Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2006/QĐ-UBND | Vĩnh Yên, ngày 05 tháng 7 năm 2006 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG GIAI ĐOẠN 2006-2010 TỈNH VĨNH PHÚC.
ỦY BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐND ngày 14/4/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình khuyến công và phát triển làng nghề giai đoạn 2006-2010;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 36/2005/TTLT-BTC-BCN của Liên bộ Tài chính – Bộ Công nghiệp hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp khuyến công;
Xét đề nghị của Sở Công nghiệp Vĩnh Phúc tại Tờ trình số 219/TTr-SCN ngày 22/5/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
a) Mục tiêu chung:
Động viên và huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, thực hiện có hiệu quả việc hội nhập kinh tế, quốc tế.
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khôi phục các làng nghề truyền thống, du nhập và phát triển nghề mới.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp là 18,5-20% năm cho cả thời kỳ 2006-2010 trong đó công nghiệp nông thôn tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 khoảng 35%/ năm nhằm góp phần đưa tỷ trọng công nghiệp đạt 58,4% trong cơ cấu GDP của tỉnh vào năm 2010.
- Mở rộng quy mô hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ để tạo ra sản phẩm có chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường.
- Phấn đấu đến năm 2010 có 25-30 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề.
- Hàng năm đào tạo khởi sự doanh nghiệp từ 100-150 người. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản trị kinh doanh từ 130-200 người.
- Truyền nghề, đào tạo nghề gắn với khôi phục làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề mới. Mỗi năm đào tạo, truyền nghề từ 1.200 đến 1.400 người, từ đó nhân cấy nghề, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn từ 6.000 đến 9.000 người.
2. Phạm vi, đối tượng áp dụng:
Phạm vi và đối tượng áp dụng của chương trình khuyến công là:
a) Các doanh nghiệp vừa và nhỏ;
b) Các hợp tác xã, tổ hợp tác thành lập hoạt động theo Bộ luật dân sự, Luật Hợp tác xã;
c) Các hộ kinh doanh cá thể;
d) Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động dịch vụ khuyến công.
3. Các ngành nghề được ưu tiên hưởng chính sách khuyến công:
a) Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm;
b) Cơ sở sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động như: Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, dệt may, ươm tơ xe tơ, dệt lụa...
c) Cơ sở sản xuất TTCN, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như: Trạm khắc đá, trạm khắc gỗ, thêu ren, sơn mài, khảm trai, mây tre đan, gốm sứ...
d) Cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ; Cơ sở sản xuất phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy cơ khí nông nghiệp;
e) Cơ sở sản xuất sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm mới (là sản phẩm nơi cơ sở sản xuất đầu tư chưa sản xuất được); sản xuất chi tiết, bán thành phẩm cho các cơ sở sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh; cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm.
g) Công nghiệp điện tử, tin học.
h) Đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng cho cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
i) Điện sử dụng năng lượng mới và năng lượng tái tạo có công suất lắp đặt dưới 10.000 KW để cung cấp điện cho nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức cá nhân khởi sự thành lập doanh nghiệp. Mỗi năm đào tạo khởi sự doanh nghiệp cho 100-150 người.
b) Hướng dẫn, hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hóa sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Chương trình tổ chức bồi dưỡng kiến thức về quản trị kinh doanh ngắn hạn: Mỗi năm bồi dưỡng kiến thức quản trị kinh doanh cho 130 – 200 người.
c) Hướng dẫn, hỗ trợ đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường
Mỗi năm hỗ trợ ứng dụng khoảng 15-20 tiến bộ KHKT vào sản xuất, tập trung vào các ngành nghề: chế biến nông sản, thực phẩm, đồ gỗ, các cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, chế tác đá mỹ nghệ, dệt may, ươm tơ, dệt lụa, đồ gốm…
Hỗ trợ xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường các làng nghề và các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
d) Hỗ trợ truyền nghề, đào tạo lao động nhằm khôi phục và phát triển nghề, làng nghề.
Chương trình hỗ trợ đào tạo, truyền nghề trực tiếp mỗi năm cho khoảng từ 1200 đến 1400 người; chú trọng các nghề: mây tre đan xuất khẩu, nghề mộc, nghề khảm trai, nghề rèn, nghề cơ khí, nghề gốm, nghề đá mỹ nghệ, nghề thêu ren, nghề ươm tơ xe tơ, dệt lụa, nghề chế biến nông sản thực phẩm.
Tổ chức chương trình đào tạo nâng cao do các chuyên gia, nghệ nhân nổi tiếng trực tiếp truyền đạt để dần hình thành đội ngũ những người có tay nghề cao, có khả năng sáng tạo mẫu mã sản phẩm mới.
e) Hỗ trợ cung cấp thông tin, tiếp thị, tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh, tổ chức hội chợ, triển lãm và giới thiệu sản phẩm. Mỗi năm hỗ trợ cho khoảng 20-30 doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm và 10-15 doanh nghiệp làm tờ gấp quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp.
g) Tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, thăm quan khảo sát, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn; liên doanh, liên kết hợp tác kinh tế, tham gia các hiệp hội hội ngành nghề. Mỗi năm tổ chức 4 đến 6 đoàn đi khảo sát, học tập kinh nghiệm các tỉnh bạn.
h) Xây dựng mô hình kỹ thuật chuyển giao công nghệ và thực hiện tư vấn khoa học công nghệ. Khuyến khích phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tại các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn. Dự kiến mỗi năm xây dựng được 10-15 mô hình trình diễn kỹ thuật công nghệ để phổ biến nhân rộng. Bước đầu hỗ trợ nghiên cứu phát triển mô hình sử dụng năng lượng mới hoặc năng lượng tái tạo.
i) Xây dựng các chương trình thông tin quảng bá xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn. Hỗ trợ phát triển Tạp chí Công nghiệp, Báo Công nghiệp đến cấp huyện, cấp xã. Biên soạn và phát hành Catalog, tờ gấp
Điều 2. Những giải pháp chủ yếu và kinh phí của chương trình khuyến công giai đoạn 2006-2010
a) Về quy hoạch phát triển ngành nghề và quy hoạch mặt bằng sản xuất:
- Xây dựng quy hoạch phát triển TTCN và ngành nghề nông thôn Vĩnh Phúc đến năm 2015.
- Rà soát việc triển khai quy hoạch cụm CN làng nghề TTCN tỉnh đến năm 2010 của từng huyện, thị.
b) Giải pháp về ưu đãi đầu tư, tài chính tín dụng:
- Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư cho các đối tượng là Chủ các doanh nghiệp ở tỉnh ngoài hoặc các nghệ nhân, thợ giỏi đến lập nghiệp ở Vĩnh Phúc, có đóng góp tích cực cho phát triển CN-TTCN được khuyến khích giao đất làm nhà ở như công dân của tỉnh.
- Về tài chính, tín dụng: Thực hiện chính sách ưu đãi về tài chính, tín dụng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn, vùng kinh tế khó khăn; dự án thu hút nhiều lao động. Lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Quyết định 193/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
c) Giải pháp về thị trường, nguyên liệu:
- Về thị trường: Hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tăng cường giúp đỡ tổ chức hội trợ, triển lãm, trưng bày giới thiệu sản phẩm. Hỗ trợ cho công tác thăm quan, khảo sát tìm kiếm và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
Tạo điều kiện phát triển các chợ vùng nông thôn, ở các làng xã có nghề phát triển; phát triển các trung tâm thương mại ở các thị trấn, thị tứ, khu đô thị, khu công nghiệp tập trung.
- Về nguyên liệu: Đối với nguyên liệu tự nhiên: tiến hành thăm dò, đánh giá trữ lượng lập bản đồ quy hoạch.
Đối với nguyên liệu từ sản phẩm của ngành nông nghiệp: quy hoạch vùng sản xuất tập trung. Khuyến khích doanh nghiệp chuyên thu mua và cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
d) Giải pháp về chính sách khuyến khích phát triển nghề TTCN:
Thực hiện chính sách khuyến khích hỗ trợ, ưu đãi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng với các làng nghề đạt chuẩn. Lựa chọn bồi dưỡng một số doanh nghiệp năng động làm nòng cốt phát triển làng nghề; ưu tiên khuyến khích phát triển các dự án có công nghệ tiên tiến, đảm bảo môi trường.
Khuyến khích phát huy vai trò của các nghệ nhân, thợ giỏi và động viên người có công đưa nghề mới về tỉnh để khôi phục và phát triển ngành nghề, làng nghề.
e) Giải pháp về tổ chức cán bộ khuyến công các cấp:
- Đối với Trung tâm Khuyến công tỉnh: Căn cứ nhu cầu hàng năm, tỉnh bố trí nhân lực hợp đồng khi cần thiết để phối hợp với phòng kinh tế các huyện, thị chỉ đạo thực hiện công tác khuyến công.
- Đối với cấp huyện, thị: Bố trí một cán bộ tại phòng kinh tế thực hiện công tác khuyến công.
- Đối với cấp xã: Năm 2006 bố trí 40 cán bộ khuyến công ở 40 xã, phường, thị trấn có CN-TTCN, làng nghề tương đối phát triển. Các năm tiếp theo tuỳ theo sự phát triển của CN-TTCN, làng nghề của từng địa phương để bố trí thêm cán bộ khuyến công. Đảm bảo đến năm 2010 các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có cán bộ khuyến công.
Mức hỗ trợ thù lao trả cho cán bộ khuyến công cấp xã: 200.000đ/người/tháng và được điều chỉnh hàng năm theo quy định chung đảm bảo cho công tác khuyến công cơ sở hoạt động có hiệu quả. Nguồn ngân sách phân bổ hàng năm cho ngân sách xã chi trả trực tiếp cho cán bộ khuyến công theo Luật ngân sách.
g) Giải pháp về công nghệ và bảo vệ môi trường:
Khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ. Tăng cường công tác quản lý môi trường, áp dụng công nghệ sản xuất sạch, hạn chế tối thiểu chất thải ô nhiễm môi trường.
h) Tăng cường năng lực tổ chức quản lý chỉ đạo phát triển công nghiệp nông thôn:
- Chính quyền các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển theo pháp luật.
- Củng cố và tăng cường năng lực quản lý về công nghiệp đối với Phòng kinh tế các huyện, thị và UBND cấp xã.
- Tiến hành đầu tư xây dựng Trung tâm hỗ trợ truyền nghề, hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp. Tăng cường từng bước trang thiết bị, điều kiện làm việc và biên chế cho Trung tâm Khuyến công tỉnh.
- Kinh phí chi cho cán bộ khuyến công cấp huyện, xã: Cán bộ khuyến công cấp nào thì cấp đó chi theo quy định.
b) Quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công:
Thực hiện theo Thông tư số 36/2005/TTLT ngày 16/5/2005 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Công nghiệp hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động khuyến công và các định mức chi hiện hành.
1. Sở Công nghiệp
- Giúp UBND tỉnh tổ chức thực hiện chương trình này. Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí để thực hiện chương trình khuyến công hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đề xuất các cơ chế chính sách phù hợp, kiến nghị những biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, TTCN và làng nghề. Tham gia xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn.
- Phối hợp với UBND các huyện thị và các sở ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể, các doanh nghiệp để thực hiện tốt chương trình.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Xây dựng và trình UBND tỉnh những cơ chế chính sách khuyến công; tạo điều kiện cho đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn.
Cân đối bố trí nguồn ngân sách hỗ trợ cho cho chương trình theo kế hoạch hàng năm, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
3. Sở Tài chính.
Bố trí ngân sách cho chương trình khuyến công theo kế hoạch đã được tỉnh phê duyệt hằng năm; hướng dẫn, quản lý, kiểm tra sử dụng kinh phí và thanh quyết toán kinh phí thực hiện chương trình.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh HTX tỉnh:
Phối hợp với Sở Công nghiệp và UBND các huyện thị hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chương trình khuyến công đến cấp cơ sở. Tham gia tổ chức các cuộc thi tay nghề, thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ngành nghề nông thôn. Phối hợp trong việc xây dựng mô hình phát triển nghề, làng nghề với việc xây dựng nông thôn mới. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể trong lĩnh vực CN-TTCN.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng:
Kiểm tra, hướng dẫn, giúp đỡ các cơ sở sản xuất xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hướng dẫn, giúp đỡ các địa phương xây dựng quy hoạch các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp làng nghề.
6. Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại tỉnh
Các ngân hàng thương mại đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong việc cho vay, tăng cường năng lực thẩm định dự án trước khi cho vay nhằm hạn chế rủi ro, đáp ứng nhu cầu vay của các cơ sở sản xuất công nghiệp ở nông thôn.
7. Sở Thương mại và Du lịch
Phối hợp hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên liệu, tổ chức hội trợ triển lãm, trưng bày giới thiệu sản phẩm. Phối hợp trong việc xây dựng một số mô hình có sự gắn kết giữa du lịch với nghề thủ công và làng nghề.
8. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với Sở Công nghiệp, sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, ứng dụng, đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
9. Đề nghị Mặt trận tổ quốc tỉnh và các đoàn thể
Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, phối hợp với UBND các cấp và Sở Công nghiệp trong việc tuyên truyền vận động truyền nghề, đào tạo lao động và phát triển nghề TTCN và làng nghề ở các chi hội ngành nghề, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn.
10. Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Phúc, Báo Vĩnh Phúc
Tăng thời lượng thông tin, tuyên truyền chủ trương chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, tạo chuyển biến một bước về nhận thức trong việc phát triển công nghiệp nông thôn.
11. UBND các huyện, thị
Tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình khuyến công của huyện, thị. Xây dựng kế hoạch của địa phương và có biện pháp để tổ chức thực hiện, phối hợp với các ngành, các cấp giải quyết kịp thời khó khăn tháo gỡ vướng mắc tạo điều kiện để công nghiệp nông thôn phát triển.
12. Các sở, ngành có liên quan khác
Có trách nhiệm phối hợp với Sở Công nghiệp giải quyết những vấn đề có liên quan đến sở, ngành mình trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình.
Điều 4. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Thông tư liên tịch 36/2005/TTLT-BTC-BCN hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công do Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Quyết định 193/2001/QĐ-TTg về Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn
- 6Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐND về chương trình khuyến công và phát triển làng nghề giai đoạn 2006 – 2010 do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XIV, kỳ họp thứ 6 ban hành
- 7Quyết định 499/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt chương trình khuyến công tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2015
Quyết định 48/2006/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình khuyến công giai đoạn 2006-2010 tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- Số hiệu: 48/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/07/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Nguyễn Ngọc Phi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra