Hệ thống pháp luật

ỦY BAN QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/QĐ-UBQLV

Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NĂM 2023 CỦA CÔNG TY MẸ - TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM

CHỦ TỊCH ỦY BAN QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vn nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vn, tài sn tại doanh nghiệp; Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sđiều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ; Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu;

Căn cứ Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 20/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vn nhà nước; Thông tư s 77/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2015/TT-BTC;

- Căn cứ Quyết định số 394/QĐ-UBQLV ngày 09 tháng 8 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ban hành quy trình phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hằng năm của doanh nghiệp; giao chỉ tiêu và đánh giá xếp loại doanh nghiệp;

Xét đề nghị của Hội đng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tại văn bn số 08/HCVN-HĐTV ngày 04 tháng 01 năm 2023 về kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2023 của Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và số 156/HCVN-HĐTV ngày 07 tháng 02 năm 2023 về việc báo cáo theo văn bản số 115/UBQLV-CN của Ủy ban; Ý kiến thẩm định của Ban Kiểm soát Tập đoàn Hóa chất Việt Nam số 02/HCVN-BKS ngày 06 tháng 01 năm 2023 và số 05/HCVN-BKS ngày 08 tháng 02 năm 2023;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2023 của Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam gồm các nội dung sau:

1. Mục tiêu và nhiệm vụ

- Tiếp tục phát triển Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đảm bảo cơ cấu hợp lý, phát huy vai trò chủ đạo, lợi thế trong sản xuất phân bón góp phần thực hiện vai trò điều tiết các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh, tập trung vào các nhóm ngành có hiệu quả cao để góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; nghiên cứu từng bước đầu tư, phát triển có hiệu quả một số sản phẩm hóa chất có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội.

- Giữ vững và duy trì Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đảm bảo đủ các nguồn lực để phát triển các dự án trong ngành công nghiệp hóa chất có quy mô lớn, quan trọng, điều hành và định hướng phát triển các công ty con theo chiến lược phát triển của Tập đoàn; tiếp tục duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận, bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhà nước đã đầu tư.

- Tiếp tục quyết liệt và tập trung các nguồn lực để xử lý dứt điểm các tồn tại, khó khăn, vướng mắc tại các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương theo Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ (đặc biệt là hoàn thành phương án xử lý đối với 03 dự án, doanh nghiệp sản xuất phân bón của Tập đoàn đã được Bộ Chính trị chấp thuận chủ trương) để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của toàn Tập đoàn theo cơ chế thị trường.

- Tăng cường tiết giảm chi phí để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp; quyết liệt hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao.

- Nâng cao năng suất, hiệu quả lao động tạo tiền đề cải thiện thu nhập cho người lao động trên cơ sở gắn với kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh; chăm lo tốt đời sống cho người lao động.

2. Các chỉ tiêu kế hoạch năm chủ yếu của Công ty mẹ - Tập đoàn

a) Tổng doanh thu và thu nhập: 1.208,95 tỷ đồng.

b) Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: 732,43 tỷ đồng.

c) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE): 5,08%.

d) Nộp ngân sách nhà nước: 4,5 tỷ đồng.

đ) Kế hoạch vốn đầu tư: 18,4 tỷ đồng.

e) Không có nợ phải trả quá hạn1 và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn từ 0,5 đến 1.

3. Các giải pháp thực hiện kế hoạch

- Tập trung nguồn lực tài chính để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, hạn chế phát sinh các khoản nợ quá hạn; tiếp tục đẩy mạnh công tác thoái vốn theo danh mục thoái vốn không thành công trong năm 2022 và cần thoái vốn theo kế hoạch năm 2023; hỗ trợ vốn và quản lý tài chính đối với các dự án trọng điểm thuộc ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn để các dự án sau khi hoàn thành phát huy được hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sau đầu tư.

- Tập trung nguồn vốn, đổi mới công tác quản trị điều hành tại các doanh nghiệp nòng cốt, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong cơ chế thị trường; tập trung điều hành để đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tại các đơn vị thành viên trong Tập đoàn nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra; tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị cùng nhóm ngành sản xuất phân bón, cao su, hóa phất.

- Tiếp tục đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa các cơ sở vật chất kỹ thuật; để đáp ứng nhu cầu phát triển của Tập đoàn, đặc biệt là các dự án chủ đạo phục vụ ngành nghề kinh doanh chính, dự án gắn với các sản phẩm mới áp dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường nhằm giảm định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; đối với các dự án đầu tư xây dựng: quy mô vốn đầu tư phải phù hợp với năng lực tài chính, quy mô vốn chủ sở hữu, đảm bảo tỷ lệ nợ trên vốn ở ngưỡng an toàn, đảm bảo đủ vốn phục vụ ngành nghề kinh doanh chính. Tiến hành đánh giá hiệu quả dự án để đẩy mạnh thực hiện đầu tư dự án hiệu quả, dừng dự án không hiệu quả.

- Tập trung nguồn lực để phát triển thị trường, đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ đối với các sản phẩm có lợi thế nhất định như: Phân bón DAP, đạm u-rê, phân bón tổng hợp NPK, phân lân nung chảy, hóa chất cơ bản, lớp Radial, chất tẩy rửa, pin và ắc quy,..

- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại nhằm phát huy đa dạng và hiệu quả các kênh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Triển khai đồng bộ, hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để thúc đẩy tiêu thụ nội bộ trong tổ hợp Công ty mẹ - con; chủ động hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để nâng cao lợi thế, vai trò của Tập đoàn trong giai đoạn mới.

- Tăng cường công tác quản lý công nợ, đối chiếu, đôn đốc và thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi; thực hiện đúng quy định, chính sách bán hàng, có biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro về khả năng thu hồi nợ, hạn chế vốn lưu động bị chiếm dụng.

- Tăng cường đánh giá, kiểm tra hiệu quả sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư, của các đơn vị thành viên. Tiến hành giải thể, sáp nhập các đơn vị hoạt động không có hiệu quả.

- Cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn và hiệu quả. Theo cơ chế thị trường, xây dựng bộ khung về nhân sự có trình độ và chuyên môn đảm bảo tính chất dẫn dắt, đảm nhận tốt các cấp quản lý ở tất cả các mảng hoạt động của Tập đoàn, nhằm tạo sức lan tỏa về động lực và trách nhiệm trong công việc, nâng cao năng suất lao động.

- Một số giải pháp khác như đề nghị của Hội đồng thành viên Tập đoàn tại văn bản số 08/HCVN-HĐTV ngày 04 tháng 01 năm 2023 và số 156/HCVN-HĐTV ngày 07 tháng 02 năm 2023.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

a) Quyết định và tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2023 của Tập đoàn và các đơn vị thành viên theo thẩm quyền; triển khai kế hoạch đến các đơn vị thành viên, đảm bảo theo đúng quy định pháp luật; bảo đảm doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, sử dụng và quản lý hiệu quả nguồn vốn nhà nước, bảo toàn và gia tăng giá trị vốn của Tập đoàn đầu tư tại các doanh nghiệp khác. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển năm 2023 về Ủy ban và các cơ quan có liên quan theo đúng quy định của pháp luật.

b) Tiếp tục đẩy mạnh công tác thoái vốn theo danh mục thoái vốn không thành công trong năm 2022 và cần thoái vốn theo kế hoạch năm 2023; việc thoái vốn phải đảm bảo công khai minh bạch theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo hiệu quả tối đa lợi ích của cổ đông nhà nước và vốn đã đầu tư, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và giải quyết đầy đủ chế độ, quyền lợi hợp pháp của người lao động (nếu có); sử dụng nguồn tiền thu được từ việc thoái vốn hiệu quả và đúng mục đích.

c) Tập trung rà soát, đánh giá lại toàn bộ danh mục các dự án đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư năm 2023 và các dự án chuyển tiếp từ các năm trước chuyển sang. Chỉ quyết định các dự án cần thiết, phù hợp khả năng triển khai, thực hiện và giải ngân trong năm 2023; tập trung nguồn vốn, nhân lực để triển khai đầu tư các dự án đúng tiến độ và thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư đối với các công trình dự án đã hoàn thành. Đối với các dự án đầu tư mới phải thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục theo đúng quy định của pháp luật và bảo đảm hiệu quả đầu tư.

d) Chấn chỉnh các phòng, ban thuộc Công ty mẹ, các đơn vị thành viên trong công tác lập, thẩm định, trình Hội đồng thành viên Tập đoàn chấp thuận chủ trương hoặc phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm không phù hợp với khả năng triển khai và giải ngân; đối với những đơn vị triển khai chậm, giải ngân thấp (dưới 70% số vốn đăng ký) từ năm 2024 kiên quyết không bố trí vốn đầu tư, chỉ ưu tiên bố trí vốn cho những đơn vị triển khai nhanh, giải ngân cao (trên 70% số vốn đăng ký); đồng thời, xác định trách nhiệm người đứng đầu đơn vị trong công tác lập và triển khai kế hoạch không sát với thực tế.

đ) Khi thực hiện công tác dự báo về giá, sản lượng phân bón tiêu thụ cần phải đánh giá cụ thể và cơ sở khoa học để có phương án trích lập dự phòng phù hợp theo quy định hiện hành; phấn đấu đạt kết quả sản xuất kinh doanh ở mức cao nhất để hoàn nhập trích lập tổn thất đầu tư, tổn thất nợ phải thu tại Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

e) Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng phương án tái cơ cấu có liên quan đến Dự án khai thác và chế biến muối mỏ Kali tại Lào theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền để triển khai thực hiện theo quy định.

f) Tiếp tục rà soát, bổ sung và hoàn thiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 05 năm, Đề án cơ cấu lại Tập đoàn giai đoạn 2021-2025 để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để thực hiện theo quy định; thực hiện xây dựng chiến lược tổng thể phát triển Tập đoàn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

g) Chủ động và tiếp tục rà soát các quy định hiện hành của pháp luật để đề xuất trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế quản lý tài chính, quy chế quản lý đầu tư; các quy chế quản lý nội bộ khác, cơ chế liên kết trong nội bộ Tập đoàn; chuẩn hóa bộ phận kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp do Tập đoàn nắm cổ phần chi phối; xây dựng đổi mới cơ chế tiền lương, thưởng gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ chế đãi ngộ để khuyến khích người lao động, thu hút lao động có trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

h) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tài chính theo các quy định tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ, Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính và quy chế của Tập đoàn. Thực hiện kiểm tra, giám sát đặc biệt đối với các đơn vị có kết quả sản xuất kinh doanh lỗ, các đơn vị có dấu hiệu mất an toàn về tài chính; xây dựng đề xuất các giải pháp tái cơ cấu tại các đơn vị không đảm bảo hiệu quả hoạt động này theo hướng tinh gọn, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

i) Chấp hành đúng các chế độ chính sách, pháp luật của nhà nước về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; thực hiện đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm tra theo quy định.

j) Đánh giá kết quả thực hiện tiết giảm chi phí năm 2022 (nếu có) và xây dựng kế hoạch, biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí quản lý năm 2023.

k) Chỉ đạo và yêu cầu Người đại diện phần vốn tại các Công ty cổ phần có vốn góp của Tập đoàn biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông việc chia cổ tức và thực hiện phân phối lợi nhuận còn lại của các năm tài chính theo quy định.

l) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và hợp pháp đối với toàn bộ số liệu đã báo cáo Ủy ban tại văn bản số 08/HCVN-HĐTV ngày 04 tháng 01 năm 2023 và số 156/HCVN-HĐTV ngày 07 tháng 02 năm 2023.

2. Trách nhiệm của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam: Thẩm định, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2023 của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật, Quyết định số 18/QĐ-UBQLV ngày 13 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Ủy ban là đại diện chủ sở hữu và các quy định khác có liên quan.

3. Vụ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các vụ: Tổng hợp, Pháp chế, Kiểm soát nội bộ, Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan của Ủy ban theo chức năng, nhiệm vụ được giao kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm 2023 theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các vụ: Công nghiệp, Tổng hợp, Pháp chế, Kiểm soát nội bộ, Tổ chức cán bộ; Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các bộ: KH&ĐT, Tài chính, Công Thương;
- Chủ tịch Ủy ban;
- Các vụ: TH, PCKS, TCCB;
- TTTT (để đăng tải trên cổng TTĐT Ủy ban);
- Lưu: VT, Vụ CN (Huy02b).

CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Anh

 



1 Không bao gồm các khoản nợ vay vốn đầu tư dự án Đạm Ninh Bình đang được cấp có thẩm quyền xử lý theo Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 48/QĐ-UBQLV phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2023 của Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ban hành

  • Số hiệu: 48/QĐ-UBQLV
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/02/2023
  • Nơi ban hành: Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
  • Người ký: Nguyễn Hoàng Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/02/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản