Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 463/2016/QĐ-UBND | Bắc Giang, ngày 08 tháng 8 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 44/SCT-TTr ngày 15 tháng 7 năm 2016 về việc ban hành Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016 và thay thế Quyết định số 102/2008/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2008 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quy chế phối hợp trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Điều 3. Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh, Giám đốc Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 463/2016/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về nguyên tắc, trách nhiệm, nội dung, mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 tỉnh);
c) Chủ tịch UBND các huyện, thành phố.
Điều 2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm và quan hệ phối hợp
1. Bảo đảm đúng quy định của pháp luật hiện hành theo quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ đối với công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đảm bảo hỗ trợ lẫn nhau, tránh bỏ sót, chồng chéo trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ; không gây khó khăn, phiền hà hoặc kéo dài thời gian trong kiểm tra, xử lý hàng hóa buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
2. Mỗi lĩnh vực do một sở, ngành chịu trách nhiệm chính, chủ trì và tổ chức phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; các cơ quan khác có trách nhiệm phối hợp, cử lực lượng tham gia theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
3. Bảo đảm quy định về chế độ bảo mật trong việc trao đổi thông tin tội phạm, điều tra, thực hiện các biện pháp công tác nghiệp vụ phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
TRÁCH NHIỆM TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ
Điều 3. Trách nhiệm của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh
1. Ban Chỉ đạo 389 tỉnh có trách nhiệm thực hiện các nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 8 Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ban hành kèm theo Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, biện pháp ngắn hạn, dài hạn về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh.
3. Chỉ đạo các sở, ngành thuộc Ban Chỉ đạo 389 tỉnh phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao.
Các sở, ngành có trách nhiệm chủ trì thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo quy định dưới đây, trường hợp cần thiết phải có sự phối hợp thì sở, ngành chủ trì đề nghị sở, ngành liên quan thực hiện phối hợp theo quy chế này.
a) Chủ trì soạn thảo, trình Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh ban hành kế hoạch, đề án, phương án, văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh;
b) Tham mưu chỉ đạo các sở, ngành thành viên xây dựng kế hoạch kiểm tra; tổng hợp lĩnh vực, nội dung phối hợp kiểm tra; đề xuất loại bỏ những cuộc kiểm tra chưa thực sự cần thiết, trùng chéo, gây khó khăn cho doanh nghiệp và thương nhân; phối hợp với Thanh tra tỉnh xem xét trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra hằng năm trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
c) Chủ trì, thực thi công tác quản lý thị trường trên phạm vi toàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh, lưu thông hàng hóa, xuất khẩu, nhập khẩu, các hoạt động thương mại, dịch vụ thương mại trên thị trường; chống, đầu cơ, găm hàng, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, các vi phạm về giá, ghi nhãn hàng hóa, sở hữu trí tuệ theo thẩm quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên thị trường; kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì tổ chức kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa là sản phẩm công nghiệp lưu thông trên thị trường. Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành có liên quan kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình lưu thông trên thị trường; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra xử lý các vi phạm về sở hữu công nghiệp, đo lường chất lượng; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra xử lý các vi phạm về bản quyền tác giả theo quy định của pháp luật;
đ) Chủ trì kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về quản lý cạnh tranh, thương mại điện tử, bán hàng đa cấp, chống độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp;
e) Chủ trì thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực Công Thương;
f) Tổng hợp báo cáo theo định kỳ, đột xuất, báo cáo sơ kết, tổng kết của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh;
g) Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
2. Sở Tài chính
a) Chủ trì thực hiện các quy định về quản lý giá, hóa đơn chứng từ của các đơn vị sản xuất, kinh doanh;
b) Phối hợp với các lực lượng chức năng xác định giá hàng hóa, tang vật bị tạm giữ để xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn, kiểm tra các sở, ngành, các cơ quan chức năng trong việc quản lý, sử dụng nguồn thu được từ xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính. Thẩm duyệt và thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
d) Trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc trang bị cơ sở vật chất làm việc, phương tiện tuần tra, kiểm soát cho các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo phân cấp quản lý ngân sách, quản lý tài sản nhà nước trên địa bàn tỉnh, các tiêu chuẩn, định mức hiện hành và đề xuất của các sở, ban, ngành có liên quan.
3. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo các lực lượng thuộc Công an tỉnh và Công an các huyện, thành phố phát hiện, bắt giữ, điều tra, xác minh làm rõ đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu trên phạm vi toàn tỉnh; phối hợp, hỗ trợ lực lượng, phương tiện cho các sở, ngành, các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xử lý những vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu theo quy định của pháp luật;
b) Tiến hành các kế hoạch, biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, điều tra, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn với tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng giả và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
c) Chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông kịp thời phối hợp với các sở, ngành, các cơ quan chức năng dừng, bắt giữ phương tiện vận chuyển hàng nhập lậu, hàng giả, hàng gian lận thương mại trên các tuyến đường bộ, đường sắt và đường thủy.
4. Sở Y tế
a) Chủ trì thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hành nghề y, dược tư nhân; trang thiết bị y tế; mỹ phẩm; hóa chất chế phẩm diệt côn trùng và diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế; an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì thanh tra, kiểm tra quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật,
5. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan liên quan trong việc giám định, thử nghiệm hàng hóa phục vụ cho công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
b) Chủ trì thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra để xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa, sở hữu trí tuệ theo lĩnh vực được phân công.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi khai thác, vận chuyển và tiêu thụ gỗ lậu, động vật và các sản phẩm động vật hoang dã, quý hiếm và những loài thực vật, động vật rừng, động vật thủy sinh nguy cấp, quý hiếm;
b) Chủ trì phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, nhập khẩu, kinh doanh, vận chuyển, quảng cáo và sử dụng các loại nguyên liệu, vật tư nông nghiệp (trừ phân bón vô cơ) sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản là hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, cấm sử dụng và ngoài danh mục cho phép sử dụng;
c) Chủ trì thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản và muối theo quy định của pháp luật.
7. Cục Thuế
Chủ trì thanh tra, kiểm tra về thuế, triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp chống thất thu ngân sách; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi gian lận để trốn thuế; tăng cường công tác kiểm tra việc quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn theo quy định; phối hợp với các ngành (Công an, Hải quan, Quản lý thị trường), các cấp trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt là việc sử dụng hóa đơn chứng từ để hợp thức hóa hàng hóa nhập lậu; cung cấp thông tin về doanh nghiệp trốn thuế, nợ đọng thuế, in ấn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, ngừng hoạt động cho các lực lượng chức năng để phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh.
8. Chi cục Hải quan quản lý các khu công nghiệp Bắc Giang
Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật; tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phối hợp với các lực lượng chức năng (Công an, Quản lý thị trường) để kiểm tra, giám sát hàng hóa, thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa trong phạm vi đơn vị quản lý.
9. Sở Giao thông vận tải
a) Chủ trì kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển hàng hóa buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả bằng các phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh;
b) Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng nhập lậu trong hoạt động vận tải đường bộ; chỉ đạo cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong ngành tham gia phối hợp đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
c) Phối hợp với các sở, ngành có liên quan trong công tác quản lý, kiểm soát phương tiện vận tải tạm nhập, mang biển số nước ngoài sử dụng tại Việt Nam nhằm phát hiện kịp thời các phương tiện nhập lậu hoặc lưu hành trái phép.
10. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì trong công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát về quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật; về bản quyền phần mềm; chống buôn lậu văn hóa phẩm, in sang băng đĩa lậu; quảng cáo sai sự thật; thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
11. Sở Tư pháp
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan giúp UBND tỉnh quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
12. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong việc nhận, gửi, chuyển phát thư, kiện, gói hàng hóa qua mạng bưu chính; xuất bản phẩm, sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm được nhập khẩu, xuất bản, in và phát hành trái phép; viễn thông và công nghệ thông tin;
b) Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, những tác động xấu đối với kinh tế xã hội của hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả.
13. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Giang
Bố trí hợp lý thời lượng phát sóng, mở chuyên mục, duy trì chất lượng nội dung chương trình, bài viết, đưa tin về tình hình, kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả của các lực lượng chức năng để tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, người dân. Biểu dương các tấm gương tích cực, những địa phương, đơn vị làm tốt; phê phán những hành vi tiêu cực, tham nhũng, thiếu tinh thần trách nhiệm.
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Giang
Chỉ đạo các đơn vị liên quan hoặc phối hợp với các sở, ngành, cơ quan chức năng có liên quan trong công tác kiểm soát việc sử dụng ngoại tệ; hoạt động kinh doanh vàng; xử lý các loại tiền giả lưu thông trên thị trường.
15. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang
Thường xuyên tự kiểm tra, nắm tình hình về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong khu vực quản lý; đồng thời cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng, phối hợp và tạo điều kiện cho cơ quan chức năng trong việc kiểm tra kiểm soát, phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các đối tượng làm ăn bất chính, tàng trữ trái phép hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả trong các doanh nghiệp, kho bãi nằm trong các khu công nghiệp.
1. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, các chủ trương, chính sách và sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và của các sở, ngành tỉnh về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
2. Chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 và các cơ quan, ban, ngành thuộc UBND các huyện, thành phố thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn trong việc chấp hành pháp luật; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
3. Chỉ đạo tuyên truyền, vận động nhân dân cam kết không tham gia, không tiếp tay cho hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại.
4. Chỉ đạo tăng cường, củng cố tổ chức bộ máy, trang bị phương tiện, điều kiện làm việc cho Ban Chỉ đạo 389 địa phương và các cơ quan chức năng trực thuộc huyện, thành phố nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo quy định của pháp luật.
5. Bố trí kinh phí, đảm bảo điều kiện làm việc để thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa phương theo quy định.
6. Chỉ đạo giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh chống gian lận thương mại và hàng giả.
7. Đề xuất cấp có thẩm quyền hoặc khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Chỉ đạo xử lý tập thể, cá nhân có biểu hiện bao che, bảo kê, thông đồng, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của địa phương mình.
NỘI DUNG, TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP
Căn cứ chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh. Các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố chủ động thực hiện phối hợp theo Điều 6 Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ban hành kèm theo Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị phối hợp
1. Các cơ quan, đơn vị quy định tại Chương II của Quy chế này có trách nhiệm thực hiện các nội dung được quy định tại Điều 7 Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ban hành kèm theo Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Các cơ quan, đơn vị quy định tại Chương II của Quy chế này có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch, chương trình, phương án phối hợp phải được bàn bạc, thống nhất của các bên tham gia ký kết phối hợp, thực hiện chế độ bảo mật theo quy định;
b) Thực hiện phối hợp với lực lượng chức năng ở trung ương như: Các đơn vị có chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ Công an, Tổng cục Hải Quan, Tổng cục Thuế, Thanh tra các Bộ, ngành...; các lực lượng chức năng của địa phương khác trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Điều 8. Trách nhiệm trong chỉ đạo công tác phối hợp
1. Trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh
Chỉ đạo việc phối hợp giữa các sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố trong hoạt động phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
2. Trách nhiệm của Giám đốc Sở, thủ trưởng các ban, ngành có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả:
a) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc ngành thực hiện các chương trình, kế hoạch, phương án phối hợp với các sở, ngành, cơ quan chức năng khác trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với lĩnh vực, địa bàn được phân công;
b) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chức năng thuộc sở, ngành mình thực hiện việc phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kịp thời phát hiện những hạn chế, thiếu sót trong kế hoạch, phương án phối hợp, bàn bạc, thống nhất với bên tham gia phối hợp để việc phối hợp đạt hiệu quả cao. Chỉ đạo giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều sở, ngành, địa phương thuộc lĩnh vực sở, ngành mình phụ trách;
c) Yêu cầu cơ quan trực thuộc sở, ngành và địa phương cung cấp thông tin, báo cáo đầy đủ, kịp thời và đánh giá kết quả đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực sở, ngành mình phụ trách để báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo 389 tỉnh.
3. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND các huyện, thành phố
a) Chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 và các cơ quan, ban, ngành thuộc UBND huyện, thành phố xây và thực hiện kế hoạch phối hợp, trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn;
b) Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành thuộc UBND huyện, thành phố thực hiện việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị của tỉnh quy định tại Chương II của Quy chế này và các địa phương khác trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Điều 9. Sơ kết, tổng kết; báo cáo
Các sở, ngành, địa phương tiến hành sơ kết (định kỳ 6 tháng), tổng kết (định kỳ hàng năm) để đánh giá kết quả thực hiện công tác phối hợp theo Quy chế này đồng thời báo cáo kết quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả về cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh cụ thể: Báo cáo 6 tháng đầu năm gửi trước ngày 10 tháng 6; báo cáo tổng kết năm gửi trước ngày 10 tháng 12 để tổng hợp báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời tổng hợp gửi về Sở Công Thương để báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 102/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp trong công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành
- 2Quyết định 3077/QĐ-UBND năm 2014 Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 3Quyết định 31/2016/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 4Quyết định 22/2016/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 5Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2016 về tăng cường đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn tỉnh Long An
- 6Quyết định 41/2016/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 7Quyết định 1799/QĐ-UBND năm 2016 kiện toàn Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành
- 8Quyết định 19/2016/QĐ-UBND Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 1Quyết định 102/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp trong công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành
- 2Quyết định 18/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang kèm theo Quyết định 463/2016/QĐ-UBND
- 1Quyết định 3077/QĐ-UBND năm 2014 Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4Quyết định 19/2016/QĐ-TTg Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 31/2016/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 6Quyết định 22/2016/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 7Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2016 về tăng cường đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn tỉnh Long An
- 8Quyết định 41/2016/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 9Quyết định 1799/QĐ-UBND năm 2016 kiện toàn Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành
- 10Quyết định 19/2016/QĐ-UBND Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Quyết định 463/2016/QĐ-UBND Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Số hiệu: 463/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/08/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
- Người ký: Dương Văn Thái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/08/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra