Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4647/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 9 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐƯỢC CHUẨN HÓA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015;
Thực hiện Quyết định số 1050/QĐ-UBND ngày 31/01/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý, thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân Thành phố năm 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1910/TTr-SNN ngày 02 tháng 8 năm 2016 và Sở Tư pháp tại Tờ trình số 6838/TTr-STP ngày 19 tháng 8 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 05 thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được chuẩn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Danh mục và Nội dung chi tiết của thủ tục hành chính đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố tại địa chỉ http://vpub.hochiminhcity.gov.vn/portal/Home/danh-muc-tthc/default.aspx.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ các Quyết định công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố công bố trước đây.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tư pháp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4647 /QĐ-UBND ngày 6 tháng 9 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT | Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực Bảo vệ thực vật | |
1. | Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật |
2. | Thủ tục cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật |
3. | Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật |
4. | Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật |
5. | Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với các lô hàng vật thể vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật |
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Lĩnh vực Bảo vệ thực vật
1. Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1:Tổ chức, cá nhân vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật khối lượng từ 1000 ki-lô-gam (kg)/ chuyến trở lên bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; người thuê vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật khối lượng từ 1000 ki-lô-gam (kg)/ chuyến trở lên bằng phương tiện giao thông đường sắt chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật,địa chỉ: số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh (hộp thư điện tử:ppdhcm@hcm.vnn.vn).
- Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết: trong các ngày làm việc, từ thứ hai đến thứ sáu:
Buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
Buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận cho người nộp, nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn để bổ sung đầy đủ.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Chi cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ.Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Chi cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 01 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, Chi cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định.
- Trường hợp không cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật, trong vòng 01 ngày làm việc, Chi cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Tổ chức, cá nhân căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Bảo vệ thực vật để nhận kết quả.
b. Cách thức thực hiện:
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu);
+ Bản sao chụp Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật của người điều khiển phương tiện hoặc người áp tải hàng, khi nộp mang theo bản chính để đối chiếu (đối với vận chuyển bằng đường bộ);
+ Một trong bản sao chụp các giấy tờ sau:
. Hợp đồng cung ứng;
. Hợp đồng vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật;
. Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật;
. Bản kê khai vận chuyển hàng hóa của công ty (có xác nhận và dấu của công ty).
+ Lịch trình vận chuyển hàng hóa, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng (có xác nhận và dấu của công ty).
- Số lượng hồ sơ:01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức, cá nhân.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Bảo vệ thực vật trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
g.Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật hoặc văn bản trả lời không cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.
h. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.
i.Phí, lệ phí:300.000 đ (ba trăm ngàn đồng)/lần.
k. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013; có hiệu lực kể ngày 01/01/2015.
- Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đường sắt; có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2015.
- Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2009.
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2015.
- Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính về quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 02 năm 2013.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi: Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép vận chuyển
Địa chỉ:
Điện thoại ……………………………Fax
Quyết định thành lập doanh nghiệp số …………ngày…..tháng ……năm………...
Đăng ký doanh nghiệp số………………………ngày…….tháng …….năm………….
tại……………………………………………………………………………………
Số tài khoản…………………….Tại ngân hàng……………………………………
Họ tên người đại diện pháp luật………………………Chức danh…………………
CMND/Hộ chiếu số………………….do………………cấp ngày…./…./………….
Hộ khẩu thường trú………………………………………………………………….
Đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp “Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật” đối với loại thuốc bảo vệ thực vật sau:
STT | Tên thuốc BVTV/ hoạt chất | Số UN | Loại, nhóm hàng | Số hiệu | Khối lượng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
cho phương tiện giao thông ………………………………………………………………
(lưu ý: ghi rõ loại phương tiện vận chuyển, trọng tải phương tiện, biển kiểm soát, tên chủ phương tiện, tên người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người áp tải hàng, số CMND/Hộ chiếu, hộ khẩu thường trú).
Tôi cam kết đảm bảo an toàn để tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.
| ........., ngày..........tháng .......năm........... |
2. Thủ tục cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1:Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật đối với các trường hợp quảng cáo trên các phương tiện theo Khoản 2 Điều 61 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT [1]chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật, địa chỉ: số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh (hộp thư điện tử: ppdhcm@hcm.vnn.vn).
- Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết: trong các ngày làm việc, từ thứ hai đến thứ sáu:
+ Buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút;
+ Buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận cho người nộp, nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn để bổ sung.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy xác nhận
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Chi cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật.
Trường hợp không cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo Chi cục phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.
Bước 4: Tổ chức, cá nhân căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quảChi cục Bảo vệ thực vật để nhận kết quả.
b. Cách thức thực hiện:
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần gồm:
+Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu).
+ Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
+ Sản phẩm quảng cáo (nội dung, hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự).
+ Danh sách báo cáo viên ghi đầy đủ thông tin về bằng cấp chuyên môn hoặc chức danh khoa học của báo cáo viên (đối với trường hợp hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ (bản giấy hoặc bản điện tử).
d. Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
đ.Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Tổ chức, cá nhân.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Bảo vệ thực vật trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
g. Kết quả thủ tục hành chính:
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật hoặc văn bản không cấp và nêu rõ lý do.
h. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật.
i. Phí, lệ phí:600.000 đ (sáu trăm ngàn đồng)/lần.
k. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:Không
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013; có hiệu lực kể ngày 01 tháng 01 năm 2015.
- Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2015.
- Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính về quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 02 năm 2013.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Tên công ty, doanh nghiệp | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ...... | ......, ngày ..... tháng ...... năm ..... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi: Tên cơ quan có thẩm quyền
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: .........................................
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………..............
Số điện thoại:....................................Fax:..........................E-mail:…………………………
Số giấy phép hoạt động :……………………………………………………………………….
Họ tên và số điện thoại người chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ:....................................
Kính đề nghị Chi cục Bảo vệ thực vật TP.HCM xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với thuốc bảo vệ thực vật sau:
STT | Tên thuốc BVTV | Giấy chứng nhận đăng ký | Phương tiện quảng cáo |
1. |
|
|
|
… |
|
|
|
Các tài liệu gửi kèm:
1.......................................................................................................................................
2.......................................................................................................................................
3………………………………………………………………………………………………….
Chúng tôi cam kết sẽ quảng cáo đúng nội dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của văn bản quy phạm pháp luật trên và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
| Đại diện tổ chức, cá nhân |
3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ sở buôn bán chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật, địa chỉ: số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh (hộp thư điện tử:ppdhcm@hcm.vnn.vn).
- Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết: trong các ngày làm việc, từ thứ hai đến thứ sáu:
+ Buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
+ Buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận cho cơ sở buôn bán, nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn để bổ sung đầy đủ.
- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời gian 02 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận
- Chi cục Bảo vệ thực vật thẩm định trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.
- Thành lập đoàn đánh giá: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật quyết định thành lập Đoàn đánh giá và tiến hành đánh giá thực tế. Đoàn đánh giá gồm 3-5 thành viên có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lý chuyên ngành về lĩnh vực đánh giá.
Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá ít nhất 05 ngày. Thông báo nêu rõ thành phần đoàn, phạm vi, nội dung, thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc.
- Chi cục Bảo vệ thực vật xem xét kết quả thẩm định hồ sơ và kết quả đánh giá để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, kết quả đánh giá đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá Chi cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở.
+Trường hợp chưa đủ điều kiện, Chi cục Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt, yêu cầu và thời hạn khắc phục trong vòng 60 ngày. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại (khi cần thiết), trường hợp hợp lệ, Chi cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở.
+Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Cơ sở buôn bán căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật để nhận kết quả.
b. Cách thức thực hiện:
Cơ sở buôn bán nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điệnhoặc nộp trực tuyến tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Bảo vệ thực vật.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu).
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu)).
- Bản thuyết minh về điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Thẩm định trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.
- Thành lập đoàn đánh giá: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
- Chi cục Bảo vệ thực vật xem xét kết quả thẩm định hồ sơ và kết quả đánh giá để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, kết quả đánh giá đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá Chi cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở.
+Trường hợp chưa đủ điều kiện, Chi cục Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt, yêu cầu và thời hạn khắc phục trong vòng 60 ngày. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại (khi cần thiết), trường hợp hợp lệ, Chi cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Cơ sở buôn bán.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Bảo vệ thực vật trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hoặc văn bản trả lời không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
h.Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
- Bản thuyết minh về điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
i. Phí, lệ phí:
- Cửa hàng: 500.000 đ (Năm trăm ngàn đồng)/lần.
- Đại lý: 1.000.000 đ (Một triệu đồng)/lần.
k. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Chi tiết điều kiện nhân lực:
Chủ cơ sở buôn bán (Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, các thành viên công ty hợp danh; người đứng đầu chi nhánh hoặc cấp phó của người đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp; một trong những người quản lý cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tại cửa hàng đại lý của doanh nghiệp, hợp tác xã làm dịch vụ bảo vệ thực vật; người trực tiếp quản lý cửa hàng đối với cửa hàng buôn bán thuốc tại một địa điểm cố định) và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
- Chi tiết điều kiện địa điểm:
+ Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có địa chỉ rõ ràng, ổn định, thuộc sở hữu của chủ cơ sở hoặc có hợp đồng thuê địa điểm đặt cửa hàng hợp pháp tối thiểu là 01 năm.
+ Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, tối thiểu là 10 mét vuông (m2). Phải là nhà kiên cố, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng gió.
+ Không được bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa là lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y.
+ Cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không được nằm trong khu vực dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện.
+ Cửa hàng phải cách xa nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 mét (m); có nền cao ráo, chống thấm, không ngập nước; tường và mái phải xây dựng bằng vật liệu không bén lửa.
+ Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật của cửa hàng phải đáp ứng quy định:
.Cách xa nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch) ít nhất khoảng 20 mét (m) và phải được gia cố bờ kè chắc chắn, chống chảy tràn. Phải khô ráo, thoáng gió, không thấm, dột hoặc ngập úng, đảm bảo phòng chống cháy nổ;
.Tường và mái của nơi chứa phải xây dựng bằng vật liệu không bén lửa. Tường và nền phải bằng phẳng, chống thấm, dễ lau chùi, không bị ngập;
. Phải được đảm bảo đủ độ sáng để nhận diện hàng hóa. Thiết bị chiếu sáng đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ;
. Hàng hóa được kê trên kệ kê hàng cao ít nhất 10 cen-ti-mét (cm), cách tường ít nhất 20 cen-ti-mét (cm); phải được bảo quản trong bao gói kín, hạn chế phát tán mùi ra xung quanh;
. Việc sắp xếp hàng hóa phải đảm bảo không gây đổ vỡ, rò rỉ, có lối vào đủ rộng tối thiểu cho một người đi lại và riêng biệt từng loại;
. Có nội quy và trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan phòng cháy, chữa cháy để ở nơi thuận tiện, sẵn sàng sử dụng khi cần thiết;
. Có bảo hộ lao động bảo vệ cá nhân như găng tay, khẩu trang, nước sạch, xà phòng;
.Trường hợp cơ sở buôn bán không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp, địa chỉ rõ ràng; có sổ ghi chép việc mua bán, xuất, nhập thuốc bảo vệ thực vật và đáp ứng quy định về (chi tiết điều kiện nhân lực).
- Chi tiết điều kiện trang thiết bị:
+ Có tủ trưng bày, quầy, kệ hoặc giá đựng thuốc bảo vệ thực vật.
+ Đảm bảo đủ độ sáng để nhận diện thuốc. Thiết bị chiếu sáng phải đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ.
+ Có nội quy và phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan phòng cháy, chữa cháy để ở nơi thuận tiện, sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.
+ Có bảo hộ lao động bảo vệ cá nhân như găng tay, khẩu trang, nước sạch, xà phòng.
+ Có vật liệu, dụng cụ để xử lý kịp thời sự cố theo yêu cầu của cơ quan quản lý về môi trường.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013; có hiệu lực kể ngày 01 tháng 01 năm 2015;
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015củaBộNông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật;có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2015.
- Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính về quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 02 năm 2013.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ KIỆNSẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ KIỆN
SẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi: Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
1. Đơn vị chủ quản:……………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….
Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail: ………………………
2. Tên cơ sở: ……………………………...........................................................
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………...…
Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail: ……………………….
Địa điểm sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:
Địa điểm nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:
Đề nghị Quí cơ quan
□ Cấp giấy chứng nhận đủ kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
- Sản xuất hoạt chất □
- Sản xuất thuốc kỹ thuật □
- Sản xuất thành phẩm từ thuốc kỹ thuật □
- Đóng gói □
□ Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Cơ sở có cửa hàng □
- Cơ sở không có cửa hàng □
□ Cấp mới □ Cấp lại lần thứ ………..
Hồ sơ gửi kèm:......................................................................................................
Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
| ……, ngày….. tháng…..năm…… |
MẪU BẢN THUYẾT MINH KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN THUYẾT MINH
KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi: Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
I. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Đơn vị chủ quản: ........................................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Điện thoại: .................................Fax:.................................E-mail: ..................................
2. Tên cơ sở: .....................................................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Điện thoại: .................................Fax:.................................E-mail: ..................................
3. Loại hình hoạt động
- DN nhà nước □ - DN liên doanh với nước ngoài □ - DN tư nhân □ - DN cổ phần □ | - DN 100% vốn nước ngoài □ - Hộ buôn bán □ - Khác: (ghi rõ loại hình) □ ……………………………………............ |
4. Năm bắt đầu hoạt động: ……………………………………………………………
5. Số đăng ký/ngày cấp/cơ quan cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
……………………………………………………………………………………….......
II. THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG KIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN
1. Cửa hàng (áp dụng đối với cơ sở có cửa hàng)
- Diện tích cửa hàng: ………….m2
- Diện tích/công suất khu vực chứa/ kho chứa hàng hóa: ………. m2 hoặc .............. tấn
- Danh mục các trang thiết bị bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ:
2. Nhân lực:
Danh sách nhân lực, trong đó:
- Chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này(Ghi rõ tên loại văn bằng, giấy chứng nhận; ngày cấp; thời hạn hiệu lực; tên cơ quan cấp; tên người được cấp).
- Chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Y tế(Ghi rõ ngày cấp; tên cơ quan cấp; tên người được cấp).
- Những thông tin khác.
3. Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật
□ Có (tiếp tục khai báo mục 3.1)
□ Không (tiếp tục khai báo mục 3.2)
3.1. Nếu có, cung cấp các thông tin sau:
Nơi chứa thuốc: từ 5000 kg trở lên □ dưới 5000 kg □
Kích thước kho: chiều dài (m): .............. chiều rộng (m): ............ chiều cao: ...............
Thông tin về nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:
a) Tên người đại diện: ......................................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Điện thoại: ....................Mobile: ....................Fax:................... E-mail: ..........................
b) Trạm cấp cứu gần nhất: ................................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Điện thoại: ................................Fax:.................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): ...........................................................................................
c) Đơn vị cứu hỏa gần nhất (km): .....................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Điện thoại: ................................Fax:.................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): ...........................................................................................
d) Đồn cảnh sát gần nhất: .................................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Điện thoại: ................................Fax:.................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): ..........................................................................................
đ) Tên khu dân cư gần nhất: .............................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): ...........................................................................................
3.2. Nếu không có kho riêng, nêu tên những đơn vị mà cơ sở có hợp đồng thuê kho (kèm hợp đồng thuê kho):..............................................................................................
| ĐẠI DIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN |
4. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trước 03 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn, cơ sở buôn bán nếu có nhu cầu tiếp tục buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy địnhvà nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật, địa chỉ: số 10 Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh (hộp thư điện tử:ppdhcm@hcm.vnn.vn).
- Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết: trong các ngày làm việc, từ thứ hai đến thứ sáu:
+ Buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
+ Buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận cho người nộp, nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn để bổ sung đầy đủ.
- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời gian 02 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không hợp lệ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận
- Chi cục Bảo vệ thực vật thẩm định trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.
- Thành lập đoàn đánh giá: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật quyết định thành lập Đoàn đánh giá và tiến hành đánh giá thực tế. Đoàn đánh giá gồm 3-5 thành viên có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lý chuyên ngành vềlĩnh vực đánh giá.
Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá ít nhất 05 ngày. Thông báo nêu rõ thành phần đoàn, phạm vi, nội dung, thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc.
- Chi cục Bảo vệ thực vật xem xét kết quả thẩm định hồ sơ và kết quả đánh giá để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, kết quả đánh giá đạt yêu cầu, trong thời hạn 05ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá Chi cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở.
+ Trường hợp chưa đủ điều kiện, Chi cục Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt, yêu cầu và thời hạn khắc phục trong vòng 60 ngày. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại (khi cần thiết), trường hợp hợp lệ, Chi cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở.
+ Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Trường hợp cơ sở đã được cơ sở được kiểm tra, đánh giá xếp loại A: Trong thời gian hoạt động, nếu cơ sở đã được kiểm tra, đánh giá xếp loại A theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản. Chi cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở buôn bán.
Bước 4: Cơ sở buôn bán căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quảcủa Chi cục Bảo vệ thực vật để nhận kết quả.
b. Cách thức thực hiện:
Cơ sở buôn bán nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điệnhoặc nộp trực tuyến tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Chi cục Bảo vệ thực vật.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu).
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
+ Bản thuyết minh về điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Thẩm định trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.
- Thành lập đoàn đánh giá: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
- Chi cục Bảo vệ thực vật xem xét kết quả thẩm định hồ sơ và kết quả đánh giá để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, kết quả đánh giá đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá Chi cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở.
+Trường hợp chưa đủ điều kiện, Chi cục Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt, yêu cầu và thời hạn khắc phục trong vòng 60 ngày. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại (khi cần thiết), trường hợp hợp lệ, Chi cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở.
* Trường hợp cơ sở đã được cơ sở được kiểm tra, đánh giá xếp loại A: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Cơ sở buôn bán.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Bảo vệ thực vật trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hoặc văn bản trả lời không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
h. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
- Bản thuyết minh về điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
i. Phí, lệ phí:
- Cửa hàng: 500.000 đồng (Năm trăm ngàn đồng)/lần.
- Đại lý: 1.000.000 đồng (Một triệu đồng)/lần.
k.Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Chi tiết điều kiện nhân lực:
Chủ cơ sở buôn bán (Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, các thành viên công ty hợp danh; người đứng đầu chi nhánh hoặc cấp phó của người đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp; một trong những người quản lý cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tại cửa hàng đại lý của doanh nghiệp, hợp tác xã làm dịch vụ bảo vệ thực vật; người trực tiếp quản lý cửa hàng đối với cửa hàng buôn bán thuốc tại một địa điểm cố định) và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
- Chi tiết điều kiện địa điểm:
+ Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có địa chỉ rõ ràng, ổn định, thuộc sở hữu của chủ cơ sở hoặc có hợp đồng thuê địa điểm đặt cửa hàng hợp pháp tối thiểu là 01 năm.
+ Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, tối thiểu là 10 mét vuông (m2). Phải là nhà kiên cố, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng gió.
+Không được bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa là lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế,thuốc thú y.
+ Cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không được nằm trong khu vực dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện.
+ Cửa hàng phải cách xa nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 mét (m); có nền cao ráo, chống thấm, không ngập nước; tường và mái phải xây dựng bằng vật liệu không bén lửa.
+ Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật của cửa hàng phải đáp ứng quy định:
. Cách xa nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch) ít nhất khoảng 20 mét (m) và phải được gia cố bờ kè chắc chắn, chống chảy tràn. Phải khô ráo, thoáng gió, không thấm, dột hoặc ngập úng, đảm bảo phòng chống cháy nổ;
.Tường và mái của nơi chứa phải xây dựng bằng vật liệu không bén lửa. Tường và nền phải bằng phẳng, chống thấm, dễ lau chùi, không bị ngập;
. Phải được đảm bảo đủ độ sáng để nhận diện hàng hóa. Thiết bị chiếu sáng đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ;
. Hàng hóa được kê trên kệ kê hàng cao ít nhất 10 cen-ti-mét (cm), cách tường ít nhất 20 cen-ti-mét (cm); phải được bảo quản trong bao gói kín, hạn chế phát tán mùi ra xung quanh;
. Việc sắp xếp hàng hóa phải đảm bảo không gây đổ vỡ, rò rỉ, có lối vào đủ rộng tối thiểu cho một người đi lại và riêng biệt từng loại;
. Có nội quy và trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan phòng cháy, chữa cháy để ở nơi thuận tiện, sẵn sàng sử dụng khi cần thiết;
. Có bảo hộ lao động bảo vệ cá nhân như găng tay, khẩu trang, nước sạch, xà phòng;
. Có vật liệu, dụng cụ để xử lý kịp thời sự cố.
+ Trường hợp cơ sở buôn bán không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp, địa chỉ rõ ràng; có sổ ghi chép việc mua bán, xuất, nhập thuốc bảo vệ thực vật và đáp ứng quy định về (chi tiết điều kiện nhân lực).
- Chi tiết điều kiện trang thiết bị:
+ Có tủ trưng bày, quầy, kệ hoặc giá đựng thuốc bảo vệ thực vật.
+ Đảm bảo đủ độ sáng để nhận diện thuốc. Thiết bị chiếu sáng phải đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ.
+ Có nội quy và phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan phòng cháy, chữa cháy để ở nơi thuận tiện, sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.
+ Có bảo hộ lao động bảo vệ cá nhân như găng tay, khẩu trang, nước sạch, xà phòng.
+ Có vật liệu, dụng cụ để xử lý kịp thời sự cố theo yêu cầu của cơ quan quản lý về môi trường.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013;có hiệu lực kể ngày 01 tháng 01 năm 2015;
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015củaBộNông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật;có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2015.
- Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính về quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 02 năm 2013.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ KIỆN
SẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ KIỆN
SẢN XUẤT, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi: Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
1. Đơn vị chủ quản:……………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….
Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail: ………………………
2. Tên cơ sở: ……………………………...........................................................
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………...…
Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail: ……………………….
Địa điểm sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:
Địa điểm nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:
Đề nghị Quí cơ quan
□ Cấp giấy chứng nhận đủ kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
- Sản xuất hoạt chất □
- Sản xuất thuốc kỹ thuật □
- Sản xuất thành phẩm từ thuốc kỹ thuật □
- Đóng gói □
□ Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
- Cơ sở có cửa hàng □
- Cơ sở không có cửa hàng □
□ Cấp mới □ Cấp lại lần thứ ………..
Hồ sơ gửi kèm:............................................................................................................
Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
| ……, ngày….. tháng…..năm…… |
MẪU BẢN THUYẾT MINH KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN THUYẾT MINH
KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi: Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
I. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Đơn vị chủ quản: ........................................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Điện thoại: .................................Fax:.................................E-mail: ..................................
2. Tên cơ sở: .....................................................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Điện thoại: .................................Fax:.................................E-mail: ..................................
3. Loại hình hoạt động
- DN nhà nước □ - DN liên doanh với nước ngoài □ - DN tư nhân □ - DN cổ phần □ | - DN 100% vốn nước ngoài □ - Hộ buôn bán □ - Khác: (ghi rõ loại hình) □ ……………………………………............ |
4. Năm bắt đầu hoạt động: ……………………………………………………………
5. Số đăng ký/ngày cấp/cơ quan cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
……………………………………………………………………………………….......
II. THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG KIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN
1. Cửa hàng (áp dụng đối với cơ sở có cửa hàng)
- Diện tích cửa hàng: …………. m2
- Diện tích/công suất khu vực chứa/ kho chứa hàng hóa: ………. m2 hoặc .............. tấn
- Danh mục các trang thiết bị bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ:
2. Nhân lực:
Danh sách nhân lực, trong đó:
- Chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này(Ghi rõ tên loại văn bằng, giấy chứng nhận; ngày cấp;
thời hạn hiệu lực; tên cơ quan cấp; tên người được cấp).
- Chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Y tế(Ghi rõ ngày cấp; tên cơ quan cấp; tên người được cấp).
- Những thông tin khác.
3. Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật
□ Có (tiếp tục khai báo mục 3.1)
□ Không (tiếp tục khai báo mục 3.2)
3.1. Nếu có, cung cấp các thông tin sau:
Nơi chứa thuốc: từ 5000 kg trở lên □ dưới 5000 kg □
Kích thước kho: chiều dài (m): ......... chiều rộng (m): ............ chiều cao: .....................
Thông tin về nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:
a) Tên người đại diện: ......................................................................................................
Địa chỉ: ............................................................................................................................
Điện thoại: ....................Mobile: ....................Fax:................... E-mail: ..........................
b) Trạm cấp cứu gần nhất: ...............................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Điện thoại: ................................Fax:................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): ....................................................................................
c) Đơn vị cứu hỏa gần nhất (km): ....................................................................................
Địa chỉ: ............................................................................................................................
Điện thoại: ................................Fax:.................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): ..........................................................................................
d) Đồn cảnh sát gần nhất: ................................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Điện thoại: ................................Fax:.................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): ..........................................................................................
đ) Tên khu dân cư gần nhất: ...........................................................................................
Khoảng cách đến cơ sở (km): ..........................................................................................
3.2. Nếu không có kho riêng, nêu tên những đơn vị mà cơ sở có hợp đồng thuê kho (kèm hợp đồng thuê kho):...............................................................................................
| ĐẠI DIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN |
5. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với các lô hàng vật thể vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật
a. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chủ vật thể có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với các lô hàng vật thể vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật, địa chỉ số 10 Nguyễn Huy Tưởng, phường 6, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết: trong các ngày làm việc, từ thứ hai đến thứ sáu:
+ Buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
+ Buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định.
Bước 3:Kiểm tra lô vật thể
Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, Chi cục Bảo vệ thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:
- Kiểm tra sơ bộ: kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.
- Kiểm tra chi tiết: kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
- Chi cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch.
- Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì Chi cục Bảo vệ thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.
- Trường hợp phát hiện lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật nội địa thì Chi cục Bảo vệ thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đồng thời phải thông báo cho chủ vật thể biết.
Bước 5:Chủ vật thể căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật để nhận kết quả.
b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Bảo vệ thực vật.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Chi cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch.
- Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì Chi cục Bảo vệ thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:Chủ vật thể.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Chi cục Bảo vệ thực vật trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
g.Kết quả thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa hoặc văn bản từ chối.
h.Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật.
i. Phí, lệ phí:(theo bảng chi tiết về phí kiểm dịch thực vật xuất, nhập khẩu đính kèm).
k. Yêu cầu, kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013;có hiệu lực kể ngày 01 tháng 01 năm 2015.
- Thông tư số 35/2015/TT-BNNPTNT ngày 14/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về kiểm dịch thực vật nội địa; có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2015.
- Thông tư số 35/2014/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của nước Công hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; có hiệu lực kể từ ngày ngày 01 tháng 01 năm 2015.
- Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn Qui định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015.
- Thông tư số 223/2012/TT-BTCngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Bảo vệ thực vật;có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
PHỤ LỤC
PHÍ KIỂM DỊCH THỰC VẬT XUẤT, NHẬP KHẨU
1. Lô hàng nhỏ
2. Lô hàng lớn là cây giống, cành ghép, mắt ghép, hom giống tính theo đơn vị cá thể
Lô hàng tính theo đơn vị cá thể | Mức thu (1.000 đồng) | ||||||||
Giấy tờ nghiệp vụ | Phân tích giám định | ||||||||
Kiểm tra thu thập sinh vật gây hại | Lấy mẫu | Côn trùng | Nấm | Tuyến trùng | Cỏ dại | Vi khuẩn | Virus/ Viroid/ Plasma | ||
11 - ≤ 100 | 15 | 20 | 22 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
100 - ≤ 1.000 | 15 | 40 | 30 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
> 1.000 | 15 | 60 | 40 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
3. Lô hàng lớn tính theo khối lượng
Trọng lượng lô hàng | Mức thu (1.000 đồng) | ||||||||
Giấy tờ nghiệp vụ | Kiểm tra thu thập sinh vật gây hại | Lấy mẫu | Phân tích giám định | ||||||
Côn trùng | Nấm | Tuyến trùng | Cỏ dại | Vi khuẩn | Virus/ Viroid/ Plasma | ||||
≤ 1 | 15 | 10 | 14 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
1 - 5 | 15 | 14 | 22 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
6 -10 | 15 | 18 | 30 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
11 - 15 | 15 | 22 | 38 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
16 - 20 | 15 | 26 | 46 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
21 -25 | 15 | 30 | 54 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
26 - 30 | 15 | 34 | 62 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
31 - 35 | 15 | 38 | 70 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
36 - 40 | 15 | 42 | 78 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
41 - 45 | 15 | 46 | 86 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
46 - 50 | 15 | 50 | 104 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
51 - 60 | 15 | 55 | 112 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
61 - 70 | 15 | 60 | 120 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
71 - 80 | 15 | 65 | 128 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
81 - 90 | 15 | 70 | 136 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
91 - 100 | 15 | 75 | 144 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
101 - 120 | 15 | 80 | 152 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
121 - 140 | 15 | 85 | 160 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
141 - 160 | 15 | 90 | 168 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
161 - 180 | 15 | 95 | 176 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
181 - 200 | 15 | 100 | 184 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
201- 230 | 15 | 105 | 192 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
231 - 260 | 15 | 110 | 200 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
261 - 290 | 15 | 115 | 208 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
291 - 320 | 15 | 120 | 216 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
321 - 350 | 15 | 125 | 224 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
351 - 400 | 15 | 130 | 232 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
401 - 450 | 15 | 135 | 240 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
451 - 500 | 15 | 140 | 248 | 39 | 65 | 52 | 39 | 130 | 200 |
Ghi chú: Trong biểu trên, các mức thu được hiểu như sau:
- Mức thu chưa bao gồm chi phí đi đến địa điểm lấy mẫu, kiểm tra vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
- Thực tế phân tích, giám định chỉ tiêu nào thì thu phí theo chỉ tiêu đó.
- Lô hàng có khối lượng trên 500 (tấn, m3) được phân lô theo hầm tầu, kho để kiểm dịch và tính phí kiểm dịch, hoặc cộng thêm phí kiểm dịch phần còn lại với phí kiểm dịch của lô 500 (tấn, m3).
- Lô hàng có khối lượng nhỏ ≤ 0,1 kg (hạt giống), ≤ 10 cá thể (cành ghép, mắt ghép, hom giống, củ giống) bao gồm nhiều chủng loại giống khác nhau được tính phí KDTV tương đương với phí KDTV của 1 lô hàng.
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…………, ngày……tháng……năm……
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
Kính gửi:…………………………………………………
Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: ……………………………………………………..
Địa chỉ:……………………………………………………………………………...
Điện thoại:…………………Fax/E-mail: …………………………………………..
Số Giấy CMND: …………………… Ngày cấp: …………… Nơi cấp: …………..
Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch lô hàng vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật sau:
1. Tên hàng: …………..……..………. Tên khoa học:……………………………...
Cơ sở sản xuất:
Địa chỉ:
2. Số lượng và loại bao bì:
3. Khối lượng tịnh: ………………………….. Khối lượng cả bì:
4. Phương tiện chuyên chở:
5. Nơi đi:
6. Nơi đến:
7. Mục đích sử dụng:
8. Địa điểm sử dụng:
9. Thời gian kiểm dịch:
10. Địa điểm, thời gian giám sát xử lý (nếu có):
Số bản Giấy chứng nhận KDTV cần cấp: …………… bản chính; …………..……
bản sao
Vào sổ số: ……………… ngày ……/……/……
Cán bộ KDTV nhận giấy đăng ký | Tổ chức, cá nhân đăng ký |
[1]a) Báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác của địa phương;
b) Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
c) Phương tiện giao thông;
d) Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao;
đ) Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo;
e) Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
- 1Quyết định 2647/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục và nội dung thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh
- 2Quyết định 2648/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục và nội dung thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh
- 3Quyết định 2043/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh
- 4Quyết định 1075/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân quận, huyện; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của thành phố Cần Thơ
- 5Quyết định 1062/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Điện Biên
- 6Quyết định 1633/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa tên và nội dung áp dụng tại cấp xã thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai
- 7Quyết định 1634/QĐ-UBND năm 2016 công bố 15 thủ tục hành chính được chuẩn hóa tên và nội dung áp dụng tại cấp huyện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai
- 8Quyết định 2212/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Kế hoạch và Đầu tư áp dụng tại Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 9Quyết định 5032/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hóa và Thể thao được chuẩn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh
- 10Quyết định 27/2016/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái
- 11Quyết định 5456/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ được chuẩn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh
- 12Quyết định 2700/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, lĩnh vực lâm nghiệp
- 13Quyết định 4046/QĐ-UBND năm 2018 về công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Quyết định 08/QĐ-TTg năm 2015 về Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 2647/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục và nội dung thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh
- 7Quyết định 2648/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục và nội dung thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh
- 8Quyết định 2043/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh
- 9Quyết định 1075/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân quận, huyện; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của thành phố Cần Thơ
- 10Quyết định 1062/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Điện Biên
- 11Quyết định 1633/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa tên và nội dung áp dụng tại cấp xã thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai
- 12Quyết định 1634/QĐ-UBND năm 2016 công bố 15 thủ tục hành chính được chuẩn hóa tên và nội dung áp dụng tại cấp huyện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai
- 13Quyết định 2212/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Kế hoạch và Đầu tư áp dụng tại Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 14Quyết định 5032/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hóa và Thể thao được chuẩn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh
- 15Quyết định 27/2016/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái
- 16Quyết định 5456/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ được chuẩn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh
- 17Quyết định 2700/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, lĩnh vực lâm nghiệp
Quyết định 4647/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được chuẩn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 4647/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/09/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Thành Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 127 đến số 128
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra