Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 467/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 29 tháng 5 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TẬP TRUNG TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Tiếp theo Quyết định số 637/QĐ-UBND ngày 31/7/2015 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt đề cương, dự toán Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 609/TTr-SKHĐT ngày 17 tháng 5 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với các nội dung chính như sau:

1. Quan điểm quy hoạch

- Quy hoạch xây dựng cơ sở giết mổ (CSGM) phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển sản xuất chăn nuôi của tỉnh; đảm bảo định hướng lâu dài, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh cho người và động vật; tạo sự gắn kết chuỗi từ khâu chăn nuôi - giết mổ - chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm;

- Quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm (CSGM GSGC) tập trung phải căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo an sinh xã hội; có bước đi phù hợp giải quyết những yêu cầu trước mắt và định hướng lâu dài của tỉnh, làm thay đổi thói quen giết mổ, tiêu dùng truyền thống trên cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP);

- Khuyến khích, tạo điều kiện xã hội hoá việc đầu tư xây dựng, nâng cấp các CSGM GSGC tập trung; việc phát triển xây dựng mới các CSGM GSGC phải dựa trên nhu cầu của thị trường để xây dựng công suất thiết kế phù hợp.

2. Mục tiêu quy hoạch

2.1. Mục tiêu chung

- Quy hoạch các CSGM đảm bảo vệ sinh thú y trong giết mổ để thực hiện quản lý, kiểm soát giết mổ; khống chế và ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm;

- Thực hiện đúng quy trình và đảm bảo văn minh trong hoạt động giết mổ như: thời gian, tiếng ồn; hoạt động giết mổ phải hạn chế ảnh hưởng tác động đến cộng đồng dân cư, đồng thời đảm bảo giữ gìn môi trường xung quanh.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Quy hoạch được thực hiện theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:

* Giai đoạn 2016 - 2020

Đến năm 2020 xây dựng hoàn thiện và đi vào vận hành 01 CSGM loại 1 cung cấp nhu cầu cho thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên với công suất giết mổ đạt 15 con trâu bò, 150 con lợn, 30 con gia súc khác và khoảng 800 gia cầm mỗi ngày; đồng thời tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá, phân loại các điểm giết mổ trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 xóa bỏ trên 35% các điểm giết mổ nhỏ lẻ tại các cụm dân cư tập trung trên địa bàn toàn tỉnh.

* Giai đoạn 2021 - 2025

Tiếp tục vận hành, quản lý cơ sở đã xây dựng tại địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên; xây dựng mới một số CSGM, trong đó: 01 cơ sở loại 2 tại huyện Tuần Giáo; 06 cơ sở loại 3 tại các huyện Mường Nhé, Mường Chà, Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Mường Ảng, thị xã Mường Lay; nâng tổng công suất giết mổ đạt 40 con trâu bò, 350 con lợn, 80 con gia súc khác và khoảng 2.500 gia cầm mỗi ngày; đến năm 2025 xóa bỏ trên 75% các điểm giết mổ nhỏ lẻ tại các cụm dân cư tập trung trên địa bàn toàn tỉnh.

* Giai đoạn 2026 - 2030

Tiếp tục xây dựng 01 cơ sở loại 3 còn lại tại huyện Nậm Pồ; tổng công suất đến giai đoạn này đạt 50 con trâu bò, 450 con lợn, 100 con gia súc khác và khoảng 4.000 gia cầm mỗi ngày; xóa bỏ trên 90% các điểm giết mổ nhỏ lẻ tại các cụm dân cư tập trung trên địa bàn toàn tỉnh.

3. Nội dung quy hoạch

Căn cứ vào nhu cầu giết mổ thực tế và dự báo nhu cầu tiêu thụ của địa phương để phân loại CSGM GSGC tập trung như sau:

- CSGM công nghiệp tập trung Loại 1; CSGM bán công nghiệp tập trung Loại 2 và CSGM bán công nghiệp nhỏ Loại 3.

- Tổng số CSGM GSGC tập trung là 9 cơ sở, trong đó:

+ Tại thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên: Xây dựng 1 CSGM tập trung Loại 1, diện tích 4.500 m2; Vị trí dự kiến lựa chọn thuộc Đội C4, xã Thanh Hưng hoặc khu C2 xã Thanh Yên. Thời gian thực hiện: dự kiến đến năm 2020 xây dựng hoàn thành và đi vào hoạt động.

+ Tại huyện Tuần Giáo: Xây dựng 1 CSGM tập trung Loại 2, diện tích 3.000m2; Vị trí quy hoạch thuộc khối Đồng Tâm, thị trấn Tuần Giáo, thời gian thực hiện: sau năm 2020.

+ Tại huyện Điện Biên Đông: Xây dựng 1 CSGM tập trung Loại 3, diện tích 2.000 m2; Vị trí quy hoạch trục đường tỉnh 139, đoạn 41+100, thời gian thực hiện: sau năm 2020.

+ Tại huyện Mường Ảng: Xây dựng 1 CSGM tập trung Loại 3, diện tích 2.000m2; Vị trí quy hoạch thuộc xã Ảng Cang, trục đường quốc lộ 279 đi xã Nậm Lịch, thời gian thực hiện: sau năm 2020.

+ Tại huyện Tủa Chùa: Xây dựng 1 CSGM tập trung Loại 3, diện tích 2.000 m2; Vị trí quy hoạch đối diện mỏ đá huyện Tủa Chùa, thời gian thực hiện: sau năm 2020.

+ Tại huyện Mường Chà: Xây dựng 1 CSGM tập trung Loại 3, diện tích 2.000 m2; Vị trí quy hoạch bên phải quốc lộ 12, đoạn km 142+100, thời gian thực hiện: sau năm 2020.

+ Tại huyện Mường Nhé: Xây dựng 1 CSGM tập trung Loại 3, diện tích 2.000 m2; Vị trí quy hoạch bên trái quốc lộ 4H, cách chợ trung tâm 0,95km, thời gian thực hiện: sau năm 2020.

+ Tại thị xã Mường Lay: Xây dựng 1 CSGM tập trung Loại 3, diện tích 2.000 m2; Vị trí quy hoạch dự kiến lựa chọn tại tiểu khu 435, bản Ló hoặc tại tiểu khu 421, bản Ổ, xã Lay Nưa, thời gian thực hiện: sau năm 2020.

+ Tại huyện Nậm Pồ: Xây dựng 1 CSGM tập trung Loại 3, diện tích 1.000 m2; Vị trí quy hoạch cách trung tâm hành chính huyện 2,5km, về hướng xã Nà Khoa, thời gian thực hiện: giai đoạn năm 2026-2030.

4. Nguồn vốn thực hiện Quy hoạch

4.1. Khái toán vốn đầu tư

Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và nguồn vốn xã hội hóa. Tổng vốn đầu tư là 45.359 triệu đồng, trong đó:

Chi phí giải phóng mặt bằng: 2.800 triệu đồng

Chi phí cải tạo mặt bằng: 1.300 triệu đồng

Chi phí đầu tư công trình ngoại vi: 13.100 triệu đồng

Chi phí đầu tư công trình nội vi: 8.180 triệu đồng

Chi phí đầu tư thiết bị: 15.855 triệu đồng

Chi phí dự phòng: 4.124 triệu đồng.

4.2. Nguồn vốn đầu tư:

- Ngân sách Nhà nước: 9.800 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách địa phương: 2.800 triệu đồng, hỗ trợ giải phóng mặt bằng;

+ Ngân sách Trung ương (hỗ trợ theo Nghị định 210): 7.000 triệu đồng, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ngoại vi;

- Vốn của Doanh nghiệp: 31.435 triệu đồng;

- Vốn dự phòng (10%): 4.124 triệu đồng;

4.3. Phân kỳ đầu tư

- Giai đoạn 2016 - 2020: 19.015 triệu đồng, đầu tư 01 CSGM tập trung tại thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên;

- Giai đoạn 2021 - 2025: 23.459 triệu đồng, đầu tư 07 CSGM tập trung tại các huyện, thị: Tuần Giáo, Mường Nhé, Mường Chà, Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Mường Ảng, thị xã Mường Lay.

- Giai đoạn 2026 - 2030: 2.885 triệu đồng, đầu tư 01 CSGM tập trung tại huyện Nậm Pồ.

5. Các giải pháp thực hiện

5.1. Giải pháp về đất đai

Thực hiện theo Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước khi doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện Biên được hưởng các ưu đãi hỗ trợ GPMB, miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.

5.2. Giải pháp về đầu tư kết cấu hạ tầng

Theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13, khi doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh nói chung và doanh nghiệp đầu tư vào giết mổ gia súc gia cầm nói riêng sẽ được hưởng các hỗ trợ đầu tư về kết cấu hạ tầng như: được Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của dự án, gồm: cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông, bưu chính viễn thông.

5.3. Giải pháp về vốn đầu tư

Căn cứ Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, các CSGM đầu tư trên địa bàn tỉnh có thể được vay vốn đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

Đối với CSGM tại địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên có công suất thiết kế đạt tiêu chuẩn thì được hỗ trợ theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các chính sách khác (nếu có).

5.4. Giải pháp về truyền thông, quảng cáo và thị trường

Xây dựng chương trình truyền thông về giết mổ GSGC hoàn chỉnh với lộ trình và giải pháp đồng bộ, nhằm từng bước hình thành thói quen cho người dân như: tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người kinh doanh giết mổ GSGC và người tiêu dùng về an toàn vệ sinh thực phẩm; Hỗ trợ các CSGM tập trung trong việc tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng và cộng đồng dân cư; xây dựng thương hiệu sản phẩm giết mổ của từng cơ sở.

5.5. Giải pháp về hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm

* Đối với công tác quản lý

Cơ quan thú y phải thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, quản lý cả đầu ra và đầu vào sản phẩm ngay tại CSGM; Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong vận chuyển, giết mổ, chế biến, buôn bán gia súc, gia cầm; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật;

Kiên quyết di dời hoặc đình chỉ hoạt động các hộ giết mổ không đảm bảo điều kiện hoạt động, không để tiếp diễn tình trạng giết mổ nhỏ lẻ phân tán trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường; Tập huấn cho lực lượng lao động tham gia giết mổ, đào tạo lực lượng thú y tham gia kiểm soát giết mổ, thường xuyên cập nhật các quy định của nhà nước về đảm bảo VSATTP.

* Đối với sản phẩm giết mổ

Các CSGM phải luôn chú trọng đến công tác giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; lựa chọn dây chuyền công nghệ tiên tiến và công cụ giết mổ cho phù hợp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Đối với người kinh doanh động vật và sản phẩm giết mổ

GSGC trước khi tiêu thụ phải được kiểm dịch, hạn chế vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo một số tuyến đường nhất định; nghiêm cấm bày bán GSGC, di chuyển sản phẩm thịt không có dấu kiểm dịch của cơ quan Thú y; xử phạt nghiêm các đối tượng vi phạm về lưu thông động vật mắc bệnh.

5.6. Cơ chế thu hút đầu tư xây dựng CSGM GSGC

Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền địa phương có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp và người dân các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực hỗ trợ phát triển trong sản xuất nông nghiệp để kêu gọi và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi tiếp tục quan tâm đầu tư vào lĩnh vực giết mổ và tiêu thụ sản phẩm để tạo nên chuỗi sản xuất khép kín. Đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ theo quy định của Trung ương và tình hình thực tế của tỉnh.

5.7. Cơ chế liên kết hệ thống chăn nuôi - giết mổ - tiêu thụ GSGC

Tổ chức và xây dựng mối liên kết kinh tế bền vững từ khâu chọn giống, chăn nuôi với thương nhân kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm GSGC; tạo mối liên kết ổn định giữa người sản xuất và người tiêu thụ; có sự tham gia giám sát của cộng đồng và các bên có liên quan trong toàn bộ chuỗi sản xuất.

5.8. Giải pháp về bảo vệ môi trường

Tăng cường tuyên truyền về vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; yêu cầu cam kết tự xử lý môi trường đảm bảo theo quy định của cơ quan chức năng về môi trường; khuyến khích thử nghiệm quy trình, mô hình xử lý chất thải mới có hiệu quả hơn; lựa chọn biện pháp, công nghệ chế biến phụ phẩm phù hợp với công suất của CSGM.

6. Tổ chức thực hiện

6.1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị, thành phố công bố quy hoạch để mọi người dân hiểu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung và tích cực ủng hộ trong quá trình thực hiện quy hoạch;

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất nguồn vốn hỗ trợ ngân sách từ Trung ương hỗ trợ cho dự án, mở rộng khung hỗ trợ cho các CSGM nằm ngoài tiêu chuẩn hỗ trợ với lý do đặc thù địa phương và ban hành một số chính sách hỗ trợ cho các thành phần tham gia hoạt động giết mổ;

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đầu tư CSGM GSGC phù hợp quy hoạch, bảo đảm vệ sinh thú y, VSATTP và môi trường;

- Chỉ đạo Chi cục Thú y, các Trạm Thú y kiểm tra, kiểm soát vệ sinh thú y trong chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến GSGC trên địa bàn quản lý;

- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện quy hoạch, quản lý hoạt động giết mổ, chế biến vận chuyển, buôn bán GSGC trên địa bàn tỉnh, định kỳ báo cáo UBND tỉnh và cấp có thẩm quyền theo quy định;

6.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính xây dựng kế hoạch đầu tư các CSGM tập trung; xúc tiến, kêu gọi đầu tư, hướng dẫn các nhà đầu tư lập và thực hiện các dự án đầu tư vào lĩnh vực giết mổ, chế biến GSGC theo lộ trình đề ra trong quy hoạch.

6.3. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan tổng hợp, xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí để hỗ trợ các CSGM GSGC từ vốn thu hút đầu tư và vốn tín dụng; hướng dẫn nhà đầu tư trình tự thủ tục hỗ trợ, thanh quyết toán.

6.4. Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, HACCP, xây dựng thương hiệu, triển khai đề tài, dự án... liên quan đến GM GSGC và các sản phẩm sau giết mổ.

6.5. Sở Công Thương

- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, ngành có liên quan quản lý chặt chẽ hoạt động bán buôn, bán lẻ sản phẩm GSGC sau giết mổ, chế biến; tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động giết mổ, chế biến, vận chuyển, buôn bán GSGC trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường các hoạt động khuyến công, hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư dây chuyền công nghệ trong các CSGM.

6.6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Hướng dẫn các nhà đầu tư trong việc làm thủ tục giao đất, cho thuê đất, quản lý tài nguyên nước,... theo quy hoạch đã được phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra quy định và tiêu chuẩn môi trường trong xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải cho các CSGM GSGC tập trung; thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các CSGM GSGC tập trung.

6.7. Sở Xây dựng

Quản lý giám sát việc thiết kế, xây dựng các CSGM GSGC theo quy định.

6.8. Công an tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra các CSGM tập trung về pháp luật bảo vệ môi trường; tham gia đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm lưu thông qua địa bàn nhằm phòng chống nhập lậu vật nuôi và sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ xuất xứ nguồn gốc.

6.9. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Điện Biên Phủ

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã và thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng những chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước và của tỉnh về vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm; điều kiện kinh doanh buôn bán, giết mổ, vận chuyển, tiêu thụ nhằm từng bước thay đổi nhận thức, tập quán tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi.

6.10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Triển khai quy hoạch trên địa bàn; chỉ đạo các phòng ban chuyên môn phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư trong quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật của dự án; phối hợp với các Sở, ngành chức năng của tỉnh kiểm tra hoạt động giết mổ, chế biến vận chuyển, buôn bán GSGC trên địa;

- Cấp giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường cho các dự án giết mổ, chế biến GSGC trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của tỉnh;

- Định kỳ báo cáo kết quả quản lý hoạt động giết mổ, chế biến vận chuyển, buôn bán GSGC trên địa bàn gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở ngành liên quan tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và cấp có thẩm quyền theo quy định.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng nhiệm vụ triển khai tổ chức thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành, đơn vị: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên Phủ, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN và PTNT (b/c);
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- LĐ UBND tỉnh;
- LĐVP, CV các khối;
- Lưu: VT, KTN(NNT).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lò Văn Tiến

 

PHỤ LỤC 1:

TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN QUY HOẠCH CSGM GIA SÚC, GIA CẦM TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 467/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Địa phương

Phân loại cơ sở

Tổng vốn đầu tư

Đền bù đất và tài sản trên đất

Cải tạo mặt bằng

Đường, điện, nước ngoại vi

Xây dựng cơ sở hạ tầng nội vi

Dây chuyền, máy móc

1

Vốn đầu tư xây dựng

 

41.235

2.800

1.300

13.100

8.180

15.855

-

TP Điện Biên Phủ

Loại 1

17.286

750

300

5.000

4.865

6.371

Huyện Điện Biên

-

H. Điện Biên Đông

Loại 3

2.890

250

120

1.200

370

950

Huyện Mường Ảng

Loại 3

3.070

250

200

1.300

370

950

-

Huyện Tuần Giáo

Loại 2

5.066

300

200

1.000

725

2.841

Huyện Tủa Chùa

Loại 3

2.720

250

50

1.100

370

950

-

Huyện Mường Chà

Loại 3

2.720

250

150

1.000

370

950

Huyện Mường Nhé

Loại 3

2.230

250

160

500

370

950

-

Huyện Nậm Pồ

Loại 3

2.623

250

60

1.000

370

943

TX Mường Lay

Loại 3

2.630

250

60

1.000

370

950

2

Vốn dự phòng vốn (10%)

 

4.124

280

130

1.310

818

1.586

 

Tổng

 

45.359

3.080

1.430

14.410

8.998

17.441

 

PHỤ LỤC 2:

PHÂN NGUỒN VÀ PHÂN KỲ VỐN ĐẦU TƯ CHO TỪNG CƠ SỞ CSGM GIA SÚC, GIA CẦM TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 467/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)

STT

Địa phương

Phân loại cơ sở

Tổng vốn đầu tư

Giai đoạn 2016 - 2020

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

Cộng

Ngân sách địa phương

Ngân sách trung ương

Vốn doanh nghiệp

Cộng

Ngân sách địa phương

Ngân sách trung ương

Vốn doanh nghiệp

Cộng

Ngân sách địa phương

Ngân sách trung ương

Vốn doanh nghiệp

 

Tổng

 

45.359

19.015

825

7.700

10.490

23.459

1.980

 

21.479

2.885

275

 

2.610

1

Vốn đầu tư xây dựng

 

41.235

17.286

750

7.000

9.536

21.326

1.800

 

19.526

2.623

250

 

2.373

-

TP Điện Biên Phủ

Loại 1

17.286

17.286

750

7.000

9.536

 

 

 

 

 

 

 

 

Huyện Điện Biên

-

H. Điện Biên Đông

Loại 3

2.890

 

 

 

 

2.890

250

 

2.640

 

 

 

 

-

Huyện Mường Ảng

Loại 3

3.070

 

 

 

 

3.070

250

 

2.820

 

 

 

 

-

Huyện Tuần Giáo

Loại 2

5.066

 

 

 

 

5.066

300

 

4.766

 

 

 

 

-

Huyện Tủa Chùa

Loại 3

2.720

 

 

 

 

2.720

250

 

2.470

 

 

 

 

-

Huyện Mường Chà

Loại 3

2.720

 

 

 

 

2.720

250

 

2.470

 

 

 

 

-

Huyện Mường Nhé

Loại 3

2.230

 

 

 

 

2.230

250

 

1.980

 

 

 

 

-

Huyện Nậm Pồ

Loại 3

2.623

 

 

 

 

 

 

 

 

2.623

250

 

2.373

-

Huyện Mường Lay

Loại 3

2.630

 

 

 

 

2.630

250

 

2.380

 

 

 

 

2

Vốn dự phòng

 

4.124

1.729

75

700

954

2.133

180

 

1.953

262

25

 

237

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 467/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 467/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/05/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
  • Người ký: Lò Văn Tiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/05/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản