Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 47/2024/QĐ-UBND

Sóc Trăng, ngày 31 tháng 10 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024;

Căn cứ Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 11 năm 2024 và thay thế Quyết định số 22/2020/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Quy định về định mức kỹ thuật và phương pháp tính đơn giá bồi thường; hỗ trợ cây trồng, vật nuôi là thủy sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các Sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Sóc Trăng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN&PTNT;
- Bộ TN&MT;
- Cục Trồng trọt;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN và các Đoàn thể tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh, Công báo tỉnh;
- Trang TTĐT VPUBND tỉnh;
- HTĐT: sotp@soctrang.gov.vn;
- Lưu: VT, KT. (6b) 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Quốc Nam

 

QUY ĐỊNH

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Kèm theo Quyết định số 47/2024/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng áp dụng đối với các trường hợp bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 103 Luật Đất đai năm 2024.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

2. Người sử dụng đất quy định tại Điều 4 Luật Đất đai khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện bồi thường

1. Thực hiện bồi thường theo Điều 103 Luật Đất đai.

2. Chỉ bồi thường thiệt hại cho cây trồng, vật nuôi khi được tạo lập trước thời điểm thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Không bồi thường đối với cây hàng năm mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời điểm thu hoạch.

4. Vật nuôi là thủy sản tại thời điểm thu hồi đất hoặc bàn giao đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường. Trường hợp chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di dời được thì được hỗ trợ bồi thường chi phí di dời và thiệt hại do di dời gây ra.

5. Đối với vật nuôi khác, việc bồi thường, hỗ trợ trên nguyên tắc thống kê thực tế số lượng vật nuôi chết trong quá trình di dời, chỉ hỗ trợ vật nuôi trên diện tích đất bị thu hồi tại thời điểm thống kê, kiểm đếm.

6. Việc bồi thường trên nguyên tắc thống kê thực tế về diện tích trồng, số lượng cây, khóm cây; mật độ nuôi, số lượng vật nuôi trên diện tích đất bị thu hồi tại thời điểm thống kê, kiểm đếm.

Chương II

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

Điều 4. Đối với cây hàng năm

1. Đơn giá bồi thường cây hàng năm là giá bồi thường trên một đơn vị diện tích được tính bằng đồng/m2.

2. Mức bồi thường được tính như sau:

Mức bồi thường (đồng) = Đơn giá bồi thường (đồng/m2) x diện tích bồi thường (m2).

3. Đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng hàng năm trên địa bàn tỉnh: Theo Bảng 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 5. Đối với cây lâu năm

1. Đơn giá bồi thường cây lâu năm là giá bồi thường cho một cây được tính bằng đồng/cây với mật độ theo quy định.

2. Đơn giá bồi thường cây lâu năm, cụ thể cho từng thời kỳ sinh trưởng như sau:

a) Đơn giá bồi thường cây mới trồng đến 01 năm tuổi được tính:

Đơn giá bồi thường (đồng/cây) = Tổng chi phí đầu tư và chăm sóc (đồng/cây) (A).

b) Đơn giá bồi thường cây trên 01 năm tuổi đến thời kỳ cho trái chưa ổn định được tính:

Đơn giá bồi thường (đồng/cây) = A+ [B x (n-1)]

Trong đó:

A: Đơn giá bồi thường cây mới trồng đến 1 năm tuổi (đồng/cây).

B: Đơn giá bồi thường của cây trong thời kỳ từ trên 01 năm tuổi đến cho trái chưa ổn định (đồng/cây/năm).

n: Số năm của cây trong thời kỳ từ trên 01 năm tuổi đến cho trái chưa ổn định.

c) Đơn giá bồi thường thời kỳ cho trái ổn định được tính:

Đơn giá bồi thường (đồng/cây) = (C x n1) + (D x n2)

Trong đó:

C: Đơn giá bồi thường của cây trong thời kỳ cho trái ổn định (đồng/cây/năm).

D: Đơn giá bồi thường của cây trong thời kỳ lão hóa (đồng/cây/năm).

n1: Số năm còn lại của cây trong thời kỳ cho trái ổn định.

n2: Số năm lão hóa.

d) Đơn giá bồi thường đối với cây lão hóa được tính:

Đơn giá bồi thường (đồng/cây)= D x n

Trong đó:

D: Đơn giá bồi thường của cây trong thời kỳ lão hóa (đồng/cây/năm).

n: Số năm còn lại của cây trong thời kỳ lão hóa.

* Ghi chú: Cây lão hóa được đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư xác định theo điều kiện thực tế.

3. Đơn giá bồi thường đối với cây lâu năm trên địa bàn tỉnh theo Bảng 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 6. Đối với cây lấy gỗ

1. Phân loại nhóm gỗ căn cứ theo Quyết định số 2198/CNR ngày 26 tháng 11 năm 1977 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp về việc phân loại gỗ sử dụng và Quyết định số 334/CNR ngày 10 tháng 5 năm 1988 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Về việc điều chỉnh xếp hạng một số loại gỗ sử dụng trong bảng phân loại 08 nhóm.

a) Gỗ Nhóm I - VIII: Được tính bằng đường kính gốc (đường kính gốc được đo tại vị trí của cây tính từ mặt đất lên 1,3 m).

b) Nhóm Tràm cừ: Tính bằng đường kính ngọn.

c) Nhóm Tre: Tính theo chiều cao cây.

d) Nhóm Trúc: Tính theo số cây và chiều cao trung bình/bụi.

đ) Nhóm dừa nước: Tính theo chiều dài của lá.

2. Đơn giá bồi thường được xác định trên cơ sở chi phí đầu tư ban đầu (bao gồm giống, công trồng), chi phí chăm sóc, công chặt hạ; có xem xét đến giá trị từng loại cây gỗ để hỗ trợ đền bù thêm. Đơn giá bồi thường trên không bao gồm xác cây.

3. Cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

4. Cây không nằm trong Bảng phân nhóm gỗ của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhưng thực tế có trồng ở địa phương sẽ đưa vào nhóm cây lấy gỗ khác.

5. Đơn giá bồi thường đối với cây lấy gỗ trên địa bàn tỉnh: Theo Bảng 3 Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 7. Đối với cây cảnh, hoa kiểng, cây ươm dùng sản xuất giống

1. Được trồng trực tiếp trên đất: Đơn giá bồi thường bao gồm chi phí di dời và thiệt hại trong quá trình đào gốc, bứng để di dời và trồng lại. Giá trị bồi thường dựa vào thực tế do đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư xác định, trình cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thẩm định để tổng hợp vào phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

2. Được trồng trên giá thể, trong bầu, trong chậu: Đơn giá bồi thường là chi phí di dời và thiệt hại thực tế trong quá trình di dời. Giá trị bồi thường dựa vào thực tế do đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư xác định, trình cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thẩm định để tổng hợp vào phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

3. Đối với hàng rào trồng bằng các loại cây như: Bông trang, dâm bụt, xương rồng, mai chiếu thủy, quỳnh anh, đinh lăng, cây chè được chăm sóc, cây phát triển tốt, đã giáp tán thì bồi thường 100.000 đồng/m2; cây chưa giáp tán hoặc không chăm sóc tốt thì bồi thường 50.000 đồng/m2.

4. Đối với hàng rào bằng cây trồng khác các loại: Có chăm sóc tạo cảnh thì bồi thường 50.000 đồng/m2; trồng tự nhiên không chăm sóc thì bồi thường 20.000 đồng/m2.

Điều 8. Quy định khác

1. Trường hợp vườn cây ăn trái có trồng xen cây trồng hàng năm thì ngoài việc bồi thường thiệt hại đối với vườn cây lâu năm, người sử dụng đất còn được bồi thường thiệt hại đối với cây hàng năm theo diện tích cây trồng thực tế bị thiệt hại.

2. Vườn cây ăn trái trồng chuyên canh một loại cây có mật độ trồng thấp hơn mật độ quy định thì tính bồi thường theo mật độ thực tế tại thời điểm kiểm đếm; nếu mật độ trồng cao hơn quy định thì tính bồi thường theo mật độ quy định.

3. Vườn trồng xen canh nhiều loại cây trên một diện tích: Chủ sở hữu xác định loại cây trồng chính, đơn giá bồi thường đối với cây trồng chính được tính bằng 100% giá trị bồi thường của loại cây trồng đó theo mật độ quy định.

Nếu cây trồng chính chưa đủ 100% mật độ quy định trên đơn vị diện tích thì tiếp tục cây trồng xen được bồi thường trên phần diện tích còn lại theo mật độ quy định.

Nếu mật độ cây trồng xen thấp hơn mật độ quy định thì được tính theo số lượng thực tế tại thời điểm kiểm đếm. Chủ sở hữu có quyền chọn thứ tự ưu tiên cho từng loại cây trồng xen trong trường hợp có nhiều loại cây trồng xen trên cùng diện tích.

4. Đối với cây đầu dòng được cơ quan có thẩm quyền công nhận, mức giá bồi thường bằng 1,5 lần đơn giá bồi thường của cây cùng loại: Theo Bảng 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.

Chương III

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI VẬT NUÔI

Điều 9. Đối với vật nuôi là thủy sản

1. Vật nuôi là thủy sản đã đến thời kỳ thu hoạch tại thời điểm thu hồi đất thì chỉ bồi thường chi phí liên quan đến công trình phục vụ cho nuôi thủy sản; chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt và bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt. Đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư căn cứ các quy định có liên quan về bồi thường thiệt hại đối với công trình phục vụ cho nuôi thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất để làm căn cứ tính các khoản chi phí bồi thường, trình cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thẩm định để tổng hợp vào phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

2. Xác định vật nuôi là thủy sản đã đến thời kỳ thu hoạch dựa vào thời gian nuôi và kích cỡ thu hoạch của vật nuôi tại Phụ lục IV kèm theo Quyết định này. Nếu một trong hai tiêu chuẩn này được đáp ứng, thì xem như vật nuôi thủy sản đã đến thời điểm thu hoạch.

3. Nếu vật nuôi là thủy sản chưa đến thời gian thu hoạch mà bắt buộc phải bàn giao mặt bằng khi thu hồi đất và không thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí như sau:

Mức bồi thường (đồng) = [Diện tích ao nuôi tại thời điểm thu hồi đất (m2)] x [Bảng mức chi phí sản xuất theo thời gian nuôi (đồng/m2)] - [Tổng trọng lượng thủy sản thu hoạch tại thời điểm thu hồi đất (kg)] x [Giá bán tại thời điểm bồi thường (đồng/kg)]].

Trong đó:

Diện tích ao nuôi tại thời điểm thu hồi đất: Được tính bằng m2 và được xác định theo bản đồ địa chính, trường hợp không có bản đồ địa chính thì xác định diện tích theo trích đo địa chính thửa đất theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính và văn bản hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Mức chi phí của Bảng mức đơn giá chi phí sản xuất: Theo Phụ lục III kèm theo Quy định này (bao gồm chi phí khấu hao công trình nuôi, khấu hao trang thiết bị và chi phí sản xuất vụ nuôi theo thời gian nuôi).

Giá bán tại thời điểm bồi thường: Được xác định dựa trên giá mua thực tế của các thương lái tại thời điểm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

4. Nếu vật nuôi là thủy sản chưa đến thời gian thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm nuôi mới thì được bồi thường, hỗ trợ chi phí như sau:

Chi phí liên quan đến công trình phục vụ cho nuôi thủy sản trên đất thu hồi; chi phí bơm tát, thu hoạch, tháo dỡ thiết bị, máy móc, di chuyển thủy sản nuôi, lắp đặt trang thiết bị, máy móc cho chỗ nuôi mới; thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt thiết bị, máy móc do đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khảo sát và xác định, trình cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thẩm định để tổng hợp vào phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Chi phí hao hụt vật nuôi là thủy sản do di dời bằng 20% đối với tôm (tôm thẻ chân trắng, tôm Sú) và 10% đối với các loại thủy sản khác. Chi phí hao hụt được tính như sau:

Chi phí hao hụt (đồng) = [Tỷ lệ hao hụt (%)] x [Tổng trọng lượng thủy sản tại thời điểm thu hồi đất (kg)] x [Đơn giá thủy sản tại thời điểm bồi thường (đồng)].

5. Bồi thường chi phí đối với con giống thủy sản

a) Tôm giống không hỗ trợ chi phí bồi thường.

b) Cá giống chỉ hỗ trợ chi phí di chuyển giống, mức hỗ trợ bằng 20% giá cá giống tại thời điểm bồi thường hỗ trợ, được tính như sau:

Chi phí bồi thường (đồng) = [Khối lượng cá giống (kg)] x [Đơn giá con giống tại thời điểm bồi thường (đồng/kg)] x 20%.

Điều 10. Đối với vật nuôi khác

1. Mức bồi thường thiệt hại được tính bằng trọng lượng thịt hơi vật nuôi thực tế (kg) x Đơn giá bồi thường (đồng/kg).

2. Mức bồi thường thiệt hại con giống (con) = Số con chết kiểm đếm thực tế (con) x Đơn giá (đồng/con).

3. Đơn giá bồi thường đối với vật nuôi khác trên địa bàn tỉnh: Theo Phụ lục V ban hành kèm theo Quyết định này.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Quy định chuyển tiếp

Đối với những dự án, hạng mục, công trình đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi Quyết định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án đã phê duyệt, không áp dụng hoặc điều chỉnh lại theo Quy định của Quyết định này.

Điều 12. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị và địa phương hướng dẫn thực hiện Quy định này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh các loại cây trồng, vật nuôi khác không có trong Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này hoặc có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn, giải quyết hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

PHỤ LỤC I

BẢNG ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG
(Kèm theo Quyết định số 47/2024/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

Bảng 1. Cây hàng năm

Stt

Loại cây trồng

Đơn giá bồi thường (đồng/m2)

1

Lúa

8.000

2

Mía

11.000

3

Khóm (thơm, dứa)

28.000

4

Bắp

10.000

5

Khoai từ, khoai ngọt, khoai môn, khoai lùn

23.000

6

Khoai lang, khoai mì

13.000

7

Đậu xanh, đậu nành, đậu phộng

7.000

8

Đậu rồng, đậu ve

25.000

9

Cải xanh, cải ngọt, rau muống, rau dền, mồng tơi, rau ngót

10.000

10

Hành lá, hẹ lá

21.000

11

Cà chua, cà phổi

15.000

12

Dưa hấu, dưa leo, bí đỏ, bầu, mướp, khổ qua

18.000

13

Dưa lê

23.000

14

Dưa lưới

65.000

15

Đậu bắp, đậu đũa

12.000

16

Ớt, thiên lý, hẹ bông

50.000

17

Cải bông, cải thảo, cải bắp, củ cải trắng

22.000

18

Bồn bồn

30.000

19

Sen

15.000

20

Năn

9.000

21

Tỏi, hành tím

60.000

22

Ngải bún, gừng

22.000

23

Sả

11.000

24

Nghệ

25.000

25

Dây thuốc cá

23.000

Bảng 2. Cây lâu năm

Stt

Loại cây, nhóm cây

Đơn giá bồi thường (đồng/cây/năm)

Cây mới trồng - 01 năm tuổi (A)

Cây trên 01 năm tuổi - cho trái chưa ổn định (B)

Cây cho trái ổn định (C)

Cây lão hóa (D)

1

Măng cụt

593.000

302.000

345.000

173.000

2

Xoài

436.000

267.000

299.000

150.000

3

Sầu riêng

942.000

824.000

1.140.000

570.000

4

Bòn bon

551.000

202.000

272.000

136.000

5

Bưởi

375.000

215.000

245.000

123.000

6

Mít

404.000

227.000

219.000

110.000

7

Vú sữa

608.000

324.000

420.000

210.000

8

Cam, Quýt

204.00

126.000

130.000

51.000

9

Chôm chôm

483.000

340.000

357.000

170.000

10

Sa bô chê

378.000

233.000

255.000

115.000

11

Dừa

438.000

224.000

235.000

107.000

12

Nhãn

398.000

205.000

230.000

110.000

13

Chanh, hạnh

124.000

48.000

93.000

16.000

14

Chanh leo

150.000

58.000

131.000

65.000

15

Mãng cầu xiêm

200.000

154.000

188.000

174.000

16

Mãng cầu ta

151.000

99.000

142.000

71.000

17

Táo

197.000

106.000

118.000

100.000

18

Mận

281.000

200.000

389.000

155.000

19

Ổi

197.000

123.000

127.000

63.000

20

Cóc

206.000

254.000

281.000

76.000

21

Sơ ri

100.000

51.000

48.000

15.000

22

Me

159.000

185.000

101.000

82.000

23

Ca cao

156.000

71.000

85.000

43.000

24

Đu đủ

90.000

-

50.000

25.000

25

Chuối

75.000

-

80.000

-

26

Lê ki ma

218.000

101.000

152.000

76.000

27

Khế

190.000

110.000

90.000

45.000

28

127.000

250.000

214.000

112.000

29

Cà na

203.000

180.000

165.000

95.000

30

Dâu

194.000

210.000

95.000

60.000

31

Thanh long

180.000

70.000

92.000

48.000

32

Cau

105.000

34.000

70.000

35.000

Bảng 3. Cây lấy gỗ

Stt

Loài cây

Phân loại

Đơn giá bồi thường

I

Nhóm gỗ phân theo quyết định 2198/CNR và Quyết định 334/CNR của Bộ lâm nghiệp

1

Thuộc gỗ từ nhóm I đến nhóm III (Gõ đỏ, Gỗ mật, Sưa, Bằng lăng nước, Bình linh, Sao Đen, Tếch,...) (đồng/cây)

Đường kính từ 60 cm trở lên

A

12.000.000

Đường kính từ 40 cm đến dưới 60 cm

B

6.000.000

Đường kính từ 20 cm đến dưới 40 cm

C

2.000.000

Đường kính từ 10 cm đến dưới 20 cm

D

1.000.000

Đường kính dưới 10 cm

E

300.000

2

Thuộc gỗ từ nhóm IV đến nhóm V (Cồng tía, Dầu, Chôm chôm, Dái ngựa, Lim xẹt, Phi lao, Xà cừ,...) (đồng/cây)

Đường kính từ 60 cm trở lên

A

4.000.000

Đường kính từ 40 cm đến dưới 60 cm

B

2.000.000

Đường kính từ 20 cm đến dưới 40 cm

C

1.000.000

Đường kính từ 10 cm đến dưới 20 cm

D

500.000

Đường kính dưới 10 cm

E

150.000

3

Thuộc gỗ từ nhóm VI đến nhóm VIII (Bạch đàn, Đước, Mắm, Mù u, Gáo vàng, Phượng vĩ,...) (đồng/cây)

Đường kính từ 60 cm trở lên

A

4.000.000

Đường kính từ 40 cm đến dưới 60 cm

B

2.000.000

Đường kính từ 20 cm đến dưới 40 cm

C

1.000.000

Đường kính từ 10 cm đến dưới 20 cm

D

500.000

Đường kính dưới 10 cm

E

150.000

II

CÁC LOÀI CÂY LẤY GỖ KHÁC

4

Cây Gừa, Sanh, Sộp, Trâm bầu, Sung, Bình bát, Cách, Trứng cá, Vông nem,... (đồng/cây)

Đường kính từ 60 cm trở lên

A

2.000.000

Đường kính từ 40 cm đến dưới 60 cm

B

1.000.000

Đường kính từ 20 cm đến dưới 40 cm

C

500.000

Đường kính từ 10 cm đến dưới 20 cm

D

100.000

Đường kính từ 5 cm đến dưới 10 cm

E

50.000

Đường kính từ 1,5 cm đến dưới 5 cm

F

20.000

5

Cây Tràm cừ (đường kính ngọn tính sau khi chặt hạ) (đồng/cây)

Đường kính ngọn từ 8 cm trở lên

A

370.000

Đường kính ngọn từ 6 cm đến dưới 8 cm

B

24.000

Đường kính ngọn từ 5 cm đến dưới 6 cm

C

17.000

Đường kính ngọn từ 4 cm đến dưới 5 cm

D

16.000

Đường kính ngọn từ 3 cm đến dưới 4 cm

E

7.000

Đường kính ngọn từ 2 cm đến dưới 3 cm

F

4.000

Cây mới trồng có chiều cao tối thiểu 1 m

G

3.000

6

Cây Keo các loại (đồng/cây)

Đường kính từ 60 cm trở lên

A

820.000

Đường kính từ 40 cm đến dưới 60 cm

B

570.000

Đường kính từ 20 cm đến dưới 40 cm

C

310.000

Đường kính từ 10 cm đến dưới 20 cm

D

200.000

Đường kính từ 5 cm đến dưới 10 cm

E

168.000

Đường kính từ 1,5 cm đến dưới 5 cm

F

40.000

Cây mới trồng có chiều cao tối thiểu 1m

G

7.000

7

Cây Quách (Gáo), Bàng, Hồng nhung, Tha la, Kèn hồng, Tra các loại,... (đồng/cây)

Đường kính từ 60 cm trở lên

A

4.000.000

Đường kính từ 40 cm đến dưới 60 cm

B

2.500.000

Đường kính từ 40 cm đến dưới 20 cm

C

750.000

Đường kính từ 10 cm đến dưới 20 cm

D

500.000

Đường kính dưới 10 cm

F

150.000

8

Đưng, Bần chua, Bần ổi, Bần Đắng, Bình linh,... (đồng/cây)

 

Đường kính từ 60 cm trở lên

A

4.000.000

Đường kính từ 40 cm đến dưới 60 cm

B

3.000.000

Đường kính từ 40 cm đến dưới 20 cm

C

1.000.000

Đường kính từ 10 cm đến dưới 20 cm

D

500.000

Đường kính dưới 10 cm

F

250.000

III

NHÓM LOÀI CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ

9

Cây Tre gai, Tre mỡ, Tre lồ ô, Tre tầm vông, Tre mạnh tông, Tre tàu và các loài tre khác,...(đồng/cây)

Cao từ 7 m trở lên

A

200.000

Cao từ 5 m đến dưới 7 m

B

150.000

Cao từ 2 m đến dưới 5 m

C

100.000

Cao dưới 2 m

D

50.000

10

Cây trúc các loại (L= 5 m - 7 m) (đồng/bụi)

Từ 150 cây/bụi trở lên

A

400.000

Từ 100 đến dưới 150 cây/bụi

B

350.000

Từ 50 đến dưới 100 cây/bụi

C

250.000

Từ 20 đến dưới 50 cây/bụi

D

150.000

Từ dưới 20 cây/bụi

E

80.000

Cây mới trồng (L= 1m - <5m)

F

20.000

11

Dừa nước (tính từ phần thân có lá đến vút ngọn) (đồng/tàu lá)

Dài từ 6m/tàu lá trở lên

A

4.000

Dài từ 5 đến dưới 6m/tàu lá

B

3.500

Dài từ 4 đến dưới 5m/tàu lá

C

3.000

Dài từ 3 đến dưới 4m/tàu lá

D

2.500

Dài từ 2 đến dưới 3m/tàu lá

E

2.000

12

Đinh lăng (cây dược liệu) (đồng/cây)

Đường kính từ 7,5 cm trở lên

A

500.000

Đường kính từ 5 cm đến dưới 7,5 cm

B

250.000

Đường kính dưới 5 cm

C

150.000

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

MẬT ĐỘ CÂY TRỒNG VÀ GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG
(Kèm theo Quyết định số 47/2024/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

Stt

Loại cây, nhóm cây

Mật độ trồng (cây/ha)

Giai đoạn sinh trưởng cây trồng (năm)

Cây mới trồng - 01 năm tuổi

Cây trên 01 năm tuổi - cho trái chưa ổn định

Cây cho trái ổn định

Cây lão hóa

1

Măng cụt

200

1

10

16

5

2

Xoài

400

1

4

8

5

3

Sầu riêng

200

1

6

12

5

4

Bòn bon

250

1

5

9

5

5

Bưởi

400

1

5

7

4

6

Mít

400

1

3

6

3

7

Vú sữa

200

1

5

8

5

8

Cam, Quýt

625

1

3

5

3

9

Chôm chôm

210

1

5

12

4

10

Sa bô chê

200

1

5

10

5

11

Dừa

156

1

4

15

5

12

Nhãn

400

1

4

10

4

13

Chanh, hạnh

1.100

1

2

5

2

14

Chanh leo

1.300

1

2

3

2

15

Mãng cầu xiêm

625

1

4

6

3

16

Mãng cầu ta

1.100

1

4

6

3

17

Táo

1.100

1

3

7

4

18

Mận

625

1

4

8

3

19

Ổi

1.100

1

2

4

2

20

Cóc

280

1

5

8

4

21

Sơri

1.100

1

3

6

2

22

Me

156

1

7

15

5

23

Ca cao

600

1

4

6

3

24

Đu đủ

1.100

1

-

1

1

25

Chuối

2.000

1

-

2

26

Lê ki ma

286

1

4

7

4

27

Khế

330

1

6

9

5

28

200

1

4

8

3

29

Cà na

600

1

4

6

3

30

Dâu

400

1

5

9

5

31

Thanh long

1.100

1

4

5

3

32

Cau

1.100

1

6

10

3

 

PHỤ LỤC III

BẢNG MỨC ĐƠN GIÁ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG THỦY SẢN
(Kèm theo Quyết định số 47/2024/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

Bảng 1. Tôm Sú

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi

Quảng canh cải tiến/Luân canh Tôm lúa

Bán thâm canh

Thâm canh

Mật độ (1 -10 con/m2)

Mật độ (11-24 con/m2)

Mật độ (25 - 40 con/m2)

(1)

(2)

(3)

(4)

≤ 30 ngày tuổi (1 tháng)

6.400

9.600

14.700

31-60 ngày tuổi (2 tháng)

8.400

15.100

22.800

61-90 ngày tuổi (3 tháng)

11.200

25.700

37.900

91 - 120 ngày tuổi (4 tháng)

13.700

37.100

51.100

121 - 150 ngày tuổi (5 tháng)

16.500

47.500

65.000

Bảng 2. Tôm Thẻ chân trắng

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi

Bán thâm canh

Thâm canh

Siêu thâm canh

Mật độ (60 - 79 con/m2)

Mật độ (80-120 con/m2)

Mật độ (120 - 200 con/m2)

(1)

(2)

(3)

(4)

≤ 30 ngày tuổi (1 tháng)

24.800

33.500

217.000

31-60 ngày tuổi (2 tháng)

44.800

58.100

267.900

61-90 ngày tuổi (3 tháng)

80.000

96.900

347.800

Bảng 3. Cá Kèo

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi

Ghi chú

Thâm canh

 

Mật độ (< 100 con/m2)

 

(1)

(2)

(3)

≤ 30 ngày tuổi (1 tháng)

47.800

 

31-60 ngày tuổi (2 tháng)

52.800

 

61-90 ngày tuổi (3 tháng)

59.700

 

91 - 120 ngày tuổi (4 tháng)

66.800

 

121 - 150 ngày tuổi (5 tháng)

82.800

 

Bảng 4. Cua biển

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi

Ghi chú

Mật độ (< 1 con/m2)

 

≤ 30 ngày tuổi (1 tháng)

6.500

 

31-60 ngày tuổi (2 tháng)

8.100

 

61-90 ngày tuổi (3 tháng)

9.700

 

91-120 ngày tuổi (4 tháng)

11.000

 

121 - 150 ngày tuổi (5 tháng)

12.900

 

Bảng 5. Cá dứa

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi

Ghi chú

Thâm canh

 

Mật độ (< 3 con/m2)

 

(1)

(2)

(3)

≤ 30 ngày tuổi (1 tháng)

38.400

 

31-60 ngày tuổi (2 tháng)

41.600

 

61-90 ngày tuổi (3 tháng)

46.000

 

91-120 ngày tuổi (4 tháng)

50.800

 

121-150 ngày tuổi (5 tháng)

60.600

 

151 - 180 ngày tuổi (6 tháng)

72.800

 

181 - 210 ngày tuổi (7 tháng)

86.900

 

211 - 240 ngày tuổi (8 tháng)

104.100

 

241 - 270 ngày tuổi (9 tháng)

121.200

 

271 - 300 ngày tuổi (10 tháng)

145.500

 

Bảng 6. Cá Chẽm

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi

Ghi chú

Thâm canh

 

Mật độ (< 3 con/m2)

 

(1)

(2)

(3)

≤ 30 ngày tuổi (1 tháng)

23.500

 

31-60 ngày tuổi (2 tháng)

30.100

 

61-90 ngày tuổi (3 tháng)

38.100

 

91 - 120 ngày tuổi (4 tháng)

48.800

 

121 - 150 ngày tuổi (5 tháng)

77.500

 

151 - 180 ngày tuổi (6 tháng)

112.700

 

181 - 210 ngày tuổi (7 tháng)

156.700

 

211 - 240 ngày tuổi (8 tháng)

196.500

 

Bảng 7. Cá Chốt

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi

Ghi chú

Bán thâm canh

 

Mật độ (< 25 con/m+)

 

(1)

(2)

(3)

≤ 30 ngày tuổi (1 tháng)

11.400

 

31-60 ngày tuổi (2 tháng)

14.700

 

61-90 ngày tuổi (3 tháng)

17.400

 

91-120 ngày tuổi (4 tháng)

19.400

 

121 - 150 ngày tuổi (5 tháng)

26.300

 

Bảng 8. Cá Tra

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi

Ghi chú

Thâm canh

 

Mật độ (< 40 con/m2)

 

(1)

(2)

(3)

≤ 30 ngày tuổi (1 tháng)

34.300

 

31-60 ngày tuổi (2 tháng)

47.500

 

61-90 ngày tuổi (3 tháng)

70.100

 

91 - 120 ngày tuổi (4 tháng)

94.100

 

121 - 150 ngày tuổi (5 tháng)

163.400

 

151 - 180 ngày tuổi (6 tháng)

313.500

 

181 - 210 ngày tuổi (7 tháng)

457.300

 

211 - 240 ngày tuổi (8 tháng)

601.000

 

241 - 270 ngày tuổi (9 tháng)

700.300

 

Bảng 9. Nuôi cá nước ngọt đăng quầng

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi

Ghi chú

Nuôi đăng quầng

cá trê, cá lóc, rô đồng,...

Mật độ (< 2 con/m2)

 

(1)

(2)

(3)

≤ 30 ngày tuổi (1 tháng)

2.100

 

31-60 ngày tuổi (2 tháng)

2.700

 

61-90 ngày tuổi (3 tháng)

3.400

 

91 - 120 ngày tuổi (4 tháng)

4.200

 

121 - 150 ngày tuổi (5 tháng)

5.200

 

Bảng 10. Artemia

Đơn vị tính: Đồng/m2 mặt nước

Thời gian nuôi

Loại hình nuôi

Ghi chú

Bán thâm canh

 

Mật độ (< 1 lon giống/1000m2)

 

(1)

(2)

(3)

≤ 30 ngày tuổi (1 tháng)

6.100

 

31-60 ngày tuổi (2 tháng)

7.200

 

61-90 ngày tuổi (3 tháng)

8.400

 

91-120 ngày tuổi (4 tháng)

9.600

 

121-150 ngày tuổi (5 tháng)

10.900

 

 

PHỤ LỤC IV

THỜI KỲ THU HOẠCH CỦA MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG THỦY SẢN
(Kèm theo Quyết định số 47/2024/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

Stt

Đối tượng

Hình thức nuôi

Mật độ (con/m2)

Thời gian nuôi
(tháng)

Kích cỡ thu hoạch (Gram/con)

Ghi chú

1

Tôm Sú

Thâm canh

25-40

>5

≥ 30

 

Bán thâm canh

11-24

>5

≥ 30

 

Quảng canh cải tiến

5-10

>5

≥ 30

 

Luân canh Tôm - Lúa

≤ 4

>5

≥ 20

 

2

Tôm Thẻ chân trắng

Siêu thâm canh

≥ 120

>3

≥ 17

 

Thâm canh

80- 120

>3

≥ 17

 

Bán thâm canh

60-79

>3

≥ 20

 

3

Cá Kèo

Thâm canh

<100

>5

≥ 20

 

4

Cua Biển

Nuôi ao

≤ 1

>5

≥ 300

 

5

Cá Dứa

Thâm canh

≤ 3

> 10

≥ 1000

 

6

Cá chẽm

Thâm canh

≤ 3

>8

1,0-1,2 kg

 

7

Cá chốt

Bán thâm canh

≤ 25

>5

≥ 30

 

8

Cá Tra

Thâm canh

≤ 40

> 9

≥ 600

 

9

Các loại cá đồng (lóc, rô, trê,...)

Đăng quầng

≤ 2

> 10

≥ 200

 

10

Artemia

Thâm canh

100 con/L

>6

Trứng/g=300.000

 

 

PHỤ LỤC V

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VẬT NUÔI
(Kèm theo Quyết định số 47/2024/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

Bảng 1. Heo các loại

(P: Là trọng lượng vật nuôi tính bằng kg)

Stt

Vật nuôi

Đơn vị tính

Đơn giá (đồng/kg, đồng/con)

Ghi chú

1

Heo giống

 

 

 

 

Loại 1: P ≤ 3kg/con

Kg

350.000

Bao gồm toàn bộ chi phí nuôi heo nái giai đoạn chửa và nuôi heo con

 

Loại 2: P ≥ 3 kg/con

Kg

150.000

Giá heo giống trung bình trong 03 năm liền kề gần nhất

2

Heo thịt

Kg

 

 

 

Loại 1: P ≤ 30kg/con

Kg

110.000

Giá heo thịt hơi trung bình trong 03 năm liền kề gần nhất

 

Loại 2: 30 kg/con < P ≤ 70kg/con

Kg

70.000

3

Heo nái đang sinh sản

 

 

 

a

Heo lai (tự gây giống)

P = 10kg = 1.500.000 đồng/con

P ≥ 11kg = số kg từ 11 trở lên nhân (x) 57.000 đồng/kg = B

Con

1.500.000+B

- Giá heo thịt hơi trung bình trong 03 năm liền kề gần nhất là 57.000 đồng/kg.

- Chi phí công tác chọn, tạo giống là 2.000.000 đồng/con (công ty sản xuất giống thu)

b

Heo ngoại

C = P x 57.000 đồng/kg

Con

2.000.000+C

4

Heo đực đang khai thác

 

 

 

b

Heo đực lai (tự gây giống)

P = 10kg = 1.500.000 đồng/con

P ≥ 11 kg = số kg từ 11 trở lên nhân (x) 57.000 đồng/kg = B

Con

1.500.000 + 2.000.000 +B

- Giá heo thịt hơi trung bình trong 3 năm gần nhất là 57.000 đồng/kg.

- Chi phí huấn luyện khai thác tỉnh là 2.000.000 đồng/con

c

Heo đực ngoại

Con

Bằng giá trị mua heo đực giống ban đầu

- Theo phiếu lý lịch, hoá đơn mua con giống

- Trường hợp không có hóa đơn mua con giống áp dụng theo cách tính heo đực lai

Bảng 2. Gà các loại

Stt

Vật nuôi

ĐVT

Đơn giá (đồng/kg, đồng/con)

Ghi chú

1

Gà giống 1 ngày tuổi

Con

14.000

 

2

Gà thịt

 

 

 

a

Gà địa phương

 

 

 

 

Loại 1: P ≤ 0,5 kg/con

Kg

94.000

P là trọng lượng vật nuôi tính bằng kg

 

Loại 2: 0,5kg/con <P ≤ 1,0kg/con

Kg

68.000

b

Gà lai lông màu nuôi chuồng kín

Kg

 

 

 

Loại 1: P ≤ 0,5 kg/con

Kg

64.000

P là trọng lượng vật nuôi tính bằng kg

 

Loại 2: 0,5kg/con <P ≤ 1,0kg/con

Kg

54.000

c

Gà lai lông màu nuôi chuồng hở

 

 

 

 

Loại 1: P ≤ 0,5 kg/con

Kg

58.000

P là trọng lượng vật nuôi tính bằng kg

 

Loại 2: 0,5kg/con <P ≤ 1,0kg/con

Kg

44.000

3

Gà đẻ đang khai thác (gà lai lông màu)

Kg

55.000

(Tính theo giá gà thịt trung bình 03 năm liền kề gần nhất)

Bảng 3. Vịt các loại

Stt

Vật nuôi

ĐVT

Đơn giá (đồng/kg, đồng/con)

Ghi chú

1

Vịt giống 1 ngày tuổi

Con

21.000

 

2

Vịt thịt; Vịt đẻ đang khai thác (vịt lai)

 

 

 

 

Loại 1: P ≤ 0,5 kg/con

Kg

80.000

(Tính theo giá vịt trung bình 03 năm liền kề gần nhất tại địa phương)

 

Loại 2: 0,5kg/con < P ≤ 1,0kg/con

Kg

45.000

 

Loại 4: P > 1,0kg/con

Kg

40.000

Bảng 4. Dê

Stt

Vật nuôi

ĐVT

Đơn giá (đồng/kg)

Ghi chú

1

Loại 1: P ≤ 10 kg/con

Kg

116.000

Tính theo giá dê giống trung bình trong 03 năm liền kề gần nhất tại địa phương

2

Loại 2: 10 kg/con < P ≤ 20 kg/con

Kg

106.000

Tính theo giá dê thịt trung bình trong 03 năm liền kề gần nhất tại địa phương

Bảng 5. Các vật nuôi khác

 

Các vật nuôi khác

Vật nuôi khác không thể di chuyển mà chưa được quy định đơn giá bồi thường tại Phụ lục này thì đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư xác định mức bồi thường thiệt hại thực tế, trình cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thẩm định để tổng hợp vào phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 47/2024/QĐ-UBND về Quy định đơn giá bồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

  • Số hiệu: 47/2024/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/10/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
  • Người ký: Vương Quốc Nam
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản