- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Chỉ thị 13-CT/TW năm 2017 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Nghị quyết 71/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Chính phủ ban hành
- 4Luật Lâm nghiệp 2017
- 5Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 6Nghị định 01/2019/NĐ-CP về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
- 7Nghị quyết 46/2018/NQ-HĐND quy định về mức chi hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 07 tháng 01 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 38/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND tỉnh Quảng Nam về Quy định mức chi hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên trong các lưu vực thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 434/TTr-SNN&PTNT ngày 30/12/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 38/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND tỉnh về Quy định mức chi hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên trong các lưu vực thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2025, với một số nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nội dung, mức chi, nguyên tắc hỗ trợ và kinh phí thực hiện
Thực hiện theo quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3 và Điều 4 Nghị quyết số 38/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND tỉnh về Quy định mức chi hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên trong các lưu vực thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2025.
a) Đối với diện tích đã có hồ sơ quản lý, bảo vệ rừng theo dịch vụ môi trường rừng: Tiếp tục thực hiện theo hồ sơ dịch vụ môi trường rừng được cấp thẩm quyền phê duyệt.
b) Đối với diện tích rừng tự nhiên thuộc các lưu vực thuỷ điện nhưng chưa tổ chức quản lý, bảo vệ rừng theo dịch vụ môi trường rừng (chưa có hồ sơ), các chủ rừng rà soát, lập hồ sơ đề xuất cấp thẩm quyền bổ sung để thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng. Riêng đối với diện tích rừng trong lưu vực thuỷ điện tại các xã trên địa bàn huyện đã thành lập Ban quản lý rừng, UBND cấp xã uỷ quyền cho Ban quản lý rừng lập hồ sơ và tổ chức quản lý, bảo vệ rừng theo dịch vụ môi trường rừng.
c) Trường hợp chuyển mô hình giao khoán bảo vệ rừng sang chủ rừng tự tổ chức quản lý bảo vệ rừng (hoặc ngược lại), chủ rừng (đối với đơn vị thuộc cấp tỉnh) hoặc UBND cấp huyện (đối với đơn vị thuộc huyện) có tờ trình gửi Sở Nông nghiệp và PTNT để trình UBND tỉnh xem xét, thống nhất.
d) Trường hợp tăng thêm diện tích rừng trong lưu vực thuỷ điện nằm ngoài diện tích các lưu vực thuỷ điện hiện tại, các địa phương, đơn vị rà soát, lập hồ sơ gửi Sở Nông nghiệp và PTNT để tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thường trực HĐND tỉnh xem xét điều chỉnh kinh phí đảm bảo đơn giá chi trực tiếp cho bảo vệ rừng không thấp hơn 500.000 đồng/ha/năm.
3. Tổ chức quản lý, bảo vệ rừng
a) Chủ rừng tổ chức quản lý bảo vệ rừng theo hình thức hợp đồng với Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng (đối với diện tích tỉnh bổ sung kinh phí).
b) Hợp đồng Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng:
- Số người hợp đồng và diện tích bảo vệ rừng/người theo từng đơn vị đảm bảo theo Phụ lục kèm theo Nghị quyết số 38/2021/NQ-HĐND.
- Chủ rừng phối hợp với UBND cấp xã, cộng đồng dân cư thôn để lựa chọn thành viên tham gia bảo vệ rừng.
- Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng do chủ rừng thành lập là những người có đủ sức khỏe, có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên. Ưu tiên những người đã hợp đồng chuyên trách bảo vệ rừng theo Nghị quyết số 46/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của HĐND tỉnh và người địa phương có đào tạo chuyên môn về Lâm nghiệp; bộ đội, công an hoàn thành nghĩa vụ; dân quân tự vệ; thanh niên có trình độ học vấn từ lớp 9 trở lên; có phẩm chất đạo đức tốt và có tâm huyết tham gia bảo vệ rừng.
- Những cộng đồng dân cư thôn có diện tích rừng tự nhiên ít, không đủ điều kiện để hợp đồng bảo vệ rừng, thì chủ rừng ghép diện tích rừng này với diện tích rừng của cộng đồng dân cư thôn bên cạnh để tổ chức quản lý, bảo vệ rừng.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng: Thực hiện theo Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng và theo quy định hiện hành của Nhà nước. Ngoài ra, chủ rừng giao thêm nhiệm vụ cho Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng: Tham gia công tác phòng chống thiên tai ở khu vực miền núi (sơ tán dân, giúp đỡ Nhân dân, …); tham gia phòng cháy chữa cháy rừng cơ động, thực hiện việc điều động lực lượng ở khu vực này sang khu vực khác chữa cháy khi cần thiết theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo các cấp; tham gia thực hiện và hỗ trợ phát triển kinh tế Lâm nghiệp trong lâm phận và ngoài cộng đồng dân cư.
- Trường hợp xảy ra phá rừng, khai thác rừng trái phép, cháy rừng và các hành vi vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp trong diện tích giao quản lý mà không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời thì chủ rừng xử lý Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết giữa chủ rừng và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng và theo quy định của pháp luật hiện hành.
c) Mô hình tổ chức bảo vệ rừng của Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng: Tùy theo tình hình thực tế tại địa phương, có thể tổ chức theo các mô hình: Tổ, Đội, Trạm/Chốt bảo vệ rừng (gọi chung là Tổ bảo vệ rừng). Các chủ rừng nêu rõ diện tích giao bảo vệ rừng cho mỗi Tổ bảo vệ rừng kèm theo sơ đồ vị trí, bảng kê diện tích cung ứng theo lô/khoảnh/tiểu khu, trách nhiệm bảo vệ rừng của Tổ bảo vệ rừng; trực tiếp quản lý, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch tuần tra theo hàng tháng và giám sát việc tổ chức bảo vệ rừng của Tổ bảo vệ rừng; các Tổ bảo vệ rừng phân công lịch tuần tra hàng ngày cho Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Chủ rừng có thể bố trí Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của cộng đồng này sang bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư thôn khác để tránh tình trạng nể nang, ngại va chạm, không tố giác người trong cộng đồng vi phạm về bảo vệ rừng.
d) Các chủ rừng chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý bảo vệ rừng và thực hiện bảo vệ rừng trong phạm vi rừng được giao quản lý. Trường hợp để xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật và các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp mà trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình không có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để, thì phải kiểm điểm và xử lý trách nhiệm của chủ rừng theo quy định của pháp luật.
e) Ủy ban nhân dân cấp xã (tại các huyện chưa thành lập Ban quản lý rừng), chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức quản lý, bảo vệ rừng như các Ban quản lý rừng; sử dụng cán bộ Lâm nghiệp xã và công chức Kiểm lâm làm việc tại địa bàn để theo dõi, đánh giá hoạt động của Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng và cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn xã; kịp thời xử lý các vi phạm trong thẩm quyền hoặc đề nghị Hạt Kiểm lâm huyện xử lý.
4. Xác định diện tích, ranh giới cộng đồng dân cư thôn
Chủ rừng phối hợp với UBND cấp xã và cộng đồng dân cư thôn xác định cụ thể diện tích, ranh giới từng cộng đồng dân cư thôn trên bản đồ và ngoài thực địa, làm cơ sở để hỗ trợ nguồn kinh phí 20% cho cộng đồng dân cư thôn (đối với diện tích tỉnh hỗ trợ kinh phí).
Thực hiện theo Điều 60, Điều 61, Điều 62 và Điều 63 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp (sử dụng số liệu diễn biến rừng hằng năm).
a) Đối với nguồn kinh phí bổ sung của tỉnh: Hằng năm, các chủ rừng căn cứ nguồn kinh phí được giao, xây dựng Phương án sử dụng kinh phí theo nội dung, mức chi và nguyên tắc hỗ trợ tại Điều 3 Nghị quyết số 38/2021/NQ- HĐND trình cấp trên trực tiếp phê duyệt (riêng đối với Vườn Quốc gia Sông Thanh và Vườn Quốc gia Bạch Mã gửi Sở Tài chính để tham mưu UBND tỉnh phê duyệt); đồng thời thực hiện thanh, quyết toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.
b) Đối với nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng trên diện tích chủ rừng tự bảo vệ rừng theo hình thức hợp đồng với Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng (ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh) thì chủ rừng cũng phải chi tối thiểu 80% cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; kinh phí dịch vụ môi trường rừng còn lại chi theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ.
Đơn giá dịch vụ môi trường rừng làm cơ sở để tỉnh bổ sung đạt 500.000 đồng/ha/năm được tính toán trên cơ sở kinh phí bảo vệ rừng dịch vụ môi trường rừng đến chủ rừng chia cho diện tích rừng tự nhiên thực tế ngoài hiện trường (diện tích chưa quy đổi hệ số K) theo từng lưu vực thuỷ điện.
Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, chủ rừng và cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức tuyên truyền vận động để người dân hiểu rõ cơ chế chính sách, quyền và nghĩa vụ trong thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng. Đồng thời, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong công tác tuyên truyền vận động và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhằm đảm bảo mục tiêu và hiệu quả của chính sách. Tuy nhiên nòng cốt để vận động Nhân dân tham gia bảo vệ rừng là Bí thư Chi bộ thôn, Trưởng thôn, Trưởng Ban công tác mặt trận thôn, già làng, người có uy tín.
8. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng có liên quan và chính quyền địa phương
a) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh: Tăng cường giám sát công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng, hướng dẫn quản lý, sử dụng, thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng cho chủ rừng kịp thời.
b) Chi cục Kiểm lâm: Giao nhiệm vụ công chức Kiểm lâm phụ trách địa bàn theo dõi, hỗ trợ, phối hợp cùng với Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng tuần tra bảo vệ rừng; chỉ đạo xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp để răn đe, giáo dục.
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất Lâm nghiệp quy định tại Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017 và các văn bản dưới luật có liên quan.
d) Công an huyện tăng cường điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp trên địa bàn.
a) Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, kịp thời giữa chủ rừng, Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng với Kiểm lâm, các phòng, ban và đơn vị chức năng có liên quan trong công tác tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật Lâm nghiệp trên địa bàn.
b) Tổ chức đánh giá, rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các quy chế phối hợp giữa chủ rừng với Kiểm lâm và các lực lượng có liên quan về bảo vệ rừng trên địa bàn. Định kỳ hằng tháng, quý, 06 tháng, cuối năm: Các đơn vị ký quy chế phối hợp báo cáo kết quả công tác phối hợp trong công tác bảo vệ rừng cho đơn vị chủ quản để theo dõi, chỉ đạo.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
a) Cùng với thời điểm lập dự toán Ngân sách Nhà nước hằng năm theo quy định, chịu trách nhiệm tổng hợp khối lượng, nhu cầu kinh phí thực hiện hằng năm của các đơn vị, địa phương gửi Sở Tài chính để tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành.
b) Tổng hợp, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn, tham mưu giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong quá trình sử dụng kinh phí của các địa phương, đơn vị.
c) Hằng năm, phân bổ, phê duyệt Phương án sử dụng kinh phí (đối với nguồn kinh phí tỉnh bổ sung) và quyết toán kinh phí của các Ban quản lý rừng trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, các ngành liên quan tham mưu ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng giữa Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh.
e) Phối hợp với địa phương trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật về quản lý, bảo vệ rừng, lập hồ sơ vi phạm ban đầu và tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn xử lý vi phạm về Luật Lâm nghiệp.
f) Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các đơn vị trên địa bàn tỉnh; định kỳ hằng năm tổng hợp và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
2. Sở Tài chính
a) Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành có liên quan. Đồng thời, theo dõi, thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo đúng các quy định hiện hành.
b) Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Phương án sử dụng kinh phí của Vườn Quốc gia Sông Thanh và Vườn Quốc gia Bạch Mã.
c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn, tham mưu giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong quá trình sử dụng kinh phí của các địa phương, đơn vị.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính hướng dẫn các nội dung liên quan trong thực hiện cơ chế này.
4. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh
a) Hướng dẫn các chủ rừng rà soát, lập hồ sơ đề xuất bổ sung diện tích rừng tự nhiên trong các lưu vực thuỷ điện nhưng chưa tổ chức quản lý, bảo vệ rừng theo dịch vụ môi trường rừng.
b) Sử dụng cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng để xác định diện tích, kinh phí dịch vụ môi trường rừng trong năm và xây dựng kế hoạch cho năm sau trình cấp thẩm quyền phê duyệt đảm bảo theo quy định.
c) Theo dõi, hướng dẫn chủ rừng sử dụng nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng đảm bảo theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ và theo Nghị quyết số 38/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND tỉnh.
d) Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật, giám sát việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.
e) Bố trí kinh phí dịch vụ môi trường rừng đảm bảo theo kế hoạch được phê duyệt và theo quy định hiện hành.
5. Ban Dân tộc tỉnh
Phối hợp với các ngành liên quan, chính quyền địa phương về thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tham gia bảo vệ rừng để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Phối hợp tổ chức thực hiện đạt hiệu quả, góp phần thực hiện chủ trương giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực lao động; hướng dẫn, tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và các chính sách giảm nghèo theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
7. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Tổng hợp khối lượng, nhu cầu kinh phí hằng năm gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính để tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí vào đầu năm (trường hợp tỉnh chưa bố trí kinh phí, trên cơ sở diện tích, đơn giá dịch vụ môi trường rừng, UBND cấp huyện cho tạm ứng kinh phí để triển khai thực hiện bảo vệ rừng trên địa bàn huyện ngay từ đầu năm); bố trí kinh phí thành lập Chốt bảo vệ rừng đối với đơn vị thuộc huyện.
b) Báo cáo những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT để được hướng dẫn, xử lý.
c) Hằng năm, phân bổ, phê duyệt Phương án sử dụng kinh phí (đối với nguồn kinh phí tỉnh bổ sung) và quyết toán kinh phí thực hiện của các Ban quản lý rừng trực thuộc huyện và UBND cấp xã theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành.
d) Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp, hỗ trợ UBND cấp xã (tại các huyện chưa thành lập Ban quản lý rừng):
- Đề xuất khối lượng, nhu cầu kinh phí thực hiện hằng năm gửi UBND cấp huyện để đề xuất cấp thẩm quyền phân bổ kinh phí bảo vệ rừng.
- Xác định cụ thể diện tích, ranh giới từng cộng đồng dân cư thôn trên bản đồ và ngoài thực địa (đối với diện tích tỉnh hỗ trợ kinh phí).
- Hằng năm, xây dựng Phương án sử dụng kinh phí đối với nguồn kinh phí tỉnh bổ sung trình UBND cấp huyện phê duyệt.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, cộng đồng về chính sách pháp luật của Nhà nước, quyền lợi, nghĩa vụ của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ rừng.
- Thực hiện rà soát, lập hồ sơ đề xuất diện tích rừng tự nhiên trong các lưu vực thuỷ điện nhưng chưa tổ chức quản lý, bảo vệ rừng theo dịch vụ môi trường rừng để đưa vào chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Phối hợp với cộng đồng dân cư thôn để lựa chọn hợp đồng Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
- Hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn tổ chức quản lý, bảo vệ rừng; xây dựng hương ước bảo vệ rừng.
- Thanh toán kinh phí và các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định hiện hành.
e) Kiểm tra, giám sát, đánh giá và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT để theo dõi, tổng hợp.
8. Các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng
a) Tổng hợp khối lượng, nhu cầu kinh phí thực hiện hằng năm gửi cơ quan quản lý trực tiếp, riêng Vườn Quốc gia Sông Thanh và Vườn Quốc gia Bạch Mã đồng gửi Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí bảo vệ rừng.
b) Phối hợp với UBND cấp xã, cộng đồng dân cư thôn xác định cụ thể diện tích, ranh giới từng cộng đồng dân cư thôn trên bản đồ và ngoài thực địa (đối với diện tích tỉnh hỗ trợ kinh phí).
c) Hằng năm, xây dựng Phương án sử dụng kinh phí đối với nguồn kinh phí tỉnh bổ sung trình cấp trên trực tiếp phê duyệt (riêng Vườn Quốc gia Sông Thanh và Vườn Quốc gia Bạch Mã gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt).
d) Thực hiện rà soát, lập hồ sơ đề xuất diện tích rừng tự nhiên trong các lưu vực thuỷ điện nhưng chưa tổ chức quản lý, bảo vệ rừng theo dịch vụ môi trường rừng để đưa vào chi trả dịch vụ môi trường rừng.
e) Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, cộng đồng dân cư thôn về chính sách pháp luật của Nhà nước, quyền lợi, nghĩa vụ của cộng đồng trong quản lý bảo vệ, phát triển rừng.
f) Phối hợp với UBND cấp xã, cộng đồng dân cư thôn để lựa chọn hợp đồng lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
g) Tổ chức quản lý bảo vệ rừng; theo dõi, báo cáo diễn biến rừng kịp thời theo quy định, phối hợp với Quỹ tỉnh để xác định diện tích được chi trả, thanh quyết toán kinh phí và và các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định hiện hành.
9. Các Sở, Ban, ngành có liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị có kế hoạch và biện pháp cụ thể để phối hợp, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện tốt các nội dung của Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Bộ đội Biên phòng tỉnh; Giám đốc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc các Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1025/QĐ-UBND năm 2014 điều chỉnh Quyết định 861/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng Cao su và khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên tại khoảnh 6, 7 tiểu khu 89 Ban QLRPH Lộc Ninh do tỉnh Bình Phước ban hành
- 2Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án hỗ trợ gạo từ nguồn Dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân ở các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã, phường, thị trấn khu vực II, khu vực III tự nguyện bảo vệ rừng tự nhiên trong thời gian chưa tự túc được lương thực trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2019-2023
- 3Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên; thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 4Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường biện pháp cấp bách quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2022 do tỉnh Sơn La ban hành
- 5Quyết định 25/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 36/2010/QĐ-UBND quy định chế độ chi cho lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 6Nghị quyết 33/2023/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2023-2025
- 7Nghị quyết 05/2023/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 28/2011/NQ-HĐND quy định về số lượng và mức phụ cấp đối với Công an viên thường trực cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Nghị quyết 38/2021/NQ-HĐND quy định mức chi hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên trong các lưu vực thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022–2025
- 8Quyết định 2182/QĐ-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 22/2023/NQ-HĐND quy định về nội dung và mức hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên ngoài lưu vực thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023-2025
- 9Nghị quyết 22/2023/NQ-HĐND quy định về nội dung và mức hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên ngoài lưu vực thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023-2025
- 1Quyết định 1025/QĐ-UBND năm 2014 điều chỉnh Quyết định 861/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng Cao su và khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên tại khoảnh 6, 7 tiểu khu 89 Ban QLRPH Lộc Ninh do tỉnh Bình Phước ban hành
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Chỉ thị 13-CT/TW năm 2017 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Nghị quyết 71/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Chính phủ ban hành
- 6Luật Lâm nghiệp 2017
- 7Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 8Nghị định 01/2019/NĐ-CP về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
- 9Nghị quyết 46/2018/NQ-HĐND quy định về mức chi hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 10Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 11Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án hỗ trợ gạo từ nguồn Dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân ở các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã, phường, thị trấn khu vực II, khu vực III tự nguyện bảo vệ rừng tự nhiên trong thời gian chưa tự túc được lương thực trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2019-2023
- 12Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên; thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 13Nghị quyết 38/2021/NQ-HĐND quy định về mức chi hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên trong các lưu vực thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025
- 14Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường biện pháp cấp bách quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2022 do tỉnh Sơn La ban hành
- 15Quyết định 25/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 36/2010/QĐ-UBND quy định chế độ chi cho lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 16Nghị quyết 33/2023/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2023-2025
- 17Nghị quyết 05/2023/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 28/2011/NQ-HĐND quy định về số lượng và mức phụ cấp đối với Công an viên thường trực cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Nghị quyết 38/2021/NQ-HĐND quy định mức chi hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên trong các lưu vực thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022–2025
- 18Quyết định 2182/QĐ-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 22/2023/NQ-HĐND quy định về nội dung và mức hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên ngoài lưu vực thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023-2025
- 19Nghị quyết 22/2023/NQ-HĐND quy định về nội dung và mức hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên ngoài lưu vực thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023-2025
Quyết định 47/QĐ-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 38/2021/NQ-HĐND quy định về mức chi hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên trong các lưu vực thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025
- Số hiệu: 47/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/01/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Hồ Quang Bửu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết