Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4538/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 31 tháng 12 năm 2021 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2021-2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 473/TTr-SKHCN ngày 11 tháng 6 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2030” (gọi tắt là Chương trình) với các nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu chung
Cụ thể hóa nội dung của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phù hợp với yêu cầu của tỉnh và Kế hoạch thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030, đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021- 2025:
- Các tổ chức khoa học và công nghệ, Trường Cao đẳng, Đại học, các doanh nghiệp tại Vĩnh Long được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.
- Tối thiểu 60% sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của tỉnh và 40% sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP), sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ.
- Số lượng đơn đăng ký sở hữu trí tuệ (Sở hữu công nghiệp, giống cây trồng) tăng trung bình 25% - 30%/5 năm so với giai đoạn 2016-2020.
b) Giai đoạn 2026 - 2030:
- Tối thiểu 80% sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của tỉnh và 60% sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ.
- Phấn đấu có 40% doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ các sản phẩm chủ lực, đặc thù có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh thực hiện đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ.
- Số lượng đơn đăng ký sở hữu trí tuệ (Sở hữu công nghiệp, giống cây trồng) tăng trung bình 25% - 30%/5 năm so với giai đoạn 2021-2025.
1. Tăng cường các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ
- Hỗ trợ tra cứu, khai thác thông tin sở hữu trí tuệ cho các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và các cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu tra cứu trên địa bàn tỉnh nhằm tạo ra các tài sản trí tuệ được bảo hộ và bài báo khoa học có tính ứng dụng cao.
- Đẩy mạnh công tác tập huấn, đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về sở hữu trí tuệ phù hợp với từng nhóm đối tượng trên địa bàn tỉnh.
2. Thúc đẩy đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở trong và ngoài nước
- Tăng cường hỗ trợ đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn tỉnh. Đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới.
- Chú trọng đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của tỉnh và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP.
- Phối hợp, tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương trong việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm của tỉnh thuộc danh mục sản phẩm quốc gia và các sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của tỉnh, sản phẩm gắn với Chương trình OCOP ra nước ngoài.
3. Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ
- Xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và sản phẩm thuộc Chương trình OCOP của tỉnh, gắn với đăng ký mã số vùng trồng, an toàn thực phẩm, chứng nhận chất lượng và xác thực, truy xuất nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ.
- Khai thác, phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP của tỉnh theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm được bảo hộ theo chuỗi giá trị. Giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác nhằm khai thác, phát triển giá trị các tài sản trí tuệ.
- Hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh khai thác sáng chế, giải pháp hữu ích của Việt Nam được bảo hộ, sáng chế của nước ngoài không được bảo hộ hoặc hết thời hạn bảo hộ tại Việt Nam.
- Quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ. Hỗ trợ tư vấn định giá tài sản trí tuệ, tập trung vào các đối tượng là sáng chế, tên thương mại và nhãn hiệu.
4. Thúc đẩy và tăng cường hiệu quả thực thi và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
- Tăng cường triển khai các biện pháp bảo vệ và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và với các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
- Tham gia lồng ghép, trưng bày, giới thiệu, triển lãm sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh tại sự kiện về xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh.
5. Phát triển, nâng cao năng lực các tổ chức trung gian và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
- Hỗ trợ hình thành tổ chức trung gian trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ tổ chức trung gian tham gia hoạt động kiểm soát, quản lý các sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.
- Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của chủ thể quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và giống cây trồng; tổ chức đại diện, quản lý và chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan đã được bảo hộ.
- Tạo điều kiện hỗ trợ hình thành các tổ chức dịch vụ giám định về sở hữu trí tuệ, dịch vụ tư vấn về quản trị, phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, viện nghiên cứu và trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
6. Hình thành, tạo dựng văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và xây dựng ý thức, trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.
- Biên soạn, phát hành tài liệu về sở hữu trí tuệ.
- Xây dựng và vận hành phần mềm, chương trình ứng dụng trên thiết bị điện tử, thiết bị di động để cung cấp thông tin, hỗ trợ, tư vấn về sở hữu trí tuệ.
- Vinh danh, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sở hữu trí tuệ.
1. Ngân sách Trung ương hỗ trợ tỉnh để thực hiện các dự án của Chương trình do Trung ương ủy quyền địa phương quản lý.
2. Nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh.
3. Nguồn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình quốc gia, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác hàng năm của tỉnh được lồng ghép có nội dung của Chương trình các ngành liên quan.
4. Nguồn kinh phí khác, gồm:
- Kinh phí của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình.
- Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
Điều 2. Trách nhiệm của các cơ quan tổ chức thực hiện Chương trình
1. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan triển khai và kiểm tra việc thực hiện Chương trình; hướng dẫn tổ chức thực hiện Quy định quản lý Chương trình của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ; Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để thực hiện các nội dung chính của Chương trình đối với các nhiệm vụ sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ được phân bổ hàng năm; Xây dựng Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026 - 2030.
Phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sở hữu trí tuệ.
Hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Tổ chức sơ kết Chương trình vào năm 2025 và tổng kết Chương trình vào năm 2030.
2. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hàng năm theo khả năng cân đối ngân sách; phối hợp với các cơ quan chuyên môn tham mưu ban hành quy định quản lý tài chính thực hiện Chương trình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng và triển khai kế hoạch 5 năm, hàng năm thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình quốc gia, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Các Sở, ngành liên quan và các cơ quan khác:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các địa phương tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố
Phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan, đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ để thực hiện nội dung của Chương trình phù hợp trên địa bàn quản lý.
6. Liên minh hợp tác xã, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tập huấn, đào tạo về công tác bảo hộ, quản lý, khai thác, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Hướng dẫn, giới thiệu doanh nghiệp, thành viên, hội viên tham gia các hoạt động của Chương trình.
Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức các hoạt động khen thưởng, tôn vinh tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sở hữu trí tuệ.
7. Các doanh nghiệp
Chủ động đẩy mạnh hoạt động xác lập quyền và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
8. Các Sở, ban ngành, địa phương và các đơn vị liên quan
Hàng năm chủ động đề xuất trình cấp thẩm quyền phê duyệt và triển khai các nhiệm vụ cụ thể để thực hiện nội dung của Chương trình theo các nguồn kinh phí và thủ tục phù hợp quy định hiện hành, gửi báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ trước ngày 30/11 hàng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa Thể thao và Du lịch; Chủ tịch các UBND huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 3011/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2015 và đến năm 2030
- 2Quyết định 3055/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2030
- 3Quyết định 2141/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030
- 4Quyết định 2958/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Quảng Nam đến năm 2030
- 5Quyết định 1525/QĐ-UBND năm 2022 công nhận kết quả thực hiện dự án Sở hữu trí tuệ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2020
- 6Kế hoạch 809/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 7Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 2205/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 8Quyết định 1359/QĐ-UBND năm 2022 quy định về quản lý, thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030
- 9Quyết định 892/QĐ-UBND năm 2022 về Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 10Quyết định 1551/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Nghệ An đến năm 2030
- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- 3Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Quyết định 2205/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 3011/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2015 và đến năm 2030
- 9Quyết định 3055/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2030
- 10Quyết định 2141/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030
- 11Quyết định 2958/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Quảng Nam đến năm 2030
- 12Quyết định 1525/QĐ-UBND năm 2022 công nhận kết quả thực hiện dự án Sở hữu trí tuệ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2020
- 13Kế hoạch 809/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 14Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 2205/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 15Quyết định 1359/QĐ-UBND năm 2022 quy định về quản lý, thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030
- 16Quyết định 892/QĐ-UBND năm 2022 về Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 17Quyết định 1551/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Nghệ An đến năm 2030
Quyết định 4538/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2030
- Số hiệu: 4538/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Nguyễn Thị Quyên Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/12/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra