

- Friends and teachers

- School objects

- Classrom activities

 

 

 

My family .

- My family members.

- Age of my family house.

- My house

 

 

 

 

 

The world around us

- Weather

- Pets

- Toys

 

 

 

Greeting/Saying goodbye

Introducing oneself

Asking someone’s names

Telling about your friends

Spelling

 

Introducing oneself and others.

Naming school objects

Indentifying school objects

Describing school objects

Expressing classroom commands and permissions.

 

Indentifying family members

Talking about family members

Counting

Asking for and telling the age of family members.

Naming and describing rooms and house things

Talking about location of house things

 

Talking about weather

Naming and indentifying pets and toys.

Talking about possession

Specifying location of pets and toys

Talking about quanity of pets and toys

 

 

 

Present Simple : be, have.

This is/That is

Let’s

There is/There are

Wh-question: what, how, who, how old, where, how many.

Yes/No question : Is it…? Is there…?Are there…? Do you have …?

Imperatives

Modal : may

Personal/impersonal pronous: I, you, he, she, it, we, they.

Possessive adj/pron: my, your, his, her, its, our, their.

Nouns (singular and plural): proper names, school objects, family members, rooms, house things, pets, toys, numbers (1-10)

Adjectives: bis, small, new, warm, hot, cold…

Quantifiers: a lot, many, some…

Conjuction; and.

Article: a, an, the.

Prepositions of place : in, on, under…

* Các nội dung trong cột Competences có thể đổi chỗ giữa các chủ điểm trong phạm vi một năm học.

** Nội dung của cột Language dùng cho cả năm học.

 

LỚP 4

(2 tiết/tuần x 35 tuần = 70 tiết)

 

Themes

Competences *

Language

You and Me

- My new friends

- My birthday party

- Things I can do

 

 

 

 

 

My school

- Classroom furniture and objects.

- Primary school subjects

- Primary school routines

 

 

 

 

 

 

My family .

- My family daily routines

- Favourite food and drinks

- Jobs of my family members

 

The world around us

- Flowers and zoo animals

- Building around my house

- Children’s clothing

 

 

Greeting/Saying goodbye (cont)

Greeting on birthdays

Expressing apologies and thanks

Filling in a birthday card

Talking about abilities

 

 

 

Naming and identifying classroom furniture and objects.

Giving quantify of classroom things

Naming primary school subjects

Naming days of a week

Filling in a schoo timetable

Talking about primary school routines

 

 

Telling the time

Describing daily routines of family members

Talking about somone’s state

Talking about favourite food and drinks

Naming jobs of family members

 

Naming types of flowers and zoo animals

Talking about likes and dislikes

Identifying buildings in the neighbourhood and their location

Talking about children’s clothing

Naming colours

Talking about prices

Present Simple : be (cont) ordinary verbs.

There are/Those are I’d like…

Wh-question: where…from, when, what time, what coulour, why, how much.

Yes/No question : Can you…? Do you…? Would you like…?

Imeratives (cont)

Modal: can

Nouns (countable/uncountable): names of countries and cities, classroom objects, school subjects, days of week, food, drinks, jobs, clothes, animals, flowers, buildings, numbers (11-50)…

Adjectives: hungry, thirsty, red, blue…

Conjunction : but, because

Prepositions of time: on, in, at.

 

* Các nội dung trong cột Competences có thể đổi chỗ giữa các chủ điểm trong phạm vi một năm học.

** Nội dung của cột Language dùng cho cả năm học

 

LỚP 5

(2 tiết/tuần x 35 tuần = 70 tiết)

 

Themes

Competences *

Language

You and Me

- My friends from abroad

- My dreams

 

 

 

 

 

My school

- Primary school life

- Children’s sports and games after school

 

 

 

 

 

 

My family .

- Personal hygiene and common diseases

- Holidays of my family

- Hobbies of my family members

 

 

 

 

The world around us

- Seasons

- Place of interest

- Road safety

 

 

Talking about countries and nationalities

Identifying home adresses

Writing a post card

Talking about dates

Talking about my favourite acitivities/jobs

 

 

Talking about children’s activities, happening at school.

Naming popular sports and games of primary school children

Describing children’s after-school activities

Understanding and filing in simple school forms

 

 

Naming parts of the body and common diseases

Expressing concern and giving advice to family members

Talking about family activities in the past

Talking about hobbies of family members

 

 

 

 

Naming seasons

Describing weather and seasons

Giving directions

Talking about plan for an excursion to places of interest

Talking about means of transport

Present Simple : (cont).

Past Simple

Present Progressive

Be going to

Wh-questions: what, when, how, what’s the matter

Yes/No questions

Modal: should, could, would

Nouns: countries, nationalities, months, jobs, games, sports, means of transport, parts of the body, dieseases, seasons, numbers (51-100), ordinal numbers, ...

Adjiestives: sick, tired, cloudy, wet...

Adverbs (manner): fast, hard, well... (frequency): often, never...

Prepositions: by, on,...

Time expression: last week, last month, yesterday, next week, next year, tommorrow...

* Các nội dung trong cột Competences có thể đổi chỗ giữa các chủ điểm trong phạm vi một năm học.

** Nội dung của cột Language dùng cho cả năm học

III. GIẢI THÍCH - HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH

1. Chương trình tự chọn tiếng Anh tiểu học được xây dựng theo đường hướng giao tiếp lấy chủ điểm làm cơ sở xây dựng nội dung dạy học. Chương trình được xây dựng theo các nguyên tắc cơ bản sau:

* Việc lựa chọn các chủ điểm phải mang tính giao tiếp vừa phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nhu cầu, kinh nghiệm và trình độ hiểu biết của học sinh, vừa sinh động, hấp dẫn và được lặp lại có mở rộng qua các năm học.

* Việc lựa chọn nội dung ngôn ngữ phải đảm bảo tính xác thực và chính xác của ngôn ngữ, đảm bảo ngữ cảnh hóa, tính ứng dụng, tính giao tiếp, tính thực hành và có tần số sử dụng cao, hấp dẫn và gần gũi với học sinh.

2. Khi biên soạn tài liệu dạy học cần lưu ý sao cho các hình thức bài học, bài tập và hoạt động giao tiếp phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các kênh : kênh hình, kênh chữ, kênh âm thanh; giữa các thành tố ngôn ngữ và kỹ năng; giữa giới thiệu ngữ liệu - luyện tập - vận dụng ; từ thiệu ngữ liệu - luyện tập - vận dụng; từ dễ đến khó, từ đơn giản tới phức tạp, phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý và trình độ hiểu biết của học sinh.

3. Hoạt động dạy học phải coi học sinh là chủ thể của quá trình học tập và giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động học của học sinh. Nội dung dạy học phải bám sát mục tiêu và nội dung chương trình. Các hoạt động dạy học phải đa dạng, phong phú: phải kết hợp hài hòa các phương pháp, kỹ thuật dạy học; sử dụng tốt chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và các phương tiện dạy học trong hoạt động dạy học. Dạy học cần được tổ chức thông qua các hình thức: học tập, vui chơi, hoạt động cá nnân, hoạt động theo cặp, hoạt động theo nhóm và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tiếng Việt để phát huy những chuyển di tích cực của tiếng Việt đối với tiếng Anh.

4. Học sinh cần được luyện kết hợp các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Các yếu tố ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp là phương tiện để hình thành các kỹ năng giao tiếp. Các hoạt động giao tiếp cần được tiến hành thông qua các chủ điểm, tình huống giao tiếp hấp dẫn cả về nội dung và hình thức. Học sinh tham gia hoạt động giao tiếp tích cực, chủ động, sáng tạo và có ý thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

5. Kiểm tra, đánh giá phải bám sát mục tiêu, nội dung chương trình và trình độ chuẩn về kiến thức, kỹ năng của môn học. Việc kiểm tra, đánh giá cần thông qua các hoạt động: nghe, nói, đọc, viết. Việc đánh giá phải dựa trên kết quả các bài kiểm tra và đánh giá quá trình tham gia học tập. Phải kết hợp giữa kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ.

6. Để đạt được mục đích và những yêu cầu của chương trình cần đảm bảo các điều kiện sau đây:

* Đảm bảo thời gian dạy học quy định (khoảng 210 tiết dạy từ lớp 3 đến lớp 5) số tiết học được phân bố theo công thức 2-2-2 cho lớp 3, lớp 4, lớp 5 (2 tiết/tuần), thời gian mỗi tiết học từ 35-40phút.

* Có đủ giáo viên đạt yêu cầu về chất lượng : nhiệt tình, yêu nghề, có trình độ tối thiểu là cao đẳng sư phạm hoặc tương đương, được đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên theo chương trình và phương pháp mới.

* Học sinh là những trẻ em phát triển bình thường (không có khuyết tật ngôn ngữ). Số lượng học sinh mỗi lớp không nên quá đông.

* Phải đảm bảo đủ số lượng tài liệu giáo khoa, vở bài tập cho học sinh, sách hướng dẫn, sách tham khảo và các thiết bị nghe – nhìn cho giáo viên.

* Từng bước sử dụng phương tiện kỹ thuật phục vụ cho dạy và học như tranh ảnh, máy ghi âm, máy thu hình, băng hình, băng catxet để khắc phục hoàn cảnh không có môi trường tiếng, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.

* Công tác chỉ đạo, quản lý việc dạy và học phải theo đúng chương trình, có kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, chu dáo.

7. Văn bản chương trình bày là cơ sở để biên soạn tài liệu trình độ chuẩn, các tài liệu giáo khoa, tài liệu hướng dẫn kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

CHƯƠNG TRÌNH

 MÔN TIN HỌC Ở BẬC TIỂU HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2003/QĐ-BGDĐT ngày 30/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CHƯƠNG TRÌNH TỰ CHỌN MÔN TIN HỌC Ở TIỂU HỌC

I. MỤC TIÊU

Môn Tin học ở trường Tiểu học nhằm giúp học sinh :

- Có hiểu biết ban đầu về Tin học và ứng dụng của Tin học trong đời sống và học tập;

- Có khả năng sử dụng máy tính điện tử trong việc học những môn học khác, trong hoạt động, trong vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện để trẻ em thích ứng với đời sống xã hội hiện đại;

- Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ tin học.

II. NỘI DUNG

Phần 1

(2 tiết x 35 tuần = 70 tiết)

1. Thông tin xung quanh ta

- Học sinh hiểu được thông tin tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, bao gồm văn bản, hình ảnh tĩnh và động, âm thanh.

- Học sinh biết được con người sử dụng thông tin theo những mục đích khác nhau…

2. Bước đầu làm quen với máy tính

- Học sinh nhận biết được các bộ phận của máy tính.

- Học sinh sử dụng được con chuột, bàn phím.

- Học sinh nhận biết và sử dụng được một số biểu tượng trên màn hình.

3. Sử dụng phần mềm trò chơi

- Học sinh sử dụng phần mềm trò chơi như phương tiện giải trí, qua đó rèn kỹ năng sử dung bàn phím, chuột.

4. Kỹ năng sử dụng những thiết bị thông dụng

- Học sinh sử dụng phần mềm để luyện kỹ năng gõ bàn phím bằng 10 ngón chính xác, ngồi và nhìn đúng tư thế, hợp vệ sinh học đường.

- Biết đưa đĩa (mềm, Cd) vào ổ đĩa và truy cập các chương trình trong các ổ C:, ổ A: và CD;

5. Soạn thảo văn bản đơn giản

- Trang bị cho học sinh các kỹ năng soạn thảo văn bản (đơn giản)

- Học sinh biết sử dụng phần mềm soạn thảo để gõ văn bản, mở văn bản đã có, cắt, chuyển, sao chép đoạn văn bản, chọn font, cỡ chữ…

6. Phần mềm đồ họa

- Học sinh biết dùng một phần mềm đồ hoạ đơn giản (ví dụ MS Paint) để vẽ và tô mầu theo mẫu.

- Học sinh biết sử dụng hình ảnh có sẵn để thực hiện một công việc nào đó.

- Cho học sinh biết sử dụng các nút lệnh về vẽ tranh.

7. Khai thác phần mềm học tập

- Học sinh biết khai thác và sử dụng phần mềm hỗ trợ các môn học khác như Toán, Tiếng Anh, Tiếng Việt.

- Ôn tập, kiểm tra.

Phần 2

(2 tiết/tuần x 35 tuần = 70 tiết)

1. Kỹ năng sử dụng những thiết bị thông dụng

- Học sinh tiếp tục sử dung phần mềm để luyện kỹ năng gõ bàn phím bằng 10 ngón chính xác, ngồi và nhìn đúng tư thế, hợp vệ sinh học đường, biết sử dụng chuột.

2. Khai thác phần mềm học tập

- Học sinh sử dụng được các phần mềm học tập nhằm nâng cao hứng thú học tập, chất lượng giờ học và việc học tập thích ứng với năng lực cá nhân.

- Xen kẽ sử dụng phần mềm trò chơi như phương tiện giải trí và tìm hiểu đời sống, cách ứng xử trong xã hội và luyện kỹ năng bàn phím, chuột.

3. Soạn thảo văn bản

- Trang bị cho học sinh các kỹ năng soạn thảo, chọn font, định dạng trang và in để viết một câu chuyện.

4. Sử dụng phần mềm đồ họa

- Học sinh biết dùng công cụ hình chữ nhật, elip, bút chì, cọ vẽ, bảng mầu, tẩy của … một phần mềm đồ họa (ví dụ MS Paint, Corel Draw) để vẽ và tô mầu tranh thể hiện ý tưởng của mình.

- Học sinh biết áp dụng vào các môn học khác: vẽ bản đồ địa lý đơn giản.

5. Sử dụng phần mềm âm nhạc.

- Học sinh biết sử dụng phần mềm âm nhạc đơn giản, sưu tầm và trao đổi bài hát và nhạc.

- Học sinh biết sử dụng phương tiện công nghệ thông tin để biên tập, tạo ra sản phẩm âm nhạc theo ý tưởng của mình.

6. Khai thác phầm mềm vi thế giới

- Học sinh được làm quen với phần mềm LOGO (for Windows) để vẽ hình, tính toán.

- Học sinh biết áp dụng vào các môn học khác: vẽ hình và tính toán trong môn Toán, Tự nhiên và xã hội…

Ôn tập, kiểm tra.

Phần 3

(2 tiết/tuần x 35 tuần = 70 tiết)

1. Khai thác phần mềm học tập

- Học sinh sử dụng được các phần mềm học tập để nâng cao chất lượng giờ học, làm cho việc học trở nên hứng thú và thích hợp với năng lực cá nhân.

- Xen kẽ sử dụng phần mềm trò chơi như phương tiện giải trí và tìm hiểu đời sống, cách ứng xử trong xã hội và luyệt kỹ năng bàn phím, chuột.

2. Sử dụng phần mềm đồ họa

- Học sinh biết phối hợp các công cụ và mầu sắc của một phần mềm đồ họa để vẽ và tô mầu tranh không theo mẫu, hoàn chỉnh bức tranh biểu đạt được ý tưởng của mình.

- Học sinh biết áp dụng vào các môn học khác, vẽ áp phích đơn giản.

3. Soạn thảo văn bản

- Học sinh biết dùng nhiều phương tiện công nghệ thông tin thích hợp để thực hiện một ý tưởng: soạn thảo văn bản, chèn ảnh từ nhiều nguồn khác nhau (như clip art, scanner, digital camera)… để hoàn chỉnh một sản phẩm.

4. Trình diễn đa phương tiện

- Học sinh biết kế nối văn bản, hình ảnh và âm thành thành một phiên trình diễn.

- Học sinh biết áp dụng phiên trình diễn trong các buổi sinh hoạt tập thể.

5. Khai thác phần mềm vi thế giới.

- Học sinh biết tạo lập một số thủ tục với các lệnh điều khiển.

- Học sinh biết được vi thế giới (ví dụ LOGO) mô phỏng một số các hoạt động gần gũi với đời sống.

7. Bước đầu làm quen với Internet và Email

- Học sinh hiểu được Internet là một mạng thông tin toàn cầu.

- Học sinh biết kết nối Internet và biết truy nhập vào một số website, trang web để tìm kiếm thông tin phù hợp với nhu cầu của học sinh Tiểu học.

- Biết sử dụng thư điện tử E-mail.

- Học sinh bước đầu có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc bảo vệ thông tin.

Ôn tập, kiểm tra.

III. GIẢI THÍCH - HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH

1. Quan điểm xây dựng Chương trình môn Tin học

Tin học là môn học lần đầu tiên được đưa vào nhà trường nên chương trình phải được xây dựng một cách tổng thể, bảo đảm tính nhất quán và liên thông giữa các cấp học, tránh chồng chéo.

Giống như các môn học khác, việc xây dựng chương trình môn Tin học cần theo đúng quy trình và đảm bảo đầy đủ các thành tố (mục tiêu dạy học, nội dung và chuẩn cần đạt tới, phương pháp và phương tiện dạy học, cách thức đánh giá kết quả).

Tin học là môn học mang tính khoa học và công nghệ, tốc độ phát triển và thay đổi rất nhanh nên chương trình phải có tính cập nhật cao.

Xuất phát từ tình hình thực tế của giáo dục nước ta và đặc trưng của môn học mà từ việc xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, hình thành phương pháp, tổ chức dạy học…đều cần phải thực hiện một cách linh hoạt, với những hình thức đa dạng để vừa đảm bảo được yêu cầu phổ cập cũng như nâng cao, nếu có điều kiện.

Tránh cả hai khuynh hướng khi xác định nội dung: hoặc chỉ thiên về lý thuyết mang tính hệ thống chặt chẽ, hoặc chỉ thuần tuý chú ý tới việc hình thành và phát triển những kỹ năng và thao tác. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc trưng của Tin học, cần coi trọng thực hành và phát triển kỹ năng, đặc biệt là đối với học sinh ở cấp bậc, cấp học dưới.

Kết hợp chặt chẽ với các cơ sở Tin học ngoài xã hội, các tổ chức kinh tế, các dự án về Tin học, các phương tiện truyền thông đại chúng, tiếp tục phát huy vai trò chủ động, tích cực của các địa phương, các trường để mở rộng khả năng đáo ứng nhu cầu về dạu và học Tin học.

Chấp nhận sự đầu tư ưu tiên so với các môn học khác trong việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên, trang bị các phương tiện cần thiết cho việc dạy học Tin học.

2. Về nội dung

Môn Tin học là môn học tự chọn (không bắt buộc) với các nội dung chủ yếu sau ;

- Làm quen với việc sử dụng máy vi tính.

- Sử dụng những thiết bị thông dụng: thiết bị vào ra chính (chuột, bàn phím); sử dụng thiết bị ngoại vi thông dụng (đĩa và ổ đĩa mềm, đĩa và ổ đĩa CD, …); sử dụng phương tiện giao tiếp phổ biến (bảng chọn, icon);

- Sử dụng phần mềm trò chơi mang tính giáo dục;

- Khai thác phần mềm hỗ trợ việc dạy học những môn khác nhau;

- Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản;

- Sử dụng phần mềm đồ họa;

- Học tập thông qua hoạt động trong một vi thế giới (LOGO) với mức độ tương tác trực tiếp tốt mà không thiên về dạy học lập trình;

- Bước đầu làm quen với Internet.

Nội dung chương trình gồm 3 phần với khuyến nghị dạy tương ứng cho các lớp 3,4,5. Với những trường có điều kiện, có thể bắt đầu dạy cho các lớp nhỏ hơn và với sử dụng linh hoạt hơn nội dung trên. Với các trường ít có điều kiện, có thể bắt đầu dạy cho học sinh lớp 4 hoặc lớp 5.

3. Về giá trị

Giúp học sinh:

- Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có ứng dụng công cụ tin học.

- Bồi dưỡng năng lực trí tuệ.

- Thấy được vai trò của máy tính điện tử trong đời sống.

- Rèn luyện một số phẩm chất của con người hiện đại: tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, thói quen tự kiểm tra…

4. Định hướng về phương pháp dạy học

- Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực;

- Học lý thuyết gắn liền với thực hành;

- Giáo dục vệ sinh học đường thông qua thực hành máy tính;

- Các hình thức đánh giá thông thường (cả lý thuyết và thực hành ) sẽ được sử dụng phối hợp với hình thức trắc nghiệm, kiểm tra trên máy.

5. Định hướng về điều kiện dạy học

- Phòng máy tính đảm bảo trong tiết học mỗi học sinh được dùng 1 máy (có thể chia ca);

- Giáo viên được đào tạo và bồi dưỡng để đủ khả năng dạy chương trình;

- Được cung cấp các phần mềm dạy học bằng tiếng Việt, trong đó có một vi thế giới có mức độ tương tác trực tiếp tốt và được Việt hóa;

- Phòng học có phương tiện chiếu phóng màn hình máy tính;

- Hướng tới việc khai thác thông tin trên mạng máy tính phục vụ giảng dạy, học tập, vui chơi giải trí;

- Trong suốt quá trình dạy học môn Tin học, phải luôn bảo đảm 3 điều kiện:

* Giáo viên được đào tạo tiếp tục và được cập nhật định kỳ;

* Quỹ phần mềm được bổ sung thường xuyên.

* Máy móc, thiết bị được bảo trì và nâng cấp theo sự phát triển của công nghệ thông tin.