Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 488/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 02 tháng 4 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2021-2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đi, bsung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định s1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phphê duyệt Đ án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mm non và học sinh tiu học vùng dân tộc thiu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”;

Căn cứ Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch thực hiện Đán “Tăng cường chun bị Tiếng Việt cho trẻ mần non và học sinh tiu học vùng dân tộc thiu sgiai đoạn 2016-2020, đnh hướng đến năm 2025”;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình s 306/TTr-SGDĐT ngày 17/3/2021 về việc ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đán “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiu học vùng dân tộc thiu sgiai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tài chính, Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh, Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm Văn Đồng; Chủ tịch UBND các huyện và Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- VPUB: PCVP(KGVX), CBTH;
- Lưu: VT, KGVX hq79.

CHỦ TỊCH




Đặng Văn Minh

 

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2021-2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định s
ố 488/QĐ-UBND ngày 02/4/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đ án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mm non và học sinh tiu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tiếp tục trin khai thực hiện Đán “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, như sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ mm non, học sinh tiu học người dân tộc thiểu số (DTTS), bảo đảm các em có các knăng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vng các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát trin của đất nước.

2. Mc tiêu cthể

a) Đến năm 2025, có ít nhất 50% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tui mu giáo, trong đó 100% trẻ em là người dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt phù hp theo độ tui.

b) Hàng năm, 100% học sinh chuẩn bị vào lp 1 là người dân tộc thiểu số được tập trung tăng cường tiếng Việt trong hè, các môn học/ hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lp.

II. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người DTTS của các huyện miền núi (Ba Tơ, Minh Long, Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng) và các huyện khác có học sinh là người DTTS.

2. Trẻ em trong độ tuổi mầm non và học sinh tiểu học người DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

III. Giải pháp thực hiện

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các gia đình người dân tộc thiểu số tạo điều kiện cho con em đến trường lớp

a) Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến các văn bản chỉ đạo và triển khai các hoạt động trong khuôn khổ đề án để các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ, học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng hiểu được mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của đề án, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS.

b) Nhà trường phối hợp với chính quyền, các đoàn thể tại địa phương để hỗ trợ tuyên truyền các bậc cha mẹ trong việc Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em; tăng cường bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người DTTS; vận động các gia đình người DTTS tạo điều kiện cho con em đến trường lp và học 2 buổi/ngày, được ăn trưa tại trường, bảo đảm chuyên cần.

c) Phối hp với Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Quảng Ngãi, các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương thiết kế và triển khai các chuyên mục, chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ cho cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS. Xây dựng chuyên mục, phóng sự để tuyên truyền, đưa tin về các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS.

2. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, học liệu, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng môi trường tiếng Việt

a) Lựa chọn tài liệu, học liệu, tranh ảnh, băng đĩa do Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo dục Tiểu học biên soạn và các tài liệu tham khảo khác phù hp, thân thiện với trẻ người DTTS triển khai thực hiện tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học.

b) Cấp bổ sung thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, học liệu phần mềm dạy tiếng Việt phù hp cho tất cả các nhóm, lp, điểm trường mầm non, tiểu học ở các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn có trẻ em người dân tộc thiểu số, phục vụ việc tăng cường tiếng Việt và dạy tập nói tiếng Việt trong hè cho trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lp 1.

c) Xây dựng và bảo đảm duy trì môi trường tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có trẻ em người DTTS; tổ chức các hoạt động giao lưu nhằm tạo môi trường để tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học người DTTS.

d) Xây dựng và triển khai mô hình về tăng cường tiếng Việt tại các địa phương phù hợp với điều kiện, đặc điểm vùng miền.

3. Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học có trẻ em dân tộc thiểu số, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ em người DTTS

a) Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy trẻ em người DTTS số về công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tăng cường tiếng Việt phù hp với đối tượng trẻ em người DTTS;

b) Bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số tại địa phương; tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ.

c) Biên soạn tài liệu sử dụng tập huấn, giảng dạy tăng cường tiếng Việt phù hp đặc điểm dân tộc thiểu số của từng địa phương.

4. Nghiên cứu xây dựng và thực hiện một số chính sách đặc thù đối trẻ mầm non, học sinh tiểu học và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS, cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ em người DTTS

a) Giáo dục mầm non

a.1) Đối với trẻ mầm non là người DTTS

Hỗ trợ kinh phí mua sắm bộ đồ dùng, đồ chơi tối thiểu cho các nhóm, lp có trẻ em người dân tộc thiu s; mua sm đ dùng học tập cho học sinh; tài liệu, học liệu đtăng cường tiếng Việt cho trẻ đặc biệt là trẻ 5 tui chuẩn bị vào lp 1.

Hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình về tăng cường tiếng Việt tại các địa phương phù hp với điều kiện, đặc điểm vùng miền.

a.2) Đối với cán bộ quản lý và giáo viên, cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ.

- Hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho cán bộ quản lý, giáo viên, cộng tác viên ngôn ngữ.

- Hỗ trợ kinh phí mua tài liệu, tranh ảnh phục vụ dạy tăng cường tiếng Việt cho CBQL và giáo viên dạy trẻ vùng DTTS.

b) Giáo dục tiểu học

b.1) Đối với học sinh DTTS

Hỗ trợ kinh phí mua sắm đồ dùng học tập cho học sinh; tài liệu, phương tiện phục vụ giảng dạy cho các lớp tổ chức tập nói tiếng Việt cho trẻ chun bị vào lp 1 trong hè, các lớp tăng cường tiếng Việt và phụ đạo trong hè cho HS DTTS chưa hoàn thành chương trình hoặc hạn chế về tiếng Việt cần rèn luyện thêm.

b.2) Đối với cán bộ quản lý và giáo viên, cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ

- Hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên, cộng tác viên ngôn ngữ tham gia giảng dạy các lp tập nói tiếng Việt trong hè cho trẻ chuẩn bị vào lp 1, các lp phụ đạo học sinh DTTS chưa hoàn thành chương trình hoặc hạn chế về tiếng Việt cần rèn luyện thêm.

- Hỗ trợ cho đội ngũ cộng tác viên htrợ ngôn ngữ cho trẻ em người DTTS của các lớp dạy tập nói tiếng Việt trong hè.

5. Tăng cường công tác xã hội hóa và hợp tác quốc tế

a) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn vốn hp pháp để hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS.

b) Huy động các cán bộ hưu trí, các hội viên, đoàn viên của các tổ chức đoàn thể; đặc biệt là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội khuyến học Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho cha, mẹ và trẻ em người DTTS.

c) Huy động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí, sách vở, tài liệu, học liệu, đồ dùng đồ chơi hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS.

d) Huy động, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về tài chính, kỹ thuật, tiếp thu có chọn lọc các phương pháp tiến bộ trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS.

IV. Kinh phí thực hiện

1. Tổng dự toán kinh phí để thực hiện Kế hoạch từ năm 2021 đến năm 2025 dự kiến là: 5.100 triệu đồng.

Trong đó:

a) Kinh phí công tác truyền thông: 100 triệu đồng.

Năm 2021: 20 triệu đồng;

Năm 2022: 20 triệu đồng;

Năm 2023: 20 triệu đồng;

Năm 2024: 20 triệu đồng;

Năm 2025: 20 triệu đồng.

b) Kinh phí mua sắm tài liệu đồ dùng học tập và giảng dạy: Từ năm 2021-2025: 2.500 triệu đồng

Năm 2021: 500 triệu đồng;

Năm 2022: 500 triệu đồng;

Năm 2023: 500 triệu đồng;

Năm 2024: 500 triệu đồng;

Năm 2025: 500 triệu đồng.

d) Kinh phí chi đào tạo, bi dưỡng tập hun cho cán bộ quản lý và giáo viên; tổ chức giao lưu và các hoạt động khác cho trẻ, học sinh người DTTS:

Từ năm 2021-2025: 2.500 triệu đng

Năm 2021: 500 triệu đồng;

Năm 2022: 500 triệu đồng;

Năm 2023: 500 triệu đồng;

Năm 2024: 500 triệu đồng;

Năm 2025: 500 triệu đồng.

2. Nguồn kinh phí: Kinh phí cân đối trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo được giao hằng năm; Kinh phí lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Kinh phí huy động từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

- Ngân sách cấp huyện bảo đảm chi hỗ trợ trực tiếp (công tác phí, các chi phí liên quan) cho cán bộ quản lý, giáo viên, cộng tác viên hỗ trợ ngôn ng.

V. Tổ chức thực hiện

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch, định kỳ báo cáo UBND tỉnh.

- Phối hp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối kinh phí để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành các chính sách đối với học sinh, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, cộng tác viên ngôn ngữ ở các huyện có học sinh người DTTS và hướng dẫn thực hiện.

- Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương. Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ Kế hoạch và có chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu của Kế hoạch.

- Tổ chức tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên về nội dung, kỹ năng, phương pháp tăng cường tiếng Việt, phương pháp dạy tiếng Việt phù hợp với trẻ em người DTTS; phối hợp với UBND các huyện, các sở, ban ngành, đoàn thliên quan tập huấn tài liệu dành cho cha mẹ trẻ, đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ, xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng; triển khai mô hình về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số ở cấp mầm non.

2. Ban Dân tc tỉnh

- Phối hp với Sở Giáo dục - Đào tạo và các sở, ngành, liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách đối với học sinh, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, cộng tác viên ngôn ngữ ở các huyện có học sinh người DTTS; kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch.

- Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức về phát triển giáo dục, tăng cường tiếng Việt đối với trẻ em người DTTS.

3. Sở Kế hoch và Đầu tư

Chủ trì, phối hp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân tộc, các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện tổng hp, xây dựng phương án hỗ trợ đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Sở Tài chính

Căn cứ Kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, tham mưu trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành.

5. Sở Nội vụ

Phối hp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân tộc tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong việc xây dựng và tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách mới đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, công tác viên hỗ trợ ngôn ngữ ở các cơ sở giáo dục

6. Ủy ban nhân dân các huyện có trẻ DTTS

Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các ban, ngành liên quan xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện tại địa phương; đề xuất các chế độ, chính sách, giải pháp thực hiện Kế hoạch để đạt mục tiêu đề ra.

7. Đài Phát thanh-Truyền hình Quảng Ngãi, Báo Quảng Ngãi

Phối hp với Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi xây dựng thiết kế và triển khai các chuyên mục, chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ cho cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS. Xây dựng chuyên mục, phóng sự để tuyên truyền, đưa tin về các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS.

8. Trường Đại học Phạm Văn Đồng

Phối hp với các cơ quan liên quan biên soạn, lựa chọn, thẩm định, điều chỉnh, chuẩn hóa tài liệu tăng cường tiếng Việt, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho đội ngũ CBQL, GV, tài liệu cho cộng tác viên ngôn ngữ, cha mẹ trẻ em người DTTS phù hợp với đặc điểm địa phương.

Trong quá trình đào tạo cần thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép nhằm trang bị cho sinh viên về nghiệp vụ, kỹ năng dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS.

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện nghiêm các nội dung Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phản ánh về UBND tỉnh (thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hp) để chỉ đạo, giải quyết kịp thời./.