Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 461/QĐ-UBND | Tuyên Quang, ngày 09 tháng 8 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII nhiệm kỳ 2021-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XVI) về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TU ngày 26/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (khóa XVII) về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang (Khóa XIX) về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 -2025;
Căn cứ Kết luận số 236-KL/TU ngày 22/6/2021 của Tỉnh ủy về Kết luận Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XVII) nhiệm kỳ 2020-2025;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1467/SNN-KL ngày 30/7/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2035. Với nội dung chủ yếu sau:
Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2030 phải bám sát các chủ trương, quan điểm, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển kinh tế nông lâm nghiệp , khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu nói riêng của Trung ương, của tỉnh, trọng tâm là các nhiệm vụ, giải pháp đã xác định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phát triển lâm nghiệp bền vững dựa trên tiềm năng, lợi thế, kế thừa thành quả, kinh nghiệm của những năm vừa qua. Quản lý, bảo vệ chặt chẽ, phục hồi hiệu quả diện tích rừng tự nhiên; bảo tồn và phát huy giá trị về đa dạng sinh học của diện tích rừng tự nhiên, phục vụ nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển và nâng cao chất lượng rừng trồng, trọng tâm là tổ chức lại sản xuất đảm bảo phù hợp, hiệu quả; đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch từ phát triển chiều rộng sang phát triển chiều sâu, đẩy mạnh phát triển trồng rừng gỗ lớn gắn với chế biến sâu, đa dạng và nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm chế biến; đẩy mạnh phát triển lâm sản ngoài gỗ, lâm sản đặc sản, mô hình lâm nghiệp tổng hợp gắn với phát triển du lịch, chăn nuôi ở những nơi có điều kiện; tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp gắn phát triển lâm nghiệp với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia đến năm 2030, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giá trị gia tăng về sản xuất lâm nghiệp bền vững của địa phương.
1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao hơn nữa nhận thức, vai trò trách nhiệm và sự vào cuộc của hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế và nhân dân về phát triển lâm nghiệp bền vững nói chung; bảo vệ rừng tự nhiên, phát triển rừng trồng sản xuất nói riêng. Thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế, giá trị gia tăng của rừng trồng, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất lâm nghiệp; quản lý, bảo vệ chặt chẽ, phát huy hợp lý, hiệu quả diện tích rừng tự nhiên gắn với phát triển du lịch...; nâng cao đời sống của người trồng rừng và bảo vệ rừng; phấn đấu trở thành tỉnh điển hình về phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch sinh thái, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển lâm nghiệp mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn 2021-2025:
(1) Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt trên 9%/năm.
(2) Trồng rừng tập trung: 48.500 ha, bình quân trồng trên 9.700 ha/năm.
(3) Phát triển diện tích rừng gỗ lớn đạt trên 89.000 ha.
(4) Năng suất rừng trồng đạt bình quân 22 m3/ha/năm.
(5) Sản lượng gỗ khai thác đạt trên 5.500.000 m3; bình quân khai thác trên 1.100.000 m3/năm.
(6) Phát triển cây dược liệu, cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng đạt trên 2.000 ha, bình quân trồng trên 400 ha/năm.
(7) Quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng theo quy định trên 90.000 ha rừng sản xuất.
(8) Giá trị thu được từ gỗ nguyên liệu rừng trồng sản xuất 01 ha/chu kỳ, đến năm 2025: Đối với rừng trồng gỗ nhỏ (chu kỳ 07 năm) đạt trên 160 triệu đồng. Đối với rừng trồng gỗ lớn (chu kỳ 10 năm) đạt trên 310 triệu đồng.
(9) Quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có, bảo tồn chặt chẽ đa dạng sinh học, bảo vệ động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, làm giàu rừng; duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 65%.
(10) Đến năm 2025: có ít nhất 01 sản phẩm đồ gỗ được công nhận "Thương hiệu quốc gia Việt Nam"; hoàn thành xây dựng ít nhất 05 mô hình du lịch sinh thái tại các khu rừng phòng hộ, đặc dụng; khuyến khích nhân dân phát triển các mô hình lâm nghiệp tổng hợp phát huy hiệu quả kinh tế.
(11) Hoàn thành kế hoạch thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh trước năm 2025.
(12) Đến năm 2025, đưa Tuyên Quang trở thành một trong những tỉnh điển hình về phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch sinh thái.
2.2. Giai đoạn 2026-2030:
(1) Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 11%/năm.
(2) Trồng rừng tập trung: 48.500 ha, bình quân trồng 9.700 ha/năm.
(3) Duy trì diện tích rừng gỗ lớn đạt trên 89.000 ha.
(4) Năng suất gỗ rừng trồng đạt bình quân 28 m3/ha/năm.
(5) Sản lượng gỗ khai thác đạt 6.500.000 m3, bình quân khai thác trên 1.300.000 m3/năm.
(6) Duy trì và phát triển trên 3.500 ha cây dược liệu, cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng.
(7) Mở rộng, duy trì diện tích rừng đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trên 100.000 ha rừng sản xuất.
(8) Giá trị thu được từ gỗ nguyên liệu rừng trồng sản xuất 01 ha/chu kỳ, đến năm 2030: Đối với rừng trồng gỗ nhỏ (chu kỳ 7 năm) đạt trên 190 triệu đồng. Đối với rừng trồng gỗ lớn (chu kỳ 10 năm) đạt trên 350 triệu đồng.
(9) Quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 65%.
(10) Xây dựng mới 05 mô hình du lịch sinh thái tại các khu rừng phòng hộ, đặc dụng tạo sản phẩm ấn tượng thúc đẩy phát triển du lịch, khuyến khích phát triển các mô hình lâm nghiệp tổng hợp phát huy hiệu quả kinh tế.
(11) Duy trì, phát triển và giữ vững vị trí là tỉnh điển hình về phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch sinh thái.
2.3. Định hướng đến năm 2035:
(1) Duy trì tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất lâm nghiệp trên 13%/năm.
(2) Năng suất gỗ rừng trồng bình quân đạt trên 32 m3/ha/năm vào năm 2035.
(3) Sản lượng gỗ khai thác bình quân đạt trên 1.500.000 m3/năm.
(4) Trồng rừng tập trung bình quân trồng trên 9.000 ha/năm.
(5) Duy trì diện tích 90.000 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, chiếm trên 30% tổng diện tích rừng sản xuất toàn tỉnh.
(6) Phấn đấu giá thu được từ gỗ nguyên liệu rừng trồng sản xuất 01 ha/chu kỳ, đến năm 2035: Đối với rừng trồng gỗ nhỏ (chu kỳ 7 năm) đạt trên 220 triệu đồng. Đối với rừng trồng gỗ lớn (chu kỳ 10 năm) đạt trên 380 triệu đồng.
(7) Quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng trên 65%.
(8) Thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách chi trả dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng theo quy định của Chính phủ.
1. Chỉ đạo triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để tổ chức thực hiện hiệu quả, hoàn thành các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể về phát triển lâm nghiệp bền vững đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030.
2. Bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có; quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên, bảo tồn, phát huy đa dạng sinh học, bảo vệ động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm để bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, phát huy các giá trị của rừng; đẩy mạnh phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
3. Đẩy mạnh phát triển rừng sản xuất, mở rộng diện tích rừng trồng gỗ lớn phục vụ công nghiệp chế biến, nhất là chế biến xuất khẩu; duy trì, phát triển và nâng cao hiệu quả các chuỗi lâm nghiệp, liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đa dạng các sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng, nâng cao giá trị gia tăng; phát triển trồng dược liệu, chăn nuôi dưới tán rừng. Phát triển lâm nghiệp đô thị, trồng rừng cảnh quan, trồng cây phân tán, góp phần bảo vệ không gian cảnh quan, bảo vệ môi trường, gắn với phát triển du lịch; hoàn thành kế hoạch thực hiện Đề án trồng 01 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025.
4. Tổ chức sản xuất lâm nghiệp hiệu quả, phát triển sản xuất lâm nghiệp hàng hóa quy mô lớn; nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty lâm nghiệp. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết, khuyến khích hình thành và phát triển hợp tác xã phát triển lâm nghiệp. Thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực đầu tư sản xuất nguyên liệu, chế biến sản phẩm, ưu tiên sử dụng dây chuyền sản xuất, chế biến tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, đa dạng sản phẩm từ gỗ rừng trồng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp. Xây dựng, phát triển cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp, hình thành trung tâm sản xuất giống cây lâm nghiệp chất lượng cao để cung ứng cho nhu cầu trồng rừng của tỉnh và các địa phương lân cận, góp phần tạo đột phá về năng suất, chất lượng, sản xuất lâm nghiệp bền vững. Phấn đấu xây dựng Tuyên Quang trở thành trung tâm chế biến gỗ, sản phẩm đồ gỗ, đồ gỗ nội thất xuất khẩu, sản phẩm giấy chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
5. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào quản lý, bảo vệ rừng, sản xuất nguyên liệu, chế biến sản phẩm lâm nghiệp; bảo tồn, phát huy tính đa dạng sinh học, gắn với phát triển hợp lý du lịch sinh thái, xây dựng các mô hình lâm nghiệp tổng hợp đạt hiệu quả. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hành động giảm phát thải khí nhà kính, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng trên địa bàn tỉnh để tham gia thị trường các-bon trong nước và quốc tế.
1. Công tác thông tin, tuyên truyền
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến với phương thức, nội dung phù hợp về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển lâm nghiệp bền vững, trọng tâm là Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật, Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản có liên quan của Trung ương, của tỉnh để nâng cao hơn nữa nhận thức về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả kinh tế, xã hội và trách nhiệm trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, chủ rừng, hộ gia đình và toàn thể nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển lâm nghiệp bền vững.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn; vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng; thay đổi nhận thức, tập quán kinh doanh, sản xuất lâm nghiệp quảng canh sang thâm canh; phát triển nông lâm kết hợp, kết hợp sản xuất gỗ nhỏ và gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường rừng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp về vai trò, tầm quan trọng của rừng đối với bảo tồn đa dạng sinh học, an ninh môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và sự phát triển bền vững của tỉnh.
2. Củng cố, tổ chức nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp
- Sắp xếp tổ chức lại bộ máy Kiểm lâm, hệ thống các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng phù hợp với chủ trương tinh gọn bộ máy, hiệu lực, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật hiện hành; duy trì và bổ sung biên chế cần thiết, xây dựng lực lượng Kiểm lâm gắn với trách nhiệm thực thi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về Lâm nghiệp; cải thiện cơ sở vật chất và điều kiện làm việc cho lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, đặc biệt ở khu vực các xã có rừng tự nhiên còn nhiều lâm sản quý, hiếm, nguy cơ xâm hại cao .
- Đổi mới phương thức quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm để người sản xuất, kinh doanh tự chủ động trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm của mình trước khi đưa ra thị trường.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp .
- Xã hội hóa các dịch vụ công về lâm nghiệp để mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện có thể tham gia nhằm công khai, minh bạch các hoạt động quản lý, giảm áp lực về biên chế, ngân sách nhà nước, cung cấp cho xã hội chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động làm nghề rừng, gắn với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp , hợp tác xã, nhằm giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng thu hút lao động vào lĩnh vực sản xuất và chế biến lâm sản; có chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực lâm nghiệp đến làm việc tại tỉnh. Tăng cường năng lực cải thiện sinh kế cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng, vùng miền núi khu vực khó khăn của tỉnh.
3. Giải pháp về cơ chế, chính sách đầu tư phát triển lâm nghiệp
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách đầu tư phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh: Hỗ trợ chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, hỗ trợ cây giống lâm nghiệp để trồng rừng, làm giàu rừng tự nhiên sản xuất bằng các loài cây: Keo lai được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô, cây keo tai tượng được gieo ươm từ hạt giống nhập ngoại, cây Dổi ăn hạt, cây Sấu, cây Trám trắng,…; hỗ trợ phát triển cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ, bảo tồn, trồng mới các loại cây đặc sản, cây dược liệu có giá trị; xem xét hỗ trợ lãi suất vay các tổ chức tín dụng trung hạn, dài hạn đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng rừng sản xuất,...
- Thực hiện có hiệu quả các chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và lâm sản trong lâm nghiệp theo Nghị định của Chính phủ; các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Các nội dung ưu tiên thu hút, khuyến khích, ưu đãi đầu tư gồm:
Dự án xây dựng Trung tâm giống công nghệ cao (sản xuất giống cây lâm nghiệp, cây dược liệu) để cung ứng cho thị trường trong tỉnh và các vùng lân cận; Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ các -bon rừng từ giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các -bon rừng (REDD ) tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025,...
Các nhà máy chế biến gỗ sử dụng dây chuyền hiện đại, thân thiện với môi trường, sản xuất các sản phẩm chất lượng, có thương hiệu, sức cạnh tranh cao, sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ từ rừng trồng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; các nhà máy chế biến sâu các sản phẩm lâm nghiệp thực hiện tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết với phát triển vùng nguyên liệu;
Các dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí,... gắn với bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, bảo vệ bền vững tài nguyên rừng...
(Chi tiết có Biểu 01 kèm theo)
- Hoàn thiện các thủ tục cần thiết để được phê duyệt và triển khai thực hiện Dự án “Phục hồi và quản lý rừng bền vững tại miền Trung và miền Bắc Việt Nam (KfW9 giai đoạn 2)”, sử dụng nguồn vốn từ Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức thông qua ngân hàng tái thiết Đức (KfW) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án “Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (SNRM2)” sử dụng vốn ODA không hoàn lại do Chính phủ Nhật Bản viện trợ thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA),...
- Huy động lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện bảo vệ và phát triển rừng. Tranh thủ nguồn vốn ngân sách Trung ương, nguồn vốn ngân sách địa phương để bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng và hỗ trợ một phần cây giống trồng rừng sản xuất; chú trọng đẩy mạnh các hình thức liên doanh - liên kết để đầu tư áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật thâm canh, vật tư phân bón...
- Tiếp tục vận dụng và thực hiện có hiệu quả Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ. Tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch hành động “Giảm phát thải nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng (REDD )” tỉnh Tuyên Quang để bảo vệ và phát triển rừng, tăng trưởng xanh; thu hút sự hỗ trợ của Quốc tế, tiến tới tiếp cận thị trường tín chỉ các-bon; nâng cao đời sống của người làm nghề rừng và phát triển bền vững.
- Huy động mọi nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức tín dụng, nguồn vốn hợp pháp khác, đặc biệt là huy động nguồn vốn trong dân để đầu tư cho phát triển lâm nghiệp.
5. Áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ
- Thực hiện tuyển chọn giống năng suất, chất lượng cao, đồng thời quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp; tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang, thiết bị kỹ thuật để phát huy năng lực làm chủ công nghệ nuôi cấy mô; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ cây giống chất lượng cao để trồng rừng, đưa giống Keo lai sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô vào trồng rừng đại trà rừng sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ.
- Có chính sách thu hút, nhận chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế, để mở rộng trồng rừng tập trung trên địa bàn tỉnh, đặc biệt các loại giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, bền vững.
- Nhận chuyển giao kỹ thuật nhân giống cây keo lai (giống mới, có năng suất cao, chất lượng tốt) theo phương pháp nuôi cấy mô; trồng thử nghiệm một số giống bạch đàn mô; đánh giá hiệu quả các đề tài khoa học, mô hình trồng khảo nghiệm (cây Gáo trắng, Mắc ca,...) để xem xét, mở rộng trồng rừng tập trung trên địa bàn toàn tỉnh; trồng rừng luân canh theo các dự án phát triển kinh tế lâm nghiệp; biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng tiến bộ của Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam để chuyển giao tới doanh nghiệp và nông dân.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống khuyến nông gắn với xây dựng một số mô hình trồng rừng thâm canh; mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới; đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, khai thác và chế biến lâm sản; hỗ trợ tập huấn về xây dựng và áp dụng chứng chỉ rừng,... cho doanh nghiệp chế biến và người dân.
- Ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển cơ giới hóa và công nghiệp chế biến lâm sản theo hướng hiện đại, thông minh, hiệu quả, an toàn và bền vững.
- Ứng dụng khoa học và công nghệ trong chọn, tạo, cải thiện chất lượng giống cây trồng rừng; củng cố hệ thống vườn ươm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống nhằm chủ động đáp ứng nhu cầu cây giống trồng rừng trong tỉnh; nghiên cứu xác định bộ giống cây trồng đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng địa phương trong tỉnh để sử dụng trồng rừng ổn định, lâu dài, có năng suất, chất lượng cao; nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.
6. Thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng
- Tiếp tục rà soát, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm, xâm canh đất rừng trái pháp luật và các tồn đọng trong giao đất, giao rừng; chỉ đạo xử lý kịp thời các hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác rừng, mua bán vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã trái pháp luật, chống người thi hành công vụ.
- Tiếp tục đào tạo nâng cao năng lực vận hành và sử dụng các phần mềm, thiết bị chuyên dụng, hệ thống thông tin chuyên ngành trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; hạn chế tối đa những thiệt hại do cháy rừng gây nên. Đầu tư trang thiết bị hiện đại để ứng dụng công nghệ cao trong quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, theo dõi, giám sát tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp...
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Quy hoạch lâm nghiệp Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt.
- Vùng nguyên liệu: Vùng rừng nguyên liệu gỗ lớn trên 89.000 ha tại các huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình; vùng rừng nguyên liệu giấy trên 125.000 ha, tại các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang.
a) Đối với rừng đặc dụng
- Bảo vệ và quản lý chặt chẽ 45.404 ha rừng hiện có (rừng tự nhiên 42.933 ha; rừng trồng 2.471 ha) theo các phương án quản lý rừng bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học; phát huy tối đa dịch vụ môi trường rừng như dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng và các dịch vụ mới khác để tạo nguồn thu tái đầu tư bảo vệ và phát triển rừng.
- Kết hợp hài hòa giữa bảo vệ nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, phát huy giá trị cảnh quan và tài nguyên rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa, du lịch mạo hiểm. Học tập, nghiên cứu khoa học kết hợp với du lịch tại Danh lam thắng cảnh Quốc gia đặc biệt Na Hang - Lâm Bình, Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Bình,...
- Các chủ rừng (Ban quản lý dự án rừng đặc dụng) thực hiện quản lý, sử dụng rừng theo phương án quản lý rừng bền vững được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Kêu gọi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các Tập đoàn kinh tế lớn đầu tư dự án phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa, du lịch mạo hiểm. Học tập, nghiên cứu khoa học kết hợp với du lịch… tạo thành các điểm du lịch có sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách (Ưu tiên đầu tư để phát huy tối đa giá trị cảnh quan và tài nguyên rừng của Danh lam thắng cảnh Quốc gia đặc biệt Na Hang - Lâm Bình, Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào ).
b) Đối với rừng phòng hộ
- Tổ chức quản lý, bảo vệ 113.535 ha rừng hiện có theo quy chế quản lý rừng phòng hộ; bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ 101.224 ha rừng phòng hộ là rừng tự nhiên; kiểm soát chặt chẽ quy trình khai thác đối với diện tích 12.311 ha rừng phòng hộ là rừng trồng; trồng rừng mới trên diện tích đất rừng phòng hộ chưa có rừng tại các vị trí phòng hộ xung yếu.
- Phát huy tối đa dịch vụ môi trường rừng như dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng và các dịch vụ mới khác để tạo nguồn thu tái đầu tư bảo vệ và phát triển rừng.
- Thực hiện khoán bảo vệ rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cộng đồng tại địa phương đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng quy định, phù hợp đặc thù thực tiễn ngành lâm nghiệp và điều kiện thực tế của địa phương.
- Phát triển trồng 1.000 ha (bình quân trồng trên 200 ha/năm) cây dược liệu dưới tán rừng trên địa bàn huyện Lâm Bình, Na Hang và một số xã vùng cao của huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên; bằng các loài cây như: Xa Nhân, Khôi Nhung, Đảng sâm, Ba Kích tím, Trà hoa đỏ, Trà hoa vàng, Đinh Lăng, Nưa... gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch Homestay,...
- Khai thác hợp lý rừng phòng hộ là rừng trồng vừa đảm bảo chức năng phòng hộ, vừa cung cấp gỗ cho chế biến.
- Các chủ rừng thực hiện quản lý, khai thác và sử dụng theo phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt.
c) Đối với rừng sản xuất
- Xây dựng mô hình thí điểm ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả rừng trồng theo hướng tối ưu hóa hệ thống sản xuất và chuỗi giá trị lâm sản thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, bao gồm: xác định cơ cấu cây trồng, loài cây trồng phù hợp điều kiện đất đai, khí hậu, có giá trị kinh tế cao, phù hợp mục đích kinh doanh và công nghệ khai thác, chế biến; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật từ việc sử dụng giống chất lượng cao, trồng rừng thâm canh, cơ giới hóa và công nghệ cao trong các khâu sản xuất; mở rộng diện tích trồng rừng bằng giống chất lượng cao, đặc biệt các loại giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, bền vững; phát triển các mô hình kinh tế lâm nghiệp tổng hợp, mô hình kinh tế dưới tán rừng (trồng dược liệu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển du lịch...) để gia tăng giá trị kinh tế ngoài sản phẩm gỗ , tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác đất lâm nghiệp.
- Phát huy tối đa dịch vụ môi trường rừng như dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng và các dịch vụ mới khác để tạo nguồn thu tái đầu tư bảo vệ và phát triển rừng.
- Phát triển trồng 1.000 ha (bình quân trồng trên 200 ha/năm) cây dược liệu dưới tán rừng trên địa bàn các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Sơn Dương, Yên Sơn; bằng các loài cây như: Xa Nhân, Khôi Nhung, Ba Kích tím, Trà hoa đỏ, Trà hoa vàng, Đinh Lăng,..., gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng,...
- Giai đoạn 2021-2025: Trồng rừng tập trung 48.500 ha (bình quân trồng trên 9.700 ha/năm), trong đó trồng rừng kinh doanh gỗ lớn 20.000 ha (bình quân trồng trên 4.000 ha/năm); khai thác 5.505.000 m3 (bình quân khai thác trên 1.100.000 m3/năm); quản lý rừng bền vững và cấp Chứng chỉ rừng theo quy định cho diện tích 54.200 ha rừng sản xuất (bình quân trên 10.800 ha/năm).
- Giai đoạn 2026-2030: Trồng rừng tập trung 48.500 ha (bình quân trồng trên 9.700 ha/năm), trong đó trồng rừng kinh doanh gỗ lớn 20.000 ha (bình quân trồng trên 4.000 ha/năm); khai thác 6.500.000 m3 (bình quân khai thác trên 1.300.000 m3/năm).
- Hạn chế khai thác sử dụng gỗ non từ rừng trồng ít tuổi, đang sinh trưởng mạnh. Tăng cường trồng rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến có giá trị kinh tế cao, trong đó: Trên địa bàn các huyện Lâm Bình, Na Hang và một số xã vùng cao huyện Chiêm Hóa trồng bằng các loài cây như: Dổi, De, Lát, Mỡ, Xoan, Trám đen, Sấu…; trên địa bàn các huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương, thành phố Tuyên Quang và các xã vùng thấp huyện Chiêm Hoá trồng bằng các loài cây như: Keo hạt ngoại, Keo mô, Bạch đàn mô,…
- Các chủ rừng được quản lý, khai thác và sử dụng hợp pháp lâm sản ngoài gỗ theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức sản xuất kinh doanh
a) Đối với các doanh nghiệp
- Phát triển các doanh nghiệp lớn đủ khả năng đầu tư theo chuỗi khép kín vào ngành lâm nghiệp và hỗ trợ, dẫn dắt người dân sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường; phát triển lâm nghiệp hộ gia đình, trang trại, cộng đồng thôn bản và hợp tác xã; chuyển đổi cơ cấu cây trồng; phát triển nông lâm kết hợp; ưu tiên hộ nghèo, dân tộc thiểu số tham gia các hoạt động lâm nghiệp để tăng thu nhập.
- Thực hiện các biện pháp quản lý tốt diện tích đất lâm nghiệp được giao, cho thuê; xử lý tốt các vấn đề về lấn chiếm đất lâm nghiệp đã giao, cho thuê cho các doanh nghiệp. Khuyến khích vai trò trung tâm của doanh nghiệp trong thiết lập các chuỗi liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với các hộ gia đình, tổ hợp tác, HTX; phấn đấu mỗi sản phẩm lâm nghiệp chính có chuỗi liên kết. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trọng tâm vào khâu chế biến sâu và thương mại lâm sản.
- Tham gia nghiên cứu, sản xuất, phát triển lâm nghiệp; đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao tối đa giá trị rừng trồng; chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
- Xây dựng và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm gỗ có năng lực cạnh tranh quốc tế thể hiện ở khả năng xuất khẩu, từ nghiên cứu và phát triển đến xây dựng thương hiệu, thiết kế, sản xuất phân phối, tiếp thị, bán hàng, dịch vụ bán hàng…
b) Đối với các Hợp tác xã
- Thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã lâm nghiệp hoạt động thực chất, hiệu quả, theo nhu cầu thiết thực của các thành viên để tạo mạng lưới liên kết, hỗ trợ nhau phát triển sản xuất, tạo vùng nguyên liệu tập trung; phấn đấu 80% các xã có diện tích rừng trồng từ 1.000 ha trở lên có các tổ hợp tác, hợp tác xã về lĩnh vực lâm nghiệp;
- Phát triển các hình thức liên kết giữa các thành phần kinh tế, kinh tế hợp tác, kinh tế chia sẻ trong lâm nghiệp; phát triển sản xuất kinh doanh đa dạng, gắn trồng rừng với công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản theo chuỗi giá trị;
- Nâng cao năng lực quản lý hợp tác xã và vai trò làm cầu nối giữa hộ gia đình với doanh nghiệp và thị trường.
c) Đối với các hộ gia đình, cá nhân
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp thông qua lựa chọn loài cây trồng theo định hướng hình thành vùng nguyên liệu tập trung, sử dụng giống chất lượng tốt, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, tăng cường các biện pháp chăm sóc, bảo vệ rừng, áp dụng các biện pháp quản lý rừng bền vững theo quy định.
- Phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế lâm nghiệp tổng hợp, mô hình kinh tế dưới tán rừng (trồng dược liệu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển du lịch...) để gia tăng giá trị kinh tế ngoài sản phẩm gỗ.
- Thiết lập các mô hình liên kết, hợp tác có hiệu quả giữa các hộ gia đình (thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác,..), giữa hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã với các doanh nghiệp,... để hỗ trợ sản xuất và tạo vùng nguyên liệu tập trung.
8. Chế biến gỗ phát triển thị trường lâm sản
- Phát triển công nghiệp chế biến gỗ thông qua việc xây dựng và hỗ trợ xây dựng các cơ sở chế biến lâm sản; áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư của Trung ương, của tỉnh để thu hút các nhà đầu tư, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến gỗ có công nghệ cao tại các Khu, cụm công nghiệp của tỉnh; đồng thời hình thành các làng nghề sản xuất, kinh doanh lâm sản ngoài gỗ, tạo ra sản phẩm có thương hiệu; quản lý chất lượng hàng hóa, vệ sinh, an toàn thực phẩm tạo niềm tin cho người tiêu dùng đối với sản phẩm lâm sản của tỉnh. Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến; có cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực bảo quản, chế biến nhằm nâng cao giá trị gia tăng và ổn định đầu ra cho các sản phẩm lâm sản trên địa bàn tỉnh.
- Xác định các sản phẩm lâm nghiệp của tỉnh chủ yếu hướng đến thị trường ngoài nước, các cơ quan chức năng của tỉnh tiếp tục tổ chức các hoạt động kết nối thị trường (hội nghị quảng bá, giới thiệu tiềm năng sản phẩm,...) để các doanh nghiệp mở rộng thêm cơ hội tiêu thụ sản phẩm đến nhiều thị trường trên thế giới.
- Đầu tư cho xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký, bảo hộ, chỉ dẫn địa lý; hỗ trợ các hoạt động quảng bá giới thiệu các sản phẩm hàng hóa lâm nghiệp (gỗ chế biến, bột giấy, giấy,....) của tỉnh tại các hội chợ trong nước và quốc tế.
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm gỗ chế biến, bột giấy, giấy,....Tăng cường phối hợp, liên kết phát triển thị trường tiêu dùng nội địa tập trung vào thị trường các thành phố lớn và các tỉnh lân cận đối với các sản phẩm gỗ nguyên liệu; đưa sản phẩm gỗ chế biến, bột giấy, giấy của tỉnh lên sàn giao dịch ở các thành phố lớn và xuất khẩu.
- Thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa; quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ gỗ chế biến, bột giấy, giấy trong và ngoài nước.
- Phát huy công suất, nâng cao chất lượng sản phẩm 08 nhà máy chế biến gỗ, 01 nhà máy bột giấy và giấy hiện có đủ điều kiện tham gia chuỗi xuất khẩu; nghiên cứu đề xuất tiêu chí, điều kiện, lập kế hoạch thu hút các nhà đầu tư, đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ, trung tâm sản xuất giống công nghệ cao, hình thành các Khu, Cụm công nghiệp chế biến công nghệ cao tại tỉnh Tuyên Quang.
- Từng bước xây dựng thương hiệu gỗ Tuyên Quang và sử dụng nguồn gỗ hợp pháp, được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho các mặt hàng xuất khẩu; không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm chế biến cho phù hợp với thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước .
- Phát triển các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm tinh chế từ lâm sản ngoài gỗ. Tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến sâu. Mở rộng thị trường để đảm bảo phát triển ổn định, bền vững; đồng thời tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn, tái cơ cấu các loài cây trồng cung cấp gỗ lớn và lâm sản ngoài gỗ, để chủ động nguyên liệu cho chế biến, giảm tối đa sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm chế biến.
- Lựa chọn sản phẩm đồ gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC của tỉnh Tuyên Quang để hỗ trợ đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam theo Quyết định số 1320/QĐ-TTg ngày 08/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
- Các Nhà máy chế biến ban hành chính sách phát triển vùng nguyên liệu theo quy hoạch được duyệt (Chính sách hỗ trợ trồng rừng kinh doanh gỗ lớn, hỗ trợ cây giống lâm nghiệp để trồng rừng sản xuất,…) .
- Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, trong đó trọng tâm là các hoạt động nâng cao trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất lâm nghiệp của tỉnh (cập nhật tiến bộ khoa học, công nghệ mới; nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật; đầu tư, phát triển trang thiết bị công nghệ tiên tiến;...) và mở rộng hợp tác, phát triển thị trường cho lâm sản của tỉnh.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đầu tư phát triển công nghiệp chế biến lâm sản.
10. Công tác giao đất, giao rừng
- Khuyến khích việc dồn đổi tích tụ tập trung đất lâm nghiệp để có điều kiện đầu tư thâm canh và cơ giới hóa trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.
- Hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cho thuê môi trường rừng, gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ; thực hiện giao rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư, phát triển quản lý rừng cộng đồng để người dân hưởng lợi từ rừng, tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng. Đến năm 2025, bảo đảm tất cả diện tích rừng và đất được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh phải được giao đến những chủ rừng thực sự, đảm bảo đủ điều kiện để tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng.
- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng; tập trung rà soát những diện tích rừng và đất rừng chưa giao hoặc cho thuê (Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý), trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả theo quy định của Luật Lâm nghiệp , Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.
- Nghiên cứu chuyển đổi một phần diện tích đất lâm nghiệp sang mục đích khác theo quy định, tạo quỹ đất phát triển du lịch tại huyện Lâm Bình, Na Hang và các điểm có tiềm năng phát triển du lịch khác.
1. Giai đoạn 2021-2025:
Tổng nhu cầu vốn đầu tư là: 2.036.385 triệu đồng. Trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 250.749 triệu đồng.
- Ngân sách địa phương: 279.720 triệu đồng.
- Vốn vay tín dụng: 1.400.000 triệu đồng.
- Vốn ODA: 105.916 triệu đồng.
(Chi tiết có Biểu 02 kèm theo)
2. Giai đoạn 2026 - 2030: Dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện giai đoạn 2026 - 2030 là: 3.596.697 triệu đồng.
3. Giai đoạn 2031 - 2035: Dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện giai đoạn 2031 - 2035 là: 5.395.045 triệu đồng.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án để chỉ đạo triển khai thực hiện, điều phối, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu triển khai tổ chức thực hiện đề án; xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện Đề án; xây dựng các dự án, chương trình cụ thể để thực hiện các nội dung của đề án; chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Đề án; định kỳ tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Đề án.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan để huy động nguồn lực đầu tư cho các chương trình, dự án phục vụ Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2035;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu bố trí vốn đầu tư và lồng ghép Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2035 vào các chương trình, dự án thuộc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của tỉnh Tuyên Quang.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu bố trí kinh phí cho các hoạt động của Đề án; hướng dẫn thực hiện giải ngân, sử dụng các nguồn kinh phí trong thực hiện Đề án bảo đảm các quy định của Luật Ngân sách và các quy định hiện hành.
- Tham mưu, đề xuất ưu tiên nguồn vốn và đảm bảo các chính sách tài chính cho việc thực hiện Đề án này.
4. Ban Dân tộc tỉnh
Bố trí lồng ghép nguồn vốn từ Đề án thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 để hoàn thành các mục tiêu của Đề án này.
5. Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các dự án phát triển các loại hình du lịch gắn với phát triển lâm nghiệp bền vững theo nội dung của Đề án.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
- Đề xuất các dự án xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, trong đó chú trọng công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp; hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, xây dựng mã số, mã vạch cho các sản phẩm thuộc lĩnh vực lâm nghiệp .
- Tham mưu ban hành chính sách thu hút, nhận chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế, để mở rộng trồng rừng tập trung trên địa bàn tỉnh, đặc biệt các loại giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, bền vững.
- Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án ứng dụng, chuyển giao công nghệ, công nghệ cao vào sản xuất lâm nghiệp.
- Chủ động mời gọi các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp liên kết nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, chuyển giao công nghệ để phát triển sản xuất lâm nghiệp hàng hóa năng suất, chất lượng cao.
- Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương điều tra đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất, bảo quản, chế biến hàng hóa lâm sản trên địa bàn tỉnh; triển khai Chương trình ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025.
7. Sở Công Thương
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển thị trường, công tác quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm lâm nghiệp; phối hợp thực hiện các hoạt động về dịch vụ môi trường rừng.
- Tiếp tục phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Tuyên Quang; tham mưu chương trình thu hút phát triển công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu từ sản phẩm lâm nghiệp (gỗ và lâm sản ngoài gỗ...).
- Chủ trì, phối hợp với các ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (Khóa XVII) về phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 - 2025. Nghiên cứu đề xuất tiêu chí, điều kiện, lập kế hoạch thu hút các nhà đầu tư, đầu tư xây dựng nhà máy chế biến lâm sản công nghệ cao tại Khu, Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan lựa chọn sản phẩm đồ gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC của tỉnh Tuyên Quang để hỗ trợ đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam theo Quyết định số 1320/QĐ-TTg ngày 08/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với các cơ quan liên quan, rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính về đất đai đang được áp dụng trên địa bàn tỉnh để bổ sung, hoặc điều chỉnh các trường hợp được miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; hướng dẫn các huyện, thành phố lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo quy định, làm căn cứ hoàn thành thủ tục, hồ sơ về đất đai để thực hiện các dự án sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, quy mô lớn.
9. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố rà soát, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ phát triển lâm nghiệp; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành nông, lâm nghiệp nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.
10. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các sở, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tham mưu tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên tập trung vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực phát triển kinh tế lâm nghiệp; triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm nghiệp để thực hiện Đề án này.
12. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn để triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
- Xây dựng Kế hoạch sản xuất hàng hóa trên địa bàn đối với những cây trồng lâm nghiệp, cây dược liệu có lợi thế, giá trị kinh tế, có sức cạnh tranh cao và có khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường.
- Tăng cường công tác tuyên truyền các cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp để nâng cao nhận thức của người dân, các cấp, các ngành và doanh nghiệp về vai trò, tầm quan trọng của rừng.
- Vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách của tỉnh để điều phối, bố trí nguồn vốn khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất lâm nghiệp phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương; tăng cường thu hút vốn đầu tư xã hội cho phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn.
- Tập trung thực hiện các giải pháp phát triển các trang trại lâm nghiệp, hợp tác xã lâm nghiệp, mô hình kinh tế lâm nghiệp tổng hợp, mô hình kinh tế dưới tán rừng (trồng dược liệu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển du lịch...) trên địa bàn. Đến năm 2025, có ít nhất một mô hình sản xuất lâm nghiệp tổng hợp, mang lại hiệu quả, giá trị thu nhập cao.
- Chủ trì, tham gia, phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của đề án liên quan trên địa bàn; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo quy định; quản lý tình hình sử dụng đất lâm nghiệp, tiếp tục thực hiện cấp giấy chứng nhận sử dụng đất lâm nghiệp; thanh tra, kiểm tra, đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp; thực hiện các hoạt động về dịch vụ môi trường rừng; chỉ đạo UBND cấp xã triển khai thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch sản xuất lâm nghiệp và công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.
13. Các hội, hiệp hội, tổ chức chính trị - xã hội
Tham gia thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền và hỗ trợ nông dân hợp tác, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác ; bảo vệ lợi ích của hội viên trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng liên kết.
14. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Tuyên Quang
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền các nội dung của Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng.
15. Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Tuyên Quang
- Tổ chức tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, cơ hội và cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, nhằm kêu gọi, khuyến khích các nhà đầu tư, đặc biệt là các Tập đoàn kinh tế lớn đầu tư dự án phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa, du lịch mạo hiểm (Ưu tiên đầu tư để phát huy tối đa giá trị cảnh quan và tài nguyên rừng của Danh lam thắng cảnh Quốc gia đặc biệt Na Hang - Lâm Bình, Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào).
- Tổ chức hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp khảo sát thị trường, tham dự hội chợ, triển lãm, diễn đàn xúc tiến đầu tư, thương mại trong nước và ngoài nước nhằm giúp các doanh nghiệp chế biến lâm sản liên kết kinh doanh tìm kiếm bạn hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu, kinh doanh có hiệu quả.
16. Ban Quản lý các khu du lịch tỉnh Tuyên Quang
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang các chương trình, kế hoạch, giải pháp xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái, trải nghiệm cảnh quan rừng gắn với phát triển lâm nghiệp bền vững, tổ chức các hoạt động tham quan cảnh quan rừng cho khách du lịch, xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch, thu hút các nhà đầu tư vào các Dự án phát huy giá trị cảnh quan và tài nguyên rừng gắn với phát triển du lịch theo nội dung của Đề án.
17. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Thực hiện tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã; tư vấn, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho việc hình thành và phát triển các hợp tác xã; vận động hợp tác xã tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng và tăng giá trị sản phẩm lâm nghiệp nghiệp. Trực tiếp xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch phát triển hợp tác xã lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các HTX theo đề án, tổng hợp, đề xuất các vấn đề vướng mắc, kiến nghị của cơ sở trong quá trình thực hiện.
18. Các doanh nghiệp, chủ rừng
- Bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện có, khai thác sử dụng rừng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả nguồn tài nguyên được giao quản lý sử dụng theo Luật Lâm nghiệp; nghiêm túc thực hiện quy chế quản lý rừng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Triển khai xây dựng và thực hiện phương án quản lý bảo vệ rừng đối với diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng, phương án quản lý rừng bền vững đối với diện tích rừng sản xuất.
- Tham gia nghiên cứu, sản xuất, phát triển lâm nghiệp; đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao tối đa giá trị rừng trồng; chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
- Áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến trong tổ chức sản xuất lâm nghiệp, canh tác, quản lý rừng trồng và chế biến, thương mại lâm sản; thực hiện tốt các chủ trương, định hướng phát triển lâm nghiệp của tỉnh, các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư để phát triển sản xuất, kinh doanh.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án. Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện; hằng năm tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án này tại địa phương, đơn vị; định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện (gửi qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 234/QĐ-UBND năm 2020 về Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2030
- 2Kế hoạch 64/KH-UBND thực hiện Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh năm 2020
- 3Quyết định 62/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 4Quyết định 740/QĐ-UBND về phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2018 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 5Kế hoạch 164/KH-UBND năm 2021 về tổng thể phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2030
- 6Quyết định 2521/QĐ-UBND năm 2021 về tổ chức thực hiện chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Nghị quyết 337/2021/NQ-HĐND
- 7Quyết định 852/QĐ-UBND năm 2021 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP về Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 8Kế hoạch 608/KH-UBND năm 2021 thực hiện “Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo Quyết định 523/QĐ-TTg
- 9Kế hoạch 5578/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 10Quyết định 144/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025, định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 11Chương trình hành động 899/CTr-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2030
- 12Kế hoạch 2985/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 809/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 1Luật đất đai 2013
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Chỉ thị 13-CT/TW năm 2017 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 6Luật Lâm nghiệp 2017
- 7Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9Quyết định 1320/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị quyết 88/2019/QH14 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Quốc hội ban hành
- 11Quyết định 234/QĐ-UBND năm 2020 về Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2030
- 12Kế hoạch 64/KH-UBND thực hiện Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh năm 2020
- 13Quyết định 62/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 14Nghị quyết 120/2020/QH14 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Quốc hội ban hành
- 15Quyết định 740/QĐ-UBND về phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2018 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 16Quyết định 523/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025
- 18Kế hoạch 164/KH-UBND năm 2021 về tổng thể phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2030
- 19Quyết định 2521/QĐ-UBND năm 2021 về tổ chức thực hiện chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Nghị quyết 337/2021/NQ-HĐND
- 20Quyết định 852/QĐ-UBND năm 2021 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP về Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 21Kế hoạch 608/KH-UBND năm 2021 thực hiện “Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo Quyết định 523/QĐ-TTg
- 22Kế hoạch 5578/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 23Quyết định 144/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025, định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 24Chương trình hành động 899/CTr-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2030
- 25Kế hoạch 2985/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 809/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Quyết định 461/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2035
- Số hiệu: 461/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/08/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Người ký: Nguyễn Thế Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/08/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra