Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4790/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 06 tháng 11 năm 2020 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH THANH HÓA NĂM 2021
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 4059/NN&PTNT-TT&BVTV ngày 20 tháng 10 năm 2020 về việc tham mưu ban hành Kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Thanh Hóa năm 2021.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các ngành, đơn vị có liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành Kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Thanh Hóa năm 2021.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Viện trưởng Viện nông nghiệp Thanh Hóa; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH THANH HÓA NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số 4790/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT NĂM 2020
I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT NĂM 2020
Kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2020 của tỉnh được thực hiện trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn châu Phi và đại dịch Covid-19 đã tác động lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội và việc xuất khẩu, tiêu thụ hàng nông sản. Song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, tham mưu hiệu quả của ngành Nông nghiệp, đặc biệt là sự nỗ lực cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và bà con nông dân, sản xuất ngành trồng trọt năm 2020 đã đạt được những kết quả quan trọng: tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2020 ước đạt 20.100 tỷ đồng (giá hiện hành); bình quân thu nhập/ha gieo trồng đạt 49,25 triệu đồng. Kết quả cụ thể như sau:
1. Kết quả thực hiện mục tiêu diện tích, năng suất, sản lượng
Toàn tỉnh đã gieo trồng được 408.099 ha, đạt 99,5% kế hoạch (KH), giảm 6.205 ha so với cùng kỳ (CK); trong đó: vụ Đông gieo trồng được 50.294 ha, đạt 100,6% KH, tăng 1.569 ha so với cùng kỳ, vụ Đông Xuân gieo trồng được 200.520 ha, đạt 98,8% KH, giảm 5.767 ha so với CK, vụ Thu Mùa gieo trồng được 157.285 ha, đạt 100,5% KH, giảm 2.007 ha so với CK. Diện tích cây lúa 231.205 ha đạt 99,23% KH, giảm 6.760 ha so với CK; cây ngô 42.655 ha đạt 94,33% KH, giảm 3.396 ha so với CK; cây mía 18.882 ha đạt 77,4% KH, giảm 5.525 ha so với CK; cây sắn 14.967 ha đạt 110,86% KH, tăng 296 ha so với CK; rau đậu các loại 51.007 ha đạt 107,8% KH, tăng 4.957 ha so với CK.
Năng suất lúa bình quân 59 tạ/ha đạt 101,7% KH, tăng 0,1 tạ/ha so với CK; năng suất ngô bình quân 46 tạ/ha đạt 102,2% KH, tăng 0,25 tạ/ha so với CK. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 1.564.310 tấn đạt 100% KH, giảm 48.481 tấn so CK; trong đó: vụ Đông ước đạt 71.467 tấn, vụ Đông Xuân ước đạt 819.854 tấn, vụ Thu Mùa ước đạt 672.989 tấn.
(Chi tiết có Phụ biểu số 1 kèm theo)
Vụ Đông năm 2019 - 2020 là vụ thắng lợi toàn diện, đạt kết quả cao nhất cả về diện tích và giá trị trong giai đoạn 5 năm 2016 - 2020; vụ Xuân 2020 tuy năng suất lúa giảm hơn so với cùng kỳ nhưng vẫn là vụ được mùa và có hiệu quả cao do giá lúa tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/kg; giá trị thu nhập ước đạt 89 triệu đồng/ha, tăng 3,5 triệu đồng/ha so năm 2019. Bên cạnh đó chi phí sản xuất tiếp tục giảm do việc ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật làm giảm lượng giống, phân bón được sử dụng cân đối, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong sản xuất trồng trọt tiếp tục được sử dụng ít, làm giảm giá thành sản xuất, chất lượng nông sản được nâng cao và tăng khả năng cạnh tranh.
Nhiều cây trồng cho thu nhập và lợi nhuận cao như khoai tây xuất khẩu đạt 90 - 100 triệu đồng/ha, lợi nhuận 50 - 60 triệu đồng/ha, cây thức ăn chăn nuôi đạt 45 - 50 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận 25 - 30 triệu đồng/ha, cây ớt 120 - 200 triệu đồng/ha, lợi nhuận 70 - 120 triệu đồng/ha, cây ăn quả (cam, bưởi, quýt) bình quân thu nhập 500 - 700 triệu đồng/ha, lợi nhuận 200 - 300 triệu đồng/ha.
Diện tích cây mía giảm từ 24.407 ha xuống còn 18.882 ha; diện tích cây lúa giảm theo đúng kế hoạch; diện tích trồng cây rau màu có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ tiếp tục tăng, tổng diện tích rau đậu 51.007 ha, đạt 107,8% KH, tăng 4.957 ha so với CK. Toàn tỉnh chuyển đổi linh hoạt 5.920 ha đất trồng lúa sang trồng cây khác hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản; trong đó, vụ Đông Xuân chuyển đổi được 3.503,5 ha, vụ Thu Mùa chuyển đổi được 2.416,5 ha, đạt 100% kế hoạch đề ra. Cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ tiếp tục có sự chuyển biến rõ nét với tỷ lệ sử dụng giống chất lượng ngày càng cao, thời vụ được chuyển dịch theo hướng tiếp tục tăng trà Xuân muộn và Mùa sớm.
Các sản phẩm trồng trọt chủ lực và có lợi thế tiếp tục duy trì phát triển gắn với tổ chức sản xuất quy mô lớn, bao tiêu sản phẩm ngày càng được mở rộng như lúa thâm canh 158.000 ha (vượt kế hoạch đề ra), ngô thâm canh 20.000 ha, mía nguyên liệu thâm canh 15.000 ha, rau an toàn 12.500 ha, cây ăn quả tập trung 7.000 ha, cây thức ăn chăn nuôi 12.700 ha (hoàn thành kế hoạch đề ra).
Sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị tiếp tục được mở rộng, các mô hình liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm các loại cây trồng với tổng diện tích liên kết 60.500 ha gồm: mía nguyên liệu (15 huyện, diện tích 17.084 ha), sắn nguyên liệu (10 huyện, diện tích 9.624 ha), lúa giống (3.264 ha), sản xuất lúa thương phẩm gắn với bao tiêu sản phẩm 6.500 ha (Công ty TNHH vật tư nông nghiệp Hồng Quang và đối tác bao tiêu khoảng 2.500 ha, Công ty Cổ phần nông nghiệp Thành Đô bao tiêu khoảng 1.000 ha, Công ty Cổ phần thương mại Sao Khuê liên kết sản xuất và bao tiêu 500 ha, Công ty TNHH nông sản An Thành Phong liên kết sản xuất và bao tiêu 400 ha, Công ty TNHH Giống cây trồng Bắc Trung Bộ liên kết sản xuất và bao tiêu 200 ha, Công ty TNHH chế biến thực phẩm Công nghệ cao Tâm Phú Hưng (thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn): 350 ha, sản xuất cây ăn quả tập trung đạt diện tích 7.000 ha, sản xuất cây thức ăn chăn nuôi đạt 12.700 ha, rau củ quả các loại và cây trồng khác 4.328 ha.
Trên địa bàn tỉnh, một số doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng nhà máy sơ chế, chế biến lúa gạo như Công ty Cổ phần thương mại Sao Khuê, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn, Công ty TNHH nông sản An Thành Phong, Công ty TNHH Giống cây trồng Bắc Trung Bộ.... Các doanh nghiệp liên kết sản xuất bao tiêu lúa thương phẩm, trực tiếp thu mua lúa tươi tại bờ cho nông dân, sơ chế chế biến lúa gạo theo quy trình kỹ thuật đã nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Mặt khác giá thu mua lúa thương phẩm bình quân đạt 6.400 đ/kg (tăng khoảng 1.000 đ/kg so cùng kỳ), đặc biệt một số giống chất lượng cao như HANA 112, RVT, Bắc Thơm, Bắc Thịnh, Thái Xuyên 111... giá thu mua cao hơn giao động 7.200 đ/kg - 8.000 đ/kg, đã làm tăng giá trị sản xuất vụ Đông Xuân 2019-2020, bù đắp lại những thất thiệt do ảnh hưởng của dịch Covid -19 đối với xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh.
5. Chính sách của Trung ương và của tỉnh tiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu quả
Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trồng trọt của Trung ương và của tỉnh tiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần thúc đẩy sản xuất trên địa bàn tỉnh như: có 03 doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 57/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ; 01 doanh nghiệp được thụ hưởng theo chính sách khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 theo Nghị quyết số 81/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của HĐND tỉnh,...; ngoài ra còn một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất một số loại cây trồng lợi thế của các huyện với kinh phí hàng chục tỷ đồng.
6. Công tác chỉ đạo điều hành sản xuất tiếp tục phát huy hiệu lực, hiệu quả
Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2020 kịp thời; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động xây dựng, triển khai phương án sản xuất hàng vụ làm cơ sở định hướng cho các địa phương trong chỉ đạo, hướng dẫn nông dân về cơ cấu giống, thời vụ gieo trồng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tổ chức sản xuất có hiệu quả cao.
Trước tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp và những khó khăn trong sản xuất, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác hướng dẫn, chỉ đạo từ điều chỉnh chỉ tiêu, điều chỉnh cơ cấu cây trồng phù hợp với diễn biến thời tiết và thị trường; đồng thời, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất. Đặc biệt, trong các tình huống bất thuận của thời tiết, sâu bệnh,... Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các địa phương đã cử cán bộ về cơ sở, nắm bắt, phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn khôi phục sản xuất kịp thời. Nhờ đó, diện tích gieo trồng được đảm bảo về thời vụ, nhiều diện tích không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; nhiều diện tích bị ảnh hưởng của giá rét, ngập úng, nắng hạn,... được khắc phục kịp thời và giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình sản xuất.
Công tác khuyến nông, thông tin, tuyên truyền tiếp tục được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các địa phương quan tâm, phối hợp với các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thường xuyên phổ biến, tuyên truyền kiến thức, kỹ thuật, giúp nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tổ chức sản xuất hiệu quả và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp ngày càng được các địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện; công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, đã phát hiện kịp thời các lô giống, vật tư kém chất lượng đưa vào tiêu thụ trên địa bàn.
Các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất trồng trọt tiếp tục được tổ chức triển khai ngày càng nhiều, đáp ứng cơ bản các nhu cầu về điện, nước, máy móc, trang thiết bị vật tư phục vụ sản xuất. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các công ty quản lý và khai thác các công trình thủy lợi với địa phương, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về nước phục vụ sản xuất. Dịch vụ mạ khay, máy cấy được phát triển ở nhiều huyện như Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương, Triệu Sơn, Đông Sơn,... giúp nông dân tiết kiệm giống, thời gian lao động, chủ động về thời vụ, giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp được củng cố và thể hiện rõ vai trò phục vụ sản xuất, góp phần cung ứng đủ giống, phân bón, vật tư khác; đồng thời, tích cực phối hợp với các doanh nghiệp đưa tiến bộ thuật vào sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản, liên kết bao tiêu sản phẩm lúa giống, ngô giống, rau hoa quả chế biến, xuất khẩu.
II. HẠN CHẾ, YẾU KÉM VÀ NGUYÊN NHÂN
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc triển khai thực hiện Kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2020 của tỉnh vẫn còn những hạn chế, yếu kém, đó là:
- Một số chỉ tiêu về diện tích không hoàn thành kế hoạch được giao và đạt thấp so với cùng kỳ.
- Hiệu quả sản xuất, lợi nhuận từ trồng trọt còn thấp, gặp nhiều rủi ro, dịch bệnh; tốc độ tăng trưởng chậm. Giá trị sản xuất một số loại cây trồng đạt thấp, nhất là mía nguyên liệu; thị trường một số nông sản bị thu hẹp.
- Việc buôn bán, kinh doanh một số loại vật tư nông nghiệp chất lượng chưa đảm bảo chưa được quản lý triệt để, vẫn còn lưu thông trên địa bàn.
- Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sản xuất, phát triển thị trường và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế (liên kết mía, sắn có nhiều nguy cơ), chưa bền vững. Tổ chức sản xuất tập trung gắn với bao tiêu sản phẩm trồng trọt chưa tương xứng với quy mô và tiềm năng, tính ổn định chưa cao.
a) Nguyên nhân khách quan
- Thời tiết, khí hậu diễn biến khó lường: vụ Đông Xuân do ảnh hưởng của đợt rét muộn, trà lúa trỗ từ ngày 17 - 25/4/2020 bị thoái hóa đầu bông làm năng suất lúa bình quân giảm; đợt dông lốc xảy ra trên địa bàn tỉnh từ ngày 15 - 18/5/2020 đã làm thiệt hại 539,17 ha cây trồng các loại; đầu vụ Thu Mùa nắng nóng kéo dài 65 ngày nên nhiều diện tích lúa rải rác ở các huyện không gieo cấy được và nhiều diện tích thiếu nước tưới dưỡng, nhiều diện tích cây trồng cạn (cây ngô, cây rau màu,... ) cũng không gieo trồng được làm giảm diện tích gieo trồng của vụ Thu Mùa, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và giảm năng suất của cây trồng.
- Tác động của dịch bệnh diễn biến khó lường: dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm làm cho lượng tiêu thụ các sản phẩm trồng trọt giảm, ảnh hưởng đến sản xuất; đặc biệt là đại dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, nhiều mặt hàng xuất - nhập khẩu bị hạn chế lưu thông, trong đó có các mặt hàng liên quan đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh bị ảnh hưởng lớn đó là giống, nguyên liệu sản xuất, phân bón, máy móc thiết bị; các loại nông sản xuất khẩu như cây ớt, lúa gạo, cây sắn (tinh bột sắn), mía đường, cây rau quả,...
- Sản xuất trồng trọt vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn và thiếu sự liên kết đồng bộ theo vùng, liên vùng.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất trồng trọt nhiều địa phương, đơn vị chưa quyết liệt; công tác thông tin, tuyên truyền hướng dẫn sản xuất, ứng phó với các diễn biến bất thường như thiên tai, dịch bệnh ở một số địa phương còn chậm; việc chủ động tìm kiếm thị trường, xúc tiến kêu gọi đầu tư tại một số địa phương chưa thực sự tích cực.
- Năng lực dự báo xu thế phát triển sản xuất còn hạn chế; vai trò của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở một số địa phương chưa được phát huy, nhất là việc tổ chức sản xuất, tìm kiếm thị trường.
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT NĂM 2021
Năm 2021 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề, nền tảng vững chắc cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Thành công của Đại hội Đảng bộ các cấp tạo khí thế mới trong thi đua phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành trồng trọt nói riêng; đặc biệt với việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 58/NQ/TW ngày 05/8/2020 về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tạo động lực cho phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách tiếp tục được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện sát đúng với tình hình thực tế; cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, ứng dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp được triển khai mạnh mẽ; cơ hội mở rộng xuất khẩu nông sản vào thị trường Châu Âu khi Việt Nam khi tham gia Hiệp định EVFTA là những điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất ngành trồng trọt năm 2021 và những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, thời tiết khí hậu và dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường; lao động trong nông nghiệp thiếu hụt, nhất là vào các thời điểm tiếp giáp mùa vụ; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; năng lực quản trị, tiếp cận thị trường của các tổ chức, cá nhân làm nông nghiệp còn nhiều yếu kém, là những yếu tố tác động bất lợi đến thực hiện Kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2021 của tỉnh.
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 407.000 ha, trong đó: vụ Đông 50.000 ha, vụ Đông Xuân 201.000 ha, vụ Thu Mùa 156.000 ha. Sản lượng lương thực trên 1,5 triệu tấn, trong đó: vụ Đông 73.600 tấn, vụ Đông Xuân 809.600 tấn, vụ Thu Mùa 657.600 tấn.
Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chủ yếu: lúa 230.000 ha, năng suất bình quân 58 tạ/ha, sản lượng 1.334.000 tấn; ngô 46.000 ha, năng suất bình quân 45 tạ/ha, sản lượng 207.000 tấn; lạc 9.000 ha, năng suất bình quân 21 tạ/ha, sản lượng 18.900 tấn; sắn 13.500 ha, năng suất 154 tạ/ha, sản lượng 207.845 tấn; mía 19.500 ha, năng suất 691 tạ/ha, sản lượng 1.348.100 tấn; cây thức ăn chăn nuôi 14.000 ha, năng suất 350 tạ/ha, sản lượng 490.021 tấn; rau màu và các cây trồng khác 75.000 ha.
Giá trị sản xuất bình quân đạt 92,5 triệu đồng/ha trở lên, tăng 3,5 triệu đồng/ha so với năm 2020 (giá hiện hành).
Diện tích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất trồng trọt nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh năm 2021 từ 2.540 ha trở lên.
Diện tích các sản phẩm lợi thế của tỉnh: lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao 150.000 ha, ngô thâm canh 20.000 ha, mía thâm canh 16.500 ha, rau an toàn 13.500 ha, cây ăn quả tập trung 10.000 ha, cây thức ăn chăn nuôi 14.000 ha, hoa cây cảnh tập trung 340 ha.
Diện tích cây gai lấy sợi phục vụ nguyên liệu cho nhà máy sợi dệt Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy: đây là đối tượng cây trồng có lợi thế, diện tích phát triển đã được phê duyệt tại Quyết định số 1484/QĐ-UBND ngày 24/4/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Do vậy năm 2021 cần tập trung mở rộng đạt ít nhất 600 ha, trong đó trồng mới 450 ha, lưu gốc 150 ha.
(Chi tiết có Phụ biểu số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 kèm theo)
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn và đào tạo
Các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội nghiên cứu, quán triệt đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân, xác định việc thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2021 là nhiệm vụ trọng tâm trong sản xuất nông nghiệp.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các chủ trương về cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh, huyện để cán bộ, người dân hiểu rõ và triển khai thực hiện. Tăng cường xã hội hóa công tác đào tạo, tập huấn bằng nhiều hình thức khác nhau về các biện pháp kỹ thuật, thông tin thị trường, giới thiệu các mô hình, cách tổ chức liên kết sản xuất hiệu quả để ứng dụng rộng rãi.
2. Xây dựng và ban hành kế hoạch, phương án, chỉ tiêu sản xuất đến từng địa phương cơ sở
Trên cơ sở mục tiêu Nghị quyết phát triển sản xuất của nhiệm kỳ; kế hoạch tỉnh giao và điều kiện cụ thể của từng địa phương xây dựng cụ thể các mục tiêu sản xuất với tinh thần hoàn thành trên mức kế hoạch tỉnh giao; giao chỉ tiêu cụ thể từng loại cây trồng đến từng địa phương; nhất là chỉ tiêu về diện tích, sản lượng, giá trị và chất lượng; xây dựng và triển khai các giải pháp thực hiện một cách phù hợp, ứng phó hiệu quả với các tình huống bất thường trong sản xuất như thiên tai, dịch bệnh, thị trường,... tập trung công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện đảm bảo hoàn thành vượt mức các mục tiêu đề ra.
3. Nâng cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành
Để triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, định hướng, kế hoạch sản xuất trong điều kiện hiện nay cần nâng cao vai trò chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương; tập trung chủ yếu vào các nội dung:
Quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên, Nhân dân về vai trò, ý nghĩa và hiệu quả trong sản xuất; huy động, phát động các tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp tham gia sản xuất bằng nhiều hình thức khác nhau như động viên, hỗ trợ công lao động, đổi công, tư vấn kỹ thuật, bảo lãnh cung ứng vật tư, nhận đất của các hộ không có điều kiện tự tổ chức sản xuất,... nhằm hỗ trợ Nhân dân và tạo thành phong trào rộng khắp trên địa bàn.
Phân công các đồng chí lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật phụ trách từng địa bàn, từng đối tượng cây trồng cụ thể để hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai các giải pháp đề ra, hỗ trợ kỹ thuật cho Nhân dân trong sản xuất; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị trong tổ chức chỉ đạo thực hiện.
Mỗi địa phương lựa chọn và chỉ đạo thực hiện thành công ít nhất một mô hình sản xuất như mô hình cây trồng mới, mô hình liên kết sản xuất, mô hình tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất theo công nghệ cao và theo hướng công nghệ cao; mục tiêu của mô hình phải đảm bảo theo hướng sản xuất hàng hóa, đổi mới phương thức sản xuất hoặc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất giữa các cấp, các ngành để phối hợp chỉ đạo và kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình sản xuất.
4. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật
Hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật sản xuất, sơ chế và bảo quản nông sản; ứng dụng quy trình tưới nước tiết kiệm, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”; “3 giảm, “3 tăng” (ICM) và quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), sử dụng phân bón theo nguyên tắc 5 đúng 1 cân đối,... bố trí cơ cấu giống cây trồng, thời vụ hợp lý, quy trình kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước triển khai các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình ứng dụng cơ giới hóa, mô hình ứng dụng các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao, mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu. Quản lý chặt chẽ việc đưa các giống cây trồng mới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các chế phẩm sử dụng trong lĩnh vực trồng trọt.
Căn cứ Quyết định số 1500/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 của UBND tỉnh về ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số 4145/QĐ-UBND ngày 10/10/2019 về ban hành Bộ tiêu chí về sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 để tăng cường kết nối với doanh nghiệp trong liên kết sản xuất theo hướng tích tụ, tập trung quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực. Tiếp tục tuyên truyền chính sách hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh; nhân rộng chương trình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn gắn với tiêu thụ sản phẩm.
Xây dựng, chuẩn bị đầy đủ các cơ sở dữ liệu về tiềm năng, định hướng, cơ chế chính sách phát triển sản xuất; chủ động tìm kiếm và kết nối, mời gọi các doanh nghiệp đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, liên kết sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất trồng trọt; thực hiện tốt việc khảo sát, dự báo thị trường, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất bền vững, sản xuất theo hợp đồng, đáp ứng nhu cầu thị trường; quan tâm chế biến, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm.
Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp hợp tác đầu tư sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho nông dân để nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho cả nông dân và doanh nghiệp. Tập trung chỉ đạo sản xuất theo hướng đảm bảo chất lượng ATTP, thông qua đó kích cầu tiêu dùng, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm trồng trọt.
Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể bao gồm tổ hợp tác và hợp tác xã. Nhân rộng mô hình liên kết giữa hợp tác xã, hộ nông dân với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản trên cơ sở cùng có lợi.
Tăng cường phổ biến các quy định về quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm để nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông sản thực phẩm.
Rà soát, lựa chọn từng loại vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất, nhất là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phù hợp trên từng chân đất, từng đối tượng cây trồng, đối tượng sâu bệnh và thời vụ, tổ chức khuyến cáo, hướng dẫn nông dân sử dụng một cách hiệu quả, hạn chế tình trạng sử dụng tràn lan vừa giảm hiệu lực, vừa tăng chi phí sản xuất.
Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, sớm phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đồng thời công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng những cơ sở vi phạm; đảm bảo nguồn vật tư chất lượng (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,...) phục vụ sản xuất.
Các công ty quản lý và khai thác công trình thủy lợi thường xuyên kiểm tra, phát hiện hư hỏng, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi để đáp ứng kịp thời nhu cầu nước cho làm đất, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Xây dựng và triển khai thực hiện phương án tưới, tiêu hợp lý; nạo vét kênh mương vào mùa khô, khơi thông dòng chảy để tiêu thoát tốt vào mùa mưa để phát huy tốt năng lực tưới, tiêu của các công trình thủy lợi.
Các đơn vị tham gia cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cần có kế hoạch cung ứng đủ vật tư phục vụ sản xuất đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, kịp thời vụ, giá cả hợp lý. Tăng cường các hoạt động dịch vụ trong sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất, tập trung vào các khâu: làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch; đối với cây lúa tập trung phát triển mạnh hình thức cơ giới hóa đồng bộ; phát triển các hệ thống sấy, chế biến và bảo quản sau thu hoạch.
Thường xuyên theo dõi diễn biến của thời tiết, sâu bệnh và tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng; thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo và dịch vụ phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo kịp thời, hiệu quả và an toàn; không để sâu bệnh phát sinh thành dịch, đặc biệt quan tâm phòng trừ bệnh lùn sọc đen và các đối tượng sâu bệnh chính như sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá lúa, bệnh đốm sọc vi khuẩn,... trên cây lúa.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương như Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết số 192/2019/NQ-HĐND ngày 17/10/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành chính sách khuyến khích tích tụ tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025; hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn dựa trên lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của từng địa phương để mở rộng thị trường.
Rà soát các cơ chế chính sách phát triển trồng trọt đã hết hiệu lực thi hành, xây dựng cơ chế chính sách mới, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành để tổ chức triển khai thực hiện một cách hiệu quả, đúng định hướng phát triển sản xuất: các chính sách cần tập trung vào hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, khuyến khích phát triển sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất trồng trọt trên địa bàn,...
8. Lựa chọn xây dựng mô hình sản xuất hữu cơ gắn với an toàn thực phẩm
Căn cứ Quyết định số 885/QĐ-TTg, ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030: phát triển nông nghiệp hữu cơ nhằm phục vụ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và phát huy tiềm năng thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ của các vùng miền và địa phương; gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển đa dạng sinh học, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ; phải được triển khai cả về chiều rộng và chiều sâu theo hướng: tăng cường áp dụng rộng rãi các biện pháp hữu cơ (phân bón hữu cơ, thuốc sinh học...) trong sản xuất nông nghiệp và từng bước tăng dần tỷ lệ sản phẩm hữu cơ được chứng nhận theo yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới; quy mô, cấp độ từ hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nhằm tạo ra thực phẩm hữu cơ, môi trường an toàn cho người nông dân và sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao và huy động sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học, các tổ chức quốc tế, các thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình.
Mỗi địa phương cơ sở có ít nhất 01 mô hình: lựa chọn đối tượng cây trồng chủ lực và có lợi thế, lựa chọn địa điểm và tổ chức sản xuất phù hợp, kêu gọi doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc hộ gia đình có khả năng đầu tư để xây dựng các mô hình thí điểm gắn sản xuất với bao tiêu sản phẩm theo chuỗi giá trị, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2021; theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, sinh trưởng, phát triển của cây trồng để kịp thời chỉ đạo sản xuất; thực hiện tốt công quản lý nhà nước đối với các loại vật tư nông nghiệp. Tăng cường công tác đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương cơ sở. Báo cáo, tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong các trường hợp cần thiết để chỉ đạo quyết liệt các địa phương, các ngành thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo sản xuất thắng lợi.
Xây dựng và triển khai phương án sản xuất các vụ trong năm và chỉ đạo, điều hành thực hiện tốt các khâu dịch vụ phục vụ sản xuất trồng trọt; tập trung vào công tác thủy lợi đảm bảo tưới tiêu kịp thời, công tác phòng trừ sâu bệnh, thực hiện các phương án giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên địa bàn; công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị xây dựng các đề án, dự án phát triển sản xuất trồng trọt; các chính sách hỗ trợ sản xuất của tỉnh; tổng kết và nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất trồng trọt có hiệu quả.
Phối hợp với các sở, ngành liên quan, các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp,... để tiếp nhận tổ chức thực hiện ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất; làm cơ sở để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo mở rộng trong sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển sản xuất trồng trọt.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch năm 2021, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện kế hoạch. Chủ trì xây dựng kế hoạch khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và tạo mọi điều kiện thuận lợi theo quy định của pháp luật để các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và kinh doanh sản phẩm trồng trọt trên địa bàn tỉnh. Chủ động đấu mối với các Bộ, ngành Trung ương để được hỗ trợ vốn cho các chương trình, đề án, cơ chế chính sách của Trung ương được phân công theo dõi nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, xác định thẩm quyền, tính phù hợp, hiệu quả của việc ủy quyền cho UBND cấp huyện chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án trồng cây lâm nghiệp, cây lâu năm, cây hàng năm, cây dược liệu có nhu cầu sử dụng đất nhỏ hơn 50.000 m2; xây dựng khu nuôi trồng thủy sản, xây dựng khu chăn nuôi có diện tích chuồng nuôi nhỏ hơn 1.000 m2 và nhu cầu sử dụng đất nhỏ hơn 20.000 m2 theo Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND ngày 10/7/2018 của UBND tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu báo cáo UBND tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất trồng trọt theo các cơ chế, chính sách của tỉnh.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Khẩn trương tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất trồng trọt của huyện; chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất của các xã, phường, thị trấn và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đạt kết quả cao nhất, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
Xây dựng phương án chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai, dịch bệnh nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra đối với sản xuất trồng trọt.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của tỉnh để khuyến khích đầu tư phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương để thu hút vốn đầu tư cho phát triển trồng trọt trên địa bàn. Đồng thời, căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương, ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn.
Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng đề án, dự án và tổ chức thực hiện các đề án, dự án đã được phê duyệt; chịu trách nhiệm theo phân cấp trong công tác quản lý nhà nước đối với các loại vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn; xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng địa phương.
6. Mặt trận Tổ quốc, các sở, ngành, cơ quan và tổ chức chính trị - xã hội có liên quan
Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, các sở, ngành, cơ quan và tổ chức chính trị - xã hội có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tham gia tuyên truyền, giám sát và tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện Kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2021 đạt kết quả cao nhất./.
Phụ biểu 1: Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất ngành Trồng trọt năm 2020
Đơn vị tính: Ha.
Số TT | Đơn vị | Ước kết quả diện tích gieo trồng năm 2020 | |||||||
Tổng số | Trong đó: | ||||||||
Cây lúa | Cây ngô | Cây sắn | Mía | Cây lạc | Rau đậu | Cây trồng khác | |||
| TỔNG SỐ | 408.099 | 231.205 | 42.655 | 14.967 | 18.882 | 9.401 | 51.017 | 39.972 |
1 | Thành phố Thanh Hóa | 9.595,4 | 6.658,3 | 453,0 |
| 7,5 | 111,4 | 1.841,6 | 523,6 |
2 | Sầm Sơn | 2.577,5 | 1.549,4 | 270,6 |
|
| 173,2 | 394,0 | 190,4 |
3 | Bỉm Sơn | 1.914,6 | 813,8 | 111,0 | 11,0 | 686,6 | 16,4 | 192,4 | 83,4 |
4 | Thọ Xuân | 29.560,6 | 15.634,4 | 3.664,7 | 967,7 | 2.031,8 | 269,9 | 4.386,7 | 2.605,4 |
5 | Đông Sơn | 9.070,0 | 7.742,3 | 135,0 | - | 4,4 |
| 897,4 | 290,9 |
6 | Nông Cống | 28.335,5 | 20.078,8 | 880,5 | 66,2 | 619,1 | 442,4 | 3.882,8 | 2.365,7 |
7 | Triệu Sơn | 25.499,5 | 18.855,4 | 1.398,8 | 190,2 | 369,7 | 144,6 | 2.711,1 | 1.829,7 |
8 | Quảng Xương | 18.332,5 | 12.986,9 | 495,7 | 4,9 | 35,0 | 182,2 | 2.592,9 | 2.035,0 |
9 | Hà Trung | 13.871,8 | 10.659,4 | 1.080,4 | 52,4 | 248,3 | 94,0 | 1.296,7 | 440,7 |
10 | Nga Sơn | 15.086,1 | 8.471,7 | 818,7 | 3,1 | 10,9 | 1.321,6 | 2.080,9 | 2.379,1 |
11 | Yên Định | 29.548,9 | 18.072,6 | 2.650,0 | 88,1 | 890,6 | 65,5 | 3.792,2 | 3.989,9 |
12 | Thiệu Hoá | 20.879,4 | 15.954,4 | 1.494,0 |
| 92,8 | 71,9 | 1.876,8 | 1.389,6 |
13 | Hoằng Hoá | 22.575,1 | 13.080,5 | 3.341,1 | - | 8,2 | 1.191,1 | 3.493,8 | 1.460,4 |
14 | Hậu Lộc | 15.189,0 | 9.299,0 | 1.304,8 | - | 20,6 | 678,9 | 2.279,6 | 1.606,2 |
15 | Tĩnh Gia | 18.779,9 | 9.601,9 | 1.598,8 | 76,2 | 134,0 | 3.071,7 | 1.677,7 | 2.619,5 |
16 | Vĩnh Lộc | 15.830,9 | 9.142,8 | 2.279,9 | 79,0 | 389,6 | 0,8 | 2.283,8 | 1.655,0 |
17 | Thạch Thành | 20.243,6 | 8.719,0 | 2.103,3 | 279,6 | 4.495,9 | 79,2 | 2.492,7 | 2.073,9 |
18 | Cẩm Thủy | 18.090,8 | 7.268,8 | 4.179,4 | 411,6 | 1.936,4 | 163,9 | 2.188,1 | 1.942,6 |
19 | Ngọc Lặc | 19.718,5 | 6.835,1 | 3.396,2 | 2.592,8 | 1.994,8 | 421,0 | 2.178,7 | 2.300,1 |
20 | Lang Chánh | 6.809,1 | 2.509,9 | 1.314,2 | 767,8 | 262,4 | 71,9 | 1.176,7 | 706,3 |
21 | Như Xuân | 11.632,2 | 4.344,2 | 689,8 | 3.188,1 | 611,9 | 49,3 | 1.290,5 | 1.458,3 |
22 | Như Thanh | 11.004,1 | 5.224,7 | 739,4 | 950,6 | 277,5 | 208,0 | 1.591,0 | 2.012,9 |
23 | Thường Xuân | 10.019,0 | 5.056,7 | 1.225,1 | 947,2 | 1.026,2 | 147,1 | 682,1 | 934,5 |
24 | Bá Thước | 15.006,3 | 4.977,0 | 2.348,2 | 1.060,9 | 2.612,1 | 291,1 | 1.787,6 | 1.929,4 |
25 | Quan Hoá | 7.099,6 | 2.303,5 | 2.086,0 | 1.760,0 | 35,0 | 30,0 | 559,0 | 326,0 |
26 | Quan Sơn | 6.668,2 | 2.275,8 | 1.669,1 | 852,1 | 58,9 | 98,5 | 1.194,3 | 519,6 |
27 | Mường Lát | 5.160,8 | 3.088,3 | 927,4 | 617,7 | 21,9 | 5,7 | 196,0 | 303,8 |
Phụ biểu 2: Kế hoạch diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2021
Đơn vị tính: Ha
Số TT | Đơn vị | Cả năm | Trong đó | ||
Vụ Đông | Vụ Đông Xuân | Vụ Thu Mùa | |||
| TỔNG SỐ | 407.000 | 50.000 | 201.000 | 156.000 |
I | Vùng đồng bằng | 180.760 | 23.850 | 85.410 | 71.500 |
1 | TP Thanh Hoá | 9.650 | 1.100 | 4.500 | 4.100 |
2 | TX Bỉm Sơn | 1.760 | 100 | 1.210 | 450 |
3 | Thọ Xuân | 29.200 | 5.400 | 13.400 | 10.400 |
4 | Đông Sơn | 8.900 | 400 | 4.400 | 4.100 |
5 | Nông Cống | 28.200 | 3.100 | 13.500 | 11.600 |
6 | Triệu Sơn | 25.450 | 2.850 | 12.300 | 10.300 |
7 | Hà Trung | 13.700 | 1.000 | 7.600 | 5.100 |
8 | Yên Định | 28.250 | 4.600 | 12.500 | 11.150 |
9 | Thiệu Hoá | 20.250 | 2.400 | 9.300 | 8.600 |
10 | Vĩnh Lộc | 15.400 | 3.000 | 6.700 | 5.700 |
II | Vùng ven biển | 92.900 | 13.300 | 41.370 | 38.230 |
1 | TP Sầm Sơn | 1.800 | 300 | 870 | 630 |
2 | Nga Sơn | 15.100 | 1.750 | 6.900 | 6.500 |
3 | Hoằng Hoá | 22.100 | 4.400 | 9.100 | 8.600 |
4 | Hậu Lộc | 15.200 | 2.600 | 6.600 | 6.000 |
5 | TX Nghi Sơn | 19.500 | 2.500 | 9.000 | 8.000 |
6 | Quảng Xương | 19.200 | 1.850 | 8.900 | 8.500 |
III | Vùng miền núi | 133.340 | 12.850 | 74.220 | 46.270 |
1 | Thạch Thành | 20.550 | 2.000 | 12.150 | 6.400 |
2 | Cẩm Thủy | 18.500 | 2.500 | 9.200 | 6.800 |
3 | Ngọc Lặc | 20.000 | 1.500 | 11.700 | 6.800 |
4 | Lang Chánh | 7.200 | 800 | 4.200 | 2.200 |
5 | Như Xuân | 12.100 | 1.200 | 7.800 | 3.100 |
6 | Như Thanh | 10.900 | 1.000 | 5.700 | 4.000 |
7 | Thường Xuân | 10.520 | 900 | 6.120 | 3.500 |
8 | Bá Thước | 15.100 | 1.500 | 8.800 | 4.800 |
9 | Quan Hoá | 7.100 | 500 | 4.500 | 2.100 |
10 | Quan Sơn | 6.720 | 750 | 3.300 | 2.670 |
11 | Mường Lát | 4.650 |
| 750 | 3.900 |
Phụ biểu 3: Diện tích gieo trồng một số cây trồng chủ yếu năm 2021
Đơn vị tính: Ha
Số TT | Đơn vị | Lúa | Ngô | Lạc | Rau đậu | Sắn | Mía | Cây TACN | Cây khác |
| TỔNG SỐ | 230.000 | 46.000 | 9.000 | 50.000 | 13.500 | 19.500 | 14.000 | 25.000 |
I | Vùng đồng bằng | 122.600 | 15.340 | 980 | 23.160 | 1.270 | 4.920 | 4.510 | 7.880 |
1 | TP Thanh Hoá | 7.200 | 500 |
| 1.300 |
| 20 | 20 | 610 |
2 | TX Bỉm Sơn | 900 | 90 |
| 160 |
| 600 | 10 |
|
3 | Thọ Xuân | 15.600 | 3.900 | 300 | 6.000 | 900 | 1.850 | 550 |
|
4 | Đông Sơn | 7.300 | 150 |
| 1.100 |
| 10 | 40 | 300 |
5 | Nông Cống | 20.200 | 1.000 | 250 | 1.800 | 50 | 700 | 1.200 | 3.000 |
6 | Triệu Sơn | 18.500 | 1.300 | 200 | 4.000 | 140 | 420 | 450 | 440 |
7 | Hà Trung | 10.550 | 1.000 | 100 | 1.600 | 50 | 270 | 100 | 30 |
8 | Yên Định | 17.200 | 3.000 | 50 | 3.800 | 50 | 500 | 1.000 | 2.650 |
9 | Thiệu Hoá | 16.000 | 1.900 |
| 1.800 |
| 120 | 240 | 190 |
10 | Vĩnh Lộc | 9.150 | 2.500 | 80 | 1.600 | 80 | 430 | 900 | 660 |
II | Vùng ven biển | 54.200 | 8.060 | 6.520 | 15.420 | 50 | 190 | 780 | 7.670 |
1 | TP Sầm Sơn | 1.000 | 200 | 120 | 320 |
| 15 |
| 145 |
2 | Nga Sơn | 8.700 | 750 | 1.250 | 1.800 |
| 20 | 130 | 2.440 |
3 | Hoằng Hoá | 12.700 | 3.100 | 800 | 3.700 |
| 20 | 100 | 1.680 |
4 | Hậu Lộc | 9.000 | 1.350 | 600 | 3.800 |
| 35 | 100 | 315 |
5 | TX Nghi Sơn | 9.500 | 2.000 | 3.500 | 3.500 | 50 | 80 | 400 | 470 |
6 | Quảng Xương | 13.300 | 660 | 250 | 2.300 |
| 20 | 50 | 2.620 |
III | Vùng miền núi | 53.200 | 22.600 | 1.500 | 11.420 | 11.970 | 14.390 | 8.710 | 9.450 |
1 | Thạch Thành | 8.650 | 2.400 | 80 | 2.000 | 280 | 4.900 | 1.000 | 1.240 |
2 | Cẩm Thủy | 7.200 | 4.000 | 200 | 2.350 | 400 | 1.950 | 1.100 | 1.300 |
3 | Ngọc Lặc | 6.700 | 3.800 | 320 | 1.700 | 2.200 | 2.150 | 1.260 | 1.870 |
4 | Lang Chánh | 2.500 | 1.135 | 130 | 800 | 1.100 | 350 | 350 | 820 |
5 | Như Xuân | 4.600 | 1.045 | 70 | 1.100 | 2.200 | 1.050 | 1.300 | 730 |
6 | Như Thanh | 5.800 | 1.140 | 190 |
| 800 | 320 | 1.200 | 1.350 |
7 | Thường Xuân | 5.400 | 1.270 | 200 | 600 | 1.000 | 1.070 | 740 | 210 |
8 | Bá Thước | 4.850 | 2.750 | 200 | 1.600 | 1.000 | 2.500 | 1.300 | 900 |
9 | Quan Hoá | 2.150 | 2.200 | 30 | 340 | 1.600 | 40 | 200 | 740 |
10 | Quan Sơn | 2.350 | 1.940 | 80 | 800 | 1.000 | 40 | 250 | 290 |
11 | Mường Lát | 3.000 | 920 |
| 130 | 600 | 20 | 10 |
|
Đơn vị tính: Ha
Số TT | Đơn vị | Diện tích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất trồng trọt năm 2021 |
| TỔNG SỐ | 2.540 |
1 | TP Thanh Hóa | 100 |
2 | TP Sầm Sơn | 10 |
3 | TX Bỉm Sơn | 20 |
4 | Thọ Xuân | 150 |
5 | Đông Sơn | 80 |
6 | Nông Cống | 150 |
7 | Triệu Sơn | 170 |
8 | Quảng Xương | 130 |
9 | Hà Trung | 120 |
10 | Nga Sơn | 100 |
11 | Yên Định | 300 |
12 | Thiệu Hoá | 130 |
13 | Hoằng Hoá | 120 |
14 | Hậu Lộc | 120 |
15 | TX Nghi Sơn | 70 |
16 | Vĩnh Lộc | 100 |
17 | Thạch Thành | 100 |
18 | Cẩm Thủy | 100 |
19 | Ngọc Lặc | 100 |
20 | Lang Chánh | 40 |
21 | Như Xuân | 90 |
22 | Như Thanh | 70 |
23 | Thường Xuân | 70 |
24 | Bá Thước | 80 |
25 | Quan Sơn | 10 |
26 | Quan Hóa | 10 |
27 | Mường Lát |
|
Phụ biểu 5: Kế hoạch diện tích vùng nguyên liệu cây gai xanh năm 2021
Đơn vị tính: Ha.
Số TT | Đơn vị | Ước kết quả thực năm 2020 | Kế hoạch năm 2021 | ||||
Tổng diện tích | Trồng mới | Lưu gốc | Tổng diện tích | Trồng mới | Lưu gốc | ||
| TỔNG SỐ | 150 | 76 | 74 | 600 | 450 | 150 |
1 | Cẩm Thủy | 65 | 28 | 37 | 165 | 100 | 65 |
2 | Bá Thước | 27 | 15 | 12 | 87 | 60 | 27 |
3 | Lang Chánh | 10 | 4 | 6 | 50 | 40 | 10 |
4 | Ngọc Lặc | 8 | 3 | 5 | 38 | 30 | 8 |
5 | Thọ Xuân | 1 | 1 | 0 | 21 | 20 | 1 |
6 | Hoằng Hóa | 6 | 4 | 2 | 16 | 10 | 6 |
7 | Hậu Lộc | 6 | 1 | 5 | 6 |
| 6 |
8 | Thạch Thành | 26 | 20 | 6 |
|
| 26 |
9 | Hà Trung | 2 | 2 |
| 32 | 30 | 2 |
10 | Như Xuân |
|
|
| 40 | 40 |
|
11 | Thường Xuân |
|
|
| 40 | 40 |
|
12 | Triệu Sơn |
|
|
| 30 | 30 |
|
13 | Quan Sơn |
|
|
| 20 | 20 |
|
14 | Quan Hóa |
|
|
| 30 | 30 |
|
Ghi chú: Riêng đối với huyện Thạch Thành và Hậu Lộc do không nằm trong vùng quy hoạch của Đề án nhưng có khả năng phát triển diện tích sản xuất; UBND huyện chủ động đấu mối với Công ty để phát triển mở rộng.
Phụ biểu 6: Kế hoạch diện tích, năng suất, sản lượng cây mía năm 2021
Số TT | Đơn vị | Tổng diện tích mía | Mía nguyên liệu | ||||
Diện tích (ha) | Năng suất (tạ/ha) | Sản lượng (tấn) | Diện tích (ha) | Năng suất (tạ/ha) | Sản lượng (tấn) | ||
|
| 19.500 | 691 | 1.348.100 | 16.500 | 691 | 1.140.100 |
1 | TX Bỉm Sơn | 600 | 700 | 42.000 | 550 | 700 | 38.500 |
2 | Thọ Xuân | 1.850 | 700 | 129.500 | 1.580 | 700 | 110.600 |
3 | Nông Cống | 700 | 650 | 45.500 | 650 | 650 | 42.250 |
4 | Triệu Sơn | 420 | 650 | 27.300 | 405 | 650 | 26.325 |
5 | Hà Trung | 270 | 700 | 18.900 | 240 | 700 | 16.800 |
6 | Yên Định | 500 | 700 | 35.000 | 400 | 700 | 28.000 |
7 | Thiệu Hoá | 120 | 750 | 9.000 | 75 | 750 | 5.625 |
8 | Vĩnh Lộc | 430 | 650 | 27.950 | 400 | 650 | 26.000 |
9 | Thạch Thành | 4.900 | 705 | 345.450 | 4.200 | 700 | 294.000 |
10 | Cẩm Thủy | 1.950 | 700 | 136.500 | 1.800 | 700 | 126.000 |
11 | Ngọc Lặc | 2.150 | 700 | 150.500 | 2.000 | 700 | 140.000 |
12 | Lang Chánh | 350 | 650 | 22.750 | 300 | 650 | 19.500 |
13 | Như Xuân | 1.050 | 650 | 68.250 | 1.000 | 650 | 65.000 |
14 | Như Thanh | 320 | 650 | 20.800 | 300 | 650 | 19.500 |
15 | Thường Xuân | 1.070 | 700 | 74.900 | 800 | 700 | 56.000 |
16 | Bá Thước | 2.500 | 700 | 175.000 | 1.800 | 700 | 126.000 |
17 | Nga Sơn | 20 | 700 | 1.400 |
|
|
|
18 | Hoằng Hoá | 20 | 700 | 1.400 |
|
|
|
19 | Hậu Lộc | 35 | 700 | 2.450 |
|
|
|
20 | TX Nghi Sơn | 80 | 650 | 5.200 |
|
|
|
21 | Quan Sơn | 40 | 600 | 2.400 |
|
|
|
22 | Quan Hóa | 40 | 600 | 2.400 |
|
|
|
23 | TP. Thanh Hóa | 20 | 700 | 1.400 |
|
|
|
24 | TP Sầm Sơn | 15 | 700 | 1.050 |
|
|
|
25 | Đông Sơn | 10 | 700 | 700 |
|
|
|
26 | Quảng Xương | 20 | 700 | 1400 |
|
|
|
27 | Mường Lát | 20 | 600 | 1200 |
|
|
|
Phụ biểu 7: Kế hoạch diện tích, năng suất, sản lượng cây sắn năm 2021
Số TT | Huyện | Tổng diện tích sắn | Sắn nguyên liệu | ||||
Diện tích (ha) | Năng suất (tạ/ha) | Sản lượng (tấn) | Diện tích (ha) | Năng suất (tạ/ha) | Sản lượng (tấn) | ||
| TỔNG SỐ | 13.500 | 154,0 | 207.845 | 11.000 | 164,0 | 180.384 |
I | Vùng ven Biển | 50 |
| 450 | 40 |
| 400 |
| TX. Nghi Sơn | 50 | 90,0 | 450 | 40 | 100,0 | 400 |
II | Vùng đồng Bằng | 1.270 |
| 22.715 | 1.130 |
| 21.520 |
1 | Nông Cống | 50 | 105,0 | 525 | 40 | 110,0 | 440 |
2 | Triệu Sơn | 140 | 100,0 | 1.400 | 100 | 120,0 | 1.200 |
3 | Thọ Xuân | 900 | 210,0 | 18.900 | 900 | 210,0 | 18.900 |
4 | Yên Định | 50 | 110,0 | 550 | 40 | 120,0 | 480 |
5 | Vĩnh Lộc | 80 | 105,0 | 840 |
|
|
|
6 | Hà Trung | 50 | 100,0 | 500 | 50 | 100,0 | 500 |
III | Vùng miền núi | 12.180 |
| 184.680 | 9.830 |
| 158.464 |
1 | Như Xuân | 2.200 | 200,0 | 44.000 | 2.200 | 200,0 | 44.000 |
2 | Như Thanh | 800 | 171,0 | 13.680 | 700 | 176,0 | 12.320 |
3 | Thường xuân | 1.000 | 110,0 | 11.000 | 1.000 | 110,0 | 11.000 |
4 | Ngọc Lặc | 2.200 | 190,0 | 41.800 | 2.200 | 190,0 | 41.800 |
5 | Cẩm Thủy | 400 | 145,0 | 5.800 | 400 | 145,0 | 5.800 |
6 | Thạch Thành | 280 | 100,0 | 2.800 | 250 | 100,0 | 2.500 |
7 | Bá Thước | 1.000 | 162,0 | 16.200 | 950 | 165,0 | 15.675 |
8 | Lang Chánh | 1.100 | 100,0 | 11.000 | 1.000 | 115,0 | 11.500 |
9 | Quan Hoá | 1.600 | 130,0 | 20.800 | 500 | 135,0 | 6.750 |
10 | Quan Sơn | 1.000 | 110,0 | 11.000 | 630 | 113,0 | 7.119 |
11 | Mường Lát | 600 | 110,0 | 6.600 |
|
|
|
Phụ biểu 8: Kế hoạch diện tích, năng suất, sản lượng cây thức ăn chăn nuôi năm 2021
Số TT | Huyện | Diện tích (ha) | Năng suất (tạ/ha) | Sản lượng (tấn) |
| TỔNG SỐ | 14.000 | 350,0 | 490.021 |
I | Vùng Biển | 780 |
| 24.760 |
1 | T.X Sầm Sơn |
|
|
|
2 | Nga Sơn | 130 | 320,0 | 4.160 |
3 | Hậu Lộc | 100 | 320,0 | 3.200 |
4 | Hoằng Hóa | 100 | 320,0 | 3.200 |
5 | Quảng Xương | 50 | 320,0 | 1.600 |
6 | TX Nghi Sơn | 400 | 315,0 | 12.600 |
II | Đồng Bằng | 4.510 |
| 162.255 |
1 | TP. Thanh Hoá | 20 | 320,0 | 640 |
2 | TX Bỉm Sơn | 10 | 320,0 | 320 |
3 | Nông Cống | 1.200 | 350,0 | 42.000 |
4 | Đông Sơn | 40 | 340,0 | 1.360 |
5 | Triệu Sơn | 450 | 350,0 | 15.750 |
6 | Thọ Xuân | 550 | 375,0 | 20.625 |
7 | Thiệu Hoá | 240 | 365,0 | 8.760 |
8 | Yên Định | 1.000 | 370,0 | 37.000 |
9 | Vĩnh Lộc | 900 | 360,0 | 32.400 |
10 | Hà Trung | 100 | 340,0 | 3.400 |
III | T.D. Miền Núi | 8.710 |
| 303.006 |
1 | Như Xuân | 1.300 | 365,0 | 47.450 |
2 | Như Thanh | 1.200 | 360,0 | 43.200 |
3 | Thường xuân | 740 | 330,0 | 24.420 |
4 | Ngọc Lặc | 1.260 | 361,0 | 45.486 |
5 | Cẩm Thủy | 1.100 | 355,0 | 39.050 |
6 | Thạch Thành | 1.000 | 345,0 | 34.500 |
7 | Bá Thước | 1.300 | 340,0 | 44.200 |
8 | Lang Chánh | 350 | 330,0 | 11.550 |
9 | Quan Hoá | 200 | 289,0 | 5.780 |
10 | Quan Sơn | 250 | 285,0 | 7.125 |
11 | Mường Lát | 10 | 245,0 | 245 |
- 1Quyết định 2958/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển ngành trồng trọt tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
- 2Quyết định 3384/QĐ-UBND năm 2016 về kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2017 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3Quyết định 3671/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Thanh Hóa năm 2018
- 4Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất trồng trọt vụ Hè thu, Mùa năm 2023 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 1Quyết định 2958/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển ngành trồng trọt tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 3384/QĐ-UBND năm 2016 về kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2017 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 4Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 5Quyết định 3671/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Thanh Hóa năm 2018
- 6Nghị quyết 81/2017/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 7Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 8Quyết định 22/2018/QĐ-UBND quy định việc thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư; chấp thuận địa điểm đầu tư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 9Nghị quyết 192/2019/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- 10Quyết định 4145/QĐ-UBND năm 2019 Bộ tiêu chí về sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025
- 11Quyết định 1500/QĐ-UBND năm 2020 về Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa
- 12Quyết định 885/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 14Nghị quyết 58-NQ/TW năm 2020 về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 15Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất trồng trọt vụ Hè thu, Mùa năm 2023 do tỉnh Nghệ An ban hành
Quyết định 4790/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Thanh Hóa năm 2021
- Số hiệu: 4790/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/11/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Nguyễn Đức Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/11/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra