Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 46/2006/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG KHMER DÙNG ĐỂ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG KHMER CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN TỘC.

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình tiếng Khmer dùng để đào tạo giáo viên dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chương trình tiếng Khmer kèm theo Quyết định này là cơ sở để biên soạn giáo trình, tài liệu tiếng Khmer dùng để đào tạo giáo viên dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Vọng

 

CHƯƠNG TRÌNH

TIẾNG KHMER DÙNG ĐỂ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG KHMER CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN TỘC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2006/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG KHMER DÙNG ĐỂ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG KHMER CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN TỘC (sau đây gọi tắt là Chương trình)

Chương trình nhằm đào tạo người học trở thành giáo viên dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc (sau đây gọi là học viên), có kỹ năng giao tiếp tương đối hoàn thiện (nghe, nói thành thạo; đọc, viết vững chắc), có một số kiến thức cơ bản về ngôn ngữ Khmer và về phương pháp giảng dạy đủ để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên dạy tiếng Khmer.

II. Quan điểm xây dựng chương trình

1. Phù hợp với đối tượng

Đối tượng tiếp nhận Chương trình là những người tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc có trình độ tương đương trở lên; có thể nghe, nói tương đối thành thạo tiếng Khmer, bước đầu biết đọc, biết viết chữ Khmer; có nhu cầu hoặc được phân công đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm theo một chương trình ngắn hạn để trở thành giáo viên dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công chức công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Để phù hợp với đối tượng, giúp học viên nhanh chóng đạt được mục tiêu đã đặt ra cho khoá đào tạo, Chương trình đào tạo giáo viên được xây dựng theo hướng tinh giản, thiết thực, phần trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ có cấu trúc đồng dạng nhưng nâng cao hơn so với Chương trình dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công chức, trong đó việc rèn luyện các kỹ năng đọc, viết và trang bị kiến thức ngôn ngữ được chú trọng hơn.

2. Tích hợp

a) Kết hợp giữa trang bị kiến thức ngôn ngữ với tăng cường khả năng giao tiếp bằng tiếng Khmer

Việc dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công chức công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer chủ yếu dựa vào người địa phương biết tiếng Khmer nhưng chưa được trang bị kiến thức về ngôn ngữ Khmer. Để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy tiếng Khmer sau khi kết thúc khoá đào tạo, học viên cần tiếp tục học đọc, học viết và hoàn thiện các kỹ năng nghe, nói, đồng thời cần được trang bị một số kiến thức cơ bản về tiếng Khmer.

Về nội dung, Chương trình không trang bị kiến thức sâu và có hệ thống như các chương trình chính quy trong các trường trung học sư phạm, cao đẳng sư phạm và đại học sư phạm.

Về cách thể hiện, việc trang bị kiến thức về tiếng Khmer phải gắn chặt với rèn luyện kỹ năng, với hoạt động giao tiếp mới đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả của Chương trình. Trong những lớp học đa dạng về trình độ, việc tăng cường hoạt động giao tiếp cũng tạo điều kiện để học viên giúp đỡ lẫn nhau phát triển và hoàn thiện kỹ năng giao tiếp.

b) Kết hợp việc dạy tiếng Khmer với hệ thống hoá những hiểu biết về văn hoá, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Khmer.

Việc dạy tiếng Khmer dựa trên ngữ liệu phản ánh cuộc sống lao động, sinh hoạt văn hoá, phong tục, tập quán,... của địa phương, qua đó tăng cường và hệ thống hoá những hiểu biết của học viên về tâm lí, tình cảm, văn hoá truyền thống của đồng bào. Bên cạnh đó còn có một số văn bản phổ biến khoa học, pháp luật, chính trị nhằm tăng cường vốn từ ngữ, mở rộng hiểu biết của học viên, giúp học viên sau khoá đào tạo thực hiện có hiệu quả hoạt động giảng dạy cho những cán bộ, công chức công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer.

c) Kết hợp chặt chẽ giữa việc trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ với kiến thức và kỹ năng sư phạm, giữa trang bị kiến thức sư phạm với rèn luyện kỹ năng ứng dụng kiến thức sư phạm

Chương trình gắn nội dung dạy học tiếng Khmer với kiến thức và kỹ năng sư phạm; gắn các bài học lý thuyết về phương pháp giảng dạy với việc soạn giáo án và thực hành dạy từng bài trong Chương trình dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công chức, nhằm giúp học viên nắm vững kiến thức về phương pháp giảng dạy, nhanh chóng có khả năng thực hiện Chương trình.

III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

1. Thời lượng thực hiện Chương trình

Chương trình được thực hiện với thời lượng 750 tiết. Mỗi tiết 45 phút.

2. Cấu trúc Chương trình và phân bổ thời lượng

a) Cấu trúc Chương trình

Chương trình được chia thành 4 giai đoạn:

- Trang bị kiến thức chung

- Học chữ

- Trang bị kiến thức, hoàn thiện kỹ năng

- Thực tập sư phạm.

Giai đoạn trang bị kiến thức, hoàn thiện kỹ năng được thiết kế thành các chủ đề học tập (khoảng 10 chủ đề). Thời lượng dành cho mỗi chủ đề (cụm bài học) khoảng 60 tiết. Mỗi bài học gồm các phần sau:

- Bài đọc

- Ngữ âm - chữ viết

- Từ ngữ - ngữ pháp

- Làm văn

- Kỹ năng sư phạm

b) Phân bổ thời lượng cho các giai đoạn học tập

- Giai đoạn 1: Trang bị kiến thức chung                                        25 tiết

+ Sơ lược về tiếng nói và chữ viết Khmer                                    (2 tiết)

+ Kiến thức sư phạm                                                                 (23 tiết)

- Giai đoạn 2: Học chữ                                                               75 tiết

+ Đọc, viết                                                                                 (khoảng 45 tiết)

+ Nghe, nói                                                                               (khoảng 5 tiết)

+ Kiến thức (Ngữ âm - chữ viết,                                                  (khoảng 10 tiết)

Từ ngữ - ngữ pháp, Làm văn)

+ Kỹ năng sư phạm                                                                   (khoảng 10 tiết)

+ Ôn tập, kiểm tra                                                                      (khoảng 5 tiết)

- Giai đoạn 3: Trang bị kiến thức, hoàn thiện kỹ năng                    585 tiết

+ Kiến thức (Ngữ âm - chữ viết,

Từ ngữ - ngữ pháp, Làm văn)                                                      (khoảng 125 tiết)

+ Kỹ năng:

Đọc, viết                                                                                    (khoảng 240 tiết)

Nghe, nói                                                                                  (khoảng 65 tiết)

+ Kỹ năng sư phạm                                                                   (khoảng 130 tiết)

+ Ôn tập, kiểm tra giữa và cuối khoá                                           (khoảng 25 tiết)

- Giai đoạn 4: Thực tập sư phạm                                                 65 tiết

IV. YÊU CẦU CƠ BẢN CẦN ĐẠT

Học xong Chương trình, học viên cần đạt được các yêu cầu cơ bản sau:

1. Về kỹ năng

a) Kỹ năng ngôn ngữ

- Đọc trôi chảy, hiểu và dịch được ý chính của bài hội thoại, bài văn, truyện dân gian, bản tin, thông báo, văn bản phổ biến khoa học, phổ biến đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước từ tiếng Khmer sang tiếng Việt.

- Viết đúng bài chính tả (khoảng 150 từ). Viết được thư từ giao dịch thông thường, bài văn tự sự, thuyết minh đơn giản (khoảng 200 chữ).

- Nghe - hiểu và dịch được nội dung các cuộc trao đổi, bản tin thời sự, văn bản phổ biến kiến thức khoa học, đường lối, chính sách, pháp luật từ tiếng Khmer sang tiếng Việt và ngược lại. Trình bày được ý kiến cá nhân về các vấn đề của địa phương.

b) Kỹ năng sư phạm: Có kỹ năng soạn giáo án và thực hành giảng dạy.

2. Về kiến thức

a) Kiến thức ngôn ngữ

- Ngữ âm - chữ viết: Nắm được bảng chữ, chữ số Khmer; cách ráp vần, cách gửi chân, chồng vần, chéo vần.

- Từ ngữ - ngữ pháp:

+ Hệ thống hoá và mở rộng được vốn từ theo các chủ đề học tập. Nắm được phương thức cấu tạo từ; các hiện tượng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa.

+ Nắm được một số từ loại cơ bản (danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ); các kiểu câu đơn (câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán), câu ghép; thành phần câu; một số mẫu câu đặc trưng của tiếng Khmer.

- Làm văn: Hệ thống hoá được những hiểu biết về nghi thức lời nói. Nắm được cấu tạo của đoạn văn, bài văn; cách xây dựng một số loại văn bản (thư từ, văn bản tự sự, thuyết minh).

b) Kiến thức văn hoá dân tộc: Có những hiểu biết sâu hơn, có hệ thống hơn về phong tục tập quán, về đời sống tinh thần và vật chất của đồng bào Khmer Nam Bộ.

c) Kiến thức sư phạm

Có hiểu biết về phương pháp dạy tiếng Khmer; về phương tiện dạy học và cách sử dụng phương tiện dạy học, về phương pháp đánh giá học viên.

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Nội dung dạy học

1.1. Giai đoạn 1: trang bị kiến thức chung (dạy bằng tiếng Việt)

a) Sơ lược về tiếng nói và chữ viết Khmer

- Đặc điểm của tiếng Khmer

- Đặc điểm của chữ Khmer b) Kiến thức sư phạm

- Đặc điểm của Chương trình tiếng Khmer dùng đào tạo giáo viên dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc.

+ Mục tiêu của Chương trình

+ Quan hệ giữa các bộ phận cấu thành Chương trình

+ Tính đồng dạng, nâng cao của Chương trình so với Chương trình dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc.

- Đặc điểm của đối tượng tiếp nhận Chương trình dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công chức

+ Đặc điểm về hoàn cảnh công tác

+ Đặc điểm tâm, sinh lý; đặc điểm học tập của người lớn

- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

+ Phương pháp dạy học (phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hoá hoạt động của người học; biện pháp dạy các loại bài học cụ thể).

+ Hình thức tổ chức dạy học (làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, làm việc theo lớp).

- Phương tiện hỗ trợ giảng dạy

+ Tài liệu học cho học viên, tài liệu hướng dẫn giáo viên

+ Thiết bị dạy học

- Đánh giá kết quả học tập

+ Mục tiêu, nguyên tắc đánh giá

+ Nội dung, phương pháp đánh giá

1.2. Giai đoạn 2: học chữ

a) Rèn luyện kỹ năng

- Kỹ năng ngôn ngữ

Đọc:

+ Luyện phát âm. Đọc tiếng, từ; tìm hiểu nghĩa của từ.

+ Đọc câu, chuỗi câu, đoạn hội thoại, đoạn văn. Tìm hiểu nội dung diễn đạt trong câu, chuỗi câu, đoạn hội thoại, đoạn văn.

Viết:

+ Viết chữ, chữ số tự nhiên từ 1 đến 1.000.000.

+ Viết chính tả câu, chuỗi câu (nhìn viết, nghe - viết).

Nghe - nói:

+ Nghe - viết chính tả chuỗi câu, đoạn văn ngắn.

+ Nghe - nói những câu giao tiếp thông thường.

+ Hỏi và trả lời câu hỏi.

- Kỹ năng sư phạm

+ Soạn giáo án: vận dụng những kiến thức sư phạm được trang bị để soạn những bài dạy cụ thể.

+ Trình bày giáo án, trao đổi cùng giáo viên và học viên trong lớp.

b) Trang bị kiến thức

- Bảng chữ Khmer: phụ âm, chân phụ âm, nguyên âm, nguyên âm độc lập. Chữ hoa. Dấu ngữ âm, dấu câu.

- Cách ráp vần, cách gửi chân, chồng vần, chéo vần.

- Chữ số Khmer.

- Một số mẫu câu nghi vấn, câu trần thuật (dạng sơ giản).

- Một số nghi thức lời nói đơn giản của đồng bào (hệ thống hoá).

1.3. Giai đoạn 3: trang bị kiến thức, hoàn thiện kỹ năng

a) Kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ

- Rèn luyện kỹ năng

Đọc

+ Đọc các bài hội thoại, bài văn, bài thơ, truyện dân gian, bản tin, thông báo, văn bản phổ biến khoa học, phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật

+ Giải nghĩa một số từ ngữ; nhận biết từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa trong bài hội thoại, bài đọc.

+ Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của bài hội thoại, bài đọc.

+ Đọc và dịch những văn bản đã đọc từ tiếng Khmer sang tiếng Việt.

+ Học thuộc một số tục ngữ, thành ngữ, bài văn vần phổ biến của đồng bào dân tộc Khmer.

Viết

+ Viết chính tả (nghe - viết, nhớ - viết); tự phát hiện và sửa lỗi chính tả khi viết.

+ Dịch văn bản ngắn từ tiếng Việt sang tiếng Khmer.

+ Viết thư từ giao dịch thông thường, viết các đoạn văn, bài văn tự sự, thuyết minh đơn giản.

Nghe - nói

+ Nghe - ghi lại nội dung các cuộc trao đổi, bản tin thời sự, văn bản phổ biến kiến thức khoa học, đường lối, chính sách, pháp luật.

+ Nghe - dịch lại các thông tin đã nghe từ tiếng Khmer sang tiếng Việt và ngược lại.

+ Nghe - viết chính tả.

+ Giới thiệu về địa phương.

+ Trình bày ý kiến cá nhân về các vấn đề kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương.

- Trang bị kiến thức

+ Kiến thức ngôn ngữ:

Ngữ âm - chữ viết (củng cố nội dung đã học ở giai đoạn học chữ): Bảng chữ Khmer; Chữ hoa; Dấu ngữ âm, dấu câu; Cách ráp vần, cách gửi chân, chồng vần, chéo vần.

Từ ngữ - ngữ pháp: Mở rộng vốn từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ) theo các chủ đề học tập; Cấu tạo của từ; Từ vay mượn, từ gốc Pa-li, San-skrít; Các hiện tượng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa; Các từ loại (danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ); Các kiểu câu: câu đơn (câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán), các thành phần câu đơn, câu ghép; Một số mẫu câu đặc trưng của tiếng Khmer.

Làm văn: Nghi thức lời nói (hệ thống hoá); Cấu tạo của đoạn văn, bài văn; Cách xây dựng một số loại văn bản: viết thư, tự sự, thuyết minh.

+ Kiến thức văn hoá dân tộc: Phong tục tập quán, đời sống tinh thần và vật chất của đồng bào dân tộc Khmer (hệ thống hoá).

b) Kỹ năng sư phạm: Soạn giáo án (vận dụng những kiến thức sư phạm được trang bị để soạn những bài dạy cụ thể); Trình bày giáo án hoặc thực hành giảng dạy cho đối tượng học viên trong lớp, trao đổi cùng giáo viên và học viên; Thực hành ra đề kiểm tra, đánh giá (kiểu trắc nghiệm, tự luận); Các kỹ năng khác (viết bảng, phản hồi thông tin,...).

1.4. Giai đoạn 4: thực tập sư phạm

- Tìm hiểu đặc điểm của đối tượng học viên là cán bộ, công chức công tác ở vùng đồng bào Khmer Nam Bộ.

- Soạn giáo án.

- Thực hành giảng dạy trên đối tượng cán bộ, công chức đang theo học trong các lớp dạy tiếng Khmer ở địa phương.

2. Ngữ liệu

a) Các kiểu văn bản

Văn bản đưa vào tài liệu dạy học là các bài hội thoại, tục ngữ, thành ngữ của đồng bào dân tộc Khmer, trích đoạn tác phẩm văn học, báo chí, tin tức, mẩu chuyện lịch sử, văn bản phổ biến khoa học, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, văn bản giao dịch thông thường,... phù hợp với các chủ đề về sinh hoạt, đời sống văn hoá, những giá trị tinh thần (tâm lý, tình cảm, quan điểm đạo đức, thẩm mĩ, phong tục tập quán,...) của đồng bào dân tộc Khmer, về thiên nhiên, đất nước, những vấn đề chính trị, khoa học, giáo dục, pháp luật... Bên cạnh những văn bản gốc bằng tiếng Khmer, có thể sử dụng một số văn bản dịch từ tiếng Việt.

b) Hệ thống chủ đề và nội dung bài đọc gợi ý (đồng dạng với Chương trình dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công chức)

- Gia đình, dòng tộc:

+ Giới thiệu bản thân

+ Gia đình tôi

+ Công việc gia đình

+ Làm kinh tế gia đình

+ Gia đình với chính sách sinh đẻ có kế hoạch

+ Luật Hôn nhân và gia đình ; ....

- Phum sóc, quê hương:

+ Quê hương đổi mới

+ Nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long

+ Thành phố Cần Thơ

+ Vựa lúa Sóc Trăng ; ....

- Thiên nhiên, môi trường:

+ Thời tiết, khí hậu Việt Nam

+ Rừng U Minh, sông Cửu Long

+ Cây thốt nốt

+ Pháp luật về bảo vệ môi trường ; ....

- Chăm sóc sức khoẻ:

+ Vệ sinh phòng dịch

+ Rèn luyện thân thể

+ Phòng bệnh, chữa bệnh

+ Hãy tránh xa ma tuý

+ Phòng chống bệnh HIV/AIDS ; ....

- Lao động, sản xuất:

+ Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo

+ Nghề truyền thống

+ Phát triển sản xuất

+ Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt

+ Ngày Quốc tế Lao động ; ....

- Khoa học, giáo dục:

+ Truyền thống hiếu học

+ Trường dân tộc nội trú

+ Bài trừ mê tín, dị đoan

+ Một số nhà khoa học, nhà giáo tiêu biểu ; ...

- Đất nước, con người:

+ Tổ quốc Việt Nam

+ Các dân tộc anh em

+ Các tỉnh có đồng bào Khmer sinh sống

+ Chính sách đoàn kết dân tộc ; ....

- Bảo vệ Tổ quốc:

+ Truyền thống yêu nước

+ Kỷ niệm ngày Quốc phòng toàn dân

+ Giữ gìn cuộc sống thanh bình

+ Bảo vệ biên giới và hải đảo

+ Luật Nghĩa vụ quân sự ; ....

- Truyền thống và di sản văn hoá dân tộc:

+ Xây dựng nếp sống mới

+ Trang phục của người Khmer

+ Lễ hội của người Khmer

+ Tục lệ của người Khmer

+ Chùa Khmer

+ Một số địa danh nổi tiếng

+ Giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá

+ Luật Di sản văn hoá ; ....

- Đảng và Bác Hồ:

+ Chuyện về Bác Hồ

+ Chuyện về các đảng viên ưu tú

+ Bác Hồ với các dân tộc thiểu số

+ Vào Lăng viếng Bác ; ....

3. Liên kết nội dung và ngữ liệu dạy học

a) Giai đoạn học chữ

Sự liên kết nội dung và ngữ liệu dạy học trong giai đoạn này thể hiện ở chỗ gắn việc học chữ với từ, câu, chuỗi câu, đoạn hội thoại, đoạn văn ngắn, với trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng.

Mô hình bài học:

Bài học số ...chữ ...

Luyện đọc

Kiến thức ngôn ngữ

Luyện nghe – nói

Luyện viết

Gợi ý sư phạm

- Nội dung:

Chữ,     từ, câu, chuỗi câu, đoạn hội thoại hoặc đoạn văn ngắn

- Hoạt động:

+ Đọc   thành tiếng.

+ Đọc - hiểu.

- Chữ Khmer, cách ráp vần, gửi chân, chồng vần.

- Từ ngữ mới. Mẫu câu

đơn giản (nhận biết).

- Nghi thức lời nói trong bài (nhận biết).

- Nghe - đọc hoặc nhắc lại từ, câu, chuỗi câu, đoạn hội thoại     hoặc đoạn văn.

- Nói theo mẫu câu.

- Viết chữ.

-Viết chính tả.

- Giáo viên gợi ý về cách dạy bài học (Mục đích, yêu cầu; Những điểm cần chú ý; Cách soạn giáo án theo hướng tổ chức hoạt động).

- Học viên (HV) thực hành soạn giáo án bài học hoặc 1, 2 phần của bài học.

- HV trình bày giáo án, trao đổi.

b) Giai đoạn trang bị kiến thức, hoàn thiện kỹ năng

Chương trình liên kết nội dung và ngữ liệu dạy học theo hướng lấy chủ đề học tập làm khung và bài hội thoại, bài đọc làm cơ sở để tích hợp các nội dung dạy Ngữ âm - chữ viết, Từ ngữ - ngữ pháp và Làm văn; gắn chặt việc trang bị kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ với kiến thức và kỹ năng sư phạm. Mô hình bài học:

Bài học số

Chủ đề

Bài đọc

(Kiến thức, kỹ năng)

Ngữ âm - chữ viết

(Kiến thức, kỹ năng)

Từ ngữ - Ngữ pháp

(Kiến thức, kỹ năng)

Làm văn

(Kiến thức, kỹ năng)

Gợi ý giảng dạy

(Kiến thức, kỹ năng SP)

Truyền thống và di sản văn hoá dân tộc

- Nội dung:

“Hội đua ghe ngo”

- Hoạt động:

+ Luyện đọc.

+ Tìm hiểu và trao đổi về nội dung bài đọc.

- Viết chính tả:

“Hội đua ghe ngo”.

- Củng cố kiến thức về quy tắc

chính tả.

- Nội dung:

+ Từ ngữ về lễ hội.

+ Từ vay mượn; từ gốc Pali, San-scrit.

+ Đặt và trả lời câu

hỏi lựa chọn - dùng từ hay để biểu thị hai khả năng lựa chọn.

- Hoạt động:

+ Học lý thuyết

+ Thực hành nhận biết và sử dụng các

từ ngữ, mẫu câu đã

học.

- Viết đoạn văn ngắn về lễ hội của địa phương.

- Củng cố kiến thức về cấu tạo của đoạn văn tự sự.

- Giáo viên kết hợp gợi ý về cách dạy ở mỗi phần của bài học (Mục đích,            yêu cầu; Những điểm cần chú ý; Cách soạn giáo      án theo hướng  tổ chức hoạt động).

- Mỗi học viên soạn giáo án 1, 2 phần của bài.

- HV trình bày giáo án, trao đổi.

Theo cách trên, các bộ phận kiến thức và kỹ năng liên kết chặt chẽ với nhau.

Mỗi bài học vừa giúp học viên mở rộng, hệ thống hoá, tích cực hoá vốn từ; hoàn thiện các kỹ năng nghe, nói; phát triển các kỹ năng đọc, viết; trang bị kiến thức về tiếng Khmer; trang bị kiến thức sư phạm và rèn luyện kỹ năng sư phạm; vừa giúp học viên có những hiểu biết về đời sống văn hoá, xã hội cần thiết cho công tác giảng dạy.

VI. Giải thích - hướng dẫn thực hiện chương trình

1. Về bộ chữ Khmer và vấn đề phương ngữ

Chữ viết Khmer được dùng trong Chương trình là bộ chữ cổ truyền được đồng bào dân tộc Khmer sử dụng qua nhiều thế hệ, được dùng trong Chương trình dạy môn Tiếng Khmer cho học sinh phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tiếng Khmer ở những vùng khác nhau của đồng bằng sông Cửu Long không có những khác biệt lớn về cách phát âm và từ ngữ. Vì vậy, tiếng Khmer về cơ bản không có vấn đề phương ngữ. Tuy vậy, để học viên không gặp khó khăn khi tiếp xúc với những từ ngữ có cách phát âm hoặc cách hiểu khác với từ ngữ mà học viên đang sử dụng, tác giả biên soạn tài liệu đào tạo giáo viên cần lập bảng đối chiếu từ ngữ Khmer - Việt ở cuối tài liệu. Bên cạnh đó, cần trang bị cho học viên các tài liệu hỗ trợ như Từ điển so sánh Khmer - Việt, Việt - Khmer để học viên tham khảo và tra cứu.

2. Về cấu trúc Chương trình và nội dung bài học

a) Đặc điểm cấu trúc

Chương trình có cấu trúc đồng dạng và nâng cao so với Chương trình dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc.

- Khối kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ trong Chương trình được thiết kế đồng dạng với Chương trình dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công chức và cũng được chia thành hai giai đoạn:

+ Giai đoạn học chữ có nhiệm vụ chủ yếu là hệ thống hoá hiểu biết của học viên về các ký tự (chữ và dấu) của tiếng Khmer, đọc và hiểu nghĩa của từ ngữ, câu, chuỗi câu, đoạn, bài; viết đúng chữ và số của tiếng Khmer. Tác giả biên soạn tài liệu dạy học cần tận dụng những ký tự học viên đã biết để soạn thành câu, chuỗi câu, đoạn, bài ứng dụng, giúp học viên đẩy nhanh sự phát triển kỹ năng đọc và viết (trọng tâm), kết hợp với phát triển kỹ năng nghe, nói và trang bị kiến thức bước đầu.

+ Giai đoạn trang bị kiến thức, hoàn thiện kỹ năng có nhiệm vụ phát triển toàn diện các kỹ năng và kiến thức đã được hình thành từ giai đoạn trước. Giai đoạn này có thể được thiết kế lặp lại hai, ba vòng; nội dung học tập, rèn luyện ở vòng sau rộng hơn và cao hơn vòng trước. Chuyển sang giai đoạn này, cùng với nhiệm vụ trang bị kiến thức ngôn ngữ, việc rèn luyện hai kỹ năng đọc và viết vẫn tiếp tục được dành thời lượng ưu tiên.

- Tính nâng cao của Chương trình thể hiện ở thời lượng lớn hơn của bài học so với bài học của Chương trình dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công chức. Bài đọc được khai thác sâu hơn; các phần Ngữ âm - chữ viết, Từ ngữ - ngữ pháp, Làm văn trang bị kiến thức có tính lý thuyết. Bên cạnh đó, do đặc thù của một chương trình đào tạo giáo viên, sự bổ sung khối kiến thức và kỹ năng sư phạm cũng thể hiện tính nâng cao của Chương trình.

b) Nội dung bài học

Mỗi phần trong bài học có nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Bài đọc: rèn cho học viên kỹ năng đọc, nghe và nói, đồng thời cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, hệ thống hoá cho học viên những hiểu biết cần thiết về đời sống, về văn hoá của đồng bào dân tộc Khmer.

- Ngữ âm - chữ viết: giúp học viên nắm chắc quy trình viết chữ, có kỹ năng viết chữ đúng, đều nét; viết đúng chính tả đoạn văn, bài văn với ba hình thức: nhìn - viết (tập chép), nghe - viết và nhớ - viết. Qua các bài tập thực hành, học viên được trang bị những kiến thức đơn giản về ngữ âm - chữ viết tiếng Khmer.

- Từ ngữ - ngữ pháp: giúp học viên mở rộng vốn từ, trang bị một số kiến thức cơ bản về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Khmer và rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu (luyện nói, viết thành câu).

- Làm văn: rèn cho học viên kỹ năng tạo lập các văn bản nói và viết. Độ dài, độ phức tạp và hình thức thể hiện của các văn bản có thể khác nhau tuỳ theo từng giai đoạn học tập, từ trả lời câu hỏi đến tạo lập văn bản khá hoàn chỉnh. Phần Làm văn còn giúp học viên hệ thống hoá kiến thức về nghi thức lời nói của đồng bào dân tộc Khmer, trang bị kiến thức về cấu tạo của đoạn văn, bài văn; cách xây dựng một số loại văn bản cụ thể.

- Kỹ năng sư phạm: giúp học viên có kỹ năng ứng dụng kiến thức về phương pháp giảng dạy vào việc soạn giáo án; ra đề kiểm tra, đánh giá; thực hành giảng dạy đạt hiệu quả trên cơ sở nắm vững nội dung bài học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng cán bộ, công chức.

c) Gợi ý phân bố nội dung và ngữ liệu dạy học theo chủ đề (cụm bài học) giai đoạn trang bị kiến thức, hoàn thiện kỹ năng:

Chủ đề

khoảng

28 tiết/1 chủ đề

Bài đọc

(Kiến thức, kỹ năng)

Ngữ Âm-chữ viết

(Kiến thức, kỹ năng)

Từ ngữ - Ngữ pháp

(Kiến thức, kỹ năng)

Làm văn

(Kiến thức, kỹ năng)

Gợi ý giảng dạy

(Kiến thức, kỹ năng SP)

1. Gia đình, dòng tộc

- Nội dung:

Các đoạn văn ngắn, bài hội thoại, bài đọc đơn giản về gia

đình, dòng tộc.

- Hoạt động:

+ Luyện đọc.

+ Tìm hiểu và trao đổi về nội dung bài hội thoại, bài đọc.

- Nội dung:

+ Chữ hoa.

+ Quy tắc chính tả.

- Hoạt động:

+ Viết chữ hoa.

+ Viết chính tả đoạn văn ngắn.

- Nội dung:

+ Từ ngữ về gia đình, dòng tộc.

+ Danh từ. Số từ. Đại từ xưng hô.

+ Đặt và trả lời câu hỏi Ai? (Cái gì?, Con gì?), Là gì?, Bao nhiêu?

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Thực hành nhận biết và sử dụng các từ ngữ, mẫu câu đã học.

- Nội dung:

Nghi      thức lời nói - chào hỏi, tự giới thiệu.

- Hoạt động:

+ Hệ thống hoá hiểu      biết về hành vi chào hỏi, tự giới thiệu trong tiếng.

+ Đặt và trả lời câu hỏi theo chủ đề (bài viết).

- Giáo   viên (GV)            kết hợp gợi ý cách dạy một số bài tiêu biểu (Mục đích, yêu cầu; Những

điểm cần chú ý; Cách soạn giáo án theo hướng tổ chức hoạt động).

- Mỗi học viên

(HV) thực hành soạn giáo án 1, 2 bài học tích hợp.

- HV trình bày giáo án, trao đổi.

2. Phum sóc, quê hương

- Nội dung:

Các đoạn văn ngắn, bài hội thoại, bài đọc đơn giản về phum sóc, quê hương.

- Hoạt động:

+ Luyện đọc.

+ Tìm hiểu và trao đổi về nội dung     bài hội thoại, bài đọc.

- Nội dung:

+ Chữ hoa.

+ Quy tắc chính tả.

- Hoạt động:

+ Viết chữ hoa.

+ Viết chính tả đoạn văn ngắn.

- Nội dung:

+ Từ ngữ về phum sóc, quê hương.

+ Động từ.

+ Đặt và trả lời câu hỏi Ai?, Làm gì?

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Thực hành nhận biết và sử dụng các từ ngữ, mẫu câu đã học.

- Nội dung:

Nghi thức lời nói - cảm ơn, xin lỗi.

- Hoạt động:

+ Hệ thống hoá hiểu      biết về hành vi cảm ơn, xin        lỗi trong tiếng Khmer.

+ Đặt và trả lời

câu hỏi theo chủ

đề (bài viết).

- GV gợi ý cách dạy một số bài tiêu biểu.

- HV thực hành soạn giáo án.

- HV trình bày giáo án, trao đổi.

3. Thiên nhiên, môi trường

- Nội dung:

Các đoạn văn, bài hội thoại, bài đọc đơn giản về thời gian, thời tiết, phương hướng.

- Hoạt động:

+ Luyện đọc.

+ Tìm hiểu, trao đổi về nội dung bài hội thoại, bài đọc.

- Nội dung:

+ Chữ hoa.

+ Quy tắc chính tả.

- Hoạt động:

+ Viết chữ hoa.

+ Viết chính tả đoạn văn ngắn.

- Nội dung:

+ Từ ngữ về thời gian, thời tiết, phương hướng.

+ Tính từ.

+ Đặt và trả lời các câu hỏi: Ai?,      Thế nào?, Có... không?.

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Thực hành nhận biết và sử dụng các từ ngữ, mẫu câu đã học.

- Nội dung:

Nghi      thức lời nói - khẳng định, phủ định.

- Hoạt động:

+ Hệ thống hoá hiểu      biết về hành vi khẳng định, phủ định trong     tiếng Khmer.

+ Đặt và trả lời

câu hỏi theo chủ

đề (bài viết).

- GV gợi ý cách dạy một số bài tiêu biểu.

- HV thực hành soạn giáo án.

- HV trình bày giáo án, trao đổi.

4. Chăm sóc sức khoẻ

- Nội dung:

Các bài hội thoại, bài đọc về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ.

- Hoạt động:

+ Luyện đọc.

+ Tìm hiểu và trao đổi về nội dung     bài hội thoại, bài đọc.

Viết chính tả đoạn văn.

- Nội dung:

+ Từ ngữ về các bộ phận cơ thể, sức khoẻ và chăm            sóc sức khoẻ.

+ Đại từ thay thế động từ, tính từ: thế, vậy.

+ Đặt và trả lời câu hỏi ở đâu?, Bao giờ?,

Đã ... chưa?

- Cách thể hiện ý nghĩa thời gian: đã, sẽ, đang.

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Thực hành nhận biết và sử dụng các từ ngữ, mẫu câu đã học.

- Nội dung:

Nghi thức lời nói - mời, nhờ, đề nghị.

- Hoạt động:

+ Hệ thống hoá

hiểu      biết về hành     vi mời, nhờ, đề nghị trong tiếng Khmer.

+ Viết đoạn văn

theo câu hỏi gợi ý.

- GV gợi ý cách dạy một số bài tiêu biểu.

- HV thực hành soạn giáo án.

- HV trình bày giáo án, trao đổi.

5. Lao động, sản xuất

- Nội dung:

Các bài hội thoại, bài đọc về công việc gia đình.

- Hoạt động:

+ Luyện đọc.

+ Tìm hiểu và trao đổi về nội dung     bài hội thoại, bài đọc.

Viết      chính    tả

đoạn văn.

- Nội dung:

+ Từ ngữ về lao động.

+ Đại từ phiếm chỉ:

ai, đâu, gì.

+ Đặt và trả lời các câu hỏi Như thế nào?, Bằng gì?

- Cách thể hiện ý nghĩa mức độ - rất, lắm ; quá,...

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Thực hành nhận biết và sử dụng các từ ngữ, mẫu câu đã học.

- Nội dung:

Nghi thức lời nói - đồng ý, từ chối.

- Hoạt động:

+ Hệ thống hoá hiểu biết về hành vi đồng ý, từ chối            trong tiếng Khmer.

+ Viết đoạn văn

theo câu hỏi gợi ý.

- GV gợi ý cách dạy một số bài tiêu biểu.

- HV thực hành soạn giáo án.

- HV trình bày giáo án, trao đổi.

6. Khoa học, giáo dục

- Nội dung:

Các bài hội thoại, bài đọc về truyền thống hiếu học của người Khmer, về bài trừ mê tín, dị đoan.

- Hoạt động:

+ Luyện đọc.

+ Tìm hiểu và trao đổi về nội dung     bài hội thoại, bài đọc.

Viết      chính    tả

đoạn văn.

- Nội dung:

+ Từ ngữ về học tập.

+ Quan hệ từ: và, nhưng, của, ở,...

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Thực hành nhận biết và sử dụng các từ ngữ, mẫu câu đã học.

- Nội dung:

Nghi thức lời nói - khen, chê.

- Hoạt động:

+ Hệ thống hoá hiểu      biết về hành     vi khen, chê trong tiếng Khmer.

+ Viết đoạn văn

theo câu hỏi gợi ý.

- GV gợi ý cách dạy một số bài tiêu biểu.

- HV thực hành

soạn giáo án.

- HV trình bày giáo án, trao đổi.

7. Đất nước, con người

- Nội dung:

Các bài hội thoại, bài đọc về đất nước Việt Nam và các dân tộc anh em.

- Hoạt động:

+ Luyện đọc.

+ Tìm hiểu và trao đổi về nội dung     bài hội thoại, bài đọc.

Viết      chính    tả

đoạn văn.

- Nội dung:

+ Từ ngữ về địa lý, về

các dân tộc anh em.

+ Cấu tạo từ.

+ Đặt và trả lời câu hỏi hỏi Vì sao?

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Thực hành nhận biết và sử dụng các từ ngữ, mẫu câu đã học.

- Nội dung:

Nghi thức lời nói - chia vui, chia buồn.

- Hoạt động:

+ Hệ thống hoá hiểu      biết về hành     vi khen, chê trong tiếng Khmer.

+ Viết đoạn văn

theo câu hỏi gợi ý.

- GV gợi ý cách dạy một số bài tiêu biểu.

- HV thực hành soạn giáo án.

- HV trình bày giáo án, trao đổi.

8. Bảo vệ Tổ quốc

- Nội dung:

Các bài hội thoại, bài đọc về truyền thống yêu nước, về bảo vệ trật tự, an ninh.

- Hoạt động:

+ Luyện đọc.

+ Tìm hiểu và trao đổi về nội dung bài hội thoại, bài đọc.

Viết      chính    tả

đoạn văn.

- Nội dung:

+ Từ ngữ về bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ trật tự, an ninh.

+ Cấu tạo từ.

+ Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Thực hành nhận biết và sử dụng các từ ngữ, mẫu câu đã học.

- Nội dung: Văn tự sự và cấu tạo của đoạn văn tự sự.

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Viết đoạn văn tự sự ngắn có nội dung phù hợp với chủ đề.

- GV gợi ý cách dạy một số bài tiêu biểu.

- HV thực hành

soạn giáo án.

- HV trình bày giáo án, trao đổi.

9. Truyền thống và di sản văn hoá dân tộc

- Nội dung:

Các bài hội thoại, bài đọc về truyền thống văn hoá của người Khmer (nếp sống, phong tục, lễ hội, di tích văn hoá - lịch sử,...), về xây dựng phum sóc văn hoá.

- Hoạt động:

+ Luyện đọc.

+ Tìm hiểu và trao đổi về nội dung     bài hội thoại, bài đọc.

Viết chính tả đoạn văn.

- Nội dung:

+ Từ ngữ về văn hoá.

+ Từ vay mượn; từ gốc Pali, San-scrit.

+ Đặt và trả lời câu hỏi lựa chọn - dùng từ hay để biểu thị hai khả năng lựa chọn.

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Thực hành nhận biết và sử dụng các từ ngữ, mẫu câu đã học.

Viết đoạn văn tự sự ngắn có nội dung phù hợp với chủ đề.

- GV gợi ý cách dạy một số bài tiêu biểu.

- HV thực hành soạn giáo án.

- HV trình bày

giáo án, trao đổi.

10. Đảng và Bác Hồ (khoảng 15 tiết)

- Nội dung:

Các bài hội thoại, bài đọc về Đảng, về Bác Hồ.

- Hoạt động:

+ Luyện đọc.

+ Tìm hiểu và trao đổi về nội dung bài hội thoại, bài đọc.

Viết      chính    tả

đoạn văn.

- Nội dung:

+ Từ ngữ về Đảng, về Bác Hồ.

+ Từ vay mượn, từ

gốc Pali, San-scrit.

+ Đặt và trả lời câu hỏi tổng quát - hỏi về toàn bộ sự việc nói trong câu bằng cách dùng các từ: à, nhé,... ở cuối câu.

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Thực hành nhận biết và sử dụng các từ ngữ, mẫu câu đã học.

Viết đoạn văn tự sự có nội dung phù hợp với chủ

đề.

- GV gợi ý cách dạy một số bài tiêu biểu.

- HV thực hành soạn giáo án.

- HV trình bày giáo án, trao đổi.

11. Gia đình, dòng tộc

- Nội dung:

Các bài hội thoại, bài đọc về kinh tế gia đình, kế hoạch hoá gia đình.

- Hoạt động:

+ Luyện đọc.

+ Tìm hiểu và trao đổi về nội dung bài hội thoại, bài đọc.

Viết      chính    tả

đoạn văn.

- Nội dung:

+ Từ ngữ về kinh tế gia đình, kế hoạch hoá gia đình.

+ Một số mẫu câu đặc trưng của          tiếng Khmer.

+ Câu cảm thán.

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Thực hành nhận biết và sử dụng các từ ngữ, mẫu câu đã học.

- Nội dung:

Văn tự sự và cấu tạo của bài văn tự sự

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Viết thông báo ngắn, viết bài văn tự sự ngắn có nội dung phù hợp với chủ đề.

- GV gợi ý cách dạy một số bài tiêu biểu.

- HV thực hành soạn giáo án.

- HV trình bày giáo án, trao đổi.

12. Phum sóc, quê hương

- Nội dung: Các bài hội thoại, bài đọc về quê hương đổi mới và giàu đẹp.

- Hoạt động:

+ Luyện đọc.

+ Tìm hiểu, trao đổi về nội dung bài hội thoại, bài đọc.

Viết      chính    tả

đoạn văn.

- Nội dung:

+ Từ ngữ về thành thị, nông thôn.

+ Từ đồng nghĩa.

+ Ôn về danh từ, đại từ xưng hô.

+ Ôn về cách đặt và trả lời câu hỏi Ai?, Là gì?, Bao nhiêu?

+ Một số mẫu câu đặc trưng của          tiếng Khmer.

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Thực hành nhận biết và sử dụng các từ ngữ, mẫu câu đã học.

Viết thông báo, viết bài văn tự sự ngắn có nội dung phù hợp với chủ đề.

- GV gợi ý cách dạy một số bài tiêu biểu.

- HV thực hành soạn giáo án.

- HV trình bày

giáo án, trao đổi.

13. Thiên nhiên, môi trường

- Nội dung:

Các bài hội thoại, bài đọc về thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

- Hoạt động:

+ Luyện đọc. Tìm       hiểu và trao đổi về nội dung     bài hội thoại, bài đọc.

+ Dịch bài đọc từ tiếng Khmer sang tiếng Việt.

Viết      chính    tả

đoạn văn.

- Nội dung:

+ Từ ngữ về lịch pháp Khmer,  về thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

+ Từ trái nghĩa.

+ Ôn về động từ.

+ Ôn về cách đặt và

trả lời câu hỏi Ai?, Làm gì?; cách thể hiện ý nghĩa thời gian.

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Thực hành nhận biết và sử dụng các từ ngữ, mẫu câu đã học.

Viết thông báo, viết bài văn tự sự có nội dung phù hợp với chủ đề.

- GV gợi ý cách dạy một số bài tiêu biểu.

- HV thực hành soạn giáo án.

- HV trình bày giáo án, trao đổi.

14. Chăm sóc sức khoẻ

- Nội dung:

Các bài hội thoại, bài đọc về vệ sinh, rèn luyện thân thể, phòng bệnh, chữa bệnh.

- Hoạt động:

+ Luyện đọc.

+ Tìm hiểu và trao đổi về nội dung     bài hội thoại, bài đọc.

+ Dịch bài đọc

từ tiếng Khmer sang tiếng Việt.

Viết      chính    tả

đoạn văn.

- Nội dung:

+ Từ ngữ về sức khoẻ, thể dục thể thao, khám chữa bệnh.

+ Từ nhiều nghĩa.

+ Ôn về tính từ.

+ Ôn về cách đặt và trả lời câu hỏi Ai?, Thế nào?; cách thể hiện ý nghĩa mức độ.

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Thực hành nhận biết và sử dụng các từ ngữ, mẫu câu đã học.

- Nội dung: Văn viết thư và cấu tạo của lá thư.

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Viết thư ngắn, viết bài văn tự sự có nội dung phù hợp với chủ đề.

+ Dịch văn bản ngắn     từ tiếng Việt sang tiếng Khmer.

- GV gợi ý cách dạy một số bài tiêu biểu.

- HV thực hành soạn giáo án.

- HV trình bày

giáo án, trao đổi.

15. Lao động, sản xuất

- Nội dung:

Các      bài hội thoại, bài đọc về truyền thống lao động cần cù, sáng tạo.

- Hoạt động:

+ Luyện đọc.

+ Tìm hiểu và trao đổi về nội dung     bài hội thoại, bài đọc.

+ Dịch bài đọc từ tiếng Khmer sang tiếng Việt.

Viết      chính    tả

đoạn văn.

- Nội dung:

+ Từ ngữ về lao động, sản xuất

+ Ôn về đại từ.

+ Câu ghép.

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Thực hành nhận biết và sử dụng các từ ngữ, mẫu câu đã học.

Viết thư, viết bài văn tự sự có nội dung phù hợp với chủ đề.

- GV gợi ý cách dạy một số bài tiêu biểu.

- HV thực hành soạn giáo án.

- HV trình bày giáo án, trao đổi.

16. Khoa học, giáo dục

- Nội dung:

Các bài hội thoại, bài đọc về áp dụng tiến bộ khoa học, về giáo dục ở địa phương, về các nhà khoa học, nhà giáo tiêu biểu.

- Hoạt động:

+ Luyện đọc.

+ Tìm hiểu và trao đổi về nội dung     bài hội thoại, bài đọc.

+ Dịch bài đọc

từ tiếng Khmer sang tiếng Việt.

Viết      chính    tả

đoạn văn.

- Nội dung:

+ Từ ngữ về khoa học, giáo dục.

+ Ôn về quan hệ từ.

+ Câu ghép.

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Thực hành nhận biết và sử dụng các từ ngữ, mẫu câu đã học.

- Viết thư, viết bài văn tự sự có nội dung phù hợp với chủ đề.

- Dịch văn bản

ngắn     từ tiếng Việt sang tiếng Khmer.

- GV gợi ý cách dạy một số bài tiêu biểu.

- HV thực hành soạn giáo án.

- HV trình bày giáo án, trao đổi.

17. Đất nước, con người

- Nội dung:

Các bài hội thoại, bài đọc về các tỉnh có đồng bào Khmer sinh sống, về chính sách đoàn kết dân tộc.

- Hoạt động:

+ Luyện đọc.

+ Tìm hiểu và trao đổi về nội dung     bài hội thoại, bài đọc.

+ Dịch bài đọc từ tiếng Khmer sang tiếng Việt.

Viết      chính    tả

đoạn văn.

- Nội dung:

+ Từ ngữ về địa lý, lịch sử nước ta, về các dân tộc anh em.

+ Ôn về cách đặt và

trả lời các câu hỏi ở

đâu?, Bao giờ?, Đã ... chưa?

+ Câu ghép.

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Thực hành nhận biết và sử dụng các từ ngữ, mẫu câu đã học.

- Nội dung: Văn thuyết minh và cấu tạo của đoạn văn thuyết minh.

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Viết đoạn văn thuyết minh, viết bài văn tự sự có nội dung phù hợp với chủ đề.

- GV gợi ý cách dạy một số bài tiêu biểu.

- HV thực hành soạn giáo án.

- HV trình bày giáo án, trao đổi.

18. Bảo vệ Tổ quốc

- Nội dung:

Các bài hội thoại, bài đọc về truyền thống yêu            nước và bảo vệ trật tự, an ninh, về các anh hùng tiêu biểu.

- Hoạt động:

+ Luyện đọc.

+ Tìm hiểu và

trao đổi về nội dung     bài hội thoại, bài đọc.

+ Dịch bài đọc từ tiếng Khmer sang tiếng Việt.

Viết      chính    tả

đoạn văn.

- Nội dung:

+ Từ ngữ về bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ trật tự, an ninh.

+ Ôn về cách đặt và trả lời các câu hỏi Như thế nào?, Bằng gì?

+ Câu ghép.

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Thực hành nhận biết và sử dụng các từ ngữ, mẫu câu đã học.

- Viết đoạn văn thuyết minh, viết bài văn tự sự có nội dung phù hợp với chủ đề.

- Dịch văn bản ngắn từ tiếng Việt sang tiếng

Khmer.

- GV gợi ý cách dạy một số bài tiêu biểu.

- HV thực hành soạn giáo án.

- HV trình bày giáo án, trao đổi.

19. Truyền thống và di sản văn hoá dân tộc (khoảng 45 tiết)

- Nội dung: Các bài hội thoại, bài đọc về xây dựng nếp sống mới.

- Hoạt động:

+ Luyện đọc.

+ Tìm hiểu và

trao đổi về nội dung     bài hội

thoại, bài đọc.

+ Dịch bài đọc từ tiếng Khmer sang tiếng Việt.

Viết      chính    tả

đoạn văn.

- Nội dung:

+ Từ ngữ về văn hoá.

+ Ôn về cách đặt và trả lời các câu hỏi Vì sao?, Để làm gì?

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Thực hành nhận biết và sử dụng các từ ngữ, mẫu câu đã học.

- Nội dung:

+ Văn   thuyết minh - cấu tạo của bài  văn thuyết minh.

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Viết bài văn tự sự, thuyết minh có nội dung phù hợp với chủ đề.

- GV gợi ý cách dạy một số bài tiêu biểu.

- HV thực hành soạn giáo án.

- HV trình bày

giáo án, trao đổi.

20. Đảng và Bác Hồ

(khoảng 15 tiết)

- Nội dung:

Các bài hội thoại, bài đọc về Bác Hồ với các dân tộc thiểu số, về các đảng viên ưu tú.

- Hoạt động:

+ Luyện đọc.

+ Tìm hiểu và

trao đổi về nội dung     bài hội

thoại, bài đọc.

+ Dịch bài đọc từ tiếng Khmer sang tiếng Việt.

Viết      chính    tả

đoạn văn.

- Nội dung:

+ Từ ngữ về chính trị

- xã hội.

+ Ôn về câu cầu khiến, câu cảm thán.

+ Ôn về câu ghép.

- Hoạt động:

+ Học lí thuyết.

+ Thực hành nhận biết và sử dụng các từ ngữ, mẫu câu đã học.

- Viết bài văn tự sự, bài  văn thuyết minh có nội dung phù hợp với chủ đề.

- Dịch văn bản ngắn từ tiếng Việt sang tiếng

Khmer.

- GV gợi ý cách dạy một số bài tiêu biểu.

- HV thực hành

soạn giáo án.

- HV trình bày giáo án, trao đổi.

Ôn tập - kiểm tra giữa và cuối khoá (khoảng 25 tiết)

3. Về sự phân bổ thời lượng dạy học

Sự phân bổ thời lượng cho các khối kiến thức, kỹ năng trong kế hoạch dạy học thể hiện mức độ cần quan tâm của mỗi phần, mỗi nội dung, tránh tình trạng dành quá nhiều hoặc quá ít thời gian cho việc trang bị kiến thức hoặc rèn luyện một kỹ năng nào đó. Trong phạm vi thời lượng dành cho mỗi bài học, người biên soạn tài liệu có thể chủ động sắp xếp thời gian để dạy kiến thức, rèn kỹ năng mới hay ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Người dạy cũng có thể linh hoạt điều chỉnh thời lượng học cho phù hợp với mỗi lớp học. Ví dụ: có thể kéo dài thời gian dạy chữ, tăng thời lượng rèn kỹ năng đọc với những lớp học viên có trình độ đọc, viết còn yếu; hoặc tăng thời lượng cho khối kiến thức và kỹ năng sư phạm với những lớp học viên đã có kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Khmer khá tốt nhưng yếu về kiến thức, kỹ năng sư phạm.

4. Về tài liệu dạy học

Chương trình này là cơ sở để biên soạn tài liệu đào tạo giáo viên dạy tiếng Khmer, bao gồm: tài liệu học cho học viên; tài liệu hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên; đồng thời là căn cứ để biên soạn các đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên. Tài liệu dạy học và đề kiểm tra, đánh giá cần được thiết kế phù hợp với hình thức đào tạo và đối tượng học cụ thể.

Tài liệu biên soạn cho học viên thể hiện bằng tiếng Khmer và tiếng Việt phù hợp với yêu cầu tương ứng.

5. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

a) Phương pháp dạy học

Để việc dạy học tiếng Khmer theo Chương trình đạt được mục tiêu rèn luyện các kỹ năng giao tiếp và trang bị kiến thức một cách nhanh chóng, có hiệu quả, cần vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của người học, chú ý những biện pháp đặc trưng của môn học như: thực hành giao tiếp, đóng vai, rèn luyện theo mẫu, phân tích ngôn ngữ, sử dụng các phương tiện trực quan nghe - nhìn; sử dụng hợp lý, linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ các phương pháp, biện pháp mới và cũ, truyền thống và hiện đại. Đặc biệt, cần tăng cường hoạt động giao tiếp bằng tiếng Khmer trong những lớp học đa dạng về trình độ.

b) Hình thức tổ chức dạy học

Cần thay đổi hoạt động của học viên trong giờ học bằng nhiều hình thức tổ chức học tập: làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, làm việc theo lớp. Học viên làm việc độc lập trong trường hợp câu hỏi, bài tập đặt ra những yêu cầu cụ thể. Học viên làm việc theo nhóm trong trường hợp câu hỏi, bài tập trừu tượng đòi hỏi sự khái quát và trong trường hợp nếu làm việc chung theo đơn vị lớp sẽ có ít học viên được thực hành luyện tập. Hình thức làm việc chung theo đơn vị lớp được áp dụng chủ yếu trong trường hợp giáo viên và học viên trao đổi, đối thoại làm mẫu, trả lời những câu hỏi không cần suy nghĩ lâu hoặc học viên trình bày kết quả thực hành trước lớp,... Cần chú trọng tổ chức tốt các hoạt động thực hành soạn giáo án, thực tập giảng dạy sao cho mang lại kết quả thật bổ ích, thiết thực.

6. Về đánh giá kết quả học tập của học viên

a) Phương thức đánh giá

Việc đánh giá kết quả học tập của học viên được thực hiện theo các phương thức:

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên (trong mỗi giờ lên lớp).

- Kiểm tra, đánh giá định kỳ (cuối mỗi bài, cụm bài,...).

- Kiểm tra, đánh giá giữa khoá học, cuối khoá học. b) Nguyên tắc đánh giá

- Kiểm tra, đánh giá toàn diện các nội dung học tập, rèn luyện đã được nêu trong Chương trình. Những nội dung được chú trọng hơn sẽ được kiểm tra, đánh giá thường xuyên hơn.

- Đa dạng hoá công cụ kiểm tra, đánh giá để làm cho đánh giá chính xác hơn, có độ tin cậy cao hơn: kết hợp đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan với tự luận, đánh giá bằng hình thức vấn đáp, bằng quan sát trực tiếp của giáo viên,...

- Cách kiểm tra, đánh giá cần phù hợp với từng kỹ năng, kiến thức:

+ Các kỹ năng đọc thành tiếng, nghe và nói được đánh giá bằng hình thức vấn đáp từng học viên.

+ Các kỹ năng đọc - hiểu, dùng từ, đặt câu, những kiến thức về tiếng Khmer được đánh giá bằng những câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi mở.

+ Các kỹ năng viết chữ, viết chính tả được đánh giá bằng bài viết.

+ Các kỹ năng viết đoạn văn, bài văn, những kiến thức về phương pháp dạy học tiếng Khmer được đánh giá bằng bài viết tự luận.

+ Các kỹ năng sư phạm được đánh giá bằng sản phẩm là các bài soạn và hoạt động thực hành, thực tập giảng dạy. c) Cấp chứng chỉ

Việc xét cấp chứng chỉ cho học viên căn cứ trên kết quả của cả quá trình học tập và kỳ thi cuối khoá.

7. Về các hình thức đào tạo

a) Đào tạo tập trung một đợt tại các lớp học theo thời gian quy định trong Chương trình. Kết thúc khoá học, học viên dự thi và được xét cấp chứng chỉ.

b) Đào tạo tập trung nhiều đợt, mỗi đợt hoàn thành một phần nội dung quy định trong Chương trình. Kết thúc khoá học, học viên dự thi và được xét cấp chứng chỉ.

8. Về điều kiện thực hiện Chương trình

Để thực hiện Chương trình có hiệu quả, cần bảo đảm một số điều kiện cơ bản sau:

- Có giáo viên.

- Có cơ sở vật chất tối thiểu.

- Có đủ tài liệu học tập cho học viên (gồm cả tài liệu dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công chức được biên soạn trước một bước), tài liệu hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên.

- Bố trí thời gian học tập cho học viên một cách hợp lí.

Khuyến khích các cơ sở đào tạo trang bị cho lớp học tiếng Khmer các phương tiện nghe - nhìn, các loại sách bổ trợ (truyện đọc, tục ngữ, thơ,... bằng tiếng Khmer), sách công cụ (từ điển Khmer - Việt, Việt - Khmer, sổ tay từ ngữ Khmer, ngữ pháp tiếng Khmer,...) nhằm tăng hiệu quả giảng dạy và học tập. Có quy chế đánh giá và sử dụng kết quả học tập của học viên, chế độ phụ cấp cho giáo viên,... để động viên, khuyến khích người học và người dạy.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 46/2006/QĐ-BGDĐT Ban hành Chương trình tiếng Khmer dùng để đào tạo giáo viên dạy tiếng Khmer cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

  • Số hiệu: 46/2006/QĐ-BGDĐT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/10/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Nguyễn Văn Vọng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 15 đến số 16
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản