Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4627/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2020 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05/10/2017 của Chính Phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe;
Căn cứ Thông tư số 11/2019/TT-BYT ngày 17/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bồi dưỡng phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe;
Căn cứ Biên bản họp “Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng Phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe” theo Quyết định số 150/QĐ-K2ĐT ngày 18/9/2020 của Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, họp ngày 01/10/2020;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng Phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông/bà Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
1. TÊN KHÓA HỌC VÀ GIỚI THIỆU VỀ KHÓA HỌC
1.1 Tên khóa học:
Chương trình bồi dưỡng Phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe
1.2 Giới thiệu chương trình đào tạo
Chương trình được xây dựng và ban hành nhằm thực hiện nội dung Thông tư số 11/2019/TT-BYT quy định về bồi dưỡng phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe, đây là thông tư quy định chi tiết nội dung thực hiện Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.
Thực hành lâm sàng là phần thiết yếu trong đào tạo khối ngành sức khỏe và chỉ có dạy-học lâm sàng hiệu quả mới giúp người học đạt được những năng lực thực hành và thái độ - là những nhóm năng lực đặc biệt quan trọng, quyết định khả năng hành nghề của cán bộ y tế. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, chất lượng giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe chưa đạt được kết quả như mong đợi. Việc tổ chức dạy-học lâm sàng còn nhiều bất cập trong khi thời lượng dành cho thực hành lâm sàng chiếm một tỷ lệ khá lớn đối với các chương trình đào tạo trong khối ngành sức khỏe. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự bất cập đó là hạn chế về phương pháp dạy-học của “người dạy”, nhất là phương pháp dạy-học thực hành lâm sàng. Mặc dù, quan niệm về đổi mới giáo dục đào tạo trong khối ngành sức khỏe đã được đưa vào Việt Nam từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước nhưng cho tới nay phần lớn các chương trình bồi dưỡng giáo viên thường chỉ chú trọng đến việc huấn luyện phương pháp “dạy” mà chưa chú ý đúng mức đến việc xây dựng kỹ năng “học” cho người học. Thậm chí nhiều cơ sở khi tiến hành đào tạo về sư phạm y học cho giáo viên vẫn còn nặng về lên lớp lý thuyết, ít tạo cơ hội cho giáo viên được thực hành để có năng lực dạy-học hiệu quả.
Đào tạo khối ngành sức khỏe tại Việt Nam đã không ngừng có những đổi mới, sáng tạo nhằm đạt được hiệu quả cao hơn song chưa đồng đều trong cả nước. Bộ Y tế xác định định hướng đào tạo dựa trên năng lực là xu thế tất yếu trong đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Định hướng này đòi hỏi đội ngũ giáo viên giảng dạy thực hành ngoài thành thạo về chuyên môn phải có cách tiếp cận đúng; có năng lực thiết kế, tổ chức dạy-học, giám sát việc học và đánh giá kết quả thực hành lâm sàng, chú ý đến việc hỗ trợ xây dựng kỹ năng “học” cho người học cũng như tối ưu hóa sự phối hợp giữa người dạy và người học nhằm đạt được các năng lực cụ thể.
Chương trình bồi dưỡng phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe được ban hành là một Chương trình thống nhất sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện về phương pháp dạy-học lâm sàng cho tất cả các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám chữa bệnh của các cơ sở giáo dục và các cơ sở y tế có đủ năng lực dạy-học lâm sàng trong vai trò của người giáo viên giảng dạy thực hành.
1.3 Cấu trúc Chương trình
Chương trình được thiết kế gồm 40 tiết học, bao gồm 10 tiết lý thuyết và 30 tiết thực hành.
Cấu trúc chương trình theo một khung định sẵn với các nội dung cốt lõi mà một khóa huấn luyện, bồi dưỡng về phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe cần đạt được, là tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy thực hành lâm sàng.
2.1 Mục tiêu tổng quát
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, học viên có đủ năng lực giảng dạy thực hành lâm sàng trong lĩnh vực chuyên môn của mình tại cơ sở khám, chữa bệnh được công nhận là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khoẻ.
2.2 Mục tiêu cụ thể
a) Kiến thức
1) Trình bày được khái niệm, đặc điểm và tầm quan trọng của dạy-học lâm sàng, dạy-học theo mục tiêu và dạy-học dựa trên năng lực; các hình thức dạy-học lâm sàng có và không có sự tham gia của người bệnh.
2) Trình bày được khái niệm và cách thức xây dựng mục tiêu học tập;
3) Mô tả được đặc điểm, cách tiến hành và lợi ích của 10 phương pháp dạy-học lâm sàng với sự tham gia chủ động của người học.
4) Trình bày được 6 kỹ năng cần thiết của giảng viên dạy thực hành lâm sàng.
5) Trình bày được khái niệm, đặc điểm, cách tổ chức và tiến hành lượng giá lâm sàng và giám sát thực hành lâm sàng.
6) Nêu được các bước phát triển kế hoạch bài giảng và chuẩn bị vật liệu cho một bài dạy-học lâm sàng.
b) Kỹ năng
1) Viết được mục tiêu học tập và nội dung cốt lõi cho một bài dạy-học lâm sàng.
2) Thực hiện được các kỹ năng hỗ trợ học viên học thực hành lâm sàng.
3) Chọn lựa và sử dụng được phương pháp dạy-học phù hợp với nội dung thực hành với sự tham gia chủ động của người học trong dạy-học lâm sàng.
4) Phát triển được kế hoạch và chuẩn bị được vật liệu cho bài dạy-học lâm sàng.
5) Phát triển được kế hoạch giám sát việc học lâm sàng.
6) Thực hiện được một giờ dạy-học lâm sàng.
c) Thái độ
1) Thể hiện được sự tuân thủ các quy tắc chuyên môn và quy định hành nghề trong giảng dạy lâm sàng và hoạt động nghề nghiệp.
2) Thể hiện được tính chuẩn mực, sự chuyên nghiệp khi làm mẫu trong giảng dạy thực hành.
3) Thể hiện được sự tôn trọng và ứng xử đúng mực trong giao tiếp với người học, đồng nghiệp, người bệnh và gia đình họ trong mọi tình huống.
Giảng viên cơ hữu/giảng viên kiêm nhiệm, cán bộ y tế trực tiếp tham gia giảng dạy/hướng dẫn thực hành lâm sàng tại các cơ sở khám, chữa bệnh được công nhận là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe.
4.1. Chương trình khái quát
TT | Tên bài | Số tiết | ||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | ||
1 | Tổng quan về dạy-học lâm sàng, dạy-học theo mục tiêu, dạy-học dựa trên năng lực và đảm bảo chất lượng dạy-học lâm sàng | 3 | 3 | 0 |
2 | Khái niệm và cách thức xây dựng mục tiêu học tập | 5 | 1 | 4 |
3 | Phương pháp dạy-học lâm sàng có sự tham gia và không có sự tham gia của người bệnh | 12 | 3 | 9 |
4 | Các kỹ năng cần thiết của người giảng dạy thực hành | 4 | 1 | 3 |
5 | Tổ chức lượng giá trong dạy-học lâm sàng | 4 | 1 | 3 |
6 | Xây dựng kế hoạch bài dạy-học lâm sàng và giám sát thực hành lâm sàng | 4 | 1 | 3 |
7 | Lượng giá cuối khóa: Giảng thử theo nhóm | 8 | 0 | 8 |
| Tổng số | 40 | 10 | 30 |
4.2 Chương trình chi tiết
TT | Tên bài | Mục tiêu học tập | Số tiết | ||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | |||
1 | Tổng quan về dạy-học lâm sàng, dạy-học theo mục tiêu, dạy- học dựa trên năng lực và đảm bảo chất lượng dạy-học lâm sàng | 1. Trình bày được những nội dung cơ bản của Thông tư 11/2019/TT-BYT và vai trò của dạy-học lâm sàng trong giáo dục khối ngành sức khỏe 2. Trình bày được khái niệm, đặc điểm, mục đích, nội dung, điều kiện, ưu điểm, khó khăn và thực trạng của dạy-học lâm sàng trong khối ngành sức khỏe hiện nay 3. Mô tả được 6 hình thức, ưu điểm, hạn chế và trình tự tiến hành dạy-học lâm sàng có sự tham gia của người bệnh (Phụ lục 1) 4. Mô tả được 7 hình thức, ưu điểm, hạn chế và cách tiến hành dạy-học lâm sàng không có sự tham gia của người bệnh (Phụ lục 1) 5. Phân tích được 5 đặc điểm, 3 nguyên tắc học tập của người lớn và ứng dụng trong dạy-học lâm sàng 6. Trình bày được khái niệm, đặc điểm và chu trình dạy-học theo mục tiêu, dạy-học dựa trên năng lực 7. Nhận thức được vai trò quan trọng của dạy-học lâm sàng theo mục tiêu, dạy-học dựa trên năng lực. 8. Trình bày được 5 nhóm yếu tố cơ bản đảm bảo chất lượng dạy-học lâm sàng và thực hiện công tác đảm bảo chất lượng dạy-học lâm sàng trong đào tạo khối ngành sức khỏe. | 3 | 3 | 0 |
2 | Khái niệm và cách thức xây dựng mục tiêu học tập | 1. Trình bày được khái niệm, tầm quan trọng của mục tiêu học tập và dạy-học lâm sàng theo mục tiêu. 2. Mô tả được ba lĩnh vực, ba mức độ, bốn thành phần và năm tiêu chuẩn của mục tiêu học tập. 3. Xác định được mục tiêu bài thực hành lâm sàng theo năm tiêu chuẩn của mục tiêu học tập. 4. Chọn lựa được nội dung cốt lõi phù hợp mục tiêu cho bài dạy-học lâm sàng 5. Thể hiện nhận thức đúng về tầm quan trọng của dạy-học lâm sàng theo mục tiêu bằng việc xác định và công bố mục tiêu học tập cho người học trước mỗi bài giảng lâm sàng | 5 | 1 | 4 |
- Bài tập 1 theo nhóm tại lớp học: Mỗi nhóm chọn tên một bài giảng lâm sàng, đối tượng dạy-học, xác định mục tiêu thực hành và nội dung cốt lõi, trình bày trước lớp, cho phản hồi. - Bài tập 1 cá nhân ở nhà: Chọn tên một bài giảng lâm sàng, viết mục tiêu thực hành và nội dung cốt lõi cho bài dạy-học lâm sàng (GV chấm điểm theo thang điểm 10). | |||||
3 | Phương pháp dạy- học lâm sàng có sự tham gia và không có sự tham gia của người bệnh | 1. Mô tả được đặc điểm, cách tiến hành, lợi ích của bảy phương pháp dạy- học lâm sàng không có sự tham gia và ba phương pháp dạy-học lâm sàng có sự tham gia của người bệnh (Phụ lục 2) 2. Sử dụng được bảy phương pháp dạy- học lâm sàng không có sự tham gia và ba phương pháp dạy-học lâm sàng có sự tham gia của người bệnh trong dạy- học lâm sàng 3. Thể hiện được tính chuẩn mực và đảm bảo an toàn người bệnh trong dạy- học lâm sàng. | 12 | 3 | 9 |
- Bài tập 2 theo nhóm tại lớp: Phát triển vật liệu dạy-học cho bài tập 1 (Bài tập tình huống và bảng kiểm dạy-học), trình bày, cho phản hồi - Bài tập 2 cá nhân ở nhà (làm tiếp bài tập 1 đã chọn): Lựa chọn phương pháp dạy- học phù hợp, có hiệu quả cho bài dạy-học lâm sàng (Tối đa 10 điểm) | |||||
4 | Các kỹ năng cần thiết của người giảng dạy thực hành | 1. Mô tả được sáu kỹ năng cần thiết của người giảng dạy/hướng dẫn thực hành lâm sàng (Phụ lục 3) 2. Sử dụng được sáu kỹ năng cần thiết trong dạy-học lâm sàng 3. Thể hiện sự chuyên nghiệp trong dạy-học lâm sàng bằng việc thực hiện tốt sáu kỹ năng cần thiết của người giảng dạy thực hành | 4 | 1 | 3 |
5 | Tổ chức lượng giá trong dạy-học lâm sàng | 1. Nêu được khái niệm, tầm quan trọng của lượng giá lâm sàng; ưu điểm và hạn chế của các phương pháp lượng giá lâm sàng 2. Trình bày được cách xây dựng các công cụ lượng giá cho bài dạy-học lâm sàng 3. Chọn lựa được phương pháp lượng giá phù hợp nội dung cho bài dạy-học lâm sàng 4. Phát triển được công cụ lượng giá cho bài dạy-học lâm sàng 5. Chọn lựa và sử dụng đúng phương pháp và công cụ lượng giá sẽ đánh giá được năng lực thực hành lâm sàng của người học | 4 | 1 | 3 |
- Bài tập 3 theo nhóm tại lớp (làm tiếp bài đã chọn): Phát triển công cụ lượng giá cho bài dạy-học lâm sàng đã chọn, trình bày, cho phản hồi - Bài tập 3 cá nhân ở nhà (làm tiếp bài dạy-học cá nhân đã chọn): Phát triển công cụ lượng giá cho bài dạy-học lâm sàng (tối đa 10 điểm) | |||||
6 | Xây dựng kế hoạch bài dạy- học lâm sàng và giám sát thực hành lâm sàng | 1. Trình bày được các thành phần của một bài dạy-học lâm sàng và cách viết từng thành phần 2. Xây dựng được kế hoạch bài dạy-học lâm sàng và kế hoạch giám sát học lâm sàng 3. Thể hiện sự nghiêm túc và đảm bảo tính khả thi khi xây dựng kế hoạch dạy-học và giám sát lâm sàng | 4 | 1 | 3 |
Bài tập cá nhân số 4 tại lớp và ở nhà: Phát triển 2 vật liệu dạy- học lâm sàng (Bài tập tình huống và bảng kiểm) và kế hoạch giám sát lâm sàng với sự hỗ trợ của GV và trợ giảng (Tối đa 10 điểm) | |||||
7 | Lượng giá cuối khóa | Giảng thử theo nhóm (Cho điểm chung cả nhóm) | 8 | 0 | 8 |
| Tổng số |
| 40 | 10 | 30 |
5.1.Tài liệu học tập
Giáo trình Phương pháp dạy-học lâm sàng do các đơn vị được phân công dạy các khóa “Bồi dưỡng giảng viên nguồn (TOT) – giảng viên quốc gia về phương pháp dạy-học lâm sàng” biên soạn, tương ứng với Chương trình Phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong khối ngành sức khỏe.
5.2. Tài liệu tham khảo
1) Phạm Thị Minh Đức (2019), Sư phạm y học thực hành, NXB Giáo dục Việt Nam, 500 trang
2) Trần Diệp Tuấn, Châu Ngọc Hoa, Vũ Minh Phúc, Phạm Thị Minh Hồng, Nguyễn Đức Khánh, Nguyễn An Nghĩa và cộng sự (2020), Giảng dạy và lượng giá lâm sàng dựa trên năng lực, Nhà xuất bản Y học, 218 trang
3) Lê Thu Hoà, Nguyễn Văn Tường (2016), Phương pháp dạy-học lâm sàng (dành cho các lớp tập huấn phương pháp dạy-học lâm sàng của ngành y tế), NXB Y học, 206 trang.
4) Phạm Văn Thức, Nguyễn Ngọc Sáng, Nguyễn Thị Dung và cộng sự (2012). Phương pháp dạy-học lâm sàng. Nhà xuất bản y học Hà Nội.
5) Các tài liệu hướng dẫn và tham khảo liên quan do Bộ Y tế phát hành.
- Thuyết trình ngắn, thuyết trình có minh họa, tự nghiên cứu tài liệu
- Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ
- Làm bài tập nhóm tại lớp học
- Giảng viên làm mẫu, học viên thực hành dạy-học lâm sàng lại tại lớp học
- Làm bài tập cá nhân ở nhà, ở lớp
- Giảng thử và bình giảng cuối khóa
7. THIẾT BỊ, HỌC LIỆU PHỤC VỤ KHÓA HỌC
1) Bảng trắng-bút dạ, bảng lật (flip chart)
2) Giấy A0 trắng-bút dạ, giấy A4 trắng, giấy màu A4
3) Máy tính có kết nối máy chiếu + màn chiếu
4) Mạng Wifi.
5) Phòng học đủ rộng, bố trí bàn ghế linh hoạt để chia làm việc nhóm (hoặc nhiều phòng nhỏ dành riêng cho các nhóm thảo luận) phù hợp với số lượng học viên của khoá huấn luyện.
Khuyến khích trang bị, sử dụng thêm hệ thống tương tác đáp ứng người học bằng bảng tính (Clicker) hay ứng dụng (App tương tác)
6) Mô hình, giường bệnh
7) Học liệu: Tài liệu phát tay (Bài trình bày powerpoint), bài tập tình huống, ngữ cảnh đóng vai, bảng kiểm kỹ thuật; Tài liệu học tập theo quy định tại mục 5.
8. TIÊU CHUẨN, SỐ LƯỢNG GIẢNG VIÊN VÀ TRỢ GIẢNG
1) Có trình độ từ đại học trở lên thuộc ngành, chuyên ngành trong khối ngành sức khỏe.
2) Có kinh nghiệm giảng dạy lâm sàng trong đào tạo khối ngành sức khỏe tối thiểu 05 năm (tính đến thời điểm tham gia làm giảng viên khóa huấn luyện, bồi dưỡng phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành).
3) Có chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm
4) Có ít nhất 01 trong những chứng chỉ/chứng nhận sau đây:
ü Chứng chỉ Sư phạm y học cơ bản hoặc Chứng chỉ Phương pháp sư phạm y học mà trong chương trình đã có đủ thời lượng và nội dung về phương pháp dạy-học lâm sàng.
ü Chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên nguồn (TOT) về phương pháp dạy-học lâm sàng
ü Văn bản chứng minh thâm niên giảng dạy môn Phương pháp giảng dạy đại học trong cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe từ 05 năm trở lên (tính đến thời điểm tham gia làm giảng viên khóa huấn luyện, bồi dưỡng phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành).
9. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
9.1 Đơn vị tổ chức đào tạo
Các cơ sở chủ trì khóa đào tạo bồi dưỡng và cấp chứng chỉ “Phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe” là các Trường đại học/cao đẳng khối ngành sức khỏe/Bệnh viện là cơ sở thực hành có kinh nghiệm tổ chức đào tạo; đáp ứng các điều kiện tổ chức giảng dạy và có ít nhất 3 giảng viên cơ hữu đáp ứng tiêu chuẩn tại mục 8 của Chương trình.
Các cơ sở được công nhận đào tạo bồi dưỡng giảng viên nguồn (TOT) về Phương pháp dạy-học lâm sàng khi đáp ứng các điều kiện tổ chức giảng dạy khóa đào tạo, bồi dưỡng “Phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe” và được Bộ Y tế giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động này.
9.2 Địa điểm, thời gian đào tạo và tổ chức triển khai
Khóa đào tạo bồi dưỡng cần được tổ chức tại cơ sở đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy-học được mô tả ở mục 7 của Chương trình.
Thời gian: 40 tiết được chia thành 10 buổi (8 buổi học và 2 buổi giảng thử theo nhóm), mỗi buổi 4 tiết, mỗi tiết học 50 phút.
Lịch giảng được bố trí liên tục 10 buổi, hoặc chia thành 2-3 đợt tùy điều kiện cụ thể nhưng không kéo dài quá 8 tuần. Lịch giảng cần đảm bảo đủ tên bài/nội dung đào tạo trong Chương trình.
9.3 Hình thức đào tạo:
- Khóa đào tạo bồi dưỡng cần được tổ chức bằng hình thực đào tạo trực tiếp.
- Số lượng học viên: Từ 15-35 học viên/mỗi khóa đào tạo, học viên được chia thành các nhóm, mỗi nhóm 5-7 học viên. Mỗi khóa bầu 1 lớp trưởng, 1 lớp phó, tạo 1 địa chỉ thư điện tử chung cho cả lớp để trao đổi thông tin, bài tập hoặc tài liệu phát tay.
- Số lượng giảng viên: 1 giảng viên chính và 1-2 trợ giảng/một buổi học
10. ĐÁNH GIÁ VÀ CẤP CHỨNG CHỈ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
10.1. Lượng giá thường xuyên
Việc lượng giá thường xuyên được thực hiện thông qua các hoạt động sau:
- Đánh giá chuyên cần: vắng mặt không quá 10% thời lượng khóa học (tương đương 4 tiết).
- Điểm số của 4 bài tập cá nhân, điểm ĐẠT ≥ 6/10 (nếu không đạt, học viên cần làm lại, không đạt lần 2 học viên phải học lại)
- Đánh giá thông qua thảo luận nhóm và bài tập nhóm
10.2. Lượng giá cuối khóa
Việc lượng giá cuối khóa thông qua trình bày bài giảng thử theo nhóm nhỏ (không quá 5 học viên/nhóm)
Giảng thử 1 tiết dạy-học lâm sàng: Điểm ĐẠT ≥ 7/10 (nếu không đạt, nhóm học viên cần chuẩn bị và thực hiện lại tiết giảng thử; không đạt lần 2 học viên phải học lại)
10.3. Cấp chứng chỉ
- Tên chứng chỉ:
Chứng chỉ bồi dưỡng phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.
- Điều kiện cấp chứng chỉ: Người học chỉ được cấp chứng chỉ khi đạt đủ các điều kiện sau:
- Đạt điều kiện về chuyên cần;
- Hoàn thành 4 bài tập cá nhân với điểm số trung bình đạt ≥ 6/10
ü Điểm thí giảng cuối khóa ≥ 7/10
- Giá trị của Chứng chỉ
ü Người được cấp chứng chỉ “Phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe” có đủ năng lực giảng dạy thực hành trong phạm vi chuyên môn hành nghề của mình tại các cơ sở khám, chữa bệnh được công nhận là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe.
ü Được tính 40 tiết tham gia đào tạo liên tục theo quy định của Thông tư 22/2013/TT-BYT
- Mẫu chứng chỉ:
Mẫu chứng chỉ thực hiện theo quy định tại Phụ lục của Thông tư 11/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Bộ Y tế.
10.4. Quản lý chứng chỉ và công tác đảm bảo chất lượng khóa bồi dưỡng
- Việc quản lý, sử dụng phôi và chứng chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Các cơ sở đào tạo lập sổ quản lý chứng chỉ (theo mẫu tại Phụ lục 4) và lưu trữ hồ sơ tổ chức khóa học, bài tập lượng giá học viên theo quy định.
(Có thể thay đổi thời gian và thứ tự bài theo điều kiện cụ thể)
Thời gian | Nội dung/Tên bài | Phương pháp | Người thực hiện |
Ngày 1 | |||
7.30 - 8.15 | Đăng ký học viên |
| Ban tổ chức |
8.15 - 8.30 | Khai giảng Giới thiệu mục tiêu khóa học | Giới thiệu | BTC Giảng viên |
8.30 – 11.30 | Tổng quan về dạy-học lâm sàng, dạy-học theo mục tiêu, dạy-học dựa trên năng lực và đảm bảo chất lượng dạy- học lâm sàng. | Thuyết trình ngắn | Giảng viên Trợ giảng |
13.30 – 16.30 | dạy-học theo mục tiêu và dạy-học theo năng lực Thực hành: dạy-học theo mục tiêu và dạy-học theo năng lực - Làm việc nhóm - Bài tập 1 | Thuyết trình có minh hoạ Thực hành theo nhóm | Giảng viên Trợ giảng |
Ngày 2 | |||
8.00 – 9.30 | Thực hành: dạy-học theo mục tiêu và dạy-học theo năng lực: - Làm việc nhóm - Bài tập 1 | Thực hành theo nhóm Người học trình bày kết quả | Giảng viên Trợ giảng |
9.30 - 11.00 | Phương pháp dạy-học lâm sàng không có sự tham gia và có sự tham gia của người bệnh | Thuyết trình có minh hoạ | Giảng viên Trợ giảng |
13.30 – 16.30 | Thực hành: Phương pháp dạy-học lâm sàng không có sự tham gia của người bệnh: - Làm việc nhóm và trình bày kết quả - Bài tập 2 | Thực hành theo nhóm Người học trình bày | Giảng viên Trợ giảng |
Ngày 3 | |||
8.00 – 11.00 | Thực hành: Phương pháp dạy-học lâm sàng có sự tham gia của người bệnh: - Làm việc nhóm và trình bày kết quả - Bài tập 2 (tiếp) | Thực hành theo nhóm Người học trình bày | Giảng viên Trợ giảng |
13.30 – 16.30 | Các kỹ năng cần thiết của người giảng dạy thực hành - Làm việc nhóm và trình bày kết quả | Thuyết trình có minh hoạ Thực hành theo nhóm | Giảng viên Trợ giảng |
Ngày 4 | |||
8.00 – 11.00 | Tổ chức lượng giá và đánh lâm sàng - Làm việc nhóm và trình bày kết quả - Bài tập 3 | Thuyết trình có minh hoạ Thực hành theo nhóm | Giảng viên Trợ giảng |
13.30 – 16.30 | Xây dựng kế hoạch bài dạy- học và giám sát thực hành lâm sàng - Làm việc nhóm và trình bày kết quả - Bài tập 4 | Thuyết trình có minh hoạ Thực hành theo nhóm | Giảng viên Trợ giảng |
Ngày 5 | |||
8.00 – 11.00 | Lượng giá cuối khoá học Giảng thử và bình giảng Bài giảng có bao gồm trình bày vật liệu giảng dạy và phần lượng giá lâm sàng | Trình diễn giảng thử theo nhóm | Giảng viên Trợ giảng |
13.30 – 16.30 | Lượng giá cuối khoá học Giảng thử và bình giảng Bài giảng có bao gồm trình bày vật liệu giảng dạy và phần lượng giá lâm sàng | Trình diễn giảng thử theo nhóm | Giảng viên Trợ giảng |
CÁC HÌNH THỨC DẠY-HỌC LÂM SÀNG
Sáu hình thức dạy-học lâm sàng có sự tham gia của người bệnh | Bảy hình thức dạy-học lâm sàng không có sự tham gia của người bệnh |
1. Dạy-học bên giường bệnh 2. Dạy-học qua điều trị và theo dõi người bệnh 3. Dạy-học khi đi buồng 4. Dạy-học hội chẩn 5. Dạy-học đêm trực 6. Dạy-học tại phòng thủ thuật/phòng mổ | 1. Dạy-học qua giao ban phòng/khoa/bệnh viện 2. Dạy-học qua giao ban cho học viên 3. Dạy-học qua thông qua mổ 4. Dạy-học qua kiểm thảo tử vong 5. Dạy-học dựa trên bài tập tình huống 6. Dạy-học với thiết bị y học và mô hình mô phỏng 7. Dạy-học trên bệnh nhân đóng thế. |
CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY-HỌC LÂM SÀNG KHÔNG CÓ VÀ CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI BỆNH
Bảy phương pháp dạy-học không có sự tham gia của người bệnh | Ba phương pháp dạy-học có sự tham gia của người bệnh |
1. Tự đọc tài liệu 2. Động não 3. Dạy-học dựa trên bài tập tình huống 4. Dạy-học thảo luận nhóm 5. Dạy-học bằng giao bài tập nhóm 6. Dạy-học qua đóng vai 7. Dạy-học thao tác mẫu thực hành lại dựa trên bảng kiểm với mô hình hoặc với bệnh nhân đóng thế (học viên, sinh viên). | 8. Dạy-học bên giường bệnh theo mô hình truyền thống 9. Dạy-học bên giường bệnh theo mô hình tiểu kỹ năng (Micro-skill) 10. Cầm tay chỉ việc |
SÁU KỸ NĂNG CẦN THIẾT VỚI NGƯỜI DẠY THỰC HÀNH LÂM SÀNG
Các kỹ năng cần thiết với người dạy thực hành lâm sàng |
1. Kỹ năng hỗ trợ và hướng dẫn học viên học tập 2. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả 3. Kỹ năng phát triển vật liệu dạy-học lâm sàng 4. Kỹ năng tìm kiếm thông tin và thiết bị dạy-học lâm sàng 5. Kỹ năng quản lý và giám sát học viên học tập lâm sàng 6. Kỹ năng tạo môi trường học tập an toàn, thân thiện và có hiệu quả |
- 1Công văn 1915/BYT-K2ĐT hướng dẫn thực hiện quy định về đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học thuộc khối ngành khoa học sức khỏe do Bộ Y tế ban hành
- 2Công văn 4237/BYT-K2ĐT năm 2014 cử cán bộ đi đào tạo theo địa chỉ sử dụng tại các trường đại học khối ngành khoa học sức khỏe do Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 5126/QĐ-BYT năm 2017 về kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 111/2017/NĐ-CP quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Quyết định 5948/QĐ-BYT năm 2021 về Danh mục tương tác thuốc chống chỉ định trong thực hành lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Quyết định 1707/QĐ-BYT năm 2022 về Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Quyết định 1743/QĐ-BYT năm 2022 về Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Công văn 1915/BYT-K2ĐT hướng dẫn thực hiện quy định về đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học thuộc khối ngành khoa học sức khỏe do Bộ Y tế ban hành
- 2Thông tư 22/2013/TT-BYT hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Công văn 4237/BYT-K2ĐT năm 2014 cử cán bộ đi đào tạo theo địa chỉ sử dụng tại các trường đại học khối ngành khoa học sức khỏe do Bộ Y tế ban hành
- 4Nghị định 75/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 5Nghị định 111/2017/NĐ-CP quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe
- 6Quyết định 5126/QĐ-BYT năm 2017 về kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 111/2017/NĐ-CP quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Thông tư 11/2019/TT-BYT quy định về bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 8Quyết định 5948/QĐ-BYT năm 2021 về Danh mục tương tác thuốc chống chỉ định trong thực hành lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 9Quyết định 1707/QĐ-BYT năm 2022 về Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 10Quyết định 1743/QĐ-BYT năm 2022 về Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Quyết định 4627/QĐ-BYT năm 2020 về Chương trình bồi dưỡng Phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 4627/QĐ-BYT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/11/2020
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Trần Văn Thuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/11/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra