Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/QĐ-UBND | Hưng Yên, ngày 12 tháng 01 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG TÂM CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2018 CỦA TỈNH HƯNG YÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 1107/TTr-STP ngày 29/12/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình trọng tâm công tác tư pháp năm 2018 của tỉnh Hưng Yên.
Điều 2. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Chương trình này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHƯƠNG TRÌNH
CÔNG TÁC TRỌNG TÂM TƯ PHÁP NĂM 2018 CỦA TỈNH HƯNG YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày 12/01/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên)
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018; phương hướng nhiệm vụ, giải pháp công tác tư pháp năm 2018 của Bộ Tư pháp. UBND tỉnh ban hành Chương trình trọng tâm công tác tư pháp năm 2018 với những nội dung sau:
I. PHƯƠNG HƯỚNG
1. Thể chế hóa và tổ chức thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng tại Hội nghị lần thứ 5, thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và các chủ trương của Đảng về hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính, cải cách tư pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thực hiện tốt công tác thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và dự thảo VBQPPL, coi đây là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật ở địa phương.
2. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các đạo luật, nhất là các đạo luật có liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của Ngành như: Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước, Luật trợ giúp pháp lý, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015, gắn với triển khai hiệu quả Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021. Tiếp tục theo dõi tình hình thi hành Bộ luật dân sự, Luật ban hành VBQPPL năm 2015, Luật đấu giá tài sản, kịp thời phát hiện và hướng dẫn xử lý các vướng mắc trong thi hành. Chủ động phát hiện, xử lý các văn bản trái pháp luật, không phù hợp với thực tiễn, nhất là các vấn đề pháp lý liên quan đến người dân, doanh nghiệp; tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
3. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp địa phương và các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả theo các Nghị quyết số 18-NQ/TW, số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ công chức, viên chức ngành Tư pháp.
4. Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp, thực hiện chuẩn hóa quy trình tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu của người dân, doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp; thực hiện hiệu quả Chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch...
5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực tư pháp nhất là lĩnh vực luật sư, công chứng, đấu giá tài sản, lý lịch tư pháp; tăng cường công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo đặc biệt là vụ việc phức tạp, kéo dài để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.
6. Tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động của Ngành Tư pháp; thực hiện các giải pháp nhằm cải cách hành chính, đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, điều hành, lề lối làm việc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL
1.1. Tiếp tục triển khai hiệu quả việc thi hành Luật ban hành VBQPPL năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành VBQPPL.
1.2. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng VBQPPL và dự thảo VBQPPL, chú trọng và bảo đảm tính khả thi của văn bản. Không để xảy ra tình trạng xin rút, hoãn hay nợ đọng VBQPPL; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công tác xây dựng thể chế pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ việc quy định thủ tục hành chính thông qua hoạt động thẩm định dự thảo VBQPPL. Cập nhật thường xuyên, đầy đủ VBQPPL trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định tại Nghị định 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ.
1.3. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kịp thời xử lý VBQPPL theo thẩm quyền, tập trung xử lý triệt để các văn bản trái pháp luật đã được phát hiện và kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với người tham mưu ban hành văn bản trái pháp luật. Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương.
1.4. Đảm bảo tiến độ, chất lượng trong công tác rà soát, hệ thống hóa VBQPPL, trong đó tập trung thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hệ thống hóa VBQPPL kỳ thứ hai (2014-2018) trên địa bàn tỉnh. Kịp thời công bố Danh mục văn bản hết hiệu lực định kỳ hàng năm theo quy định
2. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở
2.1. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017-2021, các Đề án, Kế hoạch về PBGDPL đã được ban hành. Tập trung tuyên truyền, phổ biến các Luật, Pháp lệnh mới được Quốc hội thông qua năm 2017 và năm 2018; triển khai công tác PBGDPL gắn với các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của địa phương, chú trọng nội dung chính sách pháp luật; các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý; vấn đề khởi nghiệp; an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và những vấn đề dư luận xã hội quan tâm.
2.2. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL trong nhà trường; chú trọng PBGDPL cho đối tượng đặc thù; triển khai các hoạt động hưởng ứng gắn với tổng kết 05 năm mô hình Ngày Pháp luật Việt Nam; nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phối hợp trong PBGDPL.
2.3. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở để kịp thời giải tỏa các mâu thuẫn, tranh chấp tại cộng đồng dân cư gắn với áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng và việc Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án. Thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn mạng lưới Tổ hòa giải và đội ngũ hòa giải viên gắn với bồi dưỡng nâng cao năng lực, phát huy đầy đủ vai trò của công tác hòa giải ở cơ sở.
2.4. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân nhằm thực hiện hiệu quả tiêu chí “xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp.
2.5. Triển khai hiệu quả nhiệm vụ xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sau khi được ban hành.
3. Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật
3.1. Xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành và triển khai Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Kế hoạch quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) năm 2018 trên địa bàn tỉnh.
3.2. Tập trung tổ chức thực hiện Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính need_replace_back.
3.3. Tiếp tục chú trọng công tác theo dõi thi hành pháp luật, gắn với công tác xây dựng, kiểm tra VBQPPL, tập trung vào các lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận và lĩnh vực được xác định trọng tâm theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của tỉnh.
3.4. Tăng cường hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát để kịp thời hướng dẫn, đôn đốc và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý XLVPHC, theo dõi thi hành pháp luật ở địa phương.
4. Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp (LLTP), bồi thường nhà nước
4.1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hiệu quả cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch. Trong đó, chú trọng tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 29/3/2017 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024 trên địa bàn tỉnh. Tổ chức sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành.
4.2. Tổ chức sơ kết việc triển khai thi hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch; tổng hợp những vấn đề vướng mắc trong thực tế để đề xuất hoàn thiện pháp luật về chứng thực. Tăng cường quản lý nhà nước công tác chứng thực, kịp thời phát hiện những thiếu sót và những khó khăn, vướng mắc để uốn nắn, giải quyết.
4.3. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành trong tình hình mới; tích cực tham gia giải quyết việc nuôi con nuôi ở địa phương.
4.4. Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Đề án cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến; thực hiện và quản lý tốt cơ sở dữ liệu LLTP, bảo đảm kết nối, chia sẻ thông tin giữa cơ sở dữ liệu LLTP với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác có liên quan. Triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ công mức độ 3 đối với thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, cấp Phiếu LLTP theo tinh thần Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử. Đề xuất giải pháp để từng bước hạn chế tình trạng lạm dụng yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2.
4.5. Tổ chức triển khai thi hành hiệu quả Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017; Kế hoạch số 298/KH-UBND ngày 04/10/2017 của UBND tỉnh về việc triển khai thi hành Luật Trách nhiệm Bồi thường của nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tập trung giải quyết các vụ việc bồi thường tồn đọng, kéo dài và các vụ việc đã được thụ lý theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009. Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, tạo sự thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp.
5. Công tác bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý (TGPL)
5.1. Tiếp tục triển khai thi hành có hiệu quả Luật công chứng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp, thực hiện xong việc chuyển đổi mô hình hoạt động các Văn phòng công chứng theo quy định; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi một số quy định của Luật Công chứng cho phù hợp với Hiến pháp và các đạo luật khác.
5.2. Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1372/QĐ-UBND ngày 19/5/2017 của UBND tỉnh về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đấu giá tài sản, trong đó, tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong việc triển khai Luật này tại địa phương; ban hành Quy định về bán đấu giá quyền sử đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
5.3. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật phá sản và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là hoạt động của Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; đề xuất, xây dựng Đề án triển khai thực hiện chế định Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh.
5.4. Thực hiện các quy định của Luật Luật sư; Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020; chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời chỉ đạo Đoàn luật sư tỉnh chuẩn bị Đại hội nhiệm kỳ, tiến tới Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ 3. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
5.5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bổ trợ tư pháp ở địa phương, thông qua hoạt động kiểm tra, nắm tình hình; xây dựng và tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực luật sư, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, thừa phát lại.
5.6. Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2999/QĐ-UBND ngày 13/11/2017 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật TGPL trên địa bàn tỉnh. Tập trung thực hiện vụ việc TGPL; nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL; nâng cao năng lực của đội ngũ người thực hiện TGPL. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015-2025. Chú trọng việc hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của Chi nhánh, Câu lạc bộ TGPL trên địa bàn tỉnh.
6. Công tác tổ chức xây dựng Ngành; cải cách hành chính
6.1. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ các cơ quan tư pháp từ tỉnh đến cơ sở ngay sau khi có Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV đảm bảo mục tiêu xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
6.2. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Ngành Tư pháp theo hướng trẻ hóa đội ngũ công chức, viên chức đảm bảo sự kế thừa giữa các thế hệ công chức, viên chức; gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và sử dụng công chức, viên chức; thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra theo từng giai đoạn và hàng năm.
6.3. Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; nâng cao kỷ luật, kỷ cương công vụ; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức Ngành Tư pháp chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, sáng tạo ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ. Tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức Ngành Tư pháp trong sạch, vững mạnh gắn với việc tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
6.4. Tăng cường triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020; triển khai xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2018.
6.5. Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý và giải quyết các công việc của người dân và doanh nghiệp. Triển khai hiệu quả việc sử dụng chữ ký số trong Ngành Tư pháp.
7. Trách nhiệm và quan hệ phối hợp của các cấp, các ngành
7.1. Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan, UBND huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án của UBND tỉnh để thực hiện tốt công tác tư pháp năm 2018 ở địa phương.
7.2. Các sở, ngành tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp để tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương.
7.3. UBND huyện, thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm triển khai thực hiện tốt công tác tư pháp theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Tư pháp; đồng thời, chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức thực hiện.
7.4. Các thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp tỉnh, cấp huyện (Cơ quan Thường trực cấp tỉnh là Sở Tư pháp, Cơ quan Thường trực cấp huyện là Phòng Tư pháp); Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh (Cơ quan Thường trực là Sở Tư pháp) có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Thường trực tập trung chỉ đạo bộ phận tham mưu, giúp việc tại đơn vị mình xây dựng chương trình, kế hoạch, đồng thời tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
7.5. Các cấp, ngành căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ngân sách Nhà nước và pháp luật liên quan, đảm bảo nguồn lực cho thực hiện Chương trình công tác tư pháp trọng tâm năm 2018 và giai đoạn 2018-2020.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các sở, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố có trách nhiệm: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch của cấp, ngành mình về lĩnh vực công tác tư pháp và pháp chế năm 2018. Định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp để tổng hợp).
2. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình công tác tư pháp trọng tâm năm 2018 của UBND tỉnh. Định kỳ 06 tháng, 01 năm (hoặc đột xuất) báo cáo Chính phủ, Bộ Tư pháp và UBND tỉnh.
Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cấp, ngành kịp thời báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo./.
- 1Kế hoạch 163/KH-UBND về trọng tâm công tác tư pháp năm 2018 trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 2Quyết định 147/QĐ-UBND về phê duyệt Chương trình công tác của ngành Tư pháp năm 2018 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Quyết định 282/QĐ-UBND về Chương trình công tác Tư pháp năm 2018 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 4Quyết định 28/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2018
- 1Luật nuôi con nuôi 2010
- 2Luật giám định tư pháp 2012
- 3Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 4Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 5Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013
- 6Hiến pháp 2013
- 7Luật Công chứng 2014
- 8Luật Phá sản 2014
- 9Luật Hộ tịch 2014
- 10Thông tư liên tịch 23/2014/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ ban hành
- 11Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch
- 12Nghị định 52/2015/NĐ-CP về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
- 13Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại
- 14Luật đấu giá tài sản 2016
- 15Luật ngân sách nhà nước 2015
- 16Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 17Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 18Nghị quyết 36a/NQ-CP năm 2015 về Chính phủ điện tử do Chính phủ ban hành
- 19Bộ luật dân sự 2015
- 20Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 21Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
- 22Nghị định 97/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 23Luật Trợ giúp pháp lý 2017
- 24Quyết định 619/QĐ-TTg năm 2017 Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 25Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
- 26Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 27Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 28Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 do Chính phủ ban hành
- 29Kế hoạch 163/KH-UBND về trọng tâm công tác tư pháp năm 2018 trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 30Quyết định 147/QĐ-UBND về phê duyệt Chương trình công tác của ngành Tư pháp năm 2018 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 31Quyết định 282/QĐ-UBND về Chương trình công tác Tư pháp năm 2018 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 32Quyết định 2999/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 33Quyết định 28/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2018
Quyết định 47/QĐ-UBND về Chương trình trọng tâm công tác tư pháp năm 2018 của tỉnh Hưng Yên
- Số hiệu: 47/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/01/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
- Người ký: Nguyễn Minh Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra