Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 456/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 06 tháng 4 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH BẮC KẠN NĂM 2021

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra;

Căn cứ Văn bản số 04/TWPCTT ngày 03/02/2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai về việc chủ động ứng phó với thiên tai trong thời gian chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026;

Căn cứ Quyết định số 92/QĐ-UBND ngày 18/01/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn;

Căn cứ Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 15/3/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc kiện toàn thành viên tham gia Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn năm 2021;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 28/TTr-SNN ngày 22/3/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn năm 2021 (có Phương án kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Phương án Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn năm 2021 theo đúng nội dung Phương án được duyệt và quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Giám đốc các sở, ngành, đơn vị: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Công an tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn; Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Kạn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Chủ tịch: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Long Hải

 

PHƯƠNG ÁN

PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH BẮC KẠN NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số 456/QĐ-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

Để chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, góp phần ổn định xã hội và thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của tỉnh. Với phương châm “Chủ động phòng tránh - Đối phó kịp thời - Khắc phục hiệu quả”, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Phương án Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2021, với các nội dung sau:

I. CƠ SỞ LẬP PHƯƠNG ÁN

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra;

Văn bản số 04/TWPCTT ngày 03/02/2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai về việc chủ động ứng phó với thiên tai trong thời gian chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026;

Căn cứ Quyết định số 92/QĐ-UBND ngày 18/01/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn;

Căn cứ Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 15/03/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc kiện toàn thành viên tham gia Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn năm 2021;

Theo nhận định tình hình thời tiết năm 2021 của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bắc Kạn.

II. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN

1. Rà soát lại các nguồn lực thực hiện công tác ứng phó thiên tai

- Giao cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (Ban Chỉ huy PCTT-TKCN) các cấp tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp theo quy định tại Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 và Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ.

- Kiểm tra, rà soát tiến độ xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai, hồ chứa nước, công trình di dân tái định cư tại những khu vực sạt lở, công trình kè chống xói lở bờ sông, suối báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh có những điều chỉnh bổ sung kịp thời. Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện.

- Rà soát, kiểm kê nguồn nhân lực, các vật tư, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác ứng phó thiên tai. Giao cho các đơn vị, địa phương thực hiện.

- Rà soát lại nguồn lực khắc phục hậu quả thiên tai, đẩy nhanh các hoạt động thu, sử dụng Quỹ Phòng, chống thiên tai đảm bảo thiết thực, hiệu quả, giao cho Ban quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh thực hiện.

2. Dự kiến một số tình huống có thể xảy ra và biện pháp ứng phó

2.1. Một số tình huống có thể xảy ra

Dựa vào những hình thái thiên tai thường xảy ra trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, đặt ra một số tình huống bất lợi để đưa ra biện pháp ứng phó phù hợp với điều kiện thực tế nhằm chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, cụ thể như sau:

- Tình huống 1: Lốc, sét, mưa đá.

- Tình huống 2: Bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt.

- Tình huống 3: Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy.

- Tình huống 4: Hạn hán.

- Tình huống 5: Rét hại, sương muối.

(Vị trí các khu vực có nguy cơ cao như Biểu số 01 kèm theo)

2.2. Biện pháp ứng phó

2.2.1. Tình huống 1: Lốc, sét, mưa đá.

Khi có lốc, sét, mưa đá, xảy ra cần tập trung thực hiện:

- Cấp cứu người bị thương (nếu có).

- Di chuyển người, tài sản tới nơi an toàn, không để người dân bị đói, rét, không có nhà ở.

- Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai.

- Chằng chống nhà cửa, các công trình hạ tầng kỹ thuật trọng điểm trên địa bàn toàn tỉnh.

- Bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ tài sản của Nhà nước và Nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai.

- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của tỉnh.

- Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất; tập trung thu hoạch lúa đã chín, hoa màu.

- Thực hiện tốt phương châm “Bốn tại chỗ”.

- Chính quyền địa phương báo cáo tình hình thiệt hại về Ban Chỉ huy PCTT - TKCN cấp trên để có phương án chỉ đạo khắc phục hậu quả do lốc, sét, mưa đá gây ra.

- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh chủ động cập nhật các bản tin cảnh báo sớm và tham mưu ban hành các công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó với lốc, sét, mưa đá tới các ngành, các cấp để chủ động phòng tránh.

- Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, tính chất và diễn biến thực tế của từng loại thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh chủ động chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các ngành, các cấp triển khai biện pháp ứng phó phù hợp với từng tình huống cụ thể.

2.2.2. Tình huống 2: Bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt.

a) Khi có bão, ATNĐ, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt xảy ra cần tập trung thực hiện:

- Cấp cứu người bị thương, tìm kiếm người mất tích (nếu có); sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương.

- Hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.

- Nghiêm cấm việc người dân ra sông vớt tài sản hoa màu trôi lũ, đánh cá;

- Tổ chức canh gác nghiêm ngặt ở các ngầm tràn qua suối, có biển báo và kiên quyết không cho dân đi qua khi nước trên ngầm ở mức báo động.

- Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, tài sản, công trình hạ tầng.

- Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất; tập trung thu hoạch lúa đã chín, hoa màu, vật nuôi, khu nuôi trồng thủy sản.

- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của tỉnh.

- Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai.

- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai.

- Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.

- Thực hiện tốt phương châm “Bốn tại chỗ.

- Thông báo các bản tin dự báo, cảnh báo, công điện chỉ đạo, điều hành phòng, chống, ứng phó bão, ATNĐ, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt thường xuyên, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Chính quyền địa phương báo cáo tình hình thiệt hại về Ban Chỉ huy PCTT - TKCN cấp trên để có phương án chỉ đạo khắc phục hậu quả do bão, ATNĐ, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt gây ra.

b) Phân cấp báo động trên một số hệ thống sông như sau:

- Lưu vực Sông Cầu, Sông Năng:

Hệ thống sông/trạm

Mức báo động/mực nước

Thời gián báo cáo

Hình thức báo động

1. Sông Cầu

 

 

 

Trạm Cầu Phà

Cấp I: 132,0m

02 giờ một lần

 

Cấp II: 133,0m

01 giờ một lần

Thông báo trên Đài Truyền thanh

Cấp III: 134,0m

20 phút một lần

Thông báo trên Đài Truyền thanh lệnh sơ tán vùng ngập lụt

Trạm Chợ Mới

Cấp I: 56,5m

02 giờ một lần

 

Cấp II: 57,5m

01 giờ một lần

Thông báo trên Đài Truyền thanh

Cấp III: 58,5m

20 phút một lần

Thông báo trên Đài truyền thanh lệnh sơ tán vùng ngập lụt

2. Sông Năng

Trạm Chợ Rã

Cấp I: 154,5m

02 giờ một lần

 

Cấp II: 155,5m

01 giờ một lần

Thông báo trên Đài Truyền thanh

Cấp III: 156,5m

20 phút một lần

Thông báo trên đài truyền thanh lệnh sơ tán vùng ngập lụt

- Đối với các lưu vực sông khác do chưa có hệ thống cấp báo động vì vậy căn cứ vào diễn biến mưa (mưa lớn trong thời gian ngắn hoặc mưa vừa nhưng kéo dài nhiều ngày) để có phương án phòng tránh phù hợp với điều kiện thực tế.

2.2.3. Tình huống 3: Sạt lở đất, sụt lún khu dân cư do mưa lũ hoặc dòng chảy

a) Sạt lở đất khu dân cư

- Cấp cứu người bị thương, tìm kiếm người bị mất tích (nếu có);

- Giám sát, hướng dẫn việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy.

- Di chuyển người, tài sản tới nơi an toàn, không để người dân bị đói, rét, không có nhà ở. Nếu phát hiện khả năng tiếp tục xảy ra sạt lở đất thì có phương án di dời người, tài sản đến vị trí an toàn.

- Chính quyền địa phương báo cáo tình hình thiệt hại về Ban Chỉ huy PCTT-TKCN cấp trên để có phương án chỉ đạo khắc phục hậu quả do sạt lở, sụt lún đất gây ra.

Khi có mưa liên tục và lượng mưa đạt mức 75mm trở lên thì nguy cơ sạt lở đất rất cao, do vậy cần có biện pháp di dân ngay tới vị trí an toàn.

b) Sạt lở đất đường giao thông

- Cấp cứu người bị thương, tìm kiếm người bị mất tích (nếu có).

- Triển khai việc phân luồng, hướng dẫn, cắm biển báo nguy hiểm trên các tuyến đường sạt lở để người tham gia giao thông chủ động phòng tránh.

- Chủ động lực lượng, phương tiện thông xe trong thời gian nhanh nhất. Trường hợp không thế khắc phục thông xe ngay cần cắm biển cấm để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

- Sở Giao thông vận tải xây dựng phương án tổ chức thực hiện phối hợp với chính quyền địa phương báo cáo tình hình thiệt hại về Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh để có phương án chỉ đạo khắc phục hậu quả do sạt lở gây ra.

Khi có mưa liên tục và lượng mưa đạt mức 75mm trở lên thì nguy cơ sạt lở đất rất cao, do vậy cần chủ động lực lượng và phương tiện để khắc phục sự cố.

c) Sạt lở, sụt lún đất do dòng chảy

- Khi phát hiện ra địa điểm có nguy cơ sạt lở chính quyền địa phương tiến hành ngay việc cắm biển cảnh báo vị trí có nguy cơ sạt lở; đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương thông báo cho nhân dân cư ngụ xung quanh khu vực có nguy cơ sạt lở (hoặc phạm vi ảnh hưởng của sạt lở) để biết và chủ động phòng, tránh, di dời đến nơi an toàn.

- Chính quyền địa phương triển khai xây dựng rào chắn, cảnh báo không cho người, phương tiện qua lại trong khu vực có nguy cơ sạt lở; khuyến cáo người dân sơ tán và tháo gỡ, di dời tài sản đến nơi an toàn. Khẩn cấp tổ chức sơ tán, di dời người, tài sản ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở nguy hiểm.

- Khi xảy ra sự cố sạt lở: Theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở, huy động lực lượng kịp thời ứng cứu người, trục vớt tài sản và di dời người dân đến nơi an toàn, khoanh vùng sạt lở, cắm biển cảnh báo nguy hiểm (nếu chưa được cảnh báo), kịp thời huy động lực lượng tại chỗ ứng trực tại hiện trường ngăn không cho người, phương tiện vào khu vực sạt lở đã được khoanh vùng; trợ giúp sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn, vận động hoặc cưỡng chế di dời khẩn cấp.

- Chính quyền địa phương báo cáo tình hình thiệt hại về Ban Chỉ huy PCTT-TKCN cấp trên để có phương án chỉ đạo khắc phục hậu quả do sạt lở đất gây ra.

2.2.4. Tình huống 4: Hạn hán, nắng nóng

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh cập nhật kịp thời các bản tin dự báo trung hạn, dài hạn tới các ngành, các cấp về tình hình hạn hán để từ đó có phương án điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ phù hợp với tình hình hạn hán;

- Quản lý chặt chẽ nguồn nước, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm, ưu tiên đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho người và gia súc; có các biện pháp sử dụng tiết kiệm nguồn nước;

- Tiến hành nạo vét hệ thống kênh, mương; tính toán lắp đặt thêm hệ thống các trạm bơm dã chiến tại những vị trí thuận lợi về nguồn nước để nâng cao năng lực cấp nước cho hệ thống, linh hoạt trong công tác cấp nước đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất;

- Tăng cường công tác tuyên truyền cho Nhân dân về lợi ích của việc trồng và bảo về rừng đầu nguồn.

- Ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm chống hạn.

- Có các biện pháp bảo vệ cho người, tài sản, cây trồng…

2.2.5. Tình huống 5: Rét hại, sương muối

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh chủ động cập nhật các bản tin cảnh báo sớm và tham mưu, ban hành các công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó với rét hại, sương muối tới các ngành, các cấp để chủ động phòng tránh.

- Triển khai đồng bộ các biện pháp chống rét cho người, gia súc và cây trồng. Đối với người đặc biệt lưu ý đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em, người khuyết tật.

- Triển khai biện pháp bảo vệ cây trồng phù hợp, nghiên cứu đề xuất, áp dụng giống cây trồng, vật nuôi thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

- Sẵn sàng triển khai phương án khắc phục và phục hồi sản xuất sau thiên tai (chuẩn bị đủ cơ số về giống cây trồng, vật nuôi).

2.3. Trong thời gian chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026

- Đài Khí tượng Thủy văn theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo thời tiết, thường xuyên cảnh báo đến các đơn vị, địa phương khi có tình hình thời tiết xấu để chủ động trong công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó.

- Ủy ban nhân dân các huyện thành phố thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, rà soát điều chỉnh phương án cho phù hợp đảm bảo an toàn cho các điểm bỏ phiếu dự kiến và người dân tham gia bỏ phiếu; chủ động chuẩn bị lực lượng phương tiện, vật tư theo phương châm “bốn tại chỗ”, sẵn sàng ứng phó với thiên tai.

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ động xây dựng phương án hiệp đồng, huy động lực lượng ứng phó và cứu hộ cứu nạn trong thời gian diễn ra bầu cử, tại các điểm bầu cử khi cần thiết.

- Các đơn vị liên quan khác theo chức năng nhiệm vụ được giao có phương án chi tiết phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong thời gian chuẩn bị và tổ chức bầu cử, phương án đảm bảo an toàn cho các điểm bỏ phiếu.

3. Trách nhiệm các ngành, các cấp

Để làm tốt công tác PCTT-TKCN năm 2021, phân giao nhiệm vụ cụ thể của các cấp, các ngành để tham mưu, thực hiện như sau:

3.1. Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh

Thực hiện Phương án PCTT-TKCN năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh đã được duyệt.

Tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền công tác chuẩn bị các biện pháp phòng tránh, mức độ thiệt hại và biện pháp khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với các địa phương xác định vùng trọng điểm có thể ngập úng, lũ, lũ quét, sạt lở đất để chỉ đạo di dời dân cư đến nơi an toàn. Phối hợp với các đơn vị có phương án tổ chức diễn tập các tình huống có thể xảy ra ở những vùng trọng điểm nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Chỉ đạo các ngành, các cấp, các địa phương trong tỉnh tổ chức thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

3.2. Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các ngành, các huyện, thành phố

Kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT-TKCN của ngành, của địa phương.

Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện các phương án, quy chế phối hợp, kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai cho ngành hoặc địa phương mình.

Tổ chức cắm biển báo, cảnh báo những khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở các khu dân cư, đường giao thông.

Trực 24/24 giờ trong mùa mưa lũ từ ngày 15/5 đến 31/10 trong năm; trực 12/24 trong thời gian còn lại, tùy điều kiện thời tiết có thể trực 24/24 trong điều kiện thời tiết có diễn biến phức tạp.

Phân công lãnh đạo, cán bộ phụ trách địa bàn kịp thời chỉ đạo công tác PCTT-TKCN của từng địa phương, khắc phục hậu quả do thiên tai.

Công tác báo cáo phải thực hiện khẩn trương, chính xác để cấp trên chỉ đạo các biện pháp khắc phục hậu quả kịp thời.

3.3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án cứu hộ, cứu nạn khi thiên tai xảy ra; phương án hợp đồng tác chiến giữa tỉnh, huyện, thành phố, và các đơn vị đóng quân trên địa bàn để sẵn sàng huy động phương tiện, lực lượng cơ động tham gia ứng phó với thiên tai khi có yêu cầu; rà soát lại các chủng loại, phương tiện, vật tư phục vụ tìm kiếm cứu nạn hiện có ở các địa bàn có phương án chủ động để thực hiện tìm kiếm cứu nạn.

Chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các cơ sở lập kế hoạch, phương án tìm kiếm cứu nạn cho từng vùng, từng loại hình mưa, lũ cụ thể. Tiến hành tập huấn, tập dượt triển khai tìm kiếm cứu nạn cho các đơn vị liên quan để chủ động thực hiện có hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn.

3.4. Công an tỉnh

Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an ninh, trật tự khi xảy ra thiên tai; bố trí lực lượng, phối hợp với thanh tra giao thông tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông tại khu vực bị thiên tai, kiểm soát chặt chẽ phương tiện giao thông qua các đoạn đường ngập, lụt, sạt lở đất, sụt lún.

Phối hợp với các lực lượng thực hiện nhiệm vụ ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai.

3.5. Sở Giao thông vận tải

Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án đảm bảo giao thông thông suốt, phân luồng giao thông khi cần thiết trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; nắm bắt thông tin, có phương án đề phòng, xử lý các vị trí sạt lở, ngập lụt gây ách tắc giao thông và thực hiện tốt công tác báo cáo tình hình giao thông trong mùa mưa lũ.

Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án huy động phương tiện vận tải đáp ứng yêu cầu ứng phó thiên tai và sơ tán nhân dân khi có yêu cầu.

3.6. Sở Thông tin và Truyền thông

Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời trong mọi tình huống từ tỉnh đến các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, thôn bản. Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị viễn thông, bưu chính trên địa bàn tỉnh đảm bảo liên lạc, kịp thời chuyển thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành việc phòng tránh, ứng phó với thiên tai.

Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng ngừa, ứng phó thiên tai, nâng cao nhận thức cộng đồng.

3.7. Sở Công Thương

Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án dự trữ, đảm bảo cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết, nhất là lương thực và nước uống, sẵn sàng cung cấp cho vùng bị thiên tai, ngập, lụt nhất là các vùng có nguy cơ bị cô lập. Chỉ đạo công tác giám sát, kiểm tra quản lý thị trường, giá vật tư, vật liệu xây dựng... tại vùng bị ảnh hưởng của thiên tai.

Chỉ đạo các chủ hồ thủy điện xây dựng và thực hiện các phương án, kế hoạch phòng, chống thiên và tìm kiếm cứu nạn cho công trình trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra, xây dựng quy trình vận hành hồ chứa trong mùa mưa lũ đảm bảo vận hành an toàn cho vùng hạ du, bố trí nhân lực, vật tư, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ kịp thời, đảm bảo an toàn công trình khi gặp sự cố.

Chỉ đạo Công ty Điện lực Bắc Kạn xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ an toàn hệ thống nguồn, lưới điện trong mọi tình huống để đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ sản xuất và công tác phòng chống thiên tai.

3.8. Sở Y tế

Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án cấp cứu, điều trị, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, vệ sinh môi trường, nguồn nước sinh hoạt, phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý dịch bệnh… xuất hiện sau thiên tai. Có kế hoạch phân bổ cơ số hóa chất phòng, chống dịch bệnh.

Xây dựng, thực hiện phương án sơ tán, di dời cơ sở y tế khi xảy ra ngập lụt, sạt lở đất để nhanh chóng cấp cứu, điều trị nạn nhân trong mọi tình huống khẩn cấp, đảm bảo điều kiện cho các cơ sở y tế hoạt động, tuyệt đối không để người bệnh, nhân viên y tế bị thiệt mạng do lũ, bão, thiên tai.

3.9. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Lập kế hoạch, cân đối các nguồn lực để đầu tư xây dựng công trình phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.

3.10. Sở Tài chính

Đảm bảo kinh phí đáp ứng kịp thời cho công tác phòng chống thiên tai, khắc phục hậu quả, trợ cấp khó khăn cho vùng bị ảnh hưởng thiên tai và tu sửa công trình phòng chống lụt bão, công trình bị hư hại do thiên tai.

3.11. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp, đôn đốc Đài khí tượng Thủy văn tỉnh thực hiện tốt công tác dự báo, phát các bản tin dự báo, cảnh báo về bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ cải tiến nâng cao chất lượng nội dung, hình thức cung cấp thông tin dự báo phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận; theo dõi, quan trắc, dự báo sớm lưu lượng lũ trên sông để chủ động ứng phó có hiệu quả.

Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện các biện pháp vệ sinh, xử lý, đảm bảo môi trường trước, trong, sau thiên tai.

3.12. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Kạn

Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ thiết bị, cơ sở hạ tầng thông tin, truyền hình. Phối hợp chặt chẽ với Đài khí tượng thủy văn tỉnh, Ban chỉ huy PCTT-TKCN các cấp, đăng tải, đưa tin kịp thời, đúng quy định về dự báo, cảnh báo, diễn biến mưa lũ, các hình thái thiên tai và công tác chỉ đạo, điều hành, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về phương án, các kiến thức về PCTT-TKCN nhằm giúp cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai có hiệu quả.

3.13. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bắc Kạn

Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án đảm bảo thông tin dự báo, cảnh báo mưa, lũ, thiên tai trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến thời tiết, thủy văn của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, các Đài Khí tượng Thủy văn khu vực; cung cấp kịp thời các thông tin về mực nước, lượng mưa của các trạm trên địa bàn tỉnh; tổng hợp phát hành các bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai. Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phát các bản tin thông báo, dự báo, cảnh báo về thiên tai theo quy định.

3.14. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý, khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn

Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ an toàn cho các hồ, đập, hệ thống công trình thủy lợi trong phạm vi quản lý đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống thiên tai; lập các quy trình vận hành an toàn hồ, đập theo quy định.

3.15. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể - xã hội

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp với Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật về phòng chống thiên tai; tham gia công tác vận động, cứu trợ sau rủi ro thiên tai.

3.17. Các đơn vị liên quan khác

Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm xây dựng, tổ chức thực hiện tốt phương án ứng phó thiên tai của ngành, đơn vị mình và nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó thiên tai chung của toàn tỉnh. Chấp hành nghiêm chỉnh sự điều động của cấp có thẩm quyền khi cần thiết.

4. Chế độ thông tin, báo cáo

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.

(Chi tiết tại biểu số 03)

5. Phân công trách nhiệm thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh

(Chi tiết tại biểu số 02)

6. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên trong Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh

6.1. Nhiệm vụ

Thường xuyên kiểm tra đôn đốc các huyện, thành phố được phân công về trong công tác PCTT-TKCN.

Khi thiên tai xảy ra, có trách nhiệm chỉ đạo địa phương được phân công thực hiện ứng phó để giảm nhẹ những thiệt hại, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

Thường xuyên liên lạc với Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh để nắm bắt diễn biến của thiên tai. Khi có lệnh của Trưởng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh thì tiến hành thực hiện theo nhiệm vụ được giao.

Khi đi kiểm tra các địa bàn được phân công cần thông báo cho Văn phòng PCTT-TKCN các huyện, thành phố cùng đi kiểm tra. Báo cáo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh về mọi hoạt động của công tác PCTT-TKCN tại địa phương được phân công, đề xuất biện pháp giải quyết khi có sự cố.

6.2. Quyền hạn

Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh có quyền thay mặt đồng chí Trưởng ban quyết định mọi công việc được phân công thuộc lĩnh vực ngành; địa bàn được giao phụ trách trong trường hợp khẩn cấp.

7. Văn phòng thường trực PCTT-TKCN tỉnh

Giúp việc cho Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:

Xây dựng phương án PCTT-TKCN trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

Tổ chức thường trực tại Văn phòng theo đúng quy định.

Phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh theo dõi diễn biến thời tiết, cảnh báo về các nguy cơ mưa, lũ có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh. Tham mưu cho Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh chỉ đạo các ban, ngành, địa phương trong tỉnh chủ động thực hiện tốt công tác PCTT-TKCN. Tổng hợp về tình hình mưa, lũ, kết quả khắc phục báo cáo các cấp theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh giao.

8. Giải quyết hậu quả thiên tai

Để giải quyết hậu quả thiên tai kịp thời, ổn định đời sống cho Nhân dân vùng bị mưa, lũ. Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh phân cấp như sau:

8.1. Cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Phương án Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2021, giao Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh chỉ đạo toàn tỉnh thực hiện.

Phân bổ ngân sách cho các công trình, dự án, các địa phương để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh thực hiện nhiệm vụ được giao theo đúng quy định.

Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh chỉ đạo các đơn vị địa phương khẩn trương tổ chức khắc phục hậu quả, họp rút kinh nghiệm sau những đợt thiên tai xảy ra đề ra những biện pháp giải quyết triệt để hậu quả do thiên tai gây ra.

8.2. Cấp huyện, thành phố

Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện, thành phố huy động lực lượng để xử lý các sự cố, khắc phục hậu quả, đánh giá mức độ thiệt hại, đề xuất biện pháp hỗ trợ khẩn cấp, phục hồi sản xuất sau thiên tai.

Tổng hợp thiệt hại (theo mẫu) báo cáo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh hậu quả thiên tai với các nội dung:

- Thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân.

- Thiệt hại đối với các công trình giao thông, thủy lợi, nước sạch, trường học... biện pháp, kinh phí khắc phục.

- Tổ chức thăm hỏi, cứu trợ đột xuất; hỗ trợ phục hồi sản xuất; xử lý môi trường… vùng bị thiên tai. Chủ động sử dụng ngân sách dự phòng của địa phương để hỗ trợ, nếu vượt quá khả năng của địa phương cần báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để giải quyết kịp thời.

 Riêng Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể phối hợp với Vườn Quốc gia Ba Bể và các đơn vị liên quan xây dựng phương án phòng, chống thiên tai trong đó có phương án đảm bảo an toàn giao thông đường thủy trên khu vực hồ Ba Bể và trên Sông Năng để đảm bảo an toàn cho người, phương tiện.

Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Kạn có phối hợp với đơn vị quản lý dự án hồ chứa nước Nặm Cắt, Ban quản lý dự án Đầu tư Xây dựng tỉnh xây dựng chương trình phối hợp để thuận tiện trong công tác chỉ đạo điều hành và đảm bảo an toàn khi có sự cố đối với công trình hồ Nặm Cắt, các công trình đang thi công trên Sông Cầu.

Căn cứ Phương án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, các cấp, ngành, địa phương triển khai tổ chức thực hiện chủ động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai gây ra./.

 

BIỂU 1: TỔNG HỢP DANH ĐIỂM CÓ NGUY CƠ THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN NĂM 2021

(Kèm theo Quyết định số 456/QĐ-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

TT

Tên danh điểm, số điểm

Số điểm, hộ

Số hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai

Theo nguy cơ thiên tai

Theo mức độ nguy hiểm

Sạt lở đất đá

Lũ ống, lũ quét

Ngập úng

Rất cao

Cao

Trung bình

I

Tổng toàn tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

Số điểm

379

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số hộ

2,069

1,591

194

284

171

881

1,017

II

Các địa phương

 

 

 

 

 

 

1

HUYỆN BA BỂ

 

 

 

 

 

 

 

Số điểm

82

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số hộ

367

269

20

78

33

191

143

2

HUYỆN CHỢ ĐỒN

 

 

 

 

 

 

 

Số điểm

48

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số hộ

209

171

37

1

0

60

149

3

HUYỆN NGÂN SƠN

 

 

 

 

 

 

 

Số điểm

14

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số hộ

43

36

7

0

11

10

22

4

HUYỆN CHỢ MỚI

 

 

 

 

 

 

 

Số điểm

69

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số hộ

416

290

26

100

35

160

221

5

HUYỆN PÁC NẶM

 

 

 

 

 

 

 

Số điểm

43

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số hộ

451

375

72

4

61

107

283

6

THÀNH PHỐ BẮC KẠN

 

 

 

 

 

 

 

Số điểm

44

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số hộ

287

229

2

56

8

183

96

7

HUYỆN NA RÌ

 

 

 

 

 

 

 

Số điểm

30

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số hộ

136

103

3

30

2

81

53

8

HUYỆN BẠCH THÔNG

 

 

 

 

 

 

 

Số điểm

49

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số hộ

160

118

27

15

21

89

50

1.1. HUYỆN BA BỂ

TT

Tên danh điểm, số điểm

Địa điểm

Số hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai

Theo nguy cơ thiên tai

Theo mức độ nguy hiểm

Sạt lở đất, đá

Lũ ống, lũ quét

Ngập úng

Rất cao

Cao

Trung bình

A

TOÀN HUYỆN

 

 

 

 

 

 

 

Số điểm

82

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số hộ

367

269

20

78

33

191

143

B

CHI TIẾT

 

 

 

 

 

 

 

1

Thôn Pác Phai

Thượng Giáo

3

 

 

 

3

 

2

Bản Ngủ 2

Thượng Giáo

4

 

 

 

1

3

3

Nà Chả

Thượng Giáo

3

 

 

 

 

3

4

Phiêng Toản

Thượng Giáo

4

 

 

2

1

1

5

Kéo Pựt

Thượng Giáo

2

 

 

 

1

1

6

Bản Piềng

Thượng Giáo

 

1

 

1

 

 

7

Thôn Bản Lạ

Yến Dương

2

 

 

 

2

 

8

Thôn Nà Viến

Yến Dương

0

 

 

 

0

 

9

Thôn Nà Giảo

Yến Dương

7

 

 

 

7

 

10

Thôn Loỏng Lứng

Yến Dương

6

 

 

 

6

 

11

Thôn Khuổi Luồm

Yến Dương

3

 

 

 

3

 

12

Thôn Nà Pài

Yến Dương

2

 

 

 

2

 

13

Thôn Bản Cám

Nam Mẫu

 

3

8

 

3

8

14

Thôn Nà Nghè

Nam Mẫu

2

 

 

 

 

2

15

Đán Mẩy

Nam Mẫu

2

 

 

 

 

2

16

Thôn Bó Lũ

Nam Mẫu

7

 

 

 

2

5

17

Thôn Bản Chán

Đồng Phúc

 

3

 

 

3

 

18

Thôn Lủng Mình

Đồng Phúc

4

 

 

 

4

 

19

Thôn Nà Cà

Đồng Phúc

1

 

 

1

 

 

20

Thôn Khưa Quang

Đồng Phúc

2

 

 

1

1

 

21

Thôn Tẩn Lùng

Đồng Phúc

2

 

 

 

2

 

22

Thôn Nà Bjoóc

Đồng Phúc

5

 

 

 

5

 

23

Thôn Nà Hai

Quảng Khê

4

 

 

 

 

4

24

Thôn Nà Vài

Quảng Khê

3

 

 

 

 

3

25

Thôn Pù Lùng

Quảng Khê

3

 

 

 

 

3

26

Thôn Nà Chom

Quảng Khê

3

 

 

 

3

 

27

Bản Pyàn

Quảng Khê

1

 

 

 

1

 

28

Thôn Lủng Quang

Quảng Khê

 

 

5

 

5

 

29

Thôn Chợ Lèng

Quảng Khê

 

 

11

 

11

 

30

Thôn Lẻo Keo

Quảng Khê

 

 

17

 

17

 

31

Tổng Chảo

Quảng Khê

1

 

 

1

 

 

32

Thôn Nà Đúc

Địa Linh

16

 

 

 

 

16

33

Thôn Pác Nghè

Địa Linh

4

 

 

 

 

4

34

Thôn Bản Váng

Địa Linh

9

 

 

 

3

6

35

Thôn Tát Dài

Địa Linh

7

 

 

 

 

7

36

Thôn Nà Mô

Địa Linh

3

 

 

 

 

3

37

Thôn Nà Cấy

Địa Linh

1

 

 

 

 

1

38

Thôn Khuổi Slẳng

Bành Trạch

1

 

 

 

 

1

39

Thôn Bản Hon

Bành Trạch

 

1

 

 

1

 

40

Thôn Bản Lấp

Bành Trạch

1

 

 

 

1

 

41

Thôn Nà Còi

Bành Trạch

2

 

 

1

1

 

42

Thôn Tổng Làm

Bành Trạch

1

 

 

 

1

 

43

Thôn Pác Châm

Bành Trạch

2

 

 

 

2

 

44

Thôn Khuổi Khét

Bành Trạch

1

 

 

 

1

 

45

Nà Dụ

Bành Trạch

1

 

 

1

 

 

46

Khuổi Trả

Phúc Lộc

1

 

 

 

1

 

47

Khuổi Tẩu

Phúc Lộc

2

 

 

 

2

 

48

Cốc Diển

Phúc Lộc

2

 

 

 

2

 

49

Cốc Muồi

Phúc Lộc

1

 

 

 

1

 

50

Nà Hỏi

Phúc Lộc

3

 

 

 

3

 

51

Thôn Đon Dài

Chu Hương

3

1

 

 

2

2

52

Thôn Bản Pục

Chu Hương

 

1

 

1

 

 

53

Thôn Pù Mắt

Chu Hương

 

1

 

1

 

 

54

Thôn Khuổi Coóng

Chu Hương

1

 

 

 

1

 

55

Pù Mắt

Chu Hương

1

 

 

 

 

1

56

Nà Đông

Chu Hương

9

 

 

5

4

 

57

Bản Hán

Chu Hương

3

 

 

3

 

 

58

Thôn Nà Cọ

Hoàng Trĩ

2

 

 

 

 

2

59

Thôn Nà Lườn

Hoàng Trĩ

1

 

 

 

 

1

60

Thôn Coọc Mu

Hoàng Trĩ

1

 

 

 

 

1

61

Nà Diếu

Hoàng Trĩ

1

 

 

 

 

1

62

Nà Duống

Hoàng Trĩ

2

 

 

 

 

2

63

Thôn Đông Đăm

Hà Hiệu

5

 

 

 

5

 

64

Bjoóc Ve

Mỹ Phương

1

 

 

 

1

 

65

Thôn Pùng Chằm

Mỹ Phương

2

 

 

 

2

 

66

Thôn Phiêng Phường

Mỹ Phương

1

 

 

 

1

 

67

Thôn Khuổi Tăng

Cao Thượng

1

2

 

1

2

 

68

Thôn Khuổi Tầu

Cao Thượng

2

7

 

1

6

2

69

Thôn Bản Cải

Cao Thượng

12

 

 

1

4

7

70

Thôn Nà Kiêng

Khang Ninh

1

 

 

 

1

 

71

Thôn Củm Pán

Khang Ninh

1

 

 

 

 

1

72

Thôn Bản Nản

Khang Ninh

5

 

8

5

 

8

73

Thôn Nà Làng

Khang Ninh

5

 

13

 

 

18

74

Thôn Bản Vài

Khang Ninh

1

 

10

 

 

11

75

Thôn Pác Nghè

Khang Ninh

2

 

 

1

1

 

76

Tiểu khu 1

Thị trấn

15

 

6

1

12

8

77

Tiểu khu 3

Thị trấn

4

 

 

 

4

 

78

Tiểu khu 4

Thị trấn

18

 

 

 

18

 

79

Tiểu khu 6

Thị trấn

5

 

 

5

 

 

80

Tiểu khu 7

Thị trấn

14

 

 

 

14

 

81

Tiểu khu 8

Thị trấn

11

 

 

 

11

 

82

Tiểu khu 9

Thị trấn

5

 

 

 

 

5

1.2. HUYỆN CHỢ ĐỒN

TT

Tên danh điểm, số điểm

Địa điểm

Số hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai

Theo nguy cơ thiên tai

Theo mức độ nguy hiểm

Sạt lở đất, đá

Lũ ống, lũ quét

Ngập úng

Rất cao

Cao

Trung bình

A

TOÀN HUYỆN

 

 

 

 

 

 

 

 

Số điểm

48

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số hộ

209

171

37

1

0

60

149

B

CHI TIẾT

 

 

 

 

 

 

 

1

Nà Bay

Xã Bằng Phúc

3

 

 

 

 

3

2

Nà Pài

Xã Bằng Phúc

2

 

 

 

 

2

3

Tổ 1

Thị trấn Bằng Lũng

2

 

 

 

 

2

4

Tổ 10

Thị trấn Bằng Lũng

3

 

 

 

 

3

5

Tổ 13

Thị trấn Bằng Lũng

4

 

 

 

 

4

6

Tổ 16

Thị trấn Bằng Lũng

5

 

 

 

 

5

7

Tổ 17

Thị trấn Bằng Lũng

4

 

 

 

 

4

8

Thôn Bản Diếu

Xã Ngọc Phái

6

1

 

 

 

7

9

Thôn Nà Tùm

Xã Ngọc Phái

3

 

 

 

 

3

10

Thôn Phiêng Liềng 2

Xã Ngọc Phái

3

 

 

 

 

3

11

Thôn Bản Ỏm

Xã Ngọc Phái

3

 

 

 

 

3

12

Thôn Bản Cuôn 1

Xã Ngọc Phái

3

 

 

 

 

3

13

Bản Cưa

Xã Bằng Lãng

6

 

 

 

 

6

14

Khuổi Xỏm

Xã Yên Phong

1

 

 

 

 

1

15

Nà Chúa

Xã Phương Viên

1

 

 

 

1

 

16

Thôn Nà Giỏ

Xã Yên Mỹ

2

1

 

 

 

3

17

Thôn Nà Huống, Che Ngù, Nà Khuốt

Xã Yên Thượng

9

6

 

 

 

15

18

Kéo Nàng

Xã Bản Thi

2

 

 

 

 

2

19

Thôn Bản Tưn

Xã Xuân Lạc

2

 

 

 

2

 

20

Thôn Bản Ó

Xã Xuân Lạc

6

 

 

 

4

2

21

Thôn Nà Bản

Xã Xuân Lạc

20

 

 

 

10

10

22

Thôn Cốc Slông

Xã Xuân Lạc

25

 

 

 

15

10

23

Thôn Bản Chang

Lương Bằng

1

 

 

 

1

 

24

Thôn Nà Bưa

Lương Bằng

3

 

 

 

3

 

25

Thôn Bản Vèn

Lương Bằng

4

 

 

 

4

 

26

Thôn Nà Mương

Lương Bằng

 

1

 

 

1

 

27

Thôn Nà Lùng

Lương Bằng

1

5

 

 

6

 

28

Thôn Nà Chiếm

Lương Bằng

1

 

 

 

1

 

29

Thôn Cốc quang

Xã Đồng Thắng

4

 

 

 

4

 

30

Thôn Nà Cọ

Xã Đồng Thắng

1

 

 

 

 

1

31

Thôn Bản Cáu

Xã Đồng Thắng

 

1

 

 

 

1

32

Thôn Làng Sen

Xã Đồng Thắng

4

 

 

 

1

3

33

Thôn Nà Mèo

Xã Đồng Thắng

3

 

 

 

 

3

34

Thôn Nà Chang

Xã Đồng Thắng

2

 

 

 

 

2

35

Thôn Cốc Héc

Xã Đồng Thắng

8

 

 

 

 

8

36

Thôn Nà Pèng

Xã Đồng Thắng

1

 

 

 

 

1

37

Thôn Nà Cà

Xã Nghĩa Tá

1

2

 

 

 

3

38

Thôn Nà Kiến

Xã Nghĩa Tá

1

3

 

 

 

4

39

Thôn Kéo Tôm

Xã Nghĩa Tá

1

7

 

 

1

7

40

Thôn Nà Đeng

Xã Nghĩa Tá

2

 

 

 

 

2

41

Thôn Nà Tông

Xã Nghĩa Tá

 

3

 

 

1

2

42

Thôn Nà Đẩy

Xã Nghĩa Tá

3

 

 

 

 

3

43

Thôn Nà Khằn

Xã Nghĩa Tá

 

4

 

 

 

4

44

Thôn Bản Lạp

Xã Nghĩa Tá

 

3

 

 

 

3

45

Thôn Bản Bẳng

Xã Nghĩa Tá

 

 

1

 

 

1

46

Thôn Khuổi Đẩy

Xã Bình Trung

6

 

 

 

 

6

47

Thôn Bản Pèo

Xã Bình Trung

4

 

 

 

 

4

48

Thôn Nà Phầy

Xã Bình Trung

5

 

 

 

5

 

1.3. HUYỆN NGÂN SƠN

TT

Tên danh điểm, số điểm

Địa điểm

Số hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai

Theo nguy cơ thiên tai

Theo mức độ nguy hiểm

Sạt lở đất, đá

Lũ ống, lũ quét

Ngập úng

Rất cao

Cao

Trung bình

A

TOÀN HUYỆN

 

 

 

 

 

 

 

Số điểm

14

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số hộ

43

36

7

0

11

10

22

B

CHI TIẾT

 

 

 

 

 

 

 

1

Đèo Gió

Vân Tùng

8

 

 

8

 

 

2

Tân Ý I

Vân Tùng

1

 

 

1

 

 

3

Thẳm Ông

Thượng Ân

3

 

 

 

 

3

4

Khuổi sặt

Thượng Ân

1

 

 

1

 

 

5

Tềnh Kiết

Thượng Quan

1

 

 

 

1

 

6

Pù Piót

Thượng Quan

2

4

 

 

 

 

7

Nà Ngần

Thượng Quan

1

 

 

1

 

6

8

Nà Chúa

Thuần Mang

3

 

 

 

 

3

9

Khuổi Tục

Thuần Mang

7

 

 

 

 

7

10

Cốc Mỏong

Cốc Đán

1

 

 

 

1

 

11

Nà Cháo

Cốc Đán

2

 

 

 

2

 

12

Khuổi Ngoài

Cốc Đán

2

 

 

 

2

 

13

Pà Pán

Trung Hòa

4

 

 

 

4

 

14

Cảng Cào

Trung Hòa

 

3

 

 

 

3

1.4. HUYỆN CHỢ MỚI

TT

Tên danh điểm, số điểm

Địa điểm

Số hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai

Ghi chú

Theo nguy cơ thiên tai

Theo mức độ nguy hiểm

Sạt lở đất, đá

Lũ ống, lũ quét

Ngập úng

Rất cao

Cao

Trung bình

A

TOÀN HUYỆN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số điểm

69

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số hộ

416

290

26

100

35

160

221

 

B

CHI TIẾT

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Thôn Thôm Chầu

Yên Hân

 

6

2

 

8

 

 

2

Thôn Nà Đon, Nà Sao, Chợ Tinh 2

Yên Hân

15

 

 

 

9

6

 

3

Thôn Nà Mố

Bình Văn

7

 

 

 

 

7

 

4

Thôn Khuôn Tắng

Bình Văn

14

 

 

 

 

14

 

5

Thôn Bản Mới

Bình Văn

2

 

 

 

 

2

 

6

Thôn Tài Chang

Bình Văn

3

7

 

7

2

1

 

7

Thôn Thôm Bó

Bình Văn

20

 

 

1

 

19

 

8

Thôn Đon Cọt

Bình Văn

17

 

 

 

 

17

 

9

Thôn Thôm Thoi

Bình Văn

6

 

 

 

 

6

 

10

Hồ Thôm Bó

Bình Văn

 

 

x

x

 

 

 

11

Hồ Khuổi Luông

Bình Văn

 

 

x

 

 

x

 

12

Phai Bản Nà

Bình Văn

 

x

 

 

 

x

 

13

Phai Pục 1+2

Bình Văn

 

x

 

 

 

x

 

14

Phai Sa 1+2

Bình Văn

 

x

 

 

 

x

 

15

Công trình nước sinh hoạt Thôm Thoi

Bình Văn

 

x

 

 

 

x

 

16

Công trình nước sinh hoạt Đon Cọt, Nà Mố

Bình Văn

 

 

 

 

 

x

 

17

Khu Nà Kẹm, thôn Bản Quất

Như Cố

 

 

1

 

 

1

 

18

Khu Khau Búng, thôn Bản Quất

Như Cố

6

 

 

 

6

 

 

19

Bản Cháo

Yên Cư

13

 

 

 

13

 

 

20

Nà Hoạt

Yên Cư

5

 

 

 

 

5

 

21

Thôn Bản Đồn, Bản Giác (khu vực dân cư Nặm Tốc - Bản Giác)

Hòa Mục

25

 

 

20

5

 

Có 20 hộ bị cả sạt lở và lũ ống, lũ quét

22

Thôn Bản Vọt (Km8+800;Km9+200)

Hòa Mục

x

 

 

x

 

 

 

23

Khu cuối thôn Xí Nghiệp

Nông Hạ

 

 

4

 

4

 

 

24

Khu cuối thôn Bản Tết 2 giáp thôn Xí Nghiệp

Nông Hạ

 

 

2

 

2

 

 

25

Khu vực Nà Chú, thôn Reo Dài

Nông Hạ

1

 

3

 

4

 

 

26

Khu gần trung tâm thôn Khe Thỉ 1

Nông Hạ

4

 

 

 

 

4

 

27

Khu nhà ông Mai Văn Hậu, thôn Bản Tết 1

Nông Hạ

1

 

 

 

 

1

 

28

Khu gần cầu Sáu Hai, thôn Sáu Hai

Nông Hạ

1

 

 

 

1

 

 

29

Khu giáp trường cấp 1, thôn Sáu Hai

Nông Hạ

2

 

 

 

 

2

 

30

Khu Nà Thán, thôn Nà Quang

Nông Hạ

3

 

 

 

 

3

 

31

Khu Hin Phéc, thôn Nà Quang

Nông Hạ

4

 

 

 

4

 

 

32

Khu Nà Ba, thôn Khe Thuổng

Nông Hạ

4

 

 

 

4

 

 

33

Cầu tràn thôn Cửa Khe

Quảng Chu

 

 

20

 

20

 

 

34

Thôn Nà Lằng

Quảng Chu

 

 

40

 

 

40

 

36

Cống 2, thôn Bản Lù

Tân Sơn

2

 

 

 

 

2

 

37

Thôn Bản Lù

Tân Sơn

3

 

 

 

3

 

 

38

Đá Đen, thôn Nà Khu

Tân Sơn

1

 

 

 

1

 

 

39

Khu trường học, thôn Khuổi Đeng

Tân Sơn

 

 

10

 

10

 

 

40

Thôn Nặm Dất

Tân Sơn

4

 

 

 

4

 

 

41

Đường 259B tại các thôn Nà Pai, Nà Pẻn, Roỏng Tùm

Thanh Mai

4

 

 

 

 

4

 

42

Đường 259A, tại các thôn Bản Kéo, Trung Tâm, Bản Pjải, Phiêng Luông

Thanh Mai

49

 

 

 

 

49

 

43

Đường liên thôn Nà Pẻn - Khuổi Phấy

Thanh Mai

3

 

 

 

3

 

 

44

Đường liên thôn Bản Tý - Khuổi Dạc

Thanh Mai

7

 

 

 

 

7

 

45

Khu vực cầu tràn khu chợ Pác cốp thôn Khau Ràng

Khau Ràng, Mai Lạp

 

 

4

4

 

 

 

46

Khu vực Nà Tuống thôn Khau Tổng

Khau Tổng, Mai Lạp

 

 

1

1

 

 

 

47

Khu vực Nà Rạc, Nà Dậu, thôn Nà Diếng

Nà Điếng, Mai Lạp

 

 

1

1

 

 

 

48

Khu vực ta ly dương nhà ông Hà Văn Tú thôn Khau Ràng

Khau Ràng, Mai Lạp

1

 

 

1

 

 

 

49

Khu vực ta ly đằng sau Ủy ban nhân dân xã và trường Mầm non

Khau Làng, Mai Lạp

x

 

 

x

 

 

 

50

Các khu vực sạt lở đường giao thông nông thôn

Mai Lạp

 

 

 

x

 

 

 

+

Khu vực Kéo Kí thôn Bản Ruộc

Mai Lạp

x

 

 

x

 

 

 

+

Khu đường giao thông Mai Lạp đi xã Thanh Mai

Mai Lạp

x

 

 

x

 

 

 

+

Khu đường giao thông liên thôn Bản Ruộc đi khau Mu và Bản Ruộc đi Khuổi Đác

Mai Lạp

x

 

 

x

 

 

 

+

Khu vực đường giao thông liên thôn Bản Pá đi thôn Tổng Vụ

Mai Lạp

x

 

 

x

 

 

 

+

Khu vực đường giao thông liên thôn Nà Điếng đi thôn Bản Rả

Mai Lạp

x

 

 

x

 

 

 

+

Khu đường giao thông liên xã Mai Lạp đi xã Quang thuận

Mai Lạp

x

 

 

x

 

 

 

52

Điểm sạt lở, lũ ống, lũ quét có thể xảy ra ở 5/5 thôn bản

Mai Lạp

x

x

 

x

 

 

 

53

Tổ 6, Tổ 7, thị trấn Đồng Tâm

Thị trấn Đồng Tâm

 

 

7

 

7

 

 

54

Tổ 6, thị trấn Đồng Tâm

Thị trấn Đồng Tâm

 

10

 

 

10

 

 

55

Tổ 1, Tổ 2, Tổ 7, thị trấn Đồng Tâm

Thị trấn Đồng Tâm

24

 

 

 

24

 

 

34

Khu vực Lùng Cúc, thôn Nặm Bó

Thị trấn Đồng Tâm

4

 

 

 

 

4

 

35

Khu vực Hin Chiêng, thôn Tồng Cổ

Thị trấn Đồng Tâm

3

 

 

 

 

3

 

56

Thôn Nà Chúa

Thanh Vận

6

 

 

 

6

 

 

57

Nà Kham

Thanh Vận

 

 

5

 

5

 

 

58

Nà Rẫy

Thanh Vận

1

 

 

 

1

 

 

59

Quan Làng

Thanh Vận

1

 

 

 

1

 

 

60

Tuyến đường từ thôn Cảm lẹng vào thôn Khe Lắc

Thanh Thịnh

3

 

 

 

 

3

 

61

Khu vự thôn Nà Đeo

Thanh Thịnh

1

 

 

 

 

1

 

62

Khu vực thôn Khe Lắc

Thanh Thịnh

1

 

 

 

 

1

 

63

Khu Vực Nà Mỵ, thôn Khuổi Tai

Thanh Thịnh

 

3

 

 

3

 

 

64

Nguy cơ sạt lở bờ sông, suối tại các thôn: Thôn Công Tum, Thôn Hua Phai, Thôn Nà Nguộc Thôn Nà Cà 2

Cao Kỳ

x

 

 

 

 

x

 

65

Sạt lở bờ Sông Cầu tại khu vực thôn Tổng Sau

Cao Kỳ

5

 

 

 

 

5

 

66

Sạt lở đường giao thông tại các thôn Phiêm Câm, Nà Nguộc, thôn Nà Cà 2

Cao Kỳ

x

 

 

 

 

x

 

67

Thôn Phiêm Câm

Cao Kỳ

9

 

 

 

 

9

 

68

Thôn Công Tum

Cao Kỳ

3

 

 

 

 

3

 

69

Thôn Khau Lồm

Cao Kỳ

2

 

 

 

 

2

 

1.5. HUYỆN PÁC NẶM

TT

Tên danh điểm, số điểm

Địa điểm

Số hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai

Theo nguy cơ thiên tai

Theo mức độ nguy hiểm

Sạt lở đất, đá

Lũ ống, lũ quét

Ngập úng

Rất cao

Cao

Trung bình

A

TOÀN HUYỆN

 

 

 

 

 

 

 

Số điểm

43

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số hộ

451

375

72

4

61

107

283

B

CHI TIẾT

 

 

 

 

 

 

 

1

Thôn Pác Nặm

Bằng Thành

9

 

 

 

9

 

2

Thôn Khên Lền

Công Bằng

2

 

 

 

2

 

3

Thôn Cốc Nọt

Công Bằng

2

 

 

 

2

 

4

Thôn Nặm Sai

Công Bằng

7

 

 

 

 

7

5

Thôn Nà Chảo

Công Bằng

7

 

 

 

 

7

6

Thôn Pác Cáp

Công Bằng

4

 

 

4

 

 

7

Thôn Khắp Khính

Công Bằng

3

 

 

 

 

3

8

Thôn Nặm Đăm

Cao Tân

28

 

 

 

2

26

9

Thôn Chẻ Pang

Cao Tân

25

 

 

 

 

25

10

Thôn Đuông Nưa

Cao Tân

 

2

 

 

2

 

11

Thôn Nà Quạng

Cao Tân

26

 

 

 

1

25

12

Thôn Phiêng Puốc

Cao Tân

19

 

 

 

 

19

13

Thôn Nà Lài

Cao Tân

17

 

 

 

 

17

14

Thôn Lủng Pạp

Cao Tân

9

 

 

 

 

9

15

Thôn Pù Lườn

Cao Tân

21

 

 

 

 

21

16

Thôn Khuổi Bốc

Xuân La

6

 

 

 

 

6

17

Thôn Nà Nghè

Bộc Bố

 

 

1

 

 

1

18

Thôn Nặm Mây

Bộc Bố

 

 

1

 

 

1

19

Thôn Khuổi Bẻ

Bộc Bố

1

 

 

 

 

1

20

Thôn Đông Lẻo

Bộc Bố

3

 

 

 

3

 

21

BCH Quân sự huyện

Bộc Bố

1

 

 

 

1

 

22

Thôn Khau Slôm

Giáo Hiệu

1

 

 

 

 

1

23

Thôn Khuổi Lè

Giáo Hiệu

1

2

 

 

 

3

24

Thôn Slam vè

Nhạn Môn

20

 

 

5

11

4

25

Thôn Nặm Khiếu

Nhạn Môn

22

 

 

4

12

6

26

Thôn Ngảm Váng

Nhạn Môn

14

 

 

4

6

4

27

Thôn Phiêng Tạc

Nhạn Môn

19

6

 

9

11

5

28

Thôn Vy Lạp

Nhạn Môn

12

17

 

12

7

10

29

Thôn Phai Khỉm

Nhạn Môn

15

 

 

2

3

10

30

Thôn Nà Bẻ

Nhạn Môn

17

 

 

9

4

4

31

Thôn Khuổi Ỏ

Nhạn Môn

21

19

 

9

13

18

32

Thôn Nà bẻ

Nhạn Môn

 

7

 

1

2

4

33

Thôn Phai Khỉm

Nhạn Môn

 

18

 

2

5

11

34

Thôn Phiêng Tạc

Nhạn Môn

 

 

1

 

1

 

35

Thôn Phai Khỉm

Nhạn Môn

 

 

1

 

1

 

36

Thôn Phia Đeng

Nghiên Loan

1

 

 

 

1

 

37

Thôn Tân Hợi

An Thắng

35

 

 

 

 

35

38

Thôn Khuổi Làng

An Thắng

1

 

 

 

1

 

39

Thôn Lủng Vài

Cổ Linh

3

 

 

 

3

 

40

Thôn Thôm Niêng

Cổ Linh

1

 

 

 

1

 

41

Thôn Lủng Nghè

Cổ Linh

1

 

 

 

1

 

42

Thôn Khuổi Trà

Cổ Linh

 

1

 

 

1

 

43

Thôn Bản Cảm

Cổ Linh

1

 

 

 

1

 

1.6. THÀNH PHỐ BẮC KẠN

TT

Tên danh điểm, số điểm

Địa điểm

Số hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai

Theo nguy cơ thiên tai

Theo mức độ nguy hiểm

Sạt lở đất, đá

Lũ ống, lũ quét

Ngập úng

Rất cao

Cao

Trung bình

A

TOÀN THÀNH PHỐ

 

 

 

 

 

 

 

Số điểm

44

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số hộ

287

229

2

56

8

183

96

B

CHI TIẾT

 

 

 

 

 

 

 

1

Thôn Bản Bung

Xã Dương Quang

3

 

 

1

1

1

2

Thôn Nà Dì

Xã Dương Quang

4

2

 

2

2

2

3

Thôn Nà Cưởm

Xã Dương Quang

2

 

 

 

2

 

4

Thôn Quan Nưa

Xã Dương Quang

1

 

 

1

 

 

5

Thôn Nam Đội Thân

Xã Nông Thượng

14

 

 

 

14

 

6

Thôn Tân Thành

Xã Nông Thượng

8

 

 

 

8

 

7

Thôn Nà Bản

Xã Nông Thượng

2

 

 

 

2

 

8

Thôn Khuổi Chang

Xã Nông Thượng

6

 

 

 

6

 

9

Thôn Nà Kẹn

Xã Nông Thượng

6

 

 

 

6

 

10

Thôn Nà Choong

Xã Nông Thượng

3

 

 

 

3

 

11

Thôn Thôm Luông

Xã Nông Thượng

3

 

 

 

3

 

12

Thôn Nà Diệu

Xã Nông Thượng

2

 

 

 

2

 

13

Tổ 1

Phường Phùng Chí Kiên

2

 

 

 

2

 

14

Tổ 7

Phường Phùng Chí Kiên

 

 

9

 

9

 

15

Tổ 9

Phường Phùng Chí Kiên

2

 

 

 

2

 

16

Tổ 11

Phường Phùng Chí Kiên

6

 

5

 

11

 

17

Tổ 12

Phường Phùng Chí Kiên

5

 

3

 

8

 

18

Tổ 1A

Phường Đức Xuân

11

 

 

 

 

11

19

Tổ 3

Phường Đức Xuân

 

 

1

 

 

1

20

Tổ 4

Phường Đức Xuân

5

 

 

 

2

3

21

Tổ 9A

Phường Đức Xuân

1

 

 

 

 

1

22

Tổ 11B

Phường Đức Xuân

7

 

 

3

2

2

23

Tổ 11A

Phường Đức Xuân

11

 

7

 

11

7

24

Tổ 11C

Phường Đức Xuân

28

 

 

 

 

28

25

Tổ Giao Lâm

Phường Huyền Tụng

5

 

 

 

 

5

26

Tổ Khuổi Thuổm

Phường Huyền Tụng

14

 

 

 

14

 

27

Tổ Khuổi Pái

Phường Huyền Tụng

1

 

 

 

1

 

28

Tổ 1

Phường Xuất Hóa

2

 

 

 

2

 

29

Tổ 2

Phường Xuất Hóa

8

 

 

1

7

 

30

Tổ 2

Phường Sông Cầu

 

 

4

 

4

 

31

Tổ 3

Phường Sông Cầu

 

 

2

 

2

 

32

Tổ 4

Phường Sông Cầu

 

 

3

 

3

 

33

Tổ 7

Phường Sông Cầu

 

 

2

 

2

 

34

Tổ 12

Phường Sông Cầu

 

 

5

 

5

 

35

Tổ 13

Phường Sông Cầu

9

 

 

 

9

 

36

Tổ 14

Phường Sông Cầu

4

 

3

 

 

7

37

Tổ 15

Phường Sông Cầu

 

 

3

 

3

 

38

Tổ 16

Phường Sông Cầu

9

 

 

 

9

 

39

Tổ 17

Phường Sông Cầu

13

 

7

 

13

7

40

Tổ 19

Phường Sông Cầu

11

 

 

 

11

 

41

Tổ 2

Phường Nguyễn Thị Minh Khai

3

 

 

 

 

3

42

Tổ 12

Phường Nguyễn Thị Minh Khai

6

 

 

 

 

6

43

Tổ 13

Phường Nguyễn Thị Minh Khai

3

 

2

 

2

3

44

Tổ 14

Phường Nguyễn Thị Minh Khai

9

 

 

 

 

9

1.7. HUYỆN NA RÌ

TT

Tên danh điểm, số điểm

Địa điểm

Số hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai

Theo nguy cơ thiên tai

Theo mức độ nguy hiểm

Sạt lở đất, đá

Lũ ống, lũ quét

Ngập úng

Rất cao

Cao

Trung bình

A

TOÀN HUYỆN

 

 

 

 

 

 

 

 

Số điểm

30

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số hộ

136

103

3

30

2

81

53

B

CHI TIẾT

 

 

 

 

 

 

 

1

Khu Tốc Lù thôn Kim Vân

Kim Hỷ

 

 

15

 

5

10

2

Khu Nà Còi thôn Bản Vèn

Kim Hỷ

2

 

 

 

2

 

3

Khu Cốc Pục thôn Bản Kẹ

Kim Hỷ

5

 

 

 

4

1

4

Khuổi Vuồng Thòng Khéo thôn Cốc Tém, Nà Ản

Kim Hỷ

2

 

 

 

2

 

5

Khu Pác Phai thôn Bản Vin

Kim Hỷ

2

1

 

 

3

 

6

Khu Cầu Trắng Khuổi Nộc, Pàn Xả, Bản Giang

Lương Thượng

2

 

3

 

2

3

7

Khu Cốc Keng Lủng Pảng

Côn Minh

 

 

12

 

7

5

8

Khu Bản Cào thôn Bản Cào

Côn Minh

8

 

 

 

1

7

9

Khu Lùng Tát thôn Áng Hin

Côn Minh

5

 

 

 

4

1

10

Khu Nà Tà Bản Lài, Khỏn Hin, Nưa Háng khu thôn Chợ A, B

Côn Minh

2

2

 

 

3

1

11

Khu Khuổi Lỷ, Khuổi Kim thôn Nà Pì

Liêm Thủy

2

 

 

 

2

 

12

Khu Kim Pao thôn Khuổi Tấy A

Liêm Thủy

2

 

 

 

2

 

13

Khu thôn Bản Cải

Liêm Thủy

3

 

 

 

3

 

14

Khu Khuổi Lỷ thôn Lũng Danh

Liêm Thủy

6

 

 

 

2

4

15

Khu Đồi Pò Vầu thôn Nà Cằm

Văn Vũ

2

 

 

 

1

1

16

Khu Đồi Pò Mi thôn Pò Cạu

Văn Vũ

2

 

 

 

 

2

17

Điểm Pàn Phấy thôn Pò Rản

Văn Vũ

2

 

 

 

1

1

18

Điểm Pò Sâu thôn Nà Ca

Văn Vũ

2

 

 

 

1

1

19

Khu thôn Thôm Kinh

Văn Vũ

8

 

 

 

5

3

20

Khu Lùng Duốc thôn To Đoóc

Văn Lang

4

 

 

 

 

4

21

Khu thôn Cốc Phia

Văn Lang

13

 

 

 

6

7

22

Khu Sắc Sái, Phác Phàn Khuổi Quân

Cư Lễ

5

 

 

 

3

2

23

Khu thôn Khuổi Khiếu

Hữu Thác

2

 

 

 

2

 

24

Khu Nà Đeng

Cường Lợi

2

 

 

 

2

 

25

Khu Lùng Vài thôn Khuổi Luông

Sơn Thành

5

 

 

 

5

 

26

Khu thôn Nà Lẹng, Nà Pàn

Sơn Thành

2

 

 

 

2

 

27

Khu thôn Nà Lẹng, Nà Pàn

Sơn Thành

2

 

 

 

2

 

28

Khu thôn Khuổi Kheo

Dương Sơn

5

 

 

2

3

 

29

Khu Thôn Khuổi Cáy

Đổng Xá

1

 

 

 

1

 

30

Khu chợ Xuân Dương

Xuân Dương

5

 

 

 

5

 

1.7. HUYỆN BẠCH THÔNG

TT

Tên danh điểm, số điểm

Địa điểm

Số hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai

Theo nguy cơ thiên tai

Theo mức độ nguy hiểm

Sạt lở đất, đá

Lũ ống, lũ quét

Ngập úng

Rất cao

Cao

Trung bình

A

TOÀN HUYỆN

 

 

 

 

 

 

 

 

Số điểm

49

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số hộ

160

118

27

15

21

89

50

B

CHI TIẾT

 

 

 

 

 

 

 

1

Thôn 1A Nà Loạn

Sỹ Bình

 

1

 

 

1

 

2

Thôn Nà Phja

Sỹ Bình

2

 

 

2

 

 

3

Thôn Khuổi Đẳng

Sỹ Bình

3

 

 

3

 

 

4

Thôn Pù Cà

Sỹ Bình

1

 

 

1

 

 

5

Thôn Nà Váng

Đôn Phong

 

4

2

 

6

 

6

Thôn Bản Chiêng

Đôn Phong

9

 

 

 

9

 

7

Thôn Nà Pán

Đôn Phong

 

 

6

 

6

 

8

Thôn Vằng Bó

Đôn Phong

3

 

 

 

3

 

9

Thôn Nà Tà

Tân Tú

 

 

5

 

 

5

10

Thôn Pò Đeng

Tân Tú

1

 

 

 

 

1

11

Thôn Bản Mới

Tân Tú

2

 

 

 

1

1

12

Thôn Khuổi Sha

Tân Tú

5

 

 

1

3

1

13

Thôn Nà Phát

Tân Tú

2

 

 

 

2

 

14

Thôn Còi Mò

Tân Tú

4

 

1

3

2

 

15

Thôn Bản Lạnh

Tân Tú

6

 

 

 

6

 

16

Thôn Nà Còi

Tân Tú

2

 

 

1

 

1

17

Thôn Thủy Điện

Vi Hương

 

4

 

 

4

 

18

Thôn Địa Cát

Vi Hương

1

3

 

 

 

4

19

Thôn Bó Lịn

Vi Hương

5

3

 

 

2

6

20

Thôn Nà Ít

Vi Hương

6

 

 

 

 

6

21

Thôn Nà Pái

Vi Hương

6

 

 

 

 

6

22

Thôn Nà Chá

Vi Hương

1

2

 

 

1

2

23

Thôn Đon Bây

Vi Hương

2

 

 

 

2

 

24

Thôn Khau Ca

Mỹ Thanh

16

 

 

 

11

5

25

Thôn Bản Luông

Mỹ Thanh

4

 

 

 

4

 

26

Thôn Phiêng Kham

Mỹ Thanh

 

1

 

 

1

 

27

Thôn Bản Châng

Mỹ Thanh

 

2

 

 

2

 

28

Thôn Nam Yên

Nguyên Phúc

1

 

 

1

 

 

29

Thôn Cáng Lò

Nguyên Phúc

1

 

 

1

 

 

30

Thôn Nà Kha

Quang Thuận

1

 

 

1

 

 

31

Thôn Boóc Khún

Quang Thuận

1

 

 

1

 

 

32

Thôn Nà Hin

Quang Thuận

1

 

 

1

 

 

33

Thôn Bản Mèn

Dương Phong

2

 

 

2

 

 

34

Thôn Bản Mún I

Dương Phong

1

 

 

1

 

 

35

Thôn Tổng Mú

Dương Phong

1

 

 

1

 

 

36

Thôn Nà Chèn

Dương Phong

1

 

 

1

 

 

37

Thôn Khuổi Chanh

Cẩm Giàng

5

 

 

 

3

2

38

Thôn Ba Phường

Cẩm Giàng

1

 

1

 

1

1

39

Thôn Bó Bả

Cẩm Giàng

2

 

 

 

 

2

40

Thôn Nà Ngảng

Quân Hà

 

6

 

 

6

 

41

Thôn Khuổi Thiêu

Quân Hà

1

 

 

 

1

 

42

Thôn Đâng Bun

Vũ Muộn

2

 

 

 

 

2

43

Thôn Đon Quản

Vũ Muộn

2

 

 

 

 

2

44

Thôn Tân Lập

Vũ Muộn

1

 

 

 

 

1

45

Thôn Đèo Giàng

TT Phủ Thông

2

 

 

 

2

 

46

Thôn Chi Quảng A

TT Phủ Thông

4

 

 

 

4

 

47

Thôn Chi Quảng B

TT Phủ Thông

 

1

 

 

1

 

48

Phố Nà Hái

TT Phủ Thông

6

 

 

 

4

2

49

Thôn Pác Chang

Lục Bình

1

 

 

 

1

 

 

Biểu 2: PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ HUY PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI - TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH BẮC KẠN

(Kèm theo Quyết định số 456/QĐ-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

TT

Họ và tên

Chức vụ cơ quan

Chức vụ Ban chỉ huy

Lĩnh vực/địa bàn phụ trách

1

Nguyễn Long Hải

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

Trưởng ban

Phụ trách chung, chỉ đạo giải quyết các vấn đề quan trọng về thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xảy ra trên địa bàn tỉnh.

2

Đỗ Thị Minh Hoa

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

Phó Trưởng ban Thường trực

Thường trực công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tham mưu Trưởng ban giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; thay Trưởng Ban Chỉ huy công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi được ủy quyền.

3

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phó Trưởng ban phụ trách công tác phòng, chống thiên tai

Phụ trách công tác phòng, chống thiên tai; tổ chức công tác phòng, tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh. Tổ chức và trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

4

Nguyễn Đình Huỳnh

Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Phó trưởng ban phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn

Phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn thiên tai; tổ chức tìm kiếm, cứu nạn người, cứu hộ công trình và các phương tiện gặp sự cố do thiên tai.

5

Hà Kim Oanh

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thành viên

Tham mưu cho Trưởng ban về tổ chức hoạt động của Ban. Chỉ đạo khôi phục các công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai.

6

Nguyễn Ngọc Cương

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thành viên

Chỉ đạo công tác khôi phục các công trình nông thôn mới.

Trưởng tiểu ban hậu phương.

Phụ trách huyện Chợ Mới.

7

Nguyễn Mỹ Hải

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thành viên

Chỉ đạo công tác phục hồi sản xuất sau thiên tai.

Phụ trách huyện Chợ Đồn.

8

Hà Văn Tuyên

Giám đốc Công an tỉnh

Thành viên

Phụ trách đảm bảo an ninh trật tự trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

9

Trần Công Hòa

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thành viên

Tham mưu cân đối các nguồn lực để đầu tư xây dựng công trình phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.

10

Dương Ngọc Thuyết

Giám đốc Sở Giao thông vận tải

Thành viên

Phụ trách công tác đảm bảo giao thông.

Phụ trách huyện Ba Bể.

11

Hoàng Thị Hằng

Quyền Giám đốc Sở Tài chính

Thành viên

Phụ trách công tác tài chính.

12

Tạc Văn Nam

Giám đốc Sở Y tế

Thành viên

Phụ trách công tác y tế, dịch bệnh sau thiên tai.

Phụ trách huyện Pác Nặm.

13

Hà Văn Tiến

Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông

Thành viên

Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của Ban Chỉ huy.

Phụ trách thành phố Bắc Kạn.

14

Hoàng Hà Bắc

Giám đốc Sở Công Thương

Thành viên

Tham mưu việc dự trữ, cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân vùng bị cô lập khi thiên tai xảy ra.

Phụ trách huyện Bạch Thông.

15

Hoàng Thanh Oai

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

Thành viên

Phụ trách công tác bảo vệ môi trường sau khi có thiên tai xảy ra.

Phụ trách huyện Na Rì.

16

Lèng Văn Chiến

Giám đốc Sở Xây dựng

Thành viên

Phụ trách công tác phòng tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực xây dựng. Tham mưu cho Ban Chỉ huy các khu nhà ở tránh, trú an toàn khi thiên tai xảy ra.

Phụ trách huyện Ngân Sơn.

17

Ma Thế Quyên

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Thành viên

Phụ trách các hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai thuộc trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo.

18

Hoàng Đức Chí

Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Thành viên

Phụ trách công tác tuyên truyền phòng tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

19

Đồng Phúc Hình

Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Thành viên

Giải quyết chế độ chính sách hỗ trợ các trường hợp rủi ro xảy ra do thiên tai.

20

Nông Bình Cương

Bí thư Tỉnh đoàn

Thành viên

Phụ trách công tác thanh niên tham gia công tác phòng tránh, ứng phó thiên tai.

21

Nguyễn Văn Cường

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ

Thành viên

Phối hợp công tác cứu trợ xã hội.

22

Ma Nhật Hoài

Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

Thành viên

Phối hợp công tác vận động cứu trợ xã hội.

23

Hà Thị Liễu

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

Thành viên

Phối hợp vận động trong công tác phòng tránh và ứng phó khi có thiên tai.

24

Nguyễn Anh Tuấn

Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Kạn

Thành viên

Thực hiện công tác dự báo khí tượng thuỷ văn phục vụ công tác chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

25

Nguyễn Văn Đức

Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý công trình thủy lợi Bắc Kạn

Thành viên

Chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn hồ chứa thuỷ lợi; thực hiện nhiệm vụ khắc phục sửa chữa các công trình bị hư hỏng.

26

Đới Văn Thiều

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi

Thành viên kiêm Phó Chánh văn phòng

Giúp việc cho Chánh Văn phòng trong thực hiện nhiệm vụ; Giao điều hành Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đến khi kiện toàn được Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

 

 

 

 

 

 

Biểu 3: CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI - TÌM KIẾM CỨU NẠN

(Kèm theo Quyết định số 456/QĐ-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

1. Các loại báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại

1.1. Báo cáo nhanh tình hình thiên tai và thiệt hại (Báo cáo nhanh): Được lập ngay sau khi thiên tai xảy ra. Thời gian báo cáo, thực hiện trước 24 giờ tính từ khi xảy ra thiên tai và được báo cáo hàng ngày cho đến khi kết thúc đợt thiên tai.

1.2. Báo cáo tổng hợp đợt thiên tai: Được thực hiện khi kết thúc thống kê, đánh giá thiệt hại, kết thúc đợt thiên tai, áp dụng đối với những loại hình thiên tai xuất hiện trong nhiều ngày hoặc loại thiên tai gây thiệt hại lớn phải thống kê, đánh giá trong thời gian dài.

1.3. Báo cáo định kỳ công tác phòng, chống thiên tai (báo cáo sơ kết 06 tháng, báo cáo tổng kết năm): Được thực hiện khi kết thúc 06 tháng đầu năm, tổng kết năm về công tác phòng, chống thiên tai.

1.4. Báo cáo đột xuất: Trong trường hợp cần có báo cáo thống kê để thực hiện các yêu cầu công việc về quản lý nhà nước, cơ quan yêu cầu báo cáo phải có văn bản nêu rõ mục đích, thời gian và các nội dung cần báo cáo.

1.5. Ngoài việc báo cáo bằng văn bản, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp và các sở, ngành phải thường xuyên thông tin và báo cáo qua điện thoại khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.

2. Nội dung báo cáo

2.1. Báo cáo nhanh

Tùy theo diễn biến của các loại hình thiên tai, mức độ và phạm vi ảnh hưởng, các nội dung chính được đề cập trong báo cáo gồm:

a) Tình hình thiên tai: Loại hình thiên tai; thời gian xuất hiện; diễn biến, cường độ và phạm vi ảnh hưởng; khu vực bị cô lập; độ ngập sâu (nếu có); thời gian kết thúc (trường hợp thiên tai đã kết thúc tại thời điểm báo cáo).

b) Công tác chỉ huy ứng phó: Nêu rõ việc chỉ huy, triển khai ứng phó với thiên tai. Kết quả đạt được đến thời điểm báo cáo, trong đó nêu rõ số dân được di dời, sơ tán (nếu có).

c) Thống kê, đánh giá thiệt hại

- Phần trình bày: Tùy theo loại hình thiên tai, tình hình thiệt hại để thống kê, đánh giá thiệt hại, trong trường hợp chưa thể thống kê, đánh giá đầy đủ thì nêu rõ là thiệt hại ban đầu. Các chỉ tiêu chính, gồm: Về người; về nhà ở; về giáo dục; về y tế; về nông nghiệp; về thủy lợi; về giao thông; một số chỉ tiêu khác quy định tại các Biểu mẫu từ 01 đến 06/TKTH - Phụ lục I (nếu có). Riêng đối với thiệt hại về các công trình: Kè, hồ đập, sạt lở, công trình giao thông cần mô tả cụ thể: Loại hư hỏng (sự cố); vị trí, địa điểm; thời gian xuất hiện, quy mô, diễn biến sự cố đến thời điểm báo cáo. Ước giá trị thiệt hại trong trường hợp có thể.

- Phần Biểu mẫu: Thống kê các chỉ tiêu thiệt hại theo các Biểu mẫu từ 01/TKTH đến 06/TKTH- Phụ lục I, ước giá trị thiệt hại trong trường hợp có thể.

d) Công tác khắc phục hậu quả: Nêu rõ kết quả khắc phục hậu quả thiên tai đến thời điểm báo cáo bao gồm:

- Công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn về người, tài sản;

- Công tác khắc phục, sửa chữa công trình. Đối với các công trình phòng, chống thiên tai và công trình giao thông: Nêu rõ các hình thức xử lý; kết quả thực hiện đến thời điểm báo cáo và dự kiến thời gian hoàn thành;

- Công tác hỗ trợ thiệt hại về người, nhà ở, các nhu yếu phẩm thiết yếu và các hỗ trợ khắc phục hậu quả khác (nếu có).

đ) Đề xuất, kiến nghị

Nêu rõ các nội dung kiến nghị để ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương.

2.2. Báo cáo tổng hợp đợt thiên tai

a) Tình hình thiên tai: Tóm tắt tình hình, diễn biến thiên tai từ khi xuất hiện đến khi kết thúc.

b) Công tác chỉ huy ứng phó: Tóm tắt công tác chỉ huy ứng phó của các cấp, các ngành trong quá trình xảy ra thiên tai.

c) Kết quả triển khai công tác chỉ huy ứng phó

Tóm tắt các kết quả đã thực hiện (nếu có) bao gồm: Sơ tán, di dời dân; huy động lực lượng, phương tiện, vật tư và các kết quả triển khai khác (nếu có).

d) Thống kê, đánh giá thiệt hại

- Phần trình bày: Thống kê đánh giá tình hình thiệt hại thông qua các chỉ tiêu chính gồm: Về người; về nhà ở; về giáo dục; về y tế; về nông nghiệp; về thủy lợi; về giao thông; một số chỉ tiêu khác quy định tại các Biểu mẫu từ 01 đến 06/TKTH - Phụ lục I (nếu có). Ước giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Phần Biểu mẫu: Thống kê các chỉ tiêu thiệt hại theo các Biểu mẫu từ 01/TKTH đến 06/TKTH - Phụ lục I và ước giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra.

đ) Công tác khắc phục hậu quả

Tóm tắt kết quả khắc phục hậu quả bao gồm: Tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn về người, tài sản; khắc phục sự cố công trình; hỗ trợ thiệt hại về người, nhà ở, các nhu yếu phẩm thiết yếu và các hỗ trợ khắc phục hậu quả khác (nếu có).

e) Tồn tại, kiến nghị

- Những nội dung còn tồn tại cần rút kinh nghiệm đối với các cấp, các ngành trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thông qua công tác phòng, chống với đợt thiên tai trên;

- Kiến nghị những nội dung vượt quá khả năng thực hiện của địa phương; đối với các loại thiên tai xảy ra trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp, báo cáo nhanh đã thể hiện đầy đủ, chính xác các thông tin nêu trên thì được coi là báo cáo tổng hợp đợt thiên tai.

2.3. Báo cáo định kỳ công tác phòng, chống thiên tai (báo cáo sơ kết sáu tháng, báo cáo tổng kết năm)

a) Tóm tắt tình hình thiên tai đã xảy ra trên địa bàn, trong đó nêu rõ đã xuất hiện bao nhiêu đợt thiên tai, số lần xuất hiện của từng loại thiên tai.

b) Công tác chỉ huy ứng phó: Nêu rõ việc chỉ huy, triển khai phòng, ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả; kết quả đạt được.

c) Thống kê, đánh giá thiệt hại:

- Phần trình bày: Thống kê đánh giá các chỉ tiêu thiệt hại chính trong thời gian báo cáo định kỳ: Về người, về nhà ở, về giáo dục, về y tế, về nông nghiệp, về thủy lợi, về giao thông, một số chỉ tiêu khác (nếu có) và ước tổng giá trị thiệt hại.

- Phần biểu: Thống kê theo biểu mẫu 07/TKTH và 08/TKTH - Phụ lục I và ước giá trị thiệt hại bằng tiền đối với các chỉ tiêu tính ra tiền.

d) Đánh giá về công tác phòng, chống thiên tai

- Những nội dung đã đạt được.

- Những nội dung còn tồn tại.

- Bài học kinh nghiệm.

đ) Công tác triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới: Nêu những nhiệm vụ chủ yếu sẽ triển khai trong giai đoạn tới (06 tháng cuối năm, năm tiếp theo kỳ báo cáo).

e) Đề xuất, kiến nghị.

3. Chế độ, cơ quan thực hiện báo cáo

3.1. Báo cáo nhanh

a) Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã lập và gửi báo cáo nhanh lên Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện trước 17 giờ hàng ngày.

b) Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện lập và gửi báo cáo nhanh về tình hình thiên tai và thiệt hại lên Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh trước 18 giờ hàng ngày.

c) Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh tổng hợp, lập báo cáo nhanh về tình hình thiên tai và thiệt hại gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai trước 19 giờ hàng ngày.

d) Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai các sở, ngành lập báo cáo nhanh về tình hình thiên tai và thiệt hại (nếu có) trong phạm vi quản lý gửi Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, trước 18 giờ hàng ngày.

đ) Ngoài ra, các cơ quan thực hiện chế độ báo cáo có thể trao đổi bằng điện thoại, tin nhắn (SMS), thư điện tử để cập nhật, nắm bắt tình hình thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra. Trường hợp có tình huống thiên tai khẩn cấp xảy ra thì Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, ngành, sẽ có báo cáo bổ sung.

3.2. Báo cáo tổng hợp thiệt hại đợt thiên tai

Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đơn vị sở, ngành lập báo cáo tổng hợp đợt thiên tai gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chậm nhất sau 12 ngày kể từ khi kết thúc thiên tai, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết thúc thiên tai.

3.3. Báo cáo định kỳ công tác phòng, tránh thiên tai

Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ngành đơn vị trong tỉnh lập báo cáo định kỳ công tác phòng, chống thiên tai gửi Ủy ban nhân dân cấp trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

Thời gian thực hiện báo cáo

- Báo cáo sơ kết 06 tháng: Được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 hằng năm. Thời gian gửi báo cáo về tỉnh trước ngày 13/7 hằng năm;

- Báo cáo tổng kết năm: Được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian gửi báo cáo về tỉnh trước ngày 15 tháng 01 năm sau.

4. Phương thức gửi báo cáo

Báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra do cơ quan có thẩm quyền lập phải có chữ ký, đóng dấu xác nhận của thủ trưởng cơ quan và được gửi đến cơ quan nhận báo cáo thông qua các hình thức sau:

1. Đối với báo cáo nhanh: Gửi qua fax, thư điện tử, hoặc bằng các phương tiện nhanh nhất có thể.

2. Đối với báo cáo tổng hợp đợt, báo cáo định kỳ và các báo cáo khác: Gửi qua đường bưu điện, fax, hòm thư công vụ, thư điện tử.