Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
 TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 49/2009/QĐ-UBND

Sóc Trăng, ngày 25 tháng 12 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ MẬT ĐỘ VÀ ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, HOA MÀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số 116/2004/TT-BTC, ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004NĐ-CP, ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT, ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành theo Quyết định này Quy định về mật độ và đơn giá bồi thường cây trồng, hoa màu trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế các quy định trước đây có nội dung trái với quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở Ban tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh Sóc Trăng căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- TT. Công báo tỉnh;
- Lưu: NC, VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thành Nghiệp

 

QUY ĐỊNH

VỀ MẬT ĐỘ VÀ ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, HOA MÀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành theo Quyết định số: 49 /2009/QĐ-UBND, ngày 25 /12 /2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy định về mật độ, đơn giá bồi thường về cây trồng, hoa màu trên địa bàn tỉnh áp dụng đối với các trường hợp bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi chung là Nghị định số 197/2004/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo; hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang canh tác đất bị Nhà nước thu hồi và có đủ điều kiện để bồi thường cây trồng, hoa màu theo quy định của pháp luật.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Nguyên tắc bồi thường

1. Cây ăn trái, hoa màu, cây lấy gỗ (sau đây gọi chung là cây trồng) được xác định theo nhóm và phân loại A, B, C hiện có trên mặt đất tại thời điểm triển khai thống kê để lập dự toán bồi thường.

2. Cây trồng được phân nhóm, phân loại để bồi thường như sau:

a) Nhóm cây ăn trái:

- Loại A: Là những cây xanh tốt, gốc to, cho nhiều trái, chất lượng cao và ổn định; hoặc là những cây cảnh không thể di dời được.

- Loại B: Là những cây đang vào thời kỳ sinh trưởng chuẩn bị thu hoạch, xanh tốt, gốc nhỏ, năng suất và chất lượng trung bình; hoặc là những cây cảnh không thể di dời được.

- Loại C: Là những cây nhỏ mới trồng đang trong thời kỳ phát triển tốt hoặc cây chưa cho trái; hoặc là những cây lão, những cây cảnh mới trồng.

b) Nhóm cây lương thực, hoa màu:

- Cây lương thực hoặc hoa màu khác trồng trên đất trồng lúa mà khó xác định được năng suất, sản lượng thì được quy về cây trồng chính là cây lúa với năng suất 05 tấn/ha/vụ và giá lúa trung bình tại điểm để bồi thường.

- Hoa màu tại thời điểm thu hồi đất đang trồng loại cây nào thì xác định giá trị sản lượng trong một vụ để bồi thường cho cây trồng đó. Trường hợp trồng xen hoa màu, xác định diện tích và giá trị sản lượng cho từng loại, cộng lại để bồi thường.

c) Nhóm cây lấy gỗ:

- Đối với loại cây lấy gỗ từ nhóm 5 trở lên (như cây gõ, thao lao, sao, dầu, bằng lăng, còng, điệp, mù u, bồ đề, gòn, trứng cá, bình bát....):

+ Loại A: Có đường kính gốc từ 30cm - 40cm;

+ Loại B: Có đường kính gốc từ 15cm đến dưới 30cm;

+ Loại C: Có đường kính gốc từ 05cm đến dưới 15cm.

Trong đó đường kính gốc được xác định như sau: Tính từ mặt đất đến vị trí 1,3m là gốc chuẩn để đo.

Trường hợp gỗ chuẩn lớn hơn chuẩn loại A thì tùy theo đặc điểm cây mà Hội đồng bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng các cấp xem xét đề xuất, thông qua phương án bồi thường, trình Hội đồng thẩm định phương án đền bù tỉnh xem xét, trình UBND tỉnh quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.

d) Các loại cây khác:

- So đũa, bạch đàn:

+ Loại A: Có đường kính gốc trên 15cm;

+ Loại B: Có đường kính gốc từ 10cm đến dưới 15cm;

+ Loại C: Có đường kính gốc từ 05 cm đến dưới 10cm.

- Tràm, đước:

+ Loại A: Có đường kính gốc trên 07cm;

+ Loại B: Có đường kính gốc từ 05cm đến dưới 07cm;

+ Loại C: Có đường kính gốc từ 02 cm đến dưới 05cm.

- Tre các loại:

+ Loại A: Có chiều cao trên 07m;

+ Loại B: Có chiều cao từ 05m đến dưới 07m;

+ Loại C: Có chiều cao dưới 05m.

- Trúc, nứa, lục bình, tầm vông:

+ Loại A: Có chiều cao trên 05m;

+ Loại B: Có chiều cao từ 02m đến dưới 05m;

+ Loại C: Có chiều cao dưới 02m.

- Lá dừa nước mọc thưa thì đếm gốc quy ra m2:

+ Loại A: Tươi tốt, tàn lá dài > 3,5m, số lượng 8 tàu/bụi;

+ Loại B: Tàn lá dài > 3m, có số lượng > 6 tàu/bụi

+ Loại C: Tàn lá dài > 2,5m, có số lượng > 4 tàu/bụi.

3. Quy định khác:

- Đối với cây trồng nhỏ không thể phân loại thì được tính bằng 50% đơn giá loại C.

- Những loại cây trồng, hoa màu khác không có trong bảng giá: Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng căn cứ vào đặc điểm cây, giống, nhóm cây để phân vào nhóm giá tương ứng.

- Hoa, cây cảnh trồng trong chậu: Không bồi thường.

- Cây tạp: Không bồi thường.

- Mọi trường hợp đầu tư canh tác, trồng cây trên đất sau khi công bố quy hoạch, sau khi có quyết định thu hồi đất hay quyết định bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng hoặc nằm ngoài danh mục tài sản theo Biên bản điều tra, kiểm kê đã được chủ hộ thống nhất thì không được bồi thường.

Điều 4. Về khoảng cách, mật độ bình quân một số loại cây trồng:

STT

Loại cây

Khoảng cách bình quân (m)

Mật độ bình quân (cây /ha)

1

Xoài, bưởi, nhãn, mít

5 x 6

333

2

Chanh, chuối

3 x 3

1.111

3

Cam, quít, mãng cầu

3 x 4

833

4

Vú sữa

8 x 8

156

5

Sa bô chê, chôm chôm

6 x 8

208

6

Ổi

2,5 x 3

1.333

7

Đu đủ

2 x 2,5

2.000

8

Măng cụt

7 x 8

178

9

Sầu riêng

8 x 10

125

10

Táo, mận

4 x 6

416

11

Dừa lùn

6 x 6

278

12

Dừa cao

8 x 8

156

Điều 5. Về đơn giá cây trồng, hoa màu và cây lấy gỗ

1. Đơn giá cây trồng, hoa màu

Số TT

Loại cây

ĐVT

Đơn giá bồi thường (đồng)

Loại A

Loại B

Loại C

A

Cây ăn trái

 

 

 

 

1

Măng cụt

Cây

900.000

540.000

180.000

2

Xoài

Cây

800.000

480.000

160.000

3

Sầu riêng

Cây

1.300.000

780.000

260.000

4

Bòn bon

Cây

300.000

180.000

60.000

5

Bưởi

Cây

400.000

240.000

80.000

6

Mít

Cây

300.000

180.000

60.000

7

Vú sữa

Cây

1.200.000

720.000

240.000

8

Cam

Cây

450.000

270.000

90.000

9

Quýt

Cây

400.000

240.000

80.000

10

Thốt nốt

Cây

150.000

100.000

30.000

11

Chôm chôm

Cây

450.000

270.000

90.000

12

Sa bô chê

Cây

600.000

360.000

120.000

13

Dừa

Cây

400.000

240.000

80.000

14

Nhãn

Cây

500.000

300.000

100.000

15

Chanh

Cây

200.000

120.000

40.000

16

Mãng cầu

Cây

150.000

90.000

30.000

17

Táo

Cây

200.000

120.000

40.000

18

Mận

Cây

200.000

120.000

40.000

19

Ổi

Cây

150.000

90.000

30.000

20

Cóc

Cây

100.000

60.000

20.000

21

Sa-ri

Cây

70.000

50.000

20.000

22

Hạnh

Cây

70.000

50.000

20.000

23

Me

Cây

100.000

60.000

25.000

24

Hồng nhung

Cây

70.000

50.000

14.000

25

Ca cao

cây

100.000

60.000

20.000

26

Đu đủ

Cây

100.000

60.000

20.000

27

Nhào

Cây

15.000

10.000

3.000

28

Chuối

Cây

40.000

25.000

15.000

29

Điều

Cây

100.000

60.000

20.000

30

Đào

Cây

100.000

60.000

20.000

31

Lựu

Cây

50.000

30.000

10.000

32

Cây

50.000

30.000

10.000

33

Lê-ki-ma

Cây

100.000

60.000

20.000

34

Khế

Cây

80.000

48.000

20.000

35

Ô-môi

Cây

100.000

60.000

20.000

36

Chùm ruột

Cây

80.000

50.000

20.000

37

Sung

Cây

50.000

30.000

10.000

38

Bình bát

m2/bụi

10.000

6.000

2.000

39

Cây

150.000

105.000

30.000

40

Cà-na

Cây

80.000

56.000

16.000

41

Cà phê

Cây

100.000

70.000

30.000

42

Dâu

Cây

250.000

175.000

50.000

43

Hồng

Cây

300.000

105.000

30.000

44

Cây

70.000

49.000

14.000

45

Cam mật

Cây

450.000

270.000

90.000

46

Thanh long

nọc

80.000

56.000

25.000

47

Sảnh

cây

200.000

140.000

40.000

B

Cây khác

 

 

 

 

1

Tiêu

cây

100.000

60.000

20.000

2

Trầu

nọc

40.000

24.000

8.000

3

Cau

cây

120.000

72.000

24.000

4

Đủng đỉnh

cây

10.000

6.000

2.000

5

Mía

m2

2.500

1.500

500

6

Điên điển

m2

2.000

1.200

400

7

Lúa

m2

2.000

1.200

400

8

Lá dừa nước

m2

5.000

3.000

1.000

9

Hoa, cây cảnh

cây

32.000

16.000

10.500

 

Hoa (bụi)

m2

32.000

16.000

10.500

10

Lát (cói )

m2

1.200

800

200

11

Thuốc lá

m2

3.400

2.400

600

C

Hoa màu

 

 

 

 

1

Khóm

m2

2.000

1.200

400

2

Khoai môn

m2

2.000

1.200

400

3

Nghệ

m2

2.000

1.200

400

4

Khoai lang

m2

2.000

1.200

400

5

Bắp

m2

2.000

1.200

400

6

Khoai mì

m2

2.000

1.200

400

7

Các loại rau

m2

2.000

1.200

400

8

Xả

m2

1.000

600

200

9

Gừng

m2

5.000

3.000

1.000

10

Hành

m2

5.000

3.000

1.000

11

Cà phổi

cây

2.000

1.200

400

12

Đậu bắp

cây

2.000

1.200

400

13

Ớt

cây

2.000

1.200

400

14

Dây thuốc cá

m2

2.000

1.200

400

15

Dưa hấu

m2

3.000

1.800

600

16

Bồn bồn

m2

3.000

1.800

600

17

Củ hành

m2

5.000

3.000

1.000

18

Tỏi

m2

5.000

3.000

1.000

19

Đậu các loại

m2

2.000

1.200

400

2. Đơn giá cây lấy gỗ

Số TT

Loại cây

ĐVT

Đơn giá bồi thường (đồng)

Loại A

Loại B

Loại C

1

Bằng lăng

cây

60.000

24.000

9.000

2

Còng

cây

60.000

24.000

9.000

3

Điệp

cây

60.000

24.000

9.000

4

Son

cây

60.000

24.000

9.000

5

Quách

cây

60.000

24.000

9.000

6

Ván ngựa

cây

60.000

24.000

9.000

7

Cần thăng

cây

60.000

24.000

9.000

8

Gáo

cây

60.000

24.000

9.000

9

Bồ đề

cây

60.000

24.000

9.000

10

Mù - u

cây

30.000

10.000

2.000

11

Bình linh

cây

6.000

4.000

2.000

12

Bần

cây

30.000

10.000

2.000

13

Trứng sấu

cây

30.000

10.000

2.000

14

Gòn

cây

60.000

36.000

12.000

15

Bàng

cây

6.000

4.000

2.000

16

Dương

cây

60.000

36.000

12.000

17

Trứng cá

cây

6.000

4.000

2.000

18

Trâm bầu

cây

6.000

4.000

2.000

19

So đũa

cây

20.000

12.000

4.000

20

Bạch đàn

cây

30.000

18.000

6.000

21

Me keo

cây

15.000

9.000

3.000

22

Tràm

cây

20.000

12.000

4.000

23

Đước

cây

20.000

12.000

4.000

24

Tre

m2

50.000

30.000

10.000

25

Tầm vông

m2

10.000

6.000

2.000

26

Trúc

m2

3.000

1.800

600

27

Lục bình

m2

3.000

1.800

600

28

Sao, dầu

cây

80.000

40.000

20.000

29

Thao lao, gõ

cây

80.000

40.000

20.000

3. Đơn giá một số loại cây mới trồng đến dưới 3 tháng tuổi (cây giống)

STT

Loại cây trồng

ĐVT

Đơn giá (đồng)

1

Xoài

Cây

20.000

2

Bưởi

Cây

18.000

3

Nhãn, ổi, chôm chôm

Cây

12.000

4

Mít

Cây

14.000

5

Chanh

Cây

17.000

6

Cam

Cây

12.000

7

Quýt

Cây

13.000

8

Vú sữa

Cây

10.000

9

Sa bô chê

Cây

15.000

10

Đu đủ, mãng cầu

Cây

3.000

11

Măng cụt

Cây

22.000

12

Sầu riêng

Cây

28.000

13

Táo, mận

Cây

10.000

14

Chuối

Cây

7.000

15

Dừa

Cây

20.000

Đối với các loại cây trồng chưa có tên trong bảng đơn giá hỗ trợ cây giống này thì việc xác định đơn giá vận dụng theo các loại cây trồng cùng loại hoặc tương đương.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 6.

1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quy định này.

2. Khi đơn giá cây trồng, hoa màu trên địa bàn tỉnh có thay đổi hoặc phát sinh các loại cây trồng, hoa màu chưa có trong Bảng đơn giá này, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, xem xét và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 49/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về mật độ và đơn giá bồi thường cây trồng, hoa màu trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành

  • Số hiệu: 49/2009/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 25/12/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
  • Người ký: Trần Thành Nghiệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/01/2010
  • Ngày hết hiệu lực: 02/03/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản