Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4710/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 17 tháng 12 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 343/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoặch rà soát, đánh giá quy định thủ tục hành chính năm 2019 trên địa bàn tỉnh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 370/TTr-SNN ngày 11 tháng 12 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông qua Phương án đơn giản hóa 03 thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định (Phụ lục đính kèm).

Điều 2.

1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cụ thể hóa việc áp dụng thực thi phương án đơn giản hóa đối với 03 thủ tục hành chính đã được thông qua tại Điều 1 của Quyết định này.

2. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan thực thi Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Cao Thắng

 

PHỤ LỤC

PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành theo Quyết định số 4710/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định)

I. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản. (Mã TTHC: BNN-BDI-288189)

1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết thủ tục Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản công bố tại Quyết định số 1289/QĐ-UBND ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh từ 15 ngày xuống còn 12 ngày (giảm 03 ngày từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ).

Lý do: Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính thì thời gian quy định thực hiện Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian cho tổ chức, cá nhân, đề nghị giải quyết thủ tục hành chính như sau:

Ghi chú:

(1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ;

(2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn;

(3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo cơ quan xem xét;

(4): Lãnh đạo cơ quan xem xét, ký duyệt hồ sơ và chuyển về phòng chuyên môn;

(5): Phòng chuyên môn chuyển hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công;

(6): Trả kết quả cho công dân.

2. Kiến nghị thực thi

Điểm c, Khoản 4, Điều 17 Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định như sau: “... tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện trong thời hạn 15 ngày làm việc (trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại). Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

- Do đó, theo Điểm 1, Mục I của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi Điểm c, Khoản 4, Điều 17 Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thủ tục như sau: “... tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện trong thời hạn 12 ngày làm việc (trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại). Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 319.820.970 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 273.288.330 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 46.532.640 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện: 20%

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15%

II. Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn) (Mã TTHC: BNN-BDI-288022)

1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn) công bố tại Quyết định số 1289/QĐ-UBND ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh từ 15 ngày xuống còn 12 ngày (giảm 03 ngày từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ).

Lý do: Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính thì thời gian quy định thực hiện Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn) còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian cho tổ chức, cá nhân, đề nghị giải quyết thủ tục hành chính như sau:

Ghi chú:

(1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ;

(2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn;

(3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo cơ quan xem xét;

(4): Lãnh đạo cơ quan xem xét, ký duyệt hồ sơ và chuyển về phòng chuyên môn;

(5): Phòng chuyên môn chuyển hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công;

(6): Trả kết quả cho công dân.

Điểm c, Khoản 4, Điều 17 Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định như sau: “... tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện trong thời hạn 15 ngày làm việc (trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại). Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

- Do đó, theo Điểm 1, Mục II của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi Điểm c, Khoản 4, Điều 17 Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thủ tục như sau: “... tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện trong thời hạn 12 ngày làm việc (trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại). Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 169.048.227 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 144.452.403 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 24.595.824 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện: 20%

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15%

III. Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP) (Mã TTHC: BNN-BDI-288023)

1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP) công bố tại Quyết định số 1289/QĐ-UBND ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh từ 05 ngày xuống còn 03 ngày (giảm 02 ngày từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ).

Lý do: Qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính thì thời gian quy định thực hiện Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP) còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian cho tổ chức, cá nhân, đề nghị giải quyết thủ tục hành chính như sau:

Ghi chú:

(1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ;

(2): Chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn;

(3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo cơ quan xem xét;

(4): Lãnh đạo cơ quan xem xét, ký duyệt hồ sơ và chuyển về phòng chuyên môn;

(5): Phòng chuyên môn chuyển hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công;

(6): Trả kết quả cho công dân.

2. Kiến nghị thực thi

Điểm b, Khoản 5, Điều 17 Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định quy định như sau: “Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở…”.

- Do đó, theo Điểm 1, Mục III của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi Điểm b, Khoản 5, Điều 17 Thông tư số 38/2018/TT- BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định quy định như sau: “Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở…”.

3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.182.843 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.739.675 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 443.168 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm thời gian thực hiện: 40%

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20%./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4710/QĐ-UBND năm 2019 thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định

  • Số hiệu: 4710/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 17/12/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Phan Cao Thắng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản