Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4145/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 10 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BỘ TIÊU CHÍ VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG, QUY MÔ LỚN, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013;

Căn cứ Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

Căn cứ các thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT số: 45/2011/TT-BNNPTNT ngày 24/6/2011 về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng giống cây trồng; 54/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2014 quy định về công nhận các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt khác cho áp dụng để được hưởng chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT; 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về quản lý rừng bền vững;

Căn cứ các quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT số: 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 về tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp; 1560/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/4/2017 về việc ban hành danh mục công nghệ cao ứng dụng trong lâm nghiệp; 3824/QĐ-BNN-TCTS ngày 06/9/2014 về áp dụng quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt; 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10/11/2015 ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt;

Căn cứ Quyết định số 2802/QĐ-BKHCN ngày 17/10/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về công bố tiêu chuẩn quốc gia;

Căn cứ Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 11/01/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 819/QĐ-UBND ngày 07/3/2019 của UBND tỉnh về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 11/01/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 3614/SNN&PTNT-TT ngày 19/9/2019 về việc báo cáo tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo Quyết định của UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ tiêu chí về sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở; Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 2 QĐ;
- Các bộ: NN&PTNT, TN&MT, KH&CN (để b/c);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UB MTTQ tỉnh, các đoàn thể cấp tỉnh;
- Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy;
- Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, VCCI Thanh Hóa;
- Lưu VT, NN. (457.2019)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Xứng

 

BỘ TIÊU CHÍ

VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG, QUY MÔ LỚN, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số: 4145/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

A. TRỒNG TRỌT

Nội dung tiêu chí

Sản xuất ứng dụng công nghệ cao

Sản xuất theo hướng công nghệ cao

I

CÂY LÚA

1. Quy mô diện tích, thời gian thực hiện

1.1. Diện tích tối thiểu từ 10 ha đối với hộ gia đình, cá nhân; 30 ha đối với tổ hợp tác; 50 ha đối với doanh nghiệp, hợp tác xã.

1.2. Liền vùng, tập trung; nằm trong vùng sản xuất cây lương thực ổn định của địa phương.

1.3. Thời gian thực hiện tối thiểu 5 năm (60 tháng).

2. Công nghệ ứng dụng và điều kiện hạ tầng phục vụ sản xuất

2.1. Được ứng dụng ít nhất một trong các công nghệ quy định tại Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2.2. Được ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quá trình sản xuất.

2.3. Giao thông, thủy lợi nội đồng: 100% được kiên cố hóa.

2.5. Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 250 triệu đồng/ha trở lên.

2.1. Được ứng dụng các công nghệ phù hợp do cơ quan tác giả hoặc do ngành Nông nghiệp và PTNT ban hành, ứng dụng cơ giới hóa trong quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến.

2.2. Được ứng dụng CNTT trong tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm.

2.3. Giao thông thuận lợi, đảm bảo cơ giới hóa; thủy lợi chủ động tưới tiêu.

2.4. Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 125 triệu đồng/ha trở lên.

3. Quy trình sản xuất

3.1. Sản xuất làm lương thực: theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) quy định tại TCVN 11892-1: 2017 ban hành kèm theo Quyết định 2802/QĐ-BKHCN ngày 17/10/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố tiêu chuẩn Quốc gia. Sản xuất giống: theo quy định tại Thông tư số 45/2011/TT-BNNPTNT ngày 24/6/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

3.2. Sử dụng giống từ cấp xác nhận trở lên, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học trong sản xuất. Thân thiện, bền vững với môi trường.

3.1. Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất thâm canh theo hướng dẫn của cơ quan tác giả hoặc do ngành NN&PTNT ban hành.

3.2. Sử dụng giống, phân bón, thuốc BVTV theo đúng hướng dẫn; khuyến khích sử dụng phân hữu cơ, hạn chế dùng thuốc BVTV hóa học trong sản xuất. Thân thiện với môi trường.

4. Chất lượng sản phẩm

4.1. Sản phẩm được chứng nhận chất lượng, có tem chứng nhận, thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc;

4.2. Đối với sản xuất giống, sản phẩm đạt tiêu chuẩn cấp giống Xác nhận 1 trở lên.

Sản phẩm được đơn vị thu mua, bao tiêu chấp nhận đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Lợi nhuận sản xuất

Lợi nhuận tăng thêm so với sản xuất đại trà 40% trở lên/chu kỳ sản xuất.

Lợi nhuận tăng thêm so với sản xuất đại trà 20% trở lên/chu kỳ sản xuất.

6. Phương thức tổ chức sản xuất

Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Sản xuất liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng.

II

Y RAU (Ăn lá, ăn củ, ăn quả), CÂY DƯA ĂN QUẢ

1. Quy mô diện tích, thời gian thực hiện

1.2. Diện tích từ 1 ha trở lên đối với hộ gia đình, cá nhân; từ 3 ha trở lên đối với hợp tác xã, tổ hợp tác và từ 5 ha trở lên đối với doanh nghiệp; liền vùng, tập trung.

1.2. Thời gian thực hiện tối thiểu 5 năm (60 tháng).

2. Công nghệ ứng dụng và điều kiện hạ tầng phục vụ sản xuất

2.1. Được ứng dụng ít nhất một trong các công nghệ quy định tại Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2.2. Được ứng dụng CNTT trong tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm.

2.3. Giao thông, thủy lợi nội đồng: 100% được kiên cố hóa.

2.4. Diện tích nhà màng hoặc nhà lưới hoặc nhà kính phục vụ sản xuất từ 30% so tổng diện tích sản xuất trở lên.

2.5. Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 1.500 triệu đồng/ha trở lên.

2.1. Được ứng dụng các công nghệ sản xuất phù hợp do cơ quan tác giả hoặc do ngành NN&PTNT ban hành, ứng dụng cơ giới hóa trong quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến.

2.2. Được ứng dụng CNTT trong tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm.

2.3. Giao thông thuận lợi, đảm bảo cơ giới hóa; thủy lợi chủ động tưới tiêu.

2.4. Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 800 triệu đồng/ha trở lên.

3. Quy trình sản xuất

3.1. Sản xuất được áp dụng theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) được quy định tại TCVN 11892-1: 2017 ban hành kèm theo Quyết định 2802/QĐ-BKHCN, ngày 17/10/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố tiêu chuẩn Quốc gia.

3.2. Sử dụng giống đúng tiêu chuẩn, sử dụng phân bón hữu cơ, giá thể, thuốc BVTV sinh học trong sản xuất. Thân thiện, bền vững với môi trường

3.1. Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất thâm canh; thu hoạch, sơ chế, bảo quản theo khuyến cáo của cơ quan tác giả hoặc do ngành NN&PTNT ban hành.

3.2. Sử dụng giống, phân bón, thuốc BVTV theo đúng quy định; khuyến khích sử dụng phân hữu cơ, hạn chế dùng thuốc BVTV hóa học. Thân thiện với môi trường.

4. Chất lượng sản phẩm

Sản phẩm được chứng nhận chất lượng, có tem chứng nhận, thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc

Sản phẩm được đơn vị thu mua, bao tiêu chấp nhận đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Lợi nhuận sản xuất

Lợi nhuận tăng thêm so với sản xuất đại trà 50% trở lên/chu kỳ sản xuất.

Lợi nhuận tăng thêm so với sản xuất đại trà 30% trở lên/chu kỳ sản xuất.

6. Phương thức tổ chức sản xuất

Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Sản xuất liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng.

III

CÂY HOA

1. Quy mô diện tích, thời gian thực hiện

1.1. Diện tích từ 1 ha trở lên đối với hộ gia đình, cá nhân; từ 3 ha trở lên đối với Hợp tác xã, tổ hợp tác và từ 5 ha trở lên đối với doanh nghiệp; liền vùng, tập trung.

1.2. Thời gian thực hiện tối thiểu 5 năm (60 tháng).

 

2. Công nghệ ứng dụng và điều kiện hạ tầng phục vụ sản xuất

2.1. Được ứng dụng ít nhất một trong các công nghệ quy định tại Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2.2. Giao thông, thủy lợi nội đồng: 100% được kiên cố hóa.

2.3. Hệ thống điện đảm bảo phục vụ sản xuất.

2.4. Diện tích nhà màng hoặc nhà lưới hoặc nhà kính phục vụ sản xuất từ 30% so tổng diện tích sản xuất trở lên.

2.5. Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 2.000 triệu đồng/ha trở lên.

 

3. Quy trình sản xuất

Áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến; sử dụng hệ thống điều khiển ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ trong sản xuất; hệ thống tưới tiết kiệm nước hoặc tưới kết hợp bón phân. Điều khiển ra hoa và kiểm soát tuổi thọ hoa chủ động tại vườn.

 

4. Chất lượng sản phẩm

Không tồn dư hóa chất độc hại, được thị trường chấp nhận.

 

5. Lợi nhuận sản xuất

Lợi nhuận tăng thêm so với sản xuất đại trà 50% trở lên/chu kỳ sản xuất.

 

6. Phương thức tổ chức sản xuất

Sản xuất tập trung; thân thiện, bền vững với môi trường.

 

IV

CÂY MÍA

1. Quy mô diện tích, thời gian thực hiện

1.1. Diện tích từ 5 ha trở lên đối với hộ gia đình, cá nhân; từ 30 ha trở lên đối với Hợp tác xã, tổ hợp tác và từ 50 ha trở lên đối với doanh nghiệp; liền vùng, tập trung.

1.2. Thời gian thực hiện tối thiểu 5 năm (60 tháng).

2. Công nghệ ứng dụng và điều kiện hạ tầng phục vụ sản xuất

2.1. Được ứng dụng ít nhất một trong các công nghệ quy định tại Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2.2. Ứng dụng CNTT trong sản xuất.

2.3. Hệ thống giao thông đạt tiêu chuẩn. Hệ thống thủy lợi: tưới tiêu chủ động, tiết kiệm nước.

2.4. Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 400 triệu đồng/ha trở lên.

2.1. Được ứng dụng các công nghệ sản xuất phù hợp do cơ quan tác giả hoặc do ngành NN&PTNT ban hành, ứng dụng cơ giới hóa trong quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến.

2.2. Ứng dụng CNTT trong sản xuất.

2.3. Hệ thống giao thông thuận lợi cho máy móc, xe cơ giới ra vào phục vụ sản xuất và thu hoạch. Hệ thống thủy lợi: tưới tiêu chủ động.

2.4. Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 200 triệu đồng/ha trở lên.

3. Quy trình sản xuất

3.1. Lựa chọn giống mía có tiềm năng cho năng suất từ 120 tấn/ha, chữ đường từ 12 CCS trở lên.

3.2. Áp dụng theo Quyết định số 130/QĐ-SNNPTNT ngày 07/3/2019 của Sở NN&PTNT về ban hành bộ tiêu chí và kỹ thuật thâm canh mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh.

3.1. Lựa chọn giống mía có tiềm năng cho năng suất từ 100 tấn/ha, chữ đường từ 10 CCS trở lên.

3.2. Áp dụng theo Quyết định số 130/QĐ-SNNPTNT ngày 07/3/2019 của Sở NN&PTNT về ban hành bộ tiêu chí và kỹ thuật thâm canh mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh.

4. Chất lượng sản phẩm

4.1. Chữ đường từ 12 CCS trở lên.

4.2. Tạp vật khi thu hoạch dưới 5%.

4.1. Chữ đường từ 10 CCS trở lên.

4.2. Tạp vật khi thu hoạch dưới 5%

5. Lợi nhuận sản xuất

Lợi nhuận tăng thêm so với sản xuất đại trà 40% trở lên/chu kỳ sản xuất.

Lợi nhuận tăng thêm so với sản xuất đại trà 20% trở lên/chu kỳ sản xuất.

6. Phương thức tổ chức sản xuất

Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị khép kín.

Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm liên kết theo hợp đồng.

V

CÂY DƯỢC LIỆU

1. Quy mô diện tích, thời gian thực hiện

1.1. Diện tích từ 1 ha trở lên đối với hộ gia đình, cá nhân; từ 3 ha trở lên đối với Hợp tác xã, tổ hợp tác và từ 10 ha trở lên đối với doanh nghiệp; liền vùng, tập trung.

1.2. Thời gian thực hiện tối thiểu 5 năm (60 tháng).

2. Công nghệ ứng dụng và điều kiện hạ tầng phục vụ sản xuất

2.1. Được ứng dụng ít nhất một trong các công nghệ quy định tại Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2.2. Ứng dụng CNTT trong sản xuất.

2.3. Hệ thống giao thông thuận lợi.

2.4. Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất.

2.5. Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 1.200 triệu đồng/ha trở lên.

2.1. Được ứng dụng các công nghệ sản xuất phù hợp do cơ quan tác giả hoặc do ngành NN&PTNT, ngành Y tế ban hành, ứng dụng cơ giới hóa trong quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến.

2.2. Ứng dụng CNTT trong sản xuất.

2.3. Hệ thống giao thông thuận lợi.

2.4. Ứng dụng cơ giới hóa ít nhất 1 khâu trong sản xuất.

2.5. Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 600 triệu đồng/ha trở lên.

3. Quy trình sản xuất

3.1. Áp dụng quy trình sản xuất “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái” GACP đối với sản xuất cây dược liệu.

3.2. Sử dụng giống đúng tiêu chuẩn, sử dụng phân bón hữu cơ, giá thể, thuốc BVTV sinh học trong sản xuất.

3.1. Áp dụng quy trình sản xuất thâm canh đối với cây dược liệu.

3.2. Sử dụng giống đúng tiêu chuẩn, hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV hóa học.

4. Chất lượng sản phẩm

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn dược liệu an toàn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO) trở lên.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn dược liệu.

5. Lợi nhuận sản xuất

Lợi nhuận tăng thêm so với sản xuất đại trà 50% trở lên/chu kỳ sản xuất.

Lợi nhuận tăng thêm so với sản xuất đại trà 30% trở lên/chu kỳ sản xuất.

6. Phương thức tổ chức sản xuất

Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng.

VI

CÂY ĂN QUẢ

 

1. Quy mô diện tích, thời gian thực hiện

1.1. Diện tích từ 3 ha trở lên đối với hộ gia đình, cá nhân; từ 10 ha trở lên đối với Hợp tác xã, tổ hợp tác và từ 15 ha trở lên đối với doanh nghiệp; liền vùng, tập trung.

1.2. Thời gian thực hiện tối thiểu 5 năm (60 tháng).

2. Công nghệ ứng dụng và điều kiện hạ tầng phục vụ sản xuất

2.1. Được ứng dụng ít nhất một trong các công nghệ quy định tại Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2.2. Hệ thống giao thông đạt tiêu chuẩn. Hệ thống thủy lợi chủ động tưới, tiêu; có hệ thống tưới tiết kiệm nước hoặc tưới kết hợp bón phân.

2.4. Có hệ thống máy móc, thiết bị, điện, kho để phục vụ sản xuất, thu hoạch, vận chuyển, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch.

25. Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 400 triệu đồng/ha trở lên.

2.1. Được ứng dụng các công nghệ sản xuất phù hợp do cơ quan tác giả hoặc do ngành NN&PTNT ban hành, ứng dụng cơ giới hóa trong quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến.

2.2. Hệ thống giao thông thuận lợi cho máy móc, thiết bị tham gia sản xuất, vận chuyển hoạt động. Hệ thống thủy lợi tưới, tiêu chủ động.

2.4. Có hệ thống máy móc, thiết bị, điện để phục vụ sản xuất, thu hoạch, vận chuyển, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch.

2.5. Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 200 triệu đồng/ha trở lên.

3. Quy trình sản xuất

3.1. Sản xuất được áp dụng theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) được quy định tại TCVN 11892-1: 2017 ban hành kèm theo Quyết định 2802/QĐ-BKHCN ngày 17/10/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố tiêu chuẩn Quốc gia.

3.2. Sử dụng giống đúng tiêu chuẩn, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học trong sản xuất.

3.1. Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất thâm canh; thu hoạch, sơ chế, bảo quản theo khuyến cáo của cơ quan tác giả hoặc do ngành NN&PTNT ban hành.

3.2. Giống, phân bón, thuốc BVTV sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, thuộc Danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

4. Chất lượng sản phẩm

Sản phẩm được chứng nhận chất lượng, có tem chứng nhận, thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn; sản xuất thân thiện với môi trường.

5. Lợi nhuận sản xuất

Lợi nhuận tăng thêm so với sản xuất đại trà 50% trở lên/chu kỳ sản xuất.

Lợi nhuận tăng thêm so với sản xuất đại trà 30% trở lên/chu kỳ sản xuất.

6. Phương thức tổ chức sản xuất

Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm liên kết theo hợp đồng.

VII

CÂY THỨC ĂN CHĂN NUÔI

 

1. Quy mô diện tích, thời gian thực hiện

 

1.1. Diện tích tối thiểu từ 5 ha đối với hộ gia đình, cá nhân; 10 ha đối với Hợp tác xã, tổ hợp tác và 30 ha đối với doanh nghiệp.

1.2. Thời gian thực hiện tối thiểu 5 năm (60 tháng).

2. Công nghệ ứng dụng và điều kiện hạ tầng phục vụ sản xuất

 

2.1. Được ứng dụng các công nghệ sản xuất phù hợp do cơ quan tác giả hoặc do ngành NN&PTNT ban hành, ứng dụng cơ giới hóa trong quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến.

2.2. Hệ thống giao thông thuận lợi phục vụ máy móc và xe cơ giới ra vào phục vụ sản xuất và thu hoạch. Hệ thống thủy lợi chủ động tưới tiêu.

2.3. Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 200 triệu đồng/ha trở lên.

3. Quy trình sản xuất

 

3.1. Áp dụng quy trình sản xuất thâm canh; thu hoạch, sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn của cơ quan tác giả hoặc do ngành NN&PTNT ban hành.

4. Chất lượng sản phẩm

 

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.

5. Lợi nhuận sản xuất

 

Lợi nhuận tăng thêm so với sản xuất đại trà 25% trở lên/chu kỳ sản xuất.

6. Phương thức tổ chức sản xuất

 

Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị (có hợp đồng bao tiêu sản phẩm).

B. CHĂN NUÔI

Nội dung tiêu chí

Sản xuất ứng dụng công nghệ cao

Sản xuất theo hướng công nghệ cao

I

BÒ SỮA

1. Quy mô số lượng, thời gian thực hiện

1.1. Tối thiểu 20 con trở lên đối với hộ gia đình, 500 con trở lên đối với Hợp tác xã và 1.000 con trở lên doanh nghiệp.

1.2. Thời gian thực hiện tối thiểu 5 năm (60 tháng).

2. Công nghệ ứng dụng và cơ sở hạ tầng

2.1. Được ứng dụng ít nhất một trong các công nghệ được ban hành tại Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN , ngày 14/03/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2.2. Hệ thống nhà xưởng, chuồng trại, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất, chế biến và bảo quản.

2.3. Hệ thống giao thông: 100% đường giao thông chính vào khu trang trại được kiên cố hóa.

2.4. Hệ thống điện, nước đảm bảo phục vụ sản xuất, chế biến và bảo quản sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm.

Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 100 triệu đồng/con.

2.1. Thực hiện quy trình chăn nuôi bò sữa thâm canh, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2.2. Hệ thống nhà xưởng, chuồng trại, máy móc thiết bị đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, bảo quản.

2.3. Hệ thống giao thông: đường giao thông chính vào khu trang trại được cứng hóa.

2.4. Hệ thống điện, nước đảm bảo phục vụ sản xuất, chế biến và bảo quản sữa.

Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 50 triệu đồng/con.

3. Quy trình sản xuất

3.1. Áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) tại Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và tương đương trở lên.

3.1. Áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong chăn nuôi bò sữa theo quy định hiện hành.

4. Chất lượng sản phẩm

Sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp trở lên.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Lợi nhuận sản xuất

Lợi nhuận đạt từ 21 triệu đồng/con/năm trở lên.

Lợi nhuận đạt 14 triệu đồng/con/năm trở lên.

6. Phương thức sản xuất

Sản xuất theo chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Sản xuất liên kết, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

II

BÒ THỊT CHẤT LƯỢNG CAO

1. Quy mô số lượng, thời gian thực hiện

1.1. Đối với hộ gia đình tối thiểu 50 con trở lên, đối với Hợp tác xã và doanh nghiệp tối thiểu 1.000 con trở lên

1.2. Thời gian thực hiện tối thiểu 5 năm (60 tháng).

2. Công nghệ ứng dụng và cơ sở hạ tầng

2.1. Được ứng dụng ít nhất một trong các công nghệ được ban hành tại Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/03/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2.2. Hệ thống nhà xưởng, chuồng trại, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất, chế biến và bảo quản.

2.3. Hệ thống giao thông: đường giao thông chính vào khu trang trại được kiên cố hóa 100%.

2.4. Hệ thống điện, nước đảm bảo phục vụ sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm.

2.5. Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 40 triệu đồng/con.

2.1 Thực hiện quy trình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao thâm canh, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2.2. Hệ thống nhà xưởng, chuồng trại, máy móc thiết bị đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất, bảo quản.

2.3. Hệ thống giao thông: đường giao thông chính vào khu trang trại được cứng hóa.

2.4. Hệ thống điện, nước đảm bảo phục vụ sản xuất, chế biến.

2.5. Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 30 triệu đồng/con.

3. Quy trình sản xuất

3.1. Áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) tại Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN , ngày 10/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và tương đương trở lên.

3.2. Có hợp đồng vùng nguyên liệu đảm bảo đủ cung cấp thức ăn cho đàn bò.

3.1. Áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao theo quy định.

3.2. Có hợp đồng vùng nguyên liệu đảm bảo đủ cung cấp thức ăn cho đàn bò.

4. Chất lượng sản phẩm

Sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn về chất lượng an toàn thực phẩm.

5. Lợi nhuận sản xuất

Lợi nhuận 4,5 triệu đồng/con/chu kỳ nuôi (2 lứa/năm)

Lợi nhuận 3 triệu đồng/con/chu kỳ nuôi (2 lứa/năm)

6. Phương thức sản xuất

Sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Sản xuất tập trung, có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

III

LỢN THỊT NGOẠI HƯỚNG NẠC

1. Quy mô số lượng, thời gian thực hiện

1.1. Đối với hộ gia đình tối thiểu 1.000 con trở lên, đối với Hợp tác xã và doanh nghiệp tối thiểu 10.000 con trở lên.

1.2. Thời gian thực hiện tối thiểu 5 năm (60 tháng).

2. Công nghệ ứng dụng và cơ sở hạ tầng

2.1. Được ứng dụng ít nhất một trong các công nghệ được ban hành tại Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/03/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2.2. Hệ thống nhà xưởng, chuồng trại, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất, chế biến và bảo quản.

2.3. Hệ thống giao thông chính vào khu trang trại được kiên cố hóa 100%.

2.4. Hệ thống điện, nước đảm bảo phục vụ sản xuất, chế biến và bảo quản sản thành phẩm.

2.5. Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 35 tỷ đồng/10.000 con lợn.

2.1. Ứng dụng công nghệ chăn nuôi lợn thịt ngoại hướng nạc, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2.2. Hệ thống nhà xưởng, chuồng trại, máy móc thiết bị đảm bảo.

2.3. Hệ thống giao thông chính vào khu trang trại được cứng hóa.

2.4. Hệ thống điện, nước đảm bảo phục vụ sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm.

2.5. Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 25 tỷ đồng/10.000 con lợn.

3. Quy trình sản xuất

Áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) tại Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và tương đương trở lên.

Ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật khoa học và công nghệ trong chăn nuôi lợn ngoại theo hướng thâm canh, hàng hóa, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo quy định của Nhà nước.

4. Chất lượng sản phẩm

Sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn về chất lượng an toàn thực phẩm.

5. Lợi nhuận sản xuất

Lợi nhuận 7.500 triệu đồng/năm.

Lợi nhuận 5.000 triệu đồng/năm.

6. Phương thức sản xuất

Thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Sản xuất theo chuỗi giá trị một số hoặc tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

IV

GÀ THỊT

1. Quy mô số lượng, thời gian thực hiện

1.1. Đối với hộ gia đình tối thiểu 10.000 con/ lứa trở lên, đối với Hợp tác xã và doanh nghiệp tối thiểu 40.000 con/lứa trở lên.

1.2. Thời gian thực hiện tối thiểu 5 năm (60 tháng).

2. Công nghệ ứng dụng và cơ sở hạ tầng

2.1. Được ứng dụng ít nhất một trong các công nghệ được ban hành tại Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/03/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2.2. Hệ thống nhà xưởng, chuồng trại, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất, chế biến và bảo quản.

2.3. Hệ thống giao thông: đường giao thông chính vào khu trang trại được kiên cố hóa 100%.

2.4. Hệ thống điện, nước đảm bảo phục vụ sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm.

2.5. Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 5,5 tỷ đồng/chuồng gà có quy mô 26.000 con.

2.1. Thực hiện quy trình chăn nuôi gà thâm canh theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2.2. Hệ thống nhà xưởng, chuồng trại, máy móc thiết bị đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất và bảo quản.

2.3. Hệ thống giao thông: đường giao thông chính vào khu trang trại được cứng hóa.

2.4. Hệ thống điện, nước đảm bảo phục vụ sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm.

2.5. Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 3 tỷ đồng/25.000-30.000 con.

3. Quy trình sản xuất

Áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) tại Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và tương đương trở lên.

Ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật khoa học và công nghệ trong chăn nuôi gà theo hướng thâm canh, hàng hóa, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

4. Chất lượng sản phẩm

Sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp trở lên

Sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn về chất lượng an toàn thực phẩm.

5. Lợi nhuận sản xuất

Lợi nhuận 1.500 triệu đồng/năm (6 lứa/năm; mỗi lứa 26.000 con/chuồng)

Lợi nhuận 700 triệu đồng/năm (6 lứa/năm; mỗi lứa 26.000 - 30.000 con)

6. Phương thức sản xuất

Sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

C. THỦY SẢN

Nội dung tiêu chí

Sản xuất ứng dụng công nghệ cao

Sản xuất theo hướng công nghệ cao

 

TÔM HE CHÂN TRẮNG

1. Quy mô diện tích, thời gian thực hiện

1.1. Diện tích từ 1 ha trở lên đối với hộ gia đình, cá nhân; từ 5 ha trở lên đối với Hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp.

1.2. Thời gian thực hiện tối thiểu 5 năm (60 tháng).

2. Công nghệ và điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

2.1. Được ứng dụng ít nhất một trong các công nghệ được ban hành tại Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/03/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2.2. Có đầy đủ ao xử lý cấp nước, ao nuôi, ao xử lý; hệ thống ao được xây dựng và bố trí theo nguyên tắc đảm bảo an toàn sinh học.

2.3. Có đầy đủ hệ thống máy móc, thiết bị, điện phục vụ sản xuất.

2.4. Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 2.000 triệu đồng/ha trở lên.

2.1. Ứng dụng công nghệ nuôi thâm canh phù hợp do cơ quan tác giả hoặc do ngành NN&PTNT ban hành.

2.2. Có đầy đủ hệ thống cấp, thoát và xử lý nước, đảm bảo an toàn sinh học.

2.3. Có hệ thống máy móc, thiết bị, điện phục vụ sản xuất.

2.4. Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 1.000 triệu đồng/ha trở lên.

3. Quy trình sản xuất

Áp dụng Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS ngày 06/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Áp dụng Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS ngày 06/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

4. Chất lượng sản phẩm

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP hoặc tương đương trở lên.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

5. Lợi nhuận sản xuất

Lợi nhuận tăng 50% so với hình thức nuôi đại trà.

Lợi nhuận tăng 30% so với hình thức nuôi đại trà.

6. Phương thức sản xuất

Tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị.

Có liên kết trong sản xuất (cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm).

D. LÂM NGHIỆP

Nội dung tiêu chí

Sản xuất ứng dụng công nghệ cao

Sản xuất theo hướng công nghệ cao

I

PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG GỖ LỚN

1. Diện tích

 

1.1. Đối với hộ gia đình, cá nhân: Diện tích liền vùng từ 5 ha trở lên.

1.2. Đối với hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp: Diện tích liền vùng từ 100 ha trở lên.

2. Công nghệ và điều kiện cơ sở hạ tầng

 

2.1. Ứng dụng ít nhất 01 công nghệ quy định tại Quyết định số 1560/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành danh mục công nghệ cao ứng dụng trong lâm nghiệp.

2.2. Hệ thống giao thông: Có hệ thống đường lâm nghiệp thuận tiện cho công tác vận xuất và vận chuyển lâm sản.

2.3. Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 90 triệu đồng/ha (chi phí đất đai; trồng, chăm sóc, bảo vệ; làm đường lâm nghiệp).

3. Quy trình sản xuất

 

Thâm canh rừng trồng gỗ lớn với chu kỳ sản xuất từ 10 năm trở lên (thời gian từ trồng đến khai thác) theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11567:2016.

4. Chất lượng sản phẩm

 

Phương án quản lý rừng bền vững được duyệt theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

5. Lợi nhuận sản xuất

 

Giá trị sản xuất đạt 200 triệu đồng trở lên/ha/chu kỳ sản xuất; tăng ít nhất 67% so với hiện nay.

6. Phương thức sản xuất

 

Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng.

II

PHÁT TRIỂN VÙNG LUỒNG THÂM CANH

1. Quy mô diện tích

 

1.1. Đối với hộ gia đình, cá nhân: Diện tích liền vùng từ 10 ha trở lên:

1.2. Đối với hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp: Diện tích liền vùng từ 100 ha trở lên.

2. Công nghệ và điều kiện cơ sở hạ tầng

 

2.1. Ứng dụng ít nhất 01 công nghệ quy định tại Quyết định số 1560/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành danh mục công nghệ cao ứng dụng trong lâm nghiệp.

2.2. Hệ thống giao thông: Có hệ thống đường lâm nghiệp thuận tiện cho công tác vận xuất và vận chuyển lâm sản.

2.3. Đầu tư bình quân ban đầu đạt tối thiểu 62 triệu đồng/ha.

3. Quy trình sản xuất

 

Phục tráng rừng luồng theo phương thức thâm canh; đảm bảo bụi luồng có đủ 4 thế hệ, bình quân sau khai thác có từ 10 cây/bụi trở lên.

4. Chất lượng sản phẩm

 

Phương án quản lý rừng bền vững được duyệt theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

5. Lợi nhuận sản xuất

 

Giá trị sản xuất đạt 15 triệu đồng trở lên/ha/năm; tăng ít nhất 50% so với hiện nay.

6. Phương thức sản xuất

 

Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4145/QĐ-UBND năm 2019 Bộ tiêu chí về sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025

  • Số hiệu: 4145/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/10/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Nguyễn Đình Xứng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/10/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản