Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 459/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 30 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016-2020 TỈNH TUYÊN QUANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 2426/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 47/NQ-HĐND ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 tỉnh Tuyên Quang;

Căn cứ văn bản số 10638/BKHĐT-TH ngày 30 tháng 11 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về thời gian phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 232/TTr-SKH ngày 25 tháng 12 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 tỉnh Tuyên Quang với các nội dung chủ yếu sau:

I. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng tỉnh Tuyên Quang phát triển toàn diện. Phát triển kinh tế nhanh và bền vững nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình và phương thức tăng trưởng, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế, mở rộng và gia tăng chất lượng các loại hình dịch vụ; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiệu quả và bền vững Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Chú trọng chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh miền núi phía Bắc.

Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020

(1) Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm đạt trên 8%.

(2) Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Công nghiệp - xây dựng: 40%; các ngành dịch vụ: 39%; nông, lâm nghiệp và thủy sản: 21%.

(3) Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt trên 2.400 USD.

(4) Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 17.600 tỷ đồng.

(5) Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân trên 4%/năm.

(6) Trên 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

(7) Thu hút 1,7 triệu lượt khách du lịch.

(8) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 2.300 tỷ đồng.

(9) Giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt trên 135 triệu USD.

(10) Duy trì 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 60%, trong đó qua đào tạo nghề trên 37%; tạo việc làm cho 100.000 lao động.

(11) 90% hộ gia đình, 80% thôn, bản, tổ dân phố, 90% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

(12) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp hơn 13%; 70% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế xã; có trên 8,5 bác sỹ và 25 giường bệnh/10.000 dân; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế >98%.

(13) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%/năm.

(14) Tỷ lệ che phủ rừng trên 60%; 98% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch, 95% dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% chất thải nguy hại, chất thải y tế; 90% chất thải rắn thông thường được xử lý.

II. Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả 3 đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 của cả nước; Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tập trung thực hiện 3 khâu đột phá và các nhiệm vụ trọng tâm trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

1. Phát triển kinh tế

1.1. Sản xuất công nghiệp

Tiếp tục thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang; huy động nguồn vốn đầu tư hạ tầng thiết yếu Khu công nghiệp Long Bình An, Khu công nghiệp Sơn Nam và cụm, điểm công nghiệp. Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản; đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Tích cực thu hút đầu tư dự án công nghiệp hỗ trợ, may mặc, da giày, cơ khí, điện tử, các dự án sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Phát huy công suất của các nhà máy thủy điện hiện có, triển khai xây dựng một số nhà máy thủy điện theo quy hoạch. Khuyến khích các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị cao, giải quyết nhiều việc làm, chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động. Tăng cường hoạt động khuyến công, ưu tiên hỗ trợ các dự án công nghiệp có thế mạnh của tỉnh, khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp.

1.2. Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản

Triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, quy hoạch về sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đã được phê duyệt. Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa tập trung, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh gắn với thị trường như: chè, mía, lạc, cam và các nông sản hàng hóa có hiệu quả kinh tế; đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện có hiệu quả cơ cấu nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao vào quá trình sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; sản xuất lúa, ngô chất lượng cao; quy hoạch mở rộng diện tích trồng mía, chè, cam, lạc,...

Tận dụng lợi thế, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô công nghiệp. Tăng quy mô đàn lợn, gia cầm; phục hồi tốc độ tăng trưởng đàn trâu, đàn bò; duy trì quy mô hợp lý và nâng cao hiệu quả chăn nuôi đàn bò sữa. Phát triển thủy sản theo hướng nuôi thâm canh các loài cao sản; mở rộng diện tích nuôi các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao gắn với nhu cầu của thị trường; đẩy mạnh nuôi cá lồng trên sông, hồ; chú trọng nhân giống một số loài cá đặc sản bằng phương pháp nhân tạo.

Tiếp tục thực hiện tốt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; Quy hoạch bảo tồn và phát triển các khu rừng đặc dụng. Thực hiện có hiệu quả chính sách khuyến khích phát triển kinh tế lâm nghiệp; trồng rừng đi đối với khai thác hợp lý diện tích rừng trồng. Phấn đấu giai đoạn 2016-2020, trồng mới trên 53.250 ha rừng. Tăng cường kiểm soát, quản lý sử dụng đất lâm nghiệp; xử lý nghiêm việc khai thác, buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản, động vật quý hiếm.

Tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm các tiêu chí vững chắc; khuyến khích phát triển công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng; huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông, thủy lợi, các công trình phục vụ sản xuất. Đến năm 2020 có trên 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và thành phố Tuyên Quang đạt chuẩn nông thôn mới cấp huyện.

Tiếp tục thực hiện bổ sung dự án di dân tái định cư thủy điện Tuyên Quang để ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân Khu tái định cư. Di chuyển các hộ dân sinh sống ở những khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ xung yếu, vùng thường xuyên bị thiên tai nguy hiểm đến định cư tại nơi an toàn, có điều kiện phát triển; đồng thời nắm tình hình ổn định dân cư, hạn chế di dân tự do.

1.3. Du lịch, thương mại và dịch vụ

Khai thác tiềm năng, đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Quy hoạch và xây dựng Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào thành Khu du lịch Quốc gia; tập trung phát triển du lịch khu vực thành phố Tuyên Quang, Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, Khu du lịch sinh thái Na Hang... Khai thác tốt loại hình du lịch lịch sử, văn hóa, nghỉ dưỡng, sinh thái, tâm linh. Phát huy giá trị các di tích lịch sử, bản sắc văn hóa của các dân tộc; đổi mới việc tổ chức các lễ hội để thu hút du khách; triển khai xây dựng thương hiệu Lễ hội Thành Tuyên; xây dựng làng văn hóa dân tộc gắn với các điểm du lịch.

Huy động nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng du lịch; thu hút các doanh nghiệp có năng lực đầu tư khu, điểm du lịch, xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng, giải trí... Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch; có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển các sản phẩm hàng lưu niệm, các dịch vụ phục vụ du khách. Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch bảo đảm đáp ứng yêu cầu. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các doanh nghiệp, đặt chi nhánh, văn phòng đại diện và đầu tư vào lĩnh vực phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục thực hiện Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và xây dựng, quảng bá thương hiệu một số sản phẩm chủ lực của tỉnh. Mở rộng thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu. Quy hoạch, phát triển các công trình hạ tầng thương mại, nhất là các siêu thị, trung tâm thương mại tại thành phố Tuyên Quang, khu công nghiệp, chợ trung tâm các huyện; xây dựng chợ nông thôn tại những nơi phù hợp.

Phát triển dịch vụ vận tải theo hướng nâng cao chất lượng; mở rộng các tuyến vận tải, khuyến khích tăng phương tiện vận tải; xã hội hóa đầu tư các bến xe khách, điểm đỗ, cảng sông, dịch vụ vận tải công cộng. Mở rộng dịch vụ thông tin, truyền thông để cung cấp dịch vụ đa phương tiện có chất lượng cao. Nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh; khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường khoa học - công nghệ.

1.4. Tài nguyên và môi trường; Khoa học và công nghệ

Quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên; thực hiện đồng bộ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, khoáng sản, môi trường, tài nguyên nước. Thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát về tài nguyên và môi trường, các tổ chức, cá nhân, các dự án đầu tư sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. Xây dựng các dự án xử lý rác thải tập trung, xử lý nước thải đô thị; bảo đảm khu công nghiệp của tỉnh có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường; xử lý cơ bản các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; thu gom, xử lý các rác thải nguy hại, rác thải rắn, nước thải y tế. Thực hiện xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học.

Tiếp tục thực hiện Quy hoạch phát triển khoa học công nghệ tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trên các lĩnh vực, nhất là trong sản xuất công nghiệp, nông, lâm nghiệp; chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học, cơ giới hóa các vùng chuyên canh; đổi mới công nghệ sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến các sản phẩm cây trồng, vật nuôi có lợi thế của tỉnh, tạo chuyển biến mạnh về năng suất, chất lượng sản phẩm. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, phát triển sản xuất kinh doanh, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, thực hiện giao dịch điện tử. Triển khai các đề tài, dự án khoa học có trọng tâm, nâng cao năng lực tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ.

1.5. Tài chính, tín dụng

Thực hiện tốt các giải pháp thu ngân sách nhà nước, đồng thời thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020. Huy động và phân bổ, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và chủ trương tái cơ cấu đầu tư công, ưu tiên cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các công trình trọng điểm của tỉnh và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Đẩy mạnh huy động và cho vay vốn, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, ưu tiên vốn tín dụng cho vay đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa... Thực hiện tốt chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.

1.6. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình trọng điểm, hạ tầng đô thị, công trình giao thông, thủy lợi, theo quy hoạch. Phối hợp xây dựng đường cao tốc nối thành phố Tuyên Quang với đường cao tốc Lào Cai - Hải Phòng; xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ, đường Hồ Chí Minh. Triển khai xây dựng một số cầu lớn như cầu Bình Ca, cầu Tình Húc,...; cải tạo, nâng cấp một số tuyến đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; nhựa hóa hoặc bê tông hóa cơ bản các tuyến đường từ trung tâm xã đến trung tâm các thôn bản. Triển khai xây dựng một số bến cảng sông, bến xe khách, trạm nghỉ, bến đỗ.

Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng, phát triển thành phố Tuyên Quang đạt tiêu chí đô thị loại II; nâng cấp thị trấn Na Hang trở thành thị xã; xây dựng và phát triển thị trấn Sơn Dương đạt đô thị loại IV; tiếp tục xây dựng hạ tầng trung tâm huyện Yên Sơn, huyện Lâm Bình và chỉnh trang, nâng cấp đô thị ở các huyện. Quy hoạch các cụm dân cư gắn với phát triển các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã để đẩy nhanh đô thị hóa.

Đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi, nâng cao năng lực tưới và hạn chế thiệt hại do thiên tai; xây dựng, cải tạo các công trình hồ chứa đa năng,công trình kè sông đoạn qua các đô thị, khu đông dân cư. Thực hiện Đề án quy hoạch khuôn viên khu vui chơi gắn với xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng Đề án cứng hóa các tuyến kênh mương nội đồng. Cải tạo, nâng cấp hệ thống điện đảm bảo cung ứng nguồn điện ổn định/an toàn cho sản xuất và sinh hoạt; triển khai thực hiện Dự án cấp điện nông thôn đến năm 2020, ưu tiên cho các thôn bản vùng sâu, vùng xa chưa có điện. Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các công trình thoát nước đô thị, hệ thống cấp nước sinh hoạt. Huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng Khu Liên hiệp thể thao tỉnh và một số công trình hạ tầng xã hội khác.

1.7. Xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi các thành phần kinh tế phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại

Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm xúc tiến đầu tư tăng cường quảng bá môi trường đầu tư tỉnh Tuyên Quang, phối hợp chặt chẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch; tăng cường hợp tác với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc, các tỉnh lân cận để hợp tác về đầu tư, thương mại và du lịch... Nâng cao hiệu quả quan hệ hợp tác hữu nghị với các tổ chức quốc tế, một số địa phương của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, tăng cường định hướng ngành nghề sản xuất kinh doanh, khai thác các tiềm năng, thế mạnh và phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh. Tập trung hoàn thành sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp; cổ phần hóa các doanh nghiệp theo phương án đề ra. Củng cố, nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã. Thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Xây dựng, phát triển đội ngũ doanh nhân có trình độ, năng lực quản lý kinh doanh, thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

2. Văn hóa - xã hội

2.1. Giáo dục và đào tạo

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Tân Trào, tăng cường liên kết đào tạo cả trong nước và quốc tế, từng bước xây dựng trường thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực trong khu vực, là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của tỉnh. Củng cố, nâng cấp các trường trung cấp của tỉnh; xây dựng Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang thành trường trọng điểm trong đào tạo công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo; khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng trường ngoài công lập, trường chất lượng cao, cơ sở đào tạo nghề... tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân học tập, chú trọng điều kiện học tập ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời có chính sách ưu đãi để thu hút lao động có chất lượng, tay nghề cao, cán bộ tri thức có năng lực chuyên môn đến và ở lại với Tuyên Quang. Duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.

2.2. Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao

Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Tuyên Quang phát triển toàn diện. Tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch, đề án được phê duyệt; quản lý, bảo vệ, phục hồi, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, quan tâm gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch. Nâng cao chất lượng biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, phong trào văn nghệ quần chúng; duy trì và phát triển mạng lưới thư viện, tủ sách ở Cơ sở.

Phát triển phong trào thể dục thể thao, chú trọng phát triển thể thao thành tích cao, thể thao quần chúng và thể thao trong trường học; quan tâm bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ vận động viên thể thao thành tích cao ở những môn thể thao có thế mạnh của tỉnh; huy động các nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa, thể thao, phấn đấu hầu hết các xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa, sân thể thao.

Các cơ quan báo, đài của tỉnh thông tin thường xuyên, kịp thời về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; tăng diện phủ sóng phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc tới các vùng sâu, vùng xa, vùng cao.

2.3. Chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác dân số, gia đình trẻ em

Củng cố mạng lưới y tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Tăng cường áp dụng chế độ luân phiên cán bộ y tế giúp tuyến dưới nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ y tế theo hướng chuyên ngành; chăm sóc sức khỏe và công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, nhất là nhân dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các đối tượng chính sách. Phấn đấu xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh trở thành Trung tâm khám chữa bệnh kỹ thuật cao.

Thực hiện tốt chính sách dân số, gia đình; quan tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người khuyết tật; chú trọng công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, phấn đấu tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 98,6%. Đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe thông qua việc khuyến khích mở các cơ sở khám chữa bệnh bán công, tư nhân, phát triển dịch vụ y tế kỹ thuật cao; tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế.

2.4. Lao động, việc làm, giảm nghèo bền vững bảo đảm an sinh xã hội

Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ; tập trung đào tạo các ngành nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động; phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 60%, trong đó đào tạo nghề trên 37%. Tăng cường đội ngũ giảng viên dạy nghề; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo, thực hiện chính sách tín dụng và các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, cận nghèo; khuyến khích và tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo bền vững.

Chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, kịp thời triển khai các chính sách trợ cấp, hỗ trợ đối tượng chính sách, nhân dân vùng sâu, vùng xa. Đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa, quan tâm chăm sóc, hỗ trợ nâng cao đời sống của người có công với cách mạng. Huy động cộng đồng tham gia phòng ngừa, đấu tranh nhằm kiềm chế, giảm thiểu các tệ nạn xã hội; thực hiện có hiệu quả công tác cai nghiện gắn với dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện ma túy, người mắc tệ nạn xã hội.

3. Cải cách hành chính; công tác tư pháp, thanh tra, phòng chống tham nhũng, lãng phí; dân tộc, tôn giáo

Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật để xử lý những văn bản có nội dung không phù hợp với pháp luật hiện hành. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong quản lý kinh tế - xã hội; thực hiện tốt các quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo; chú trọng công tác tiếp dân, giải quyết những khó khăn, vướng mắc nảy sinh ở cơ sở.

Triển khai thực hiện tốt Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 và Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020. Thực hiện công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân.

4. Quốc phòng, an ninh

Thực hiện nghiêm túc chế độ sẵn sàng chiến đấu ở các cấp, xử lý kịp thời, có hiệu quả, làm thất bại âm mưu, hoạt động "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ, dự bị động viên vững mạnh; thực hiện tốt chính sách hậu phương, quân đội, chính sách đối với lực lượng vũ trang.

Nắm chắc tình hình, chủ động phát hiện, xử lý những phức tạp nảy sinh tại cơ sở làm tốt công tác đảm bảo an ninh trên tất cả các lĩnh vực. Xây dựng lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ; kiềm chế, giảm các loại tội phạm, tăng cường quản lý nhà nước về an ninh trật tự. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông; nâng cao ý thức cảnh giác, tự giác tham gia bảo vệ an ninh, trật tự của các tầng lớp nhân dân.

Điều 2. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh:

Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình xây dựng kế hoạch 5 năm và cụ thể hóa thành các nhiệm vụ hàng năm để thực hiện; định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, các Bộ, ngành Trung ương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư; (báo cáo)
- Thường trực Tỉnh ủy; (báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Chánh, phó Văn phòng UBND tỉnh;
- Trưởng phòng khối NCTH;
- Lưu: VT, TH (H.th100).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phạm Minh Huấn

 


MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016-2020

(Kèm theo Quyết định số 459/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện 2011-2015

Kế hoạch năm 2016

Kế hoạch năm 2017

Kế hoạch năm 2018

Kế hoạch năm 2019

Kế hoạch năm 2020

Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016-2020

I

CHỈ TIÊU KINH TẾ

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP)

tỷ đồng

14.951,18

16.133,78

17.294,65

18.687,62

20.183,50

22.101,33

22.101,33

 

Tốc độ tăng GRDP

%

7,7

8,0

7,20

8,05

8,00

9,50

8,13

2

GRDP bình quân đầu người
(Giá hiện hành)

USD

1.368,4

1.517

1.698

1.907

2.135

>2.400

>2.400

3

Cơ cấu kinh tế (Giá hiện hành)

%

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100

100

 

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản

%

24,65

24,02

23,66

22,91

22,20

21

21

 

- Công nghiệp và xây dựng

%

37,80

39,07

39,34

39,73

39,91

40

40

 

- Dịch vụ

%

37,55

36,91

37,00

37,36

37,88

39

39

4

Giá trị sản xuất công nghiệp
(Giá so sánh 2010)

tỷ đồng

10.310,0

12.200

12.684

14.106

15.667

17.600

17.600

4.1

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Điện thương phẩm

triệu Kwh

645

750

776

792

812

828

828

 

- Điện sản xuất

triệu Kwh

1.610

1.590

1.728

1.958

2.025

2.025

2.025

 

- Thép cán

tấn

 

12.000

12.000

13.000

14.000

15.000

15.000

 

- Phôi thép

tấn

 

 

 

 

100.000

180.000

180.000

 

- Siliconmangan

tấn

4.683

4.000

17.000

17.000

17.000

17.000

17.000

 

- Bột giấy

tấn

133.000

55.000

70.000

70.000

70.000

70.000

70.000

 

- Xi măng

tấn

875.000

1.050.000

1.150.000

1.150.000

1.150.000

1.150.000

1.150.000

 

- Đường kính

tấn

60.000

60.000

80.000

80.000

100.000

100.000

100.000

 

- Bột Barite

tấn

85.000

100.000

100.000

100.000

100.000

100.000

100.000

 

- Bột Kaolin-Fenspat

tấn

307.000

315.000

420.000

470.000

470.000

470.000

470.000

 

- Chè chế biến

tấn

13.000

13.300

12.603

12.645

13.205

13.645

13.645

 

- Nước máy tiêu thụ

1.000 m3

7.000

7.050

7.070

7.210

7.335

7.470

7.470

 

- Trang in tiêu chuẩn

triệu trang

250

280

350

400

450

500

500

 

- Giấy xuất khẩu

tấn

7.200

9.000

9.000

9.000

9.000

9.000

9.000

 

- Gỗ tinh chế

m3

4.162

4.160

8.000

10.000

17.000

22.000

22.000

 

- Giấy tráng phấn cao cấp

tấn

66.178

100.000

140.000

140.000

140.000

140.000

140.000

 

- Hàng dệt may

1.000 sp

17.800

26.000

26.000

27.000

27.000

30.000

30.000

 

- Kẽm kim loại

tấn

 

 

20.000

20.000

20.000

20.000

20.000

4.2

Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia

%

97,51

97,55

97,60

97,63

97,68

97,70

97,70

5

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (Giá so sánh năm 2010)

tỷ đồng

6.877,5

7.152

7.445

7.761

8.098

8.439

8.439

 

Tốc độ tăng

%

4,11

4,00

4,09

4,24

4,34

4,21

4,18

5.1

Sản phẩm chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sản lượng lương thực có hạt

tấn

348.453

333.156

330.896

330.463

330.372

330.154

330.154

 

Trong đó: + Thóc

tấn

266.142

262.615

259.927

258.392

256.882

255.127

255.127

 

+ Ngô

tấn

82.311

70.541

70.969

72.071

73.490

75.027

75.027

5.2

Một số cây trồng chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cây lúa: Diện tích

ha

45.570

44.156

43.535

43.075

42.625

42.144

42.144

 

Sản lượng

tấn

266.142

262.615

259.927

258.392

256.882

255.127

255.127

 

- Cây ngô: Diện tích

ha

18.604

15.265

15.100

15.035

15.015

15.000

15.000

 

Sản lượng

tấn

82.311

70.541

70.969

72.071

73.490

75.027

75.027

 

- Cây lạc: Diện tích

ha

4.374

4.204

4.550

4.700

4.850

5.000

5.000

 

Sản lượng

tấn

11.374

12.044

13.709

14.441

15.266

15.822

15.822

 

- Cây mía vùng nguyên liệu

ha

11.611

12.117

13.385

14.570

15.368

15.500

15.500

 

Sản lượng

tấn

690.653

788.236

895.418

1.014.496

1.187.270

1.238.958

1.238.958

 

- Cây chè: Diện tích

ha

8.747

8.678

8.870

8.981

8.687

8.877

8.877

 

- Sản lượng (chè búp tươi)

tấn

63.154

64.663

66.719

66.755

69.959

70.866

70.866

 

- Cây cam

ha

5.491

5.526

5.763

6.646

7.490

8.000

8.000

5.3

Chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tốc độ tăng tổng đàn trâu hằng năm

%

(5,5)

0,3

1,8

1,9

2,0

2,1

2,1

 

- Tốc độ tăng tổng đàn bò hằng năm

%

(14,5)

3,0

3,5

4,0

4,5

5,1

5,1

 

- Tốc độ tăng tổng đàn lợn hằng năm

%

0,3

11,3

6,2

6,2

6,2

6,3

6,3

 

- Tốc độ tăng tổng đàn gia cầm hằng năm

%

0,8

6,8

6,8

6,7

6,7

6,7

6,7

 

- Sản lượng sữa tươi

tấn

12.800

14.000

16.000

18.000

21.000

24.000

24.000

5.4

Thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích nuôi trồng thủy sản

ha

11.268

11.283

11.288

12.214

12.214

12.214

12.214

 

- Sản lượng thủy sản

tấn

7.142

7.349

7.497

7.680

7.847

8.018

8.018

5.5

Lâm nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Trồng rừng

ha

74.000

10.500

11.400

11.250

10.150

9.950

53.250

 

Trong đó: trồng rừng tập trung

ha

70.912

10.150

11.050

10.900

9.800

9.600

51.500

b

Bảo vệ rừng

ha

420.404

421.154

413.618

414.518

414.418

414.318

414.318

 

- Bảo vệ rừng tự nhiên

ha

267.835

267.835

267.645

267.645

267.645

267.645

267.645

 

- Bảo vệ rừng trồng

ha

152.569

153.319

145.973

146.873

146.773

146.673

146.673

c

Khai thác lâm sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích (gỗ rừng trồng)

ha

22.662

9.400

10.000

10.000

9.900

9.700

49.000

 

- Sản lượng

nghìn m3

1.671

765

836

837

859

842

4.139

6

Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới

%

7,8

13,2

17,83

22,48

27,13

>30

>30

7

Thu hút khách du lịch

triệu lượt khách

4,47

1,43

1,44

1,45

1,51

1,70

7,53

8

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn

tỷ đồng

-

1.473,94

1.622,41

1.790,82

2.003,53

2.300,00

2.300,00

 

Trong đó: thu cân đối ngân sách

tỷ đồng

1.183,50

1.395,75

1.410

1.494

1.580

1.700

1.700

9

Giá trị xuất khẩu hàng hóa

triệu USD

70,5

76,5

90,0

102,0

116,0

135,0

135,0

10

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội

tỷ đồng

16.500

18.000

20.500

24.000

29.000

36.180

36.180

11

Số thuê bao điện thoại/100 dân

thuê bao

58,70

58,74

58,79

58,89

58,93

58,90

58,90

12

Số thuê bao Internet/100 dân

thuê bao

3,60

3,60

3,67

3,74

3,81

3,88

3,88

II

CHỈ TIÊU XÃ HỘI

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Giáo dục đào tạo, lao động, giải quyết việc làm, giảm nghèo, trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở

%

100

100

100

100

100

100

100

 

- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

%

100

100

100

100

100

100

100

 

- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi

%

100

100

100

100

100

100

100

 

- Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia

%

21,6

23,0

23,0

23,6

24,3

24,3

>20

 

- Tỷ lệ trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

%

37,8

41,8

41,8

41,8

41,8

42,5

>40

 

- Tỷ lệ trường THCS đạt chuẩn quốc gia

%

34,6

39,9

39,9

40,5

41,2

41,9

>35

 

- Tỷ lệ trường THPT đạt chuẩn quốc gia

%

10,2

20,0

20,0

23,3

23,3

26,6

>20

 

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

>45

48,0

51,0

54,0

57,0

>60

>60

 

Trong đó đào tạo nghề

%

>27

29

31

33

35

>37

>37

 

- Lao động được tạo việc làm

lao động

95.520

19.000

19.500

20.000

20.500

21.000

100.000

 

- Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn 2016-2020)

%

5,0

3,0

3,0

3,0

3,0

3,0

3,0

 

- Tỷ lệ xã, phường phù hợp với trẻ em

%

73,0

74,0

76,0

77,0

78,0

80,0

80,0

 

- Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc

%

80,0

81,0

82,0

83,0

84,0

85,0

85,0

2

Văn hóa - Thể dục, thể thao -Phát thanh truyền hình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa

%

82,5

84,0

88,0

89,0

90,0

90,0

90,0

 

- Tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa

%

70,7

72,0

75,0

77,0

80,0

80,0

80,0

 

- Tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

%

85,0

85,0

85,7

86,0

87,5

90,0

90,0

 

- Tỷ lệ số người tập thể dục, thể thao thường xuyên

%

>25

25,9

27,0

28,1

29,0

30,0

30,0

 

- Tỷ lệ dân số được phủ sóng phát thanh

%

99,0

99,0

99,0

99,0

99,0

100,0

100,0

 

-Tỷ lệ dân số được phủ sóng truyền hình

%

99,0

99,0

99,0

99,0

99,0

99,0

99,0

3

Y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

%

<16

15,0

14,5

14,0

13,5

13,0

13,0

 

- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã

%

60,3

62,0

64,0

66,0

68,0

70,0

70,0

 

- Số giường bệnh/10.000 dân (không tính giường của trạm y tế xã)

giường

22,13

22,13

23,30

24,00

24,50

25,00

25,00

 

- Số bác sỹ/10.000 dân

bác sĩ

7,5

7,7

7,9

8,1

8,3

8,5

8,50

 

- Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

%

92,0

92,9

95,5

96,2

97,3

98,6

>98

 

- Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đủ 7 loại vaccine

%

>98

97,8

98,8

85,6

>98

>98

>98

 

- Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi

<8

8,1

7,3

7,7

7,9

<8

<8

 

- Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi

<11

10,6

8,8

11,1

10,5

<11

<11

III

CHỈ TIÊU KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ cao

%

6,5

1,5

2,0

3,0

4,0

4,5

15,0

2

Tỷ lệ đổi mới công nghệ

%

35,0

7,0

8,0

10,0

10,0

12,0

47,0

3

Tỷ lệ che phủ của rừng

%

>60

>60

>60

>60

>60

>60

>60

4

Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

%

75,0

78,0

83,0

87,0

91,0

95,0

95,0

5

Tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch

%

98,0

98,0

98,0

98,0

98,0

98,0

98,0

6

Tỷ lệ chất thải rắn thông thường được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn

%

90,0

90,0

90,0

90,0

90,0

90,0

90,0

7

Tỷ lệ chất thải nguy hại, chất thải Y tế được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn

%

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 459/QĐ-UBND năm 2015 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 tỉnh Tuyên Quang

  • Số hiệu: 459/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/12/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
  • Người ký: Phạm Minh Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/12/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản