Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 481/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 05 tháng 03 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;

Căn cứ Quyết định s 33/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2020 của Thủ tưng Chính phủ phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định s 357/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận s 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp và nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn quy định chi tiết một s điu của Luật Thủy lợi;

Căn cứ Chỉ thị s3837/CT-BNN-TCTL ngày 03 tháng 6 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;

Căn cứ Quyết định s 4600/QĐ-BNN-TCTL ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị quyết s 21/2019/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2019 của HĐND tỉnh về việc quy định mức htrợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Quyết định s 01/2018/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;

Căn cứ Quyết định s11/2020/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2020 của UBND tỉnh về việc quy định thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Theo đề nghị ca Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 284/TTr-SNNPTNT ngày 23 tháng 02 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: NN&PTNT, TC (để báo cáo);
- Tổng cục Thủy lợi (để báo cáo);
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tnh;
- VP: LĐ và các CV: KH, TH, TC, XD, XDCB;
- Công ty TNHH NN 1TV QLKTCT Thủy lợi tỉnh;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phương

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định s 481/QĐ-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ BAN HÀNH KẾ HOẠCH

1. Sự cần thiết ban hành kế hoạch

a) Thực trạng cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 1.200 công trình thủy lợi, bao gồm 56 hồ chứa nước thủy lợi (loại lớn, vừa, nhỏ) và các hồ nhỏ vùng cát khác, 275 đập dâng loại nhỏ, trên 480 trạm bơm điện và dầu, 500 cống, hơn 1.870 km kênh mương (trong đó: đã kiên cố khoảng 1.370 km, còn lại kênh đất),., để phục vụ tưới, tiêu cho hơn 60.000 ha/năm (trong đó: 54.000 ha lúa 1 đến 2 vụ, 2.330 ha hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, 4.500 ha nuôi trồng thủy sản).

Do đặc thù về địa hình, là địa phương có nhiều sông, suối, diện tích đồng ruộng phân tán, diện tích nhỏ, cao độ địa hình đồng ruộng không đồng đều. Vì vậy, ngoài các công trình lớn và vừa như: hồ Tả Trạch, hồ Truồi, hồ Hòa Mỹ, hồ Khe Ngang, hồ Thọ Sơn, hồ Phú Bài, hồ Thủy Yên, đập Thảo Long, đập Cửa Lác.., các công trình khác như trạm bơm tưới, tiêu, hồ chứa nhỏ, đập dâng và các công trình trên kênh khác đều là những công trình có quy mô nhỏ, diện tích tưới tiêu không quá 300 ha, phổ biến nhiều nhất là công trình loại nhỏ phục vụ từ 20 ha đến 70 ha do địa phương quản lý.

Việc đầu tư xây dựng công trình đầu mối và kênh chính của các hệ thống công trình thủy lợi vừa và lớn cơ bản đã hoàn thành, tuy nhiên các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng chủ yếu do người dân đầu tư xây dựng, hạn chế về nguồn lực cũng như kỹ thuật, thiếu kinh phí tu bổ thường xuyên nên đã phần đã xuống cấp.

Để phát huy hiệu quả của hệ thống công trình thủy lợi, cần thiết phải đầu tư đồng bộ công trình từ đầu mối đến mặt ruộng. Mặt khác, cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo phương thức canh tác tiên tiến hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Kết quả áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đối với các loại cây trồng là 197,8 ha (đạt 0,26%). Vì vậy, việc tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng rất cần thiết để đáp ứng cơ cấu lại ngành nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu.

b) Thực trạng quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng với nhiều loại hình như Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh, các địa phương (gồm có 157 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp có dịch vụ thủy lợi, 33 tổ hợp tác dùng nước,..) và một số địa phương do UBND cấp xã trực tiếp quản lý khai thác. Một số loại hình quản lý khai thác công trình thủy lợi nhỏ, nội đồng chưa phù hợp theo quy định của Luật Thủy lợi như năng lực, trình độ chưa đảm bảo, việc bảo vệ công trình và chất lượng nước trong công trình thủy lợi chưa được quan tâm, chưa thực sự phát huy được vai trò chủ thể của người sử dụng nước, do đó nhiều tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động chưa hiệu quả.

Nhiều loại hình tổ chức thủy lợi cơ sở tồn tại nên rất khó áp dụng một cách đồng bộ cơ chế chính sách hiện hành trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Phần lớn các tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động thiếu bền vững; năng lực của cán bộ quản lý yếu cả về tổ chức quản lý và kỹ thuật, phần lớn chưa được đào tạo do thiếu kinh phí.

Vấn đề tài chính của tổ chức thủy lợi cơ sở rất khó khăn, khả năng thu được phí thủy lợi nội đồng rất thấp, đa số là không thu được; khả năng huy động các nguồn vốn hợp pháp khác vào đầu tư rất khó. Công tác thủy lợi trong các Hợp tác xã chưa được coi trọng, bị hòa lẫn vào các hoạt động khác, dẫn đến công tác quản lý và tu sửa công trình thủy lợi ít được quan tâm, thiếu kinh phí duy tu, sửa chữa, nạo vét, dẫn đến công trình nhanh xuống cấp, hư hỏng.

Bên cạnh cơ sở hạ tầng thủy lợi, vấn đề quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng có vai trò rất quan trọng trong việc phát huy hiệu quả công trình thủy lợi. Do vậy, việc củng cố, phát triển các tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả bền vững là thực sự cần thiết.

2. Căn cứ pháp lý xây dựng và ban hành kế hoạch

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017, Chương VII: Thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

- Kết luận số 54/KL-TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Nghị quyết số 100/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa IV, yêu cầu xây dựng và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025.

- Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Quyết định số 357/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp và nông thôn.

- Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, Chương V: Quản lý khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

- Chỉ thị số 3837/CT-BNN-TCTL ngày 03/6/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Quyết định số 1475/QĐ-BNN-PCTT ngày 22/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phân loại, phân cấp đê trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Quyết định số 4600/QĐ-BNN-PCTT ngày 13/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025.

- Thực hiện tiêu chí Thủy lợi trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

- Quyết định số 01/2018/QĐ-UBND ngày 08/01/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

- Quyết định số 50/2018/QĐ-UBND ngày 14/9/2018 của UBND tỉnh về ban hành quy định phạm vi vùng phụ cận công trình thủy lợi khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Quyết định số 1098/QĐ-UBND ngày 06/5/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Danh mục phân loại đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

- Nghị quyết số 21/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh về việc quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND ngày 06/3/2020 của UBND tỉnh về việc quy định thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Các Chỉ thị, Nghị quyết và các cơ chế chính sách khác có liên quan.

II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi, phục vụ nhu cầu sử dụng nước đa dạng trong nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

- Người dân đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; Nhà nước có chính sách hỗ trợ thông qua các tổ chức thủy lợi cơ sở, tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế;

- Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên cơ sở kết hợp giữa giải pháp công trình và phi công trình, bao gồm đầu tư kết cấu hạ tầng thủy lợi và tăng cường hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

- Nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nước, chủ động phòng chống giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Từng bước hoàn thiện hạ tầng hệ thống công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; hiện đại hóa công tác quản lý, khai thác góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, phục vụ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; bảo vệ môi trường, giảm thiểu các thiệt hại do nguồn nước gây ra, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong tương lai.

- Phát huy nội lực, nâng cao vai trò chủ thể của người dân trong đầu tư, quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

- Là cơ sở để các ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng theo giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ năm 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2035.

- Góp phần thực hiện nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

b) Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến cuối năm 2025 trên địa bàn tỉnh có tối thiểu 41,8% (439/1.050) số lượng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được hỗ trợ đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, với mức hỗ trợ theo theo Nghị quyết số 21/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh. Trong đó: Công trình tích trữ nước là 24/44 công trình; hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước là 215/345 hệ thống; kiên cố kênh mương là 84/396 km; cống nội đồng là 70/175 cống và 46/90 trạm bơm điện (có bảng Phụ lục I chi tiết Kế hoạch đầu tư các công trình giai đoạn 2021-2025 đính kèm).

- Huy động các nguồn lực, sự tham gia của các tổ chức, cá nhân đu tư phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng nhằm bảo đảm tưới, tiêu chủ động, bảo đảm số lượng, chất lượng nước cho vùng chuyên canh lúa tập trung, vùng sản xuất tập trung, vùng chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây trồng cạn, đáp ứng quy trình kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả:

+ Cấp nước chủ động cho diện tích đất trồng lúa 2 vụ với mức đảm bảo tưới 90%. Trong đó, đến năm 2025 có trên 20% diện tích gieo trồng lúa áp dụng phương thức canh tác tiên tiến.

+ Đến năm 2025, diện tích cây trồng cạn cần tưới theo quy hoạch đạt 45%, trong đó tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt 20%.

- Bảo đảm hệ thống cấp, thoát nước chủ động, đáp ứng quy trình kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tiên tiến, hiện đại đối với vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung.

- Đến năm 2025 có 60% tổ chức thủy lợi cơ sở đã thành lập, được củng cvà hoạt động hiệu quả theo quy định của Luật Thủy lợi.

III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VÀ GIẢI PHÁP

1. Tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống thể chế, chính sách

Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống luật pháp về thủy lợi đảm bảo đồng bộ, thống nhất, khả thi và tổ chức thực hiện có hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Tập trung thực hiện một số nội dung sau:

- Rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung các văn bản hướng dẫn, cơ chế, chính sách về đầu tư, quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

- Rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung các văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức, sổ tay hướng dẫn về quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Hướng dẫn áp dụng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức thủy lợi cơ sở.

- Rà soát, xây dựng, ban hành quy định cụ thể mức hỗ trợ, văn bản hướng dn, bố trí kinh phí, huy động nguồn lực xã hội hóa và tổ chức thực hiện các chính sách của Chính phủ đã ban hành về hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng (Nghị định 77/2018/NĐ-CP, Nghị định 57/2018/NĐ-CP, Quyết định 68/2013/QĐ-TTg...), đồng thời ban hành các chính sách đặc thù khác phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Xây dựng và ban hành Hướng dẫn các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phù hợp với từng vùng miền trong tỉnh.

- Tăng cường đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thủy lợi, nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi các cấp, chính quyền, tổ chức thủy lợi cơ sở, người dân thường xuyên cập nhập các cơ chế, chính sách mới về thủy lợi, trong đó có thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

2. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng

Huy động các nguồn lực xã hội hóa tham gia đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, yêu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung một số nội dung chính như sau:

- Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

- Nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ phương thức canh tác tiên tiến (nông lộ phơi, SRI, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm...) cho cây lúa nhằm giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính.

- Khuyến khích đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, tích trữ nước phân tán ở các vùng gò đồi, vùng cuối kênh, vùng thường xuyên bị thiếu hụt nguồn nước,..; hoàn thiện công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

- Xây mới, sửa chữa, nâng cấp các trạm bơm tưới - tiêu, cống tiêu, nạo vét kênh mương đảm bảo tưới, tiêu thoát nước chủ động. Tập trung sửa chữa, nâng cấp các đập dâng, hồ chứa nước nhỏ đảm bảo nguồn nước tưới, bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du trong mùa mưa bão.

- Tiếp tục khuyến khích đầu tư phát triển trạm bom điện vùng đồng bằng và miền núi để thay thế các trạm bơm dầu kém hiệu quả.

- Hỗ trợ đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản đảm bảo cấp, thoát nước chủ động cho nuôi trồng thủy sản thâm canh khu vực ven biển.

3. Củng cố, phát triển tổ chức thủy lợi cơ sở

Rà soát, thành lập, củng cố, kiện toàn tổ chức thủy lợi cơ sở theo Luật Thủy lợi để quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng hoạt động hiệu quả, bền vững, tập trung vào một số nội dung chính như sau:

- Rà soát, đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức, năng lực của tổ chức thủy lợi cơ sở.

- Thực hiện củng cố, thành lập tổ chức thủy lợi cơ sở, nâng cao năng lực cho tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đáp ứng theo Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT và Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.

- Đẩy mạnh thực hiện phân cấp, chuyển giao quản lý tưới cho các tổ chức thủy lợi cơ sở; tăng cường sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp trong việc tổ chức và hoạt động của tổ chức thủy lợi cơ sở.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm có sự tham gia của người dân trong quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

- Tăng cường sự tham gia của tổ chức thủy lợi cơ sở trong việc xây dựng kế hoạch cấp, tưới, tiêu, thoát nước của tổ chức khai thác công trình thủy lợi đầu mối.

- Định kỳ hằng năm các tổ chức thủy lợi cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động và báo cáo cơ quan có thẩm quyền.

4. Khoa học công nghệ, đào tạo, truyền thông

a) Áp dụng khoa học công nghệ

- Nghiên cứu, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng:

+ Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ, vật liệu mới trong xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng gắn với giao thông nội đồng, như: công nghệ kênh bê tông vỏ mỏng đúc sẵn, đường ống,...

+ Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ tưới, tiêu hiện đại, chế độ, quy trình tưới tiết kiệm nước đáp ứng các biện pháp canh tác tiên tiến, khoa học ứng với các giai đoạn sinh trưởng cho các loại cây trồng.

+ Ứng dụng công nghệ xây dựng công trình thu trữ nước, cho các vùng vùng gò đồi, vùng cuối kênh, vùng thường xuyên bị thiếu hụt nguồn nước,… ở miền núi, trung du và vùng cát ven biển.

+ Ứng dụng và chuyển giao công nghệ chế tạo các cấu kiện, thiết bị công nghệ mới vào lắp đặt cho hệ thống đầu mối, điểm phân chia nguồn nước,...

- Xây dựng một số mô hình tổ chức thủy lợi cơ sở thí điểm về: phương thức quản lý, khai thác và hoạt động thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp:

+ Mô hình thí điểm áp dụng chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

+ Mô hình tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng hoạt động hiệu quả.

+ Mô hình thủy lợi tiên tiến đáp ứng phát triển nền nông nghiệp có tưới, canh tác nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.

b) Đào tạo và đào tạo lại

Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tăng cường năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, an toàn đập cho các cán bộ quản lý nhà nước về thủy lợi cấp huyện, xã; người trực tiếp quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các tổ chức thủy lợi cơ sở:

+ Rà soát, đánh giá nhu cầu đào tạo và xây dựng kế hoạch đào tạo.

+ Xây dựng khung chương trình và tài liệu đào tạo.

+ Bố trí kinh phí, tổ chức thực hiện đào tạo, tập huấn.

c) Truyền thông:

- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước đối với công tác quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng để nâng cao nhận thức của người dân về ý thức bảo vệ công trình thủy lợi, bảo vệ chất lượng nước, sử dụng nước tiết kiệm qua đó nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Đẩy mạnh sự tham gia của các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể, đặc biệt là người dân tham gia quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi và chất lượng nước qua hình thức phát động các phong trào thi đua.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phạm vi của Kế hoạch

Trong phạm vi toàn tỉnh, hằng năm, vào thời điểm lập dự toán ngân sách, căn cứ tình hình thực tế, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch (theo thứ tự ưu tiên) trước ngày 30/9 gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt.

2. Thời gian thực hiện của Kế hoạch

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2025.

3. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí khoảng 64.150 triệu đồng.

(có bảng Phụ lục II chi tiết Kế hoạch dự kiến phân bổ kinh phí đính kèm)

a) Nguồn vốn từ Trung ương

Hỗ trợ địa phương thực hiện chính sách thông qua chương trình, dự án trực tiếp hoặc lồng ghép trong các chương trình, dự án có liên quan gồm:

- Thực hiện việc rà soát, khảo sát, đánh giá, xây dựng sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu công trình, về quản lý khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tổng thể trên phạm vi toàn tỉnh.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức, sổ tay hướng dẫn thực hiện.

b) Nguồn vốn địa phương quản lý (bao gồm ngân sách tỉnh và ngân sách cấp huyện)

- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu công trình, về quản lý khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước tổng thể trên phạm vi toàn tỉnh.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Thực hiện thông tin, tuyên truyền, đào tạo tập huấn, thanh tra, xử lý vi phạm.

c) Nguồn vốn huy động hp pháp khác (các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác, sử dụng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng):

- Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;

- Chi trả tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo quy định, chi các hoạt động quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch; hằng năm tổ chức tổng hợp, báo cáo tiến độ và đánh giá kết quả thực hiện chính sách Kế hoạch này theo quy định.

- Ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết quy trình lập, phê duyệt hồ sơ và triển khai đầu tư xây dựng; ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh.

- Tổng hợp kế hoạch hằng năm của các địa phương, phối hp với các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí để thực hiện Kế hoạch này.

- Chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu về công trình và quản lý hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên phạm vi toàn tỉnh.

- Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn những văn bản điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách mới về đầu tư, quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

b) Sở Tài chính

- Ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương về thủ tục cấp phát, thanh quyết toán; tổng hợp quyết toán chính sách trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan cân đối nguồn ngân sách hằng năm, tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí để thực hiện Kế hoạch này.

- Hướng dẫn, chỉ đạo UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch trong dự toán ngân sách cấp huyện hằng năm.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch theo quy định.

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh bố trí lồng ghép các nguồn vốn: Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác để thực hiện Kế hoạch này.

d) Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh:

Bố trí lồng ghép các hoạt động tăng cường phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

đ) UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan:

- Xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung có liên quan trong Kế hoạch trên địa bàn.

- Bố trí, huy động các nguồn lực kinh phí để tổ chức triển khai có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch trong việc cân đối, giao kế hoạch và kinh phí hằng năm cho UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn để triển khai thực hiện.

- Xây dựng kế hoạch hằng năm báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính để tổng hợp, trình UBND tỉnh phân bố kinh phí thực hiện Kế hoạch này.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn: Tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân biết và triển khai thực hiện Kế hoạch này; thanh toán tiền hỗ trợ đúng đối tượng, mức hỗ trợ theo quy định.

- Giám sát quá trình thực hiện chính sách của Kế hoạch này tại địa phương; tổng hợp, báo cáo quyết toán kinh phí gửi Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo đúng quy định hiện hành.

- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các nội dung của Kế hoạch về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Thủy lợi) trước ngày 05/12 hằng năm (có bảng Phụ lục III chi tiết Kế hoạch tổ chức thực hiện đính kèm)./.

 

PHỤ LỤC I

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG, TƯỚI TIÊN TIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 481/QĐ-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

ĐƠN VỊ

Công trình tích trữ nước

Tưới tiên tiến tiết kiệm nước

Kiên cố Kênh mương

Cống nội đồng

Trạm bơm điện

Ước kinh phí hỗ trợ (triệu đồng)

Số lượng công trình

Định mức hỗ trợ (triệu đồng/ c.trình)

Cộng (triệu đồng)

Số lượng mô hình

Định mức hỗ trợ (triệu đồng/ ha)

Cộng (triệu đồng)

Số Km kênh

Định mức hỗ trợ (triệu đồng/ 1km)

Cộng (triệu đồng)

Số lượng công trình

Định mức hỗ tr(triệu đồng/c. trình)

Cộng (triệu đồng)

Số lượng công trình

Định mức hỗ trợ (triệu đồng/ c.trình)

Cộng (triệu đồng)

1

Huyện Phong Điền

3

85

255

10

40

400

12

560

6.720

10

140

1.400

6

60

360

9.135

2

Huyện Quảng Điền

2

85

170

20

40

800

12

560

6.720

10

140

1.400

8

60

480

9.570

3

Thị xã Hương Trà

3

60

180

10

40

400

12

400

4.800

10

100

1.000

6

60

360

6.740

4

Thị xã Hương Thủy

2

60

120

5

40

200

12

400

4.800

10

100

1.000

4

60

240

6.360

5

Huyện Phú Vang

4

85

340

15

40

600

12

560

6.720

10

140

1.400

8

60

480

9.540

6

Huyện Phú Lộc

5

85

425

15

40

600

12

560

6.720

5

140

700

8

60

480

8.925

7

Huyện A Lưới

0

85

0

20

40

800

7

560

3.920

5

140

700

2

60

120

5.540

8

Huyện Nam Đông

0

85

0

100

40

4.000

0

560

0

0

140

0

0

60

0

4.000

9

Thành phố Huế

5

60

300

20

40

800

5

400

2.000

10

100

1.000

4

60

240

4.340

 

Tổng cộng

24

 

1.790

215

 

8.600

84

 

42.400

70

 

8.600

46

 

2.760

64.150

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH PHÂN BỔ KINH PHÍ ĐẦU TƯ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG, TƯỚI TIÊN TIẾN TIẾT KIỆM NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 481/QĐ-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Đơn vị tính: Triệu đồng.

TT

Danh mục

Địa điểm xây dựng

Thời gian thực hiện

Kế hoạch năm

Tổng số

Trong đó

Ngân sách cấp tỉnh

Ngân sách cấp Huyện và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác

 

Tổng số

 

2021-2025

64.150

36.500

27.650

1

Hỗ trợ đầu tư phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh.

P.Điền, Q.Điền, H.Trà, H.Thủy, P.Vang, P.Lộc, N.Đông, A Lưới và Tp Huế

2021

11.980

6.500

5.480

2022

12.900

7.400

5.500

2023

14.100

8.500

5.600

2024

12.670

7.100

5.570

2025

12.500

7.000

5.500

 

PHỤ LỤC III

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI PHÁT TRIỂN THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 481/QĐ-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Nhiệm vụ

Sản phẩm chính

Thời gian thực hiện

Tổ chức thực hiện

Chủ trì

Phối hợp

I

Hoàn thiện cơ chế, chính sách

 

 

 

 

1

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025

Quyết định về Kế hoạch của UBND tỉnh

2020-2021

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, UBND các huyện, xã và các đơn vị liên quan

2

Ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết quy trình lập, phê duyệt hồ sơ và triển khai đầu tư xây dựng; ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh

Văn bản hướng dẫn

2021

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

3

Ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương về thủ tục cấp phát, thanh quyết toán; tổng hợp quyết toán chính sách trên địa bàn tỉnh

Văn bản hướng dẫn

2021

Sở Tài Chính

Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị liên quan

II

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng

 

 

 

 

1

Tổng hợp kế hoạch hằng năm của các địa phương và phối hp với các cơ quan có liên quan để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện chính sách

Báo cáo tổng hợp

Hằng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, UBND các huyện, xã và các đơn vị liên quan

2

Chủ trì, phối hp với các cơ quan liên quan, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc cân đối nguồn ngân sách tỉnh, huyện để phân bổ, bố trí kinh phí thực hiện chính sách trong dự toán ngân sách hàng năm

Quyết định của UBND tỉnh

Hằng năm

Sở Tài chính

Sở KH&ĐT, Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan

3

Tổng hợp, báo cáo tiến độ và đánh giá kết quả thực hiện chính sách hàng năm theo quy định

Báo cáo tổng hợp

Hằng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan và các địa phương

4

Hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện chính sách theo quy định

Báo cáo tổng hợp

Hằng năm

Sở Tài chính

Các đơn vị liên quan và các địa phương

5

Chủ động bố trí ngân sách cấp huyện, tùy theo khả năng cân đối ngân sách để quyết định hỗ trợ cho phù hợp; đồng thời phân bổ kế hoạch và kinh phí hằng năm cho Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn để triển khai thực hiện

Quyết định hoặc thông báo

Hằng năm

UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế

Các đơn vị liên quan và các địa phương

6

Xây dựng kế hoạch, đề xuất nhu cầu hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn

Kế hoạch

Hằng năm

UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế

Các địa phương và các đơn vị liên quan

7

Giám sát quá trình thực hiện chính sách này tại địa phương; tổng hợp, báo cáo quyết toán kinh phí gửi Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo đúng quy định hiện hành

Báo cáo tổng hợp

Hằng năm

UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế

Các địa phương và các đơn vị liên quan

III

Khoa học công nghệ, đào tạo, truyền thông

 

 

 

 

1

Đề xuất kế hoạch và phối hợp tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tăng cường năng lực quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng cho các cán bộ thủy lợi cấp huyện, xã, người trực tiếp quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các tổ chức thủy lợi cơ sở theo quy định của Luật Thủy lợi

Số lượng cán bộ được đào tạo

2021-2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

2

Tổ chức thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước trong đầu tư, quản lý, khai thác và bo vệ công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

Tin, bài, phóng sự, hội nghị,

2021-2025

UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế

Các đơn vị liên quan