UBND TỈNH BẮC NINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2000/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2000 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA UBND TỈNH NHIỆM KỲ 1999 - 2004
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/1994;
Căn cứ Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND ở mỗi cấp do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế làm việc của UBND tỉnh Bắc Ninh Khóa 15 nhiệm kỳ 1994 - 2004.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3: Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, các Sở, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã căn cứ Quyết định thi hành./.
| CHỦ TỊCH |
LÀM VIỆC CỦA UBND TỈNH BẮC NINH KHOÁ 15 NHIỆM KỲ 1999 – 2004
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2000/QĐ-UB ngày 28 tháng 4 năm 2000 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
Điều 1: UBND tỉnh do HĐND tỉnh bầu ra gồm có: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các uỷ viên. UBND tỉnh là cơ quan chấp hành của HĐND tỉnh, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Thường vụ Tỉnh uỷ và HĐND tỉnh trên địa bàn toàn tỉnh; chỉ đạo hoạt động của UBND các huyện, thị xã, các Sở, các cơ quan trực thuộc.
Điều 2: UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức và hoạt động theo Luật Tổ chức HĐND và UBND, các quy định hiện hành khác của cơ quan Nhà nước cấp trên.
Điều 3: Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND tỉnh thực hiện theo quy định tại mục II (Từ Điều 14 đến Điều 30) Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND ở mỗi cấp do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Cụ thể như sau:
I. VỀ KẾ HOẠCH, NGÂN SÁCH, TÀI CHÍNH:
1- Xây dựng quy hoạch kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội đưa ra HĐND thông qua để trình Chính phủ phê duyệt; tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch đó.
Tham gia với các Bộ, ngành Trung ương trong việc phân vùng kinh tế; xây dựng các chương trình, dự án của Bộ, ngành Trung ương trên địa bàn tỉnh; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ chương trình, dự án được giao.
2- Về Ngân sách:
a) Lập dự toán và phương án phân bổ Ngân sách địa phương, dự toán điều chỉnh Ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình HĐND tỉnh quyết định và báo cáo Chính phủ và Bộ Tài chính.
b) Lập quyết toán Ngân sách địa phương trình HĐND tỉnh phê chuẩn và báo cáo Chính phủ và Bộ Tài chính.
c) Xây dựng đề án thu phí, lệ phí, phụ thu và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của Pháp luật; xây dựng đề án phân cấp chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương trình HĐND tỉnh quyết định; tổ chức, chỉ đạo thực hiện sau khi các đề án được thông qua.
d) Kiểm tra Nghị quyết HĐND cấp dưới về dự toán Ngân sách và quyết toán Ngân sách.
e) Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu, chi Ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung Ngân sách cho các huyện, thị xã.
f) Tổ chức thực hiện Ngân sách địa phương; bảo đảm thực hiện đúng việc phân bổ Ngân sách cho huyện, thị xã.
g) Phối hợp với các cơ quan Nhà nước cấp trên trong việc quản lý Ngân sách Nhà nước theo lĩnh vực trên địa bàn.
h) Báo cáo về Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
3- Chỉ đạo, kiểm tra cơ quan Thuế và cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thu Ngân sách tại địa phương; bảo đảm thu đúng, thu đủ, nộp đầy đủ, đúng thời hạn Ngân sách theo quy định của pháp luật.
4- Lập quỹ dự trữ tài chính theo quy định của pháp luật trình HĐND tỉnh và báo cáo cơ quan Nhà nước cấp trên.
II. VỀ NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, NGƯ NGHIỆP, THUỶ LỢI VÀ ĐẤT ĐAI
1- Xây dựng, tổ chức và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi trên cơ sở quy hoạch thống nhất của Trung ương; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; tổ chức, hướng dẫn việc bố trí mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật thâm canh, luân canh, xen canh trên địa bàn tỉnh.
2- Tổ chức việc dự tính, dự báo và thực hiện các biện pháp phòng, trừ các sâu bệnh hại cây trồng và vật nuôi.
3- Chỉ đạo và kiểm tra việc sản xuất, sử dụng giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y và các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp.
4- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của tỉnh, thông qua HĐND tỉnh để trình Chính phủ phê duyệt; xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của UBND cấp huyện, thị xã, quyết định việc giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
5- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc trồng rừng, bảo vệ rừng theo quy hoạch, tổ chức khai thác rừng theo quy định của Chính phủ; tổ chức nuôi trồng đánh bắt, chế biến và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
6- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch thuỷ lợi, quản lý việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên nước, khai thác và bảo vệ vệ động và chỉ huy chống bão lụt trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
III. VỀ CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
1- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh.
2- Tham gia xây dựng các đề án sản xuất công nghiệp của Trung ương và các vùng kinh tế liên quan đến tỉnh, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chính phủ đối với các chương trình, dự án phát triển công nghiệp, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất.
3- Phát triển cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các cơ sở công nghiệp khác.
4- Chỉ đạo việc xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch ở thị xã và các huyện.
5- Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.
6- Quản lý Nhà nước đối với các đơn vị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.
7- Tổ chức thực hiện việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác ở địa phương; tổ chức và kiểm tra việc khai thác tận thu ở địa phương theo quy định của pháp luật.
1- Chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch giao thông vận tải của tỉnh phù hợp với tổng sơ đồ phát triển và quy hoạch chương trình giao thông vận tải của Trung ương.
2- Tổ chức quản lý công trình giao thông đô thị, đường bộ và đường sông ở địa phương theo quy định của pháp luật.
3- Tổ chức và thực hiện và kiểm tra, giám định kỹ thuật an toàn và các loại phương tiện cơ giới đường bộ, đường sông, cấp giấy phép lưu hành, cấp bằng lái theo quy định của pháp luật.
4- Tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra, bảo vệ công trình giao thông, an toàn giao thông trên địa bà tỉnh; chỉ đạo chính quyền cấp huyện, cấp xã bảo vệ các công trình giao thông được phân cấp.
V. VỀ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ:
1- Tổ chức việc lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền các quy hoạch xây dựng đô thị, cụm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh; quản lý kiến trúc, xây dựng, đất xây dựng theo quy hoạch đã được duyệt.
2- Quản lý đầu tư, khai thác, sử dụng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, cụm dân cư nông thôn.
3- Phê duyệt kế hoạch, dự án đầu tư các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền, quản lý công tác xây dựng trên địa bàn tỉnh; cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng; cấp giấy phép xây dựng theo đúng thẩm quyền.
4- Quản lý thực hiện các chính sách về nhà ở, đất ở, quản lý quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước do Chính phủ giao.
5- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng; quản lý việc khai thác và sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.
1- Lập quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh thương mại và kế hoạch phát triển du lịch; tham gia hợp tác quốc tế về thương mại, dịch vụ khi được phép của Chính phủ.
2- Tổ chức quản lý xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật, chỉ đạo công tác quản lý thị trường.
3- Quy định các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động thương mại trong phạm vi tỉnh.
4- Hướng dẫn, sắp xếp mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh.
5- Cấp, thu hồi giấp phép kinh doanh du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, khách sạn, lữ hành nội địa của tỉnh theo quy định của Chính phủ.
6- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại dịch vụ và du lịch.
1- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo; bảo đảm điều kiện vật chất cho các hoạt động giáo dục, đào tạo.
2- Trực tiếp quản lý các trường cao đẳng sư phạm, trường trung học chuyên nghiệp, trường THPT, trường bổ túc văn hoá; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong tỉnh từ trình độ cao đẳng sư phạm trở xuống.
Quản lý Nhà nước đối với các loại hình trường, lớp được giao trên địa bàn tỉnh, cho phép thành lập các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục theo quy định của Chính phủ.
3- Quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và việc cấp văn bằng theo quy định của pháp luật.
4- Thực hiện thanh tra, kiểm tra giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
VIII. VỀ VĂN HÓA, THÔNG TIN, THỂ DỤC, THỂ THAO:
1- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình phát triển sự nghiệp văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao của tỉnh.
2- Chỉ đạo công tác bảo vệ, trùng tu, bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh, công trình văn hoá, nghệ thuật theo thẩm quyền, hướng dẫn xây dựng nếp sống văn minh làng xóm, khu phố văn hóa, gia đình văn hoá; tổ chức các hội diễn thể dục, thể thao và liên hoan nghệ thuật ở địa phương.
3- Quản lý Nhà nước các hoạt động văn hoá, thông tin, quảng cáo, báo chí, xuất bản, thể dục thể thao theo quy định của pháp luật.
4- Tổ chức và quản lý các đơn vị sự nghiệp về văn hoá, thể dục thể thao, phát thanh, truyền hình của tỉnh.
5- Tổ chức hoặc được uỷ quyền tổ chức các cuộc triển lãm, hội chợ, sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao quốc gia, quốc tế trên địa bàn tỉnh.
6- Kiểm tra ngăn chặn việc kinh doanh, lưu hành sách báo, văn hoá phẩm phản động, đồi truỵ theo quy định của pháp luật.
1- Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, biện pháp chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, nhất là người già, bà mẹ, trẻ em, thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình; quản lý hoạt động của các đơn vị y tế thuộc tỉnh, cấp giấy phép hành nghề y, dược, y học dân tộc tư nhân theo quy định của pháp luật.
2- Thực hiện kế hoạch, biện pháp về sử dụng lao động, giải quyết việc làm, điều động dân cư trong phạm vi tỉnh.
3- Thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc và giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình thương binh liệt sỹ, những người và gia đình có công với nước; thực hiện chính sách bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội, quan tâm đến người thương tật, cô đơn, cơ nhỡ.
4- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân; hướng dẫn công tác từ thiện, nhân đạo, phòng, chống các tệ nạn xã hội; phòng, chống dịch bệnh ở địa phương.
X. VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG:
1- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm khuyến khích việc nghiên cứu, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống địa phương.
2- Thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường ở địa phương.
3- Quản lý các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh hoặc được cấp trên giao.
4- Quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ, tham gia giám định Nhà nước về công nghệ đối với các dự án đầu tư quan trọng ở địa phương.
5- Chỉ đạo, tổ chức việc bảo vệ, cải thiện môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và xác định trách nhiệm phải xử lý về môi trường đối với tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
6- Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm; công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá của các cơ sở sản xuất ở địa phương; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả tại địa phương bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
7- Chỉ đạo thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân ở địa phương.
1- Tổ chức chỉ đạo thực hiện các biện pháp xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân, chỉ đạo công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trong nhân dân và trường học ở địa phương.
2- Tổ chức, chỉ đạo xây dựng thực hiện kế hoạch phòng thủ khu vực tỉnh thành khu vực phòng thủ vững chắc; chỉ đạo việc xây dựng và hoạt động tác chiến của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.
3- Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện đúng Luật nghĩa vụ Quân sự, Pháp lệnh dân quân tự vệ và pháp luật dự bị động viên. Hoàn thành công tác tuyển quân, động viên quân dự bị và công tác huấn luyện hàng năm theo yêu cầu để bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng của địa phương và cả nước trong mọi tình huống theo quy định của Chính phủ.
4- Thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương.
5- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng và quốc phòng với an ninh; quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu vực quân sự trên địa bàn tỉnh.
XII. VỀ AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI:
1. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng lực lượng công an nhân dân; chỉ đạo công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, chống tham nhũng, chống buôn lậu; bảo vệ bí mật Nhà nước, xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội.
2. Chỉ đạo, kiểm tra, quản lý việc vận chuyển, sử dụng vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, chất độc, chất phóng xạ; quản lý các ngành nghề kinh doanh đặc biệt theo quy định của pháp luật.
3. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương.
4. Tổ chức, kiểm tra việc thực hiện các thể lệ, quy tắc, biện pháp phòng cháy, chữa cháy và trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội.
XIII. VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách tôn giáo, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương; xem xét và giải quyết việc đề nghị sửa chữa các công trình thờ tự, tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật; chống mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
1- Căn cứ vào các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND tỉnh, ban hành các Quyết định, Chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó, bảo đảm cho các văn bản này không trái với Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan cấp trên.
2- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật; tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND tỉnh trong cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương.
3- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân.
4- Tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra Nhà nước, tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật.
5- Tổ chức, chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật.
6- Tổ chức, chỉ đạo việc quản lý hộ tịch và đăng ký những việc về hộ tịch thuộc thẩm quyền thực hiện công tác công chứng, giám định tư pháp, quản lý tổ chức luật sư và tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật.
7- Quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
1- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND theo quy định của pháp luật.
2- Xây dựng kế hoạch và phân bổ biên chế hành chính sự nghiệp hàng năm của cơ quan hành chính, sự nghiệp của tỉnh; quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương theo phân cấp của Chính phủ.
Tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công chức Nhà nước và cán bộ cấp xã, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho Đại biểu HĐND cấp huyện và cấp xã theo hướng dẫn của Chính phủ.
Tổ chức việc khen thưởng, thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức Nhà nước theo quy định của pháp luật.
3- Thành lập, sát nhập, giải thể, quyết định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp thuộc UBND theo quy định của Chính phủ; chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế của cơ quan, tổ chức này.
4- Thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với cơ quan, đơn vị của Trung ương trên địa bàn tỉnh.
5- Cho phép thành lập, giải thể, cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước theo phân cấp của Chính phủ; cấp, thu hồi giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; cho phép các tổ chức kinh tế trong nước đặt văn phòng đại diện, chi nhánh hoạt động trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
6- Cho phép lập hội và tổ chức phi Chính phủ theo quy định của pháp luật; quản lý, hướng dẫn và kiểm tra việc lập và hoạt động của các hội, tổ chức phi Chính phủ theo quy định của pháp luật.
7- Xây dựng đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đưa ra HĐND tỉnh thông qua để trình cấp trên xem xét, quyết định; xây dựng đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh đưa ra HĐND tỉnh thông qua để đề nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.
8- Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới và bản đồ địa giới hành chính của tỉnh, của các đơn vị hành chính trong tỉnh theo quy định của pháp luật.
9- Trình HĐND tỉnh quyết định việc đặt tên, đổi tên đường, phố, quảng trường, công trình công cộng và các đơn vị hành chính, sự nghiệp trong tỉnh theo quy định của Chính phủ.
XVI. TRONG QUAN HỆ VỚI NƯỚC NGOÀI:
UBND tỉnh thực hiện một số hoạt động đối ngoại theo sự phân công và chỉ đạo thống nhất của Chính phủ.
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UBND TỈNH
Điều 4: UBND tỉnh Bắc Ninh khoá 15 nhiệm kỳ 1999 - 2004 có 9 thành viên gồm 01 Chủ tịch, 3 Phó Chủ tịch và 5 Uỷ viên:
1- Chủ tịch UBND tỉnh là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời cùng tập thể chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Tỉnh uỷ và HĐND tỉnh về hoạt động của UBND tỉnh.
Chủ tịch phân công công tác cho các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên của UBND tỉnh.
2- Các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên UBND tỉnh được phân công phụ trách lĩnh vực công tác nào chịu trách nhiệm cá nhân về quản lý Nhà nước trước Chủ tịch UBND và HĐND tỉnh về lĩnh vực công tác đó, đồng thời chịu trách nhiệm tập thể trước Chính phủ, Tỉnh uỷ và HĐND tỉnh về hoạt động của UBND tỉnh.
Điều 5: UBND tỉnh thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề sau đây:
1- Chương trình làm việc của UBND tỉnh.
2- Qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán Ngân sách, quyết toán Ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương trình HĐND tỉnh.
3- Các biện pháp thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về kinh tế - xã hội; các báo cáo, đề án trình Chính phủ và HĐND tỉnh.
4- Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND và phân vạch, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở địa phương.
Định kỳ 1 tháng, 6 tháng, 1 năm UBND tỉnh tiến hành kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ theo chương trình công tác đã đề ra; đồng thời báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ với các cơ quan cấp trên và cơ quan có liên quan như sau:
Báo cáo tháng gửi Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND tỉnh, thành viên UBND tỉnh.
Báo cáo 6 tháng, 1 năm gửi Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, Uỷ ban MTTQ tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh, thành viên UBND tỉnh.
Các báo cáo trên do Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp các ngành có liên quan chuẩn bị.
Điều 7. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện theo Điều 52 của Luật Tổ chức HĐND và UBND; cụ thể như sau:
1- Lãnh đạo công tác UBND, các thành viên của UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND như:
a) Đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND huyện, thị xã trong việc thực hiện Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của HĐND và Quyết định của UBND tỉnh.
b) Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh, trừ các vấn đề quy định tại Điều 5 của qui chế này.
c) áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong cơ quan, cán bộ, viên chức Nhà nước và trong bộ máy chính quyền địa phương.
d) Tổ chức việc tiếp dân; xét và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật.
2- Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của UBND tỉnh.
3- Phê chuẩn kết quả bầu cử các thành viên của UBND các huyện, thị xã; điều động, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp dưới; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của khác của UBND các huyện, thị xã; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức Nhà nước theo sự phân cấp quản lý.
4- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và những văn bản sai trái của UBND, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã.
5- Đình chỉ việc thi hành Nghị quyết sai trái của HĐND các huyện, thị xã và đề nghị HĐND tỉnh bãi bỏ.
Điều 8. Phân công trách nhiệm và quyền hạn của các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên của UBND:
1. Các Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh trong lĩnh vực được phân công, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thị xã tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực công tác được phân công.
Phó Chủ tịch Thường trực thay mặt Chủ tịch điều hành công việc chung và ký các văn bản khi Chủ tịch uỷ quyền.
Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực công tác nào phải xem xét các đề án thuộc lĩnh vực công tác mình phụ trách trước khi trình UBND tỉnh.
2. Trong khi giải quyết công việc cụ thể, các Phó Chủ tịch có ý kiến khác nhau về cùng 1 vấn đề thì báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
3. Trong phạm vi quyền hạn của mình, các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên UBND tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ trong lĩnh vực công tác đựơc phân công và thực hành chống tham nhũng; thực hiện chế độ tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực công tác phân công.
Điều 9. Chánh Văn phòng UBND tỉnh giúp Chủ tịch giải quyết các công việc:
1- Nắm tình hình hoạt động của UBND tỉnh và các ngành, các cấp.
2- Lập chương trình công tác năm, quý, tháng của UBND tỉnh.
3- Quản lý việc ban hành các văn bản của UBND và Chủ tịch UBND tỉnh theo đúng thể thức, trình tự. Tổ chức công bố, truyền đạt, theo dõi và kiểm tra các ngành, các cấp thực hiện các văn bản nói trên.
4- Lãnh đạo và điều hành Văn phòng UBND tỉnh đảm bảo mọi hoạt động của UBND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh, Đoàn BĐQH và Thường trực Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh.
5- Được giải quyết một số công việc cụ thể theo uỷ nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 10: Để quản lý chặt chẽ và đảm bảo tính thống nhất trong quá trình giải quyết công việc, Chánh Văn phòng UBND tỉnh trình UBND và Chủ tịch UBND tỉnh nội dung các công việc khi:
Đã có ý kiến của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã.
Đã có ý kiến của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã có liên quan (Đối với những nội dung có liên quan đến nhiều ngành, huyện, thị xã).
Các nội dung trong chương trình công tác của UBND (Trừ trường hợp đặc biệt); các nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh.
QUY ĐỊNH VỀ TIẾP NHẬN VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN
Điều 11. Thẩm quyền ký các văn bản:
1- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ký tất cả các văn bản thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2- Phó Chủ tịch ký thay Chủ tịch các văn bản thuộc lĩnh vực công tác được phân công và được Chủ tịch uỷ quyền.
3- Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh thừa lệnh Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ký các văn bản được uỷ quyền.
Điều 12. Việc tiếp nhận văn bản và giải quyết công việc thực hiện theo quy trình sau:
Văn bản của các ngành, các cấp gửi đến UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị xem xét giải quyết, phải được lãnh đạo Văn phòng xử lý nghiệp vụ theo quy định về quản lý văn bản và được các chuyên viên giúp việc trình giải quyết (Trường hợp đặc biệt Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết trực tiếp và thông báo lại để lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh biết, theo dõi quá trình thực hiện và tổng hợp báo cáo).
Điều 13. Chế độ ban hành, quản lý văn bản:
Mọi văn bản của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh được ban hành, quản lý chặt chẽ, đúng chế độ quy định.
Những vấn đề UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết phải được thể chế hoá bằng văn bản và ban hành chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày có ý kiến giải quyết.
Các Quyết định, Chỉ thị của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh gửi UBND các huyện, thị xã nào Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm gửi cho Thường trực HĐND huyện, thị xã đó.
Những văn bản của các cấp, các ngành gửi đến UBND tỉnh phải được quản lý, theo dõi qua hệ thống văn thư và xử lý theo quy định của Văn phòng UBND tỉnh. Văn bản đã ban hành được lưu trữ theo quy định.
TRÁCH NHIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH
Điều 14: Các Sở, Ban, ngành là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn; chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của UBND tỉnh về nhiệm vụ, tổ chức cán bộ, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên. Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và cơ quan chuyên môn cấp trên về lĩnh vực công tác của ngành.
1- Khi giải quyết công việc có liên quan đến nhiều ngành thì UBND tỉnh chỉ đạo Sở chuyên ngành có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các ngành và cấp có liên quan để giải quyết.
- Những cuộc họp hoặc làm việc có mời lãnh đạo các ngành Trung ương, các ngành phải báo cáo UBND tỉnh đưa vào chương trình công tác.
2- UBND tỉnh uỷ quyền cho Giám đốc Sở, thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh thuyết trình các đề án chuyên ngành tại kỳ họp HĐND tỉnh và trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh về những vấn đề thuộc lĩnh vực công tác của Sở, ngành.
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁCVÀ TỔ CHỨC PHIÊN HỌP CỦA UBND
Điều 16: UBND tỉnh làm việc theo chương trình công tác được xây dựng cho từng tháng, quý, năm (Trừ những nhiệm vụ đột xuất phát sinh). Chương trình công tác hàng tháng của UBND tỉnh được gửi đến các Sở, Ban, ngành và Chủ tịch UBND huyện, thị xã từ ngày 25 - 27 tháng trước.
Căn cứ chương trình công tác của UBND tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên UBND tỉnh lập chương trình công tác để chỉ đạo lĩnh vực mình phụ trách.
Căn cứ vào chương trình công tác của UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Sở, Ban, ngành và UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực công tác được phân công chỉ đạo kịp thời, bảo đảm thực hiện tốt chương trình công tác.
Điều 17: Tổ chức phiên họp của UBND:
1. UBND tỉnh họp thường kỳ mỗi tháng 1 phiên, trừ các phiên họp bất thường.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, dự kiến nội dung thời gian và chương trình phiên họp trình Chủ tịch UBND tỉnh. Tài liệu phục vụ phiên họp và giấy mời gửi tới các thành viên UBND tỉnh trước khi họp 5 ngày.
2. Chánh Văn phòng gửi giấy mời Thường trực HĐND tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh dự các phiên họp và lãnh đạo các đoàn thể nhân dân cấp tỉnh dự các phiên họp khi bàn các vấn đề có liên quan.
Đối với các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã khi được mời dự họp UBND tỉnh thì thủ trưởng ngành, Chủ tịch UBND huyện, thị xã có trách nhiệm đến dự (khi vắng mặt có lý do chính đáng phải báo cáo, nếu được sự đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh thì cử cấp phó dự thay), nếu cả cấp phó vắng thì Trưởng phòng dự thay.
3. Các Uỷ viên UBND tỉnh nếu đi vắng phải báo cáo và được Chủ tịch đồng ý, đồng thời có nhiệm vụ thực hiện kết luận tại phiên họp.
4. Phiên họp UBND tỉnh do Chủ tịch chủ trì. Khi Chủ tịch đi vắng, Phó Chủ tịch thường trực chủ trì.
Các quyết định của UBND tỉnh phải được quá nửa tổng số thành viên UBND tỉnh biểu quyết tán thành.
5. Biên bản phiên họp UBND tỉnh phải ghi đầy đủ nội dung, ý kiến phát biểu của các thành viên, kết luận của chủ toạ và kết quả biểu quyết. Biên bản do Chánh Văn phòng UBND tỉnh ký và lưu trữ theo quy định của Nhà nước.
6. Chậm nhất là 5 ngày sau phiên họp, Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm ban hành văn bản và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện, tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
7. Buổi sáng thứ 6 hàng tuần, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh họp giao ban; mời Thường trực HĐND tỉnh dự họp giao ban.
8. Ngoài phiên họp thường kỳ, UBND tỉnh họp với UBND các huyện, thị xã, các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh để triển khai những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Những công việc thuộc chuyên ngành nào, thủ trưởng ngành đó chủ động tổ chức thực hiện, khi cần họp với Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thì phải báo cáo và được Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý. Thực hiện giao ban khối mỗi quý một lần.
XÂY DỰNG VÀ TRÌNH DUYỆT CÁC ĐỀ ÁN
Điều 18. Đề án thuộc lĩnh vực công tác của cơ quan và địa phương nào (Sở, Ban, ngành, huyện, thị xã) thì thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã đó là chủ đề án sau khi có chủ trương của UBND tỉnh.
Điều 19. Quy trình duyệt đề án tại phiên họp UBND tỉnh:
1- Các đề án trình UBND tỉnh nhất thiết phải gửi đến Chánh Văn phòng UBND tỉnh trước 7 ngày. UBND tỉnh giao trách nhiệm cho Chánh Văn phòng: Gửi đề án tới các thành viên UBND tỉnh, lãnh đạo cơ quan trước 5 ngày để nghiên cứu.
2- Đề án chỉ được trình UBND tỉnh sau khi đã được Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực đó xem xét và có ý kiến.
3- Hồ sơ trình duyệt đề án bao gồm:
Tờ trình.
Nội dung.
ý kiến của Phó Chủ tịch phụ trách.
Dự thảo Quyết định hoặc Chỉ thị của UBND tỉnh về việc ban hành đề án (nếu có).
Kế hoạch tổ chức thực hiện.
4. Chủ đề án trực tiếp báo áo đề án tại phiên họp UBND tỉnh; nếu uỷ nhiệm cho cấp phó phải được Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý.
5. Đối với đề án ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải được Sở Tư pháp thẩm định về mặt pháp lý.
Điều 20: Quyền hạn phê chuẩn dự án:
1- Chủ tịch UBND tỉnh ký phê chuẩn các đề án thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2- Phó Chủ tịch ký thay Chủ tịch các đề án thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách hoặc được Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền.
Điều 21: Sau khi đề án được phê chuẩn, Giám đốc các Sở, thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện. Thủ trưởng các cơ quan chủ trì có trách nhiệm phối hợp với Chánh Văn phòng UBND tỉnh và các ngành liên quan ra văn bản hướng dẫn (khi cần thiết); đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đề án và báo cáo UBND, Chủ tịch UBND tỉnh.
CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA VÀ GIẢI QUYẾT CÁC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN
Điều 22: Thủ trưởng các Sở, các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc lĩnh vực, địa phương mình; chỉ đạo và tổ chức giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân theo thẩm quyền.
Điều 23: Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm tổ chức các cuộc thanh tra, xét, giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo của công dân; phối hợp với các ngành, các huyện, thị xã có liên quan giúp Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết việc khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh; thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của Pháp lệnh Thanh tra, Luật Khiếu nại, tố cáo...
Điều 21: UBND tỉnh duy trì chế độ tiếp dân theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo. Phiên tiếp dân của UBND tỉnh do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch chủ trì tiếp nhận xử lý và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân. Tại phiên tiếp công dân Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm phân công lãnh đạo, chuyên viên giúp UBND tỉnh tiếp công dân và tham mưu về xử lý các khiếu nại, tố cáo phát sinh tại phiên tiếp công dân.
Các khiếu nại tố cáo của công dân được Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết hoặc uỷ quyền theo lĩnh vực ngành chức năng giải quyết, thủ trưởng các Sở thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức thi hành theo đúng thời gian quy định. Chánh Thanh tra tỉnh theo dõi, kiểm tra việc thực hiện. Đối với kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng các ngành thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã phải thi hành, nếu có ý kiến khác phải báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trong thời hạn pháp luật quy định.
1- UBND tỉnh tiếp khách nước ngoài đối với những trường hợp có liên quan đến nhiệm vụ công tác chung của tỉnh. Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm xem xét và báo cáo nội dung, bố trí thời gian làm việc và chịu trách nhiệm phục vụ lễ tân.
2- Chánh Văn phòng UBND tỉnh chuẩn bị nội dung, chương trình, lịch tiếp, thành phần tiếp khách trình Chủ tịch UBND tỉnh.
CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA UBND TỈNH
A. Đối với tỉnh uỷ, thường trực HĐND tỉnh, Uỷ ban MTTQ, các đoàn thể nhân dân và đoàn Đại biểu Quốc hội:
Điều 26: UBND tỉnh báo cáo tình hình kinh tế -xã hội, tình hình thực hiện các Nghị quyết, chủ trương của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh theo định kỳ và các vấn đề đột xuất với Thường trực Tỉnh uỷ.
Điều 27: UBND tỉnh có kế hoạch tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và những vấn đề Thường trực Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND tỉnh yêu cầu. Những chủ trương lớn về kinh tế - xã hội phải đựơc Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và HĐND tỉnh thông qua trước khi thực hiện.
Điều 28: UBND tỉnh phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh và các Ban của HĐND tỉnh chuẩn bị các kỳ họp của HĐND, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, xây dựng các báo cáo, đề án trình tại kỳ họp HĐND tỉnh, trả lời chất vấn của các Đại biểu HĐND tỉnh.
UBND tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để các Đại biểu HĐND tỉnh hoạt động có hiệu quả, chỉ đạo Sở Tài chính - Vật giá xây dựng kế hoạch chi Ngân sách hàng năm về hoạt động của HĐND tỉnh, trình HĐND tỉnh phê duyệt vào kỳ họp đầu năm.
Điều 29: UBND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban MTTQ tỉnh, các đoàn thể nhân dân trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Định kỳ mỗi năm 2 lần làm việc với các đoàn thể nhân dân.
Điều 30: UBND tỉnh thường xuyên phối hợp với Đoàn ĐBQH. Thông tin về tình hình kinh tế - xã hội và báo cáo tình hình thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội ở địa phương; tạo điều kiện để Đoàn ĐBQH thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình ở địa phương theo quy định của pháp luật.
B. Đối với các bộ, ngành Trung ương và các cơ quan đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn:
Điều 31: UBND tỉnh chịu sự quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực chuyên môn của Bộ, ngành Trung ương; chấp hành các Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ, ngành Trung ương về quản lý ngành, lĩnh vực; đồng thời có trách nhiệm quản lý Nhà nước trên địa bàn đối với mọi cơ quan, đơn vị của Bộ, ngành Trung ương đóng ở địa phương.
Điều 32: Đối với các cơ quan, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn, UBND tỉnh có trách nhiệm tham gia với Bộ, ngành Trung ương trong việc thành lập, thay đổi tổ chức và tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị hoạt động có hiệu quả; thực hiện việc quản lý Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật, xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý theo luật pháp các vi phạm của cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân trong các cơ quan, đơn vị này.
Điều 33: Quy chế này được UBND tỉnh Khoá 15 thông qua ngày 13/01/2000 và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, định kỳ báo cáo với UBND tỉnh về kết quả thực hiện quy chế này.
Căn cứ Quy chế này, các Sở, ngành trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã xây dựng quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị mình.
Điều 34: Các thành viên UBND tỉnh, thủ trưởng các cơ quan của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu cần bổ sung, sửa đổi, Văn phòng UBND tỉnh và Ban Tổ chức chính quyền tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 01/2014/QĐ-UBND về Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 147/2004/QĐ-UB ban hành Quy chế làm việc của ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh nhiệm kỳ 2004-2009
- 3Quyết định 15/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 04/2012/QĐ-UBND về Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu
- 4Quyết định 04/2014/QĐ-UBND Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân quận 10 thành phố Hồ Chí Minh
- 1Luật nghĩa vụ quân sự 1981
- 2Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 3Hiến pháp năm 1992
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 5Pháp lệnh dân quân tự vệ năm 1996
- 6Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ở mỗi cấp năm 1996
- 7Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 8Quyết định 01/2014/QĐ-UBND về Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
- 9Quyết định 15/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 04/2012/QĐ-UBND về Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu
- 10Quyết định 04/2014/QĐ-UBND Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân quận 10 thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định 45/2000/QĐ-UB về Quy chế làm việc Ủy ban tỉnh Bắc Ninh nhiệm kỳ 1999 - 2004
- Số hiệu: 45/2000/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/04/2000
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Nguyễn Thế Thảo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/04/2000
- Ngày hết hiệu lực: 09/09/2004
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực