Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 449/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2020-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;

Căn cứ Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/4/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Chương trình Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020-2025;

Căn cứ Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;

Căn cứ Quyết định số 390/QĐ-UBND ngày 17/01/2019 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp Thành phố; các ngành hàng, sản phẩm quan trọng nông nghiệp cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm của thành phố Hà Nội;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 492/TTr-SNN ngày 26/12/2019 và Hội đồng thẩm định Chương trình Khuyến nông thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2025 tại Biên bản họp 24/12/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình Khuyến nông thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 - 2025 kèm theo Quyết định này (có Chương trình chi tiết kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Kho bạc Nhà nước Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Các Bộ: Nông nghiệp & PTNT, Tài chính, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư;
- TTr: Thành ủy, HĐND TP (để báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND Thành phố;
- Các Ban HĐND Thành phố;
- UBMTTQ và các đoàn thể TP;
- VPUB: CVP, các PVP; KT, TKBT;
- Công báo, Cổng TTĐT Thành phố;
- Lưu: VT, KT Vân

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 

CHƯƠNG TRÌNH

KHUYẾN NÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 449/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

Phần 1

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2015-2019

I. Kết quả đạt được:

Trong những năm qua (2015-2019), Thành phố luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp, đặc biệt là công tác Khuyến nông. Thông qua hoạt động Khuyến nông Thành phố đã xây dựng và thực hiện được nhiều mô hình trình diễn áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất và bước đầu gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị mang lại hiệu quả cao tích cực, cụ thể như:

1. Trong lĩnh vực trồng trọt: Đã triển khai 27 dạng mô hình tại 323 điểm trình diễn với trên 17.700 hộ tham gia. Mô hình trình diễn các giống lúa mới năng suất, chất lượng cao; Mô hình trình diễn lúa cấy bằng máy và sản xuất mạ khay, cấy máy; Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ;...đã giới thiệu và trình diễn cho nhân dân nhiều giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng hạt gạo ngon đáp ứng nhu cầu của thị trường và tăng hiệu quả trong sản xuất lúa từ 10 - 15%. Thông qua các mô hình đã đưa diện tích gieo cấy các giống lúa chất lượng cao lên 55%, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đến nay tại nhiều địa phương đã hình thành các tổ, đội dịch vụ chuyên sản xuất mạ khay và cấy lúa bằng máy đem lại hiệu quả cao như ở Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Ứng Hòa, Thanh Trì, Đông Anh, Phú Xuyên, Chương Mỹ. Bên cạnh đó là các mô hình sản xuất hoa lan, hoa lily, hoa hồng...giống mới đã được triển khai nhân rộng tại các vùng sản xuất hoa tập trung như Mê Linh, Bắc Từ Liêm, Đan Phượng, Hoài Đức.... đã làm tăng hiệu quả sản xuất, phong phú thêm chủng loại, màu sắc, kiểu dáng ... đáp ứng nhu cầu chơi hoa của người Hà Nội.

Đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao như duy trì được 154 cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa chất lượng cao với quy mô từ 50-100ha/vùng tại 86 Hợp tác xã nông nghiệp của 14 huyện, giá trị thu nhập tăng thêm so với sản xuất lúa truyền thống từ 25-30%, xây dựng 101 vùng sản xuất rau an toàn tập trung, giá trị đạt từ 400 - 500 triệu đồng/ha/năm, hình thành 50 vùng sản xuất hoa, cây cảnh tập trung với quy mô 20 ha/vùng, giá trị đạt từ 0,5-1,5 tỷ/ha/năm, có nơi đạt 2 tỷ/ha/năm. Hình thành được nhiều vùng trồng cây ăn quả tập trung quy mô từ 50-100ha trở lên như vùng trồng bưởi tại Đan Phượng, Hoài Đức, Chương Mỹ cho thu nhập từ 500-600 triệu đồng/ha/năm; vùng trồng nhãn tại Hoài Đức, Quốc Oai cho thu nhập khoảng 700 triệu đồng/ha; vùng trồng cam tại các huyện Thanh Oai, Thường Tín, Hoài Đức,… cho thu nhập từ 700-800 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt năm 2018, lần đầu tiên sản phẩm nhãn chín muộn trên địa bàn thành phố Hà Nội xuất khẩu được 19 tấn đi Mỹ và châu Âu, mở ra triển vọng mới cho thị trường cây ăn quả đặc sản.

2. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: Đã triển khai 15 dạng mô hình, trong đó: Chăn nuôi 08 dạng mô hình, thủy sản 07 dạng mô hình tại 184 điểm với trên 1.160 hộ dân tham gia.

Các mô hình chăn nuôi gà mía thả vườn an toàn sinh học; sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà thả vườn quy mô 300.000 con triển khai trên địa bàn 12 huyện, thị xã: Hoài Đức, Thạch Thất, Sóc Sơn, Mê Linh, Gia Lâm, Thanh Oai, Ứng Hòa, Đan Phượng, Phúc Thọ, Ba Vì, Sơn Tây, Thường Tín. Với ưu điểm lông đẹp, mào cờ, da vàng, thịt thơm ngon phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nên dễ bán, hiệu quả kinh tế cao. Thành công từ mô hình góp phần hình thành Hiệp hội chăn nuôi gà đồi huyện Ba Vì, Sóc Sơn; Mô hình nuôi thủy sản theo hướng an toàn thực phẩm triển khai trên địa bàn 08 huyện Chương Mỹ, Mê Linh, Sóc Sơn, Gia Lâm, Ba Vì, Thanh Oai, Phúc Thọ, Bắc Từ Liêm; Phát triển 15 vùng chăn nuôi tập trung quy mô lớn ngoài khu dân cư gồm 02 vùng chăn nuôi bò sữa, 4 vùng chăn nuôi lợn, 9 vùng chăn nuôi gia cầm, thủy cầm. Phát triển 76 xã chăn nuôi trọng điểm, gồm 15 xã chăn nuôi bò sữa, 19 xã chăn nuôi bò thịt, 13 xã chăn nuôi lợn, 29 xã chăn nuôi gia cầm, thủy cầm.

Mô hình Nuôi cá rô phi giống mới (giống Đường Thành, rô phi Novit) nuôi an toàn sinh học triển khai trên địa bàn các huyện, thị xã: Sơn Tây, Phú Xuyên, Thường Tín, Quốc Oai, Thanh Trì, Sóc Sơn. Qua thực tế triển khai cho thấy, sử dụng giống mới cùng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi thủy sản, quan tâm chú trọng đến khâu quản lý môi trường nước, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao: năng suất đạt 17 tấn - 20 tấn/ha, lợi nhuận tăng hơn so với nuôi giống cá cũ 40 - 50 (triệu đồng/ha). Mô hình nuôi thâm canh cá chép ứng dụng công nghệ “sông trong ao” với quy mô 31 ha triển khai trên địa bàn các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Quốc Oai, Ứng Hòa, Chương Mỹ; bước đầu được đánh giá có hiệu quả cao: tiết kiệm thức ăn, nguồn nước nuôi, quản lý được dịch bệnh, giảm công lao động, năng suất cao. Đã chuyển đổi được 220 ha diện tích ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản tập trung kết hợp với trồng cây ăn quả, du lịch sinh thái. Hình thành 56 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở các huyện: Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Oai, Ba Vì, Thanh Trì, Chương Mỹ và Thường Tín.

Các mô hình khuyến nông chăn nuôi, thủy sản đã góp phần xây dựng những vùng sản xuất quy mô tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế và thay đổi nhận thức người nuôi tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, làm tiền đề cho việc xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn sinh học, hướng đến xuất khẩu.

3. Trong lĩnh vực cơ giới hóa: Thông qua các mô hình khuyến nông đã góp phần thúc đẩy đưa máy móc thiết bị vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất lúa đã giúp giảm chi phí cho người sản xuất từ 20 - 30% so với sản xuất theo truyền thống, năng suất tăng từ 10-15%, giảm tổn thất sau thu hoạch từ 2-3%. Tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất đã đạt 100%, trong khâu thu hoạch lúa đạt trên 80%, khâu gieo cấy lúa mới chỉ đạt trên 3%. Trong chăn nuôi đã có nhiều trang trại ứng dụng hệ thống giàn mát, hệ thống cho ăn bán tự động, uống tự động, góp phần nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, giải phóng sức lao động, tăng hiệu quả kinh tế. Trong nuôi trồng thủy sản đã ứng dụng hệ thống quạt nước, cho ăn bán tự động.

Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đã được đẩy mạnh trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản cho năng suất vượt trội, giá trị cao, đảm bảo an toàn thực phẩm. Hiện nay, toàn Thành phố có 133 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao hiện nay chiếm khoảng 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Toàn Thành phố đã xây dựng, duy trì và phát triển được 135 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, cùng trên 40 nhãn hiệu được bảo hộ như: Gà đồi Sóc Sơn, gà Mía Sơn Tây, vịt Vân Đình, nhãn chín muộn Đại Thành, gạo thơm Bối Khê...

Sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản và hiệu quả sản xuất ngày càng được nâng cao; bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chủ lực tập trung theo quy hoạch như vùng sản xuất rau an toàn, hoa, cây ăn quả, lúa chất lượng cao, vùng chăn nuôi gia cầm, bò thịt, bò sữa, thủy sản tập trung quy mô lớn,...; mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ theo chuỗi giá trị được phát triển; kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất được củng cố, tăng cường; khoa học, công nghệ áp dụng rộng rãi trong sản xuất; cơ giới hóa phát triển nhanh trong sản xuất, bảo quản, chế biến. Sản xuất nông nghiệp đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và ổn định an ninh chính trị của Thành phố. Thành tựu đó có sự đóng góp tích cực của công tác khuyến nông, đặc biệt là thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Trong giai đoạn vừa qua, Thành phố đã tập trung chỉ đạo ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ trong sản xuất gắn với xây dựng mô hình điểm để chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất đã giúp cho nền sản xuất nông nghiệp của Thành phố có những thay đổi căn bản theo hướng hiệu quả và bền vững, đồng thời khai thác tốt lợi thế để phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực của thành phố từng bước xây dựng thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường.

II. Đánh giá chung

1. Thuận lợi

- Sau khi dồn điền, đổi thửa, diện tích đất nông nghiệp đã và đang hình thành các vùng chuyên canh, tập trung. Tạo điều kiện phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm hàng hoá, nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

- Tiềm năng đất đai, lao động dồi dào, nhiều vùng sinh thái phù hợp để xây dựng và nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; nhiều tổ chức, hộ gia đình sẵn sàng đổi mới, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm nông nghiệp; nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ thành công, mang lại hiệu quả cao nên bước đầu đã tác động tích cực tới cán bộ và nhân dân;

Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, các Sở ngành quan tâm đến công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các Doanh nghiệp/Tập đoàn lớn để khảo sát và đầu tư, liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố.

2. Khó khăn, tồn tại hạn chế

- Bên cạnh đó, đầu tư cho nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn lớn, trong khi nguồn lực tài chính của người dân và các nhà đầu tư hạn chế, các chính sách của Trung ương và của Thành phố chưa đủ mạnh và đồng bộ, mới chỉ đáp ứng ở một số công đoạn trong chuỗi với quy mô nhỏ nên hoạt động đầu tư chưa được tập trung, nguồn vốn đầu tư còn ít, các mô hình sản xuất hiệu quả thiếu nguồn kinh phí để nhân rộng. Sản xuất nông nghiệp lại có độ rủi ro cao về thời tiết, thị trường nên chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

- Sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay còn thiếu nguồn nhân lực trình độ cao về kỹ năng quản lý, sản xuất, thị trường; Sự liên kết “4 nhà” Nhà nước - Nhà khoa học - Doanh nghiệp - Người dân chưa thực hiện chặt chẽ và sâu, rộng; liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn thiếu và yếu nên nhiều hộ nông dân, đặc biệt Doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

- Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tạo ra nền kinh tế chuyển dịch, giảm diện tích tự nhiên cho sản xuất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng đòi hỏi nhận thức, hình thức, phương thức hoạt động khuyến nông cũng phải thường xuyên thay đổi.

- Các mô hình Khuyến nông thời gian qua còn dàn trải, chưa tập trung vào các đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực theo định hướng của Thành phố. Mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm còn ít, chưa thu hút được doanh nghiệp làm nòng cốt trong chuỗi liên kết.

- Các mô hình theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học, mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, mô hình được cấp giấy chứng nhận chưa nhiều.

Phần 2

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

I. Cơ sở pháp lý, mục tiêu, đối tượng, phạm vi thực hiện Chương trình

1. Cơ sở pháp lý xây dựng Chương trình:

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về Nông nghiệp, nông dân và nông thôn số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008;

- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;

- Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;

- Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt Chương trình khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020-2025;

- Chương trình số 02-CTr/TU, ngày 26/4/2016 của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”;

- Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 09/7/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030;

- Quyết định 390/QĐ-UBND ngày 17/01/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp thành phố; các ngành hàng sản phẩm nông nghiệp quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm của Thành phố Hà Nội;

- Quyết định số 437/QĐ-UBND ngày 21/01/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp Thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2020

- Quyết định số 3215/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành Danh mục các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội và tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố Hà Nội.

2. Mục tiêu:

- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập, giảm nghèo, làm giàu, thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường.

- Phấn đấu từng bước mở rộng các mô hình có áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản; tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị; các mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và cấp chứng nhận xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có năng suất, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, phòng chống có hiệu quả các loại dịch bệnh cây trồng, vật nuôi; góp phần xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp.

3. Đối tượng:

- Tổ chức, cá nhân thuộc hệ thống Khuyến nông thành phố Hà Nội; tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao, có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp; tổ chức, cá nhân khác bao gồm: tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức, cá nhân khác có tham gia hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Người sản xuất: Nông dân, chủ trang trại, tổ viên viên tổ hợp tác, thành viên hợp tác xã và các cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Tổ liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4. Phạm vi thực hiện:

- Các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố, trong đó ưu tiên triển khai các mô hình khuyến nông vào vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo Quyết định 3215/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

II. Nội dung chương trình khuyến nông giai đoạn 2020-2025

1. Đào tạo, tập huấn thường xuyên

1.1. Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông nâng cao năng lực

- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ và cộng tác viên khuyến nông về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật khuyến nông; thời gian dự kiến từ 1 đến 3 ngày/1 lớp.

- Đào tạo giảng viên (là các cán bộ khuyến nông có năng lực, chuyên môn, kinh nghiệm trong hệ thống) về quản lý dịch hại tổng hợp (TOT) trên cây lúa, cây rau, cây ăn quả, chè; thời gian dự kiến từ 1 đến 3 tháng/1 khóa.

1.2. Tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp

- Tập huấn cho các tổ chức, cá nhân hiểu biết về chuỗi giá trị (điều kiện, lợi ích, trách nhiệm khi tham gia chuỗi); thời gian dự kiến từ 1 đến 3 ngày/1 lớp.

- Tập huấn trang bị kiến thức và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăn nuôi cho nông dân; thời gian dự kiến từ 1 đến 3 ngày/1 lớp.

- Bồi dưỡng, nâng cao năng lực về kỹ thuật và quản lý, kiến thức thị trường, xây dựng thương hiệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm cho các hộ sản xuất, Hợp tác xã có mô hình trang trại lớn; thời gian dự kiến từ 1 đến 3 ngày/1 lớp.

- Tập huấn nông dân (FFS) về quản lý dịch hại trên lúa, cây màu, hoa, cây rau, cây ăn quả, chè; thời gian dự kiến từ 10 đến 15 ngày/1 lớp.

1.3. Tập huấn nâng cao kiến thức về An toàn thực phẩm, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

- Tập huấn nâng cao cho nông dân trực tiếp sản xuất về kiến thức an toàn thực phẩm trong sản xuất an toàn, hữu cơ đối với cây rau, cây ăn quả, chè; thời gian dự kiến từ 1 đến 3 ngày/1 lớp.

- Tập huấn cho chủ trang trại, doanh nghiệp các quy định pháp luật và hướng dẫn cách thức xây dựng, đồng thời áp dụng quy trình quản lý việc sản xuất đáp ứng các yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, hữu cơ; thời gian dự kiến từ 1 đến 3 ngày/1 lớp.

- Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân về đáp ứng kỹ thuật trong chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản; thời gian dự kiến từ 1 đến 3 ngày/1 lớp.

(được chi tiết tại Phụ lục số 01 kèm theo)

2. Thông tin tuyên truyền

2.1. Thông tin truyền thông

- Xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền của ngành Nông nghiệp: In, phát hành Tập san Nông nghiệp và nông thôn Hà Nội; Bản tin Sản xuất và thị trường; Nông lịch Hà Nội; Lịch Nông nghiệp Hà Nội.

- Duy trì kênh thông tin giá cả thị trường Nông nghiệp: Vận hành hệ thống Thông tin Khuyến nông thị trường ngành nông nghiệp.

- Thông tin tuyên truyền ngành Nông nghiệp trên các báo, đài phát thanh truyền hình Trung ương và địa phương

- Thông tin tuyên truyền trên Website: Duy trì, phát triển trang web, cập nhật thường xuyên tin tức, đăng tải tin, bài, ảnh, video tuyên truyền trên trang web khuyennonghanoi.gov.com

- Thông tin dự báo thời tiết, khí tượng thủy văn: Phối hợp với Đài khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ cập nhật Đăng tải bản tin dự báo khí tượng hàng ngày, bản tin dự báo khí tượng hàng 10 ngày, bản tin khí tượng thủy văn 30 ngày phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thành phố; giúp cho bà con nông dân bố trí thời vụ, tổ chức sản xuất phù hợp với điều kiện thời tiết và chủ động ứng phó với điều kiện thời tiết bất thường.

2.2 Tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn khuyến nông, tham quan học tập

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề để tổng kết, đánh giá kịp thời các mô hình khuyến nông và đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển, những kinh nghiệm hay trong sản xuất cũng như các hình thức liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; Tổ chức diễn đàn: khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông.

- Tổ chức hội nghị đánh giá công tác phối hợp thông tin truyền thông với cơ quan thông tấn báo chí.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo chia sẻ, học tập kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp với các tỉnh, thành phố đến tham quan, học tập tại Hà Nội.

- Tổ chức hội thảo tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm, thương hiệu chủ lực của thành phố và các sản phẩm theo chuỗi giá trị.

- Tham quan, trao đổi kinh nghiệm, học tập tiến bộ khoa học kỹ thuật tại các tỉnh bạn.

- Tham gia hội nghị của câu lạc bộ khuyến nông đô thị tại các tỉnh và thành phố nhằm đánh giá hoạt động khuyến nông đô thị, đề xuất các giải pháp, mô hình hiệu quả với khu vực đô thị.

- Tổ chức, hỗ trợ tham gia các hội thi, hội diễn: Nhà nông đua tài, cán bộ khuyến nông giỏi, bò sinh sản,...

2.3 Tổ chức, tham gia triển lãm, hội chợ nông nghiệp

- Tổ chức Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề thành phố Hà Nội và tham gia các hội chợ triển lãm tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

(được chi tiết tại Phụ lục số 01 kèm theo)

3. Xây dựng mô hình

3.1. Lĩnh vực trồng trọt

Thành phố xây dựng 18 mô hình cho 6 nhóm mô hình khuyến khích nhân rộng, cụ thể như sau:

* Nhóm 1, mô hình phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm:

- Sản xuất lúa chất lượng cao theo VietGap gắn với tiêu thụ sản phẩm và ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất.

- Sản xuất cây dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm.

* Nhóm 2, mô hình phát triển sản xuất rau, hoa, quả theo hướng hữu cơ, VietGap, ứng dụng công nghệ cao:

- Sản xuất rau theo hướng hữu cơ, VietGap, ứng dụng công nghệ cao.

- Sản xuất hoa theo hướng ứng dụng công nghệ cao.

- Sản xuất cây ăn quả theo hướng hữu cơ, VietGap, ứng dụng công nghệ cao.

- Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao.

- Sản xuất cây ăn quả theo vùng không nhiễm dịch hại PFA để phục vụ xuất khẩu.

* Nhóm 3, mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường:

- Sử dụng các giống cây trồng mới, các tiến bộ kỹ thuật mới, tiên tiến thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Sử dụng chế phẩm vi sinh, sinh học để xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch; xử lý chất thải sinh hoạt tạo nguồn phân bón hữu cơ, xử lý đất.

- Xử lý tàn dư sau thu hoạch, phụ phẩm nông nghiệp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp bằng chế phẩm sinh học lĩnh vực trồng trọt.

* Nhóm 4, mô hình phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp:

- Cơ giới hóa trong sản xuất lúa.

- Cơ giới hóa trong sản xuất cây rau, màu, cây ăn quả và các cây trồng cạn khác.

- Sản xuất mạ khay để mở rộng diện tích cấy lúa bằng máy

* Nhóm 5, mô hình Ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm cho cây trồng cạn:

- Hệ thống tưới nước phun cho cây rau, hoa, quả và các cây trồng cạn khác.

- Hệ thống tưới tiết kiệm điều khiển tự động, bán tự động trong nhà màng, nhà lưới.

* Nhóm 6, mô hình chế biến và bảo quản sau thu hoạch:

- Sơ chế và bảo quản nông sản, rau, hoa, quả tươi, dược liệu.

- Ứng dụng công nghệ mới trong chế biến, bảo quản sau thu hoạch.

- Sử dụng nhà lạnh và máy sấy bảo quản nông sản.

(được chi tiết tại Phụ lục số 02, 03 kèm theo)

3.2. Lĩnh vực chăn nuôi

Thành phố xây dựng 13 mô hình cho 3 nhóm mô hình khuyến khích nhân rộng, cụ thể như sau:

* Nhóm 1, mô hình phát triển liên kết sản xuất chăn nuôi gia cầm gắn với tiêu thụ sản phẩm:

- Chăn nuôi gà lông màu (Mía, gà Mía lai, ri lai...) thương phẩm theo hướng VietGap gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học theo hướng liên kết chuỗi.

- Chăn nuôi vịt thương phẩm chuyên thịt cao sản trên cạn.

- Chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học theo hướng liên kết chuỗi.

* Nhóm 2, mô hình phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng nâng cao giá trị và thích ứng với biến đổi khí hậu:

- Chăn nuôi bò sinh sản (bò cái lai Sind, bò cái lai Brahman..).

- Chăn nuôi dê kiêm dụng sữa thịt trên địa bàn thành phố.

- Chăn nuôi bò thịt vỗ béo lai Wagyu.

- Chăn nuôi dê theo vùng an toàn sinh học, liên kết chuỗi.

- Chăn nuôi bò thịt theo vùng an toàn sinh học, liên kết chuỗi.

- Chăn nuôi bò sữa theo vùng an toàn sinh học, liên kết chuỗi.

* Nhóm 3, mô hình chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh, giảm thiểu tác động đến môi trường:

- Chăn nuôi lợn thịt an toàn dịch bệnh, sử dụng thức ăn thảo dược, sử dụng thảo dược trong phòng, trị bệnh và sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường chăn nuôi.

- Chăn nuôi lợn nái theo vùng an toàn sinh học, liên kết chuỗi.

- Sản xuất giống lai tạo giữa lợn nái bản địa với lợn đực Duro tạo ra con lai F1 thương phẩm.

(được chi tiết tại Phụ lục số 02, 03 kèm theo)

3.3. Lĩnh vực thủy sản

Thành phố xây dựng 10 mô hình cho 5 nhóm mô hình khuyến khích nhân rộng, cụ thể như sau:

* Nhóm 1, mô hình Nuôi thủy sản theo phương pháp VietGap:

- Nuôi thủy sản theo hướng VietGap.

- Nuôi cá - lúa.

* Nhóm 2, mô hình Nuôi thủy sản áp dụng công nghệ cao:

- Nuôi thủy sản áp dụng công nghệ “sông trong ao”.

- Nuôi cá rô phi theo công nghệ lồng trong ao.

- Ứng dụng công nghệ xử lý môi trường tuần hoàn trong nuôi cá thương phẩm.

- Ứng dụng công nghệ tự động cấp ôxy trong nuôi thủy sản.

- Ứng dụng công nghệ vi sinh nuôi cá trắm có sử dụng 100% thức ăn công nghiệp.

* Nhóm 3, mô hình nuôi các đối tượng thủy đặc sản khôi phục nguồn lợi thủy sản nội đồng:

- Nuôi các loài thủy đặc sản như Ếch, baba, lươn, chạch, cua đồng, rô...

* Nhóm 4, mô hình nuôi thủy sản lồng bè

- Nuôi thủy sản lồng bè.

* Nhóm 5, mô hình chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ thủy sản:

- Chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ thủy sản an toàn có áp dụng công nghệ thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

(được chi tiết tại Phụ lục số 02, 03 kèm theo)

III. Dự kiến nguồn kinh phí

1. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện chương trình là: 1.528.059 triệu đồng (Một nghìn năm trăm ba mươi tư tỷ tám trăm chín mươi ba triệu đồng chẵn).

Trong đó:

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 873.342 triệu đồng:

+ Kinh phí NSNN thành phố hỗ trợ: 713.138 triệu đồng.

+ Kinh phí ngân sách cấp huyện: 160.204 triệu đồng.

- Kinh phí đối ứng của người dân và doanh nghiệp thực hiện chương trình là 654.717 triệu đồng

Các nội dung chi, mức chi phục vụ hoạt động khuyến nông, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông.

2. Phân kỳ dự kiến kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ:

TT

Nội dung

Tổng số

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Ngân sách thành phố

713.138

50.300

147.368

133.468

139.354

118.823

123.825

2

Ngân sách quận huyện, thị xã

160.204

26.700

26.701

26.701

26.701

26.701

26.700

 

Tổng số

873.342

77.000

174.069

160.169

166.055

145.524

150.525

Riêng kinh phí thực hiện hoạt động khuyến nông năm 2020, ngân sách Thành phố đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định 6999/QĐ-UBND ngày 06/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội.

Hằng năm, Thành phố bố trí kinh phí ngân sách các cấp thực hiện theo khả năng cân đối ngân sách và nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường.

IV. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện Chương trình

1. Công tác chỉ đạo điều hành, kiểm tra, giám sát

- Các cấp, các ngành tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động khuyến nông, coi khuyến nông là một trong các giải pháp trọng tâm để thực hiện các chủ trương của Thành phố trong phát triển nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2020-2025, trước hết là hỗ trợ đắc lực trong việc thực hiện thành công chương trình tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp và nông thôn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Thành phố; Quan tâm bố trí nguồn nhân lực, kinh phí và cơ sở vật chất cho công tác khuyến nông từ cấp huyện tới cấp xã theo đúng quy định và đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Thường xuyên rà soát, xây dựng, bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện các cơ chế, chính sách của Thành phố trong lĩnh vực khuyến nông; thực hiện rà soát, cập nhật, chọn lọc các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, mô hình sản xuất thiết thực, phù hợp với điều kiện địa phương để triển khai áp dụng trên diện rộng nhằm phát triển ngành nông nghiệp một cách bền vững, có hiệu quả về kinh tế và xã hội, tránh dàn trải, lãng phí và bảo vệ môi trường. Chủ động đề xuất điều chỉnh khi xây dựng Kế hoạch khuyến nông hàng năm phù hợp với thực tế để nâng cao hiệu quả của Chương trình, trong đó tập trung vào các nội dung mới có sức nhân rộng và tác động tích cực đến đời sống nhân dân.

- Đẩy mạnh áp dụng các phương pháp tiếp cận tiên tiến, có sự tham gia của người dân, nhất là phương pháp lớp học hiện trường (FFS); phương pháp giảng dạy lấy học viên làm trung tâm (LCTM)... vào hoạt động khuyến nông để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của các hoạt động.

- Đẩy mạnh liên kết sản xuất, thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ sản phẩm.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện Chương trình khuyến nông đảm bảo nguồn kinh phí khuyến nông được sử dụng đúng đối tượng, đúng mục đích và đúng quy định của pháp luật và Thành phố.

2. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền: Giới thiệu các chủ trương, chính sách của Nhà nước, Thành phố trong lĩnh vực khuyến nông; tích cực vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia xã hội hóa thực hiện Chương trình khuyến nông. Các cơ quan truyền thông của Thành phố (Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế và Đô thị,...) phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động khuyến nông.

3. Huy động tối đa các nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến nông

Tranh thủ các nguồn lực thực hiện chương trình khuyến nông thông qua liên kết với các Viện, Trường, các Trung tâm nghiên cứu, các đơn vị kỹ thuật trong ngành để tiếp nhận nhanh các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ sản xuất.

Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, vốn nghiên cứu khoa học và các nguồn vốn liên kết khác từ các Dự án, các doanh nghiệp nông nghiệp để tăng cường và đa dạng hóa, xã hội hóa công tác khuyến nông, đưa tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Phối hợp với các cơ quan Trung ương trong hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ các nguồn lực để đa dạng hóa các chương trình, mô hình khuyến nông.

Tích cực triển khai các giải pháp huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác khuyến nông, thông qua việc đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các tổ chức xã hội tham gia... nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và tinh thần, trách nhiệm trong công tác khuyến nông.

VI. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình khuyến nông thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 - 2025, đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện Chương trình.

- Hàng năm, chủ trì xây dựng, trình UBND Thành phố phê duyệt Kế hoạch khuyến nông hàng năm căn cứ Chương trình này và quy định chính sách liên quan; trong đó rà soát, đề xuất điều chỉnh các nội dung cho phù hợp với thực tế để nâng cao hiệu quả của Chương trình; Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất biểu dương khen thưởng các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có thành tích trong hoạt động khuyến nông trình UBND Thành phố.

- Phối hợp các Sở, Ban ngành, UBND các quận, huyện, thị xã định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra hoạt động khuyến nông trên địa bàn, báo cáo kết quả gửi UBND Thành phố.

- Thường xuyên theo dõi, rà soát các cơ chế, chính sách, đề xuất UBND Thành phố sửa đổi, bổ sung, ban hành cho phù hợp với điều kiện thực tế từng giai đoạn và nâng cao hiệu quả trong hoạt động khuyến nông.

- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện huy động các nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia Chương trình Thành phố theo quy định.

- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông và các đơn vị trực thuộc Sở tổ chức triển khai thực hiện tốt Chương trình;

- Theo dõi, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện; hàng năm tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện chương trình, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.

2. Sở Tài chính

Sở Tài chính căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện, thị xã tham mưu UBND Thành phố bố trí ngân sách các cấp để thực hiện Chương trình. Hướng dẫn và kiểm soát định mức chi ngân sách các hoạt động khuyến nông theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

3. Các sở, ngành liên quan

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND Thành phố trong việc bố trí ngân sách các cấp để thực hiện Chương trình khuyến nông;

- Sở Khoa học và Công nghệ ưu tiên xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm) nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật phục vụ Chương trình khuyến nông; Hỗ trợ, tư vấn các giải pháp khoa học và công nghệ đưa vào áp dụng trong Chương trình khuyến nông;

- Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, thương mại và Du lịch Thành phố chủ trì xây dựng kế hoạch giới thiệu và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp hàng năm;

- Cơ quan thông tin tuyên truyền và các tổ chức đoàn thể tăng cường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tuyên truyền về công tác khuyến nông;

- Các Sở, ban, ngành liên quan: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã phối hợp thực hiện các nội dung chương trình.

4. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

- Lập kế hoạch, bố trí ngân sách quận, huyện, thị xã trung hạn và hàng năm thực hiện chương trình khuyến nông giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn;

- Chỉ đạo Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông cấp huyện, UBND cấp xã và phòng ban có liên quan triển khai thực hiện;

- Huy động tối đa nguồn kinh phí sự nghiệp; sự nghiệp khoa học, vốn phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu được phân bổ để thực hiện chương trình này;

- Định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện chương trình bằng nguồn ngân sách của địa phương gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố./.

 

PHỤ LỤC SỐ 1

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2020 – 2025

NỘI DUNG ĐÀO TẠO TẬP HUẤN, THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ HỖ TRỢ
(Kèm theo Quyết định số 449/QĐ-UBND ngày 22/01/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

STT

Nội dung

Mục tiêu tổng quát

Phạm vi thực hiện

Các nhiệm vụ

Kết quả cần đạt

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Kinh phí dự kiến thực hiện
(triệu đồng)

I

ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN THƯỜNG XUYÊN

 

 

 

 

 

77.362

1

Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chất lượng nguồn nhân lực nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, cộng tác viên khuyến nông có đủ trình độ, năng lực, kinh nghiệm phương pháp, kỹ năng khuyến nông trong việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất.

Thành phố Hà Nội

- Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ và cộng tác viên khuyến nông.

- Đào tạo giảng viên về quản lý dịch hại tổng hợp (TOT) trên cây lúa, cây rau, cây ăn quả, chè

- Tổ chức 12 lớp Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ và cộng tác viên khuyến nông

- Tổ chức 22 lớp Đào tạo giảng viên về quản lý dịch hại tổng hợp (TOT) (lúa: 7 lớp, cây rau, cây ăn quả, chè: 15 lớp). 100% Cán bộ khuyến nông và cộng tác viên được cấp chứng chỉ là Giảng viên về quản lý dịch hại trên lúa, cây màu, hoa, cây rau, cây ăn quả, chè

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã

14.288

2

Tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp

Cập nhật, trang bị kiến thức và chuyển giao tiến bộ KHKT mới cho nông dân góp phần đẩy nhanh áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Thành phố Hà Nội

- Tập huấn cho các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị.

- Tập huấn trang bị kiến thức và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân.

- Bồi dưỡng, nâng cao năng lực về kỹ thuật và quản lý, kiến thức thị trường, xây dựng thương hiệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm cho các hộ sản xuất, mô hình trang trại

- Tập huấn nông dân (FFS) về quản lý dịch hại trên lúa, cây màu, hoa, cây rau, cây ăn quả, chè

- Tổ chức 60 lớp Tập huấn cho các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị

- Tổ chức 600 lớp Tập huấn trang bị kiến thức và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân.

- Tổ chức 60 lớp Bồi dưỡng nâng cao năng lực về kỹ thuật và quản lý, kiến thức thị trường, xây dựng thương hiệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm cho các hộ sản xuất, mô hình trang trại

- Tổ chức 620 lớp (lúa: 120 lớp, cây màu: 50 lớp, hoa: 50 lớp, cây rau, cây ăn quả, chè: 400 lớp). 100% người tham gia tập huấn nắm vững kiến thức, hiểu và biết về quản lý dịch hại trên lúa, cây màu, hoa, cây rau, cây ăn quả, chè

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã

44.549

3

Tập huấn nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến

Nâng cao về kiến thức An toàn thực phẩm trong sản xuất an toàn, hữu cơ. Nâng cao kỹ năng thực hành đảm bảo an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sơ chế, chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Thành phố Hà Nội

- Tập huấn nâng cao về kiến thức An toàn thực phẩm trong sản xuất an toàn, hữu cơ đối với cây rau, cây ăn quả, chè

- Tập huấn kiến thức và quy định pháp luật, hướng dẫn cách thức xây dựng và áp dụng quy trình quản lý việc sản xuất đáp ứng các yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc tế về An toàn thực phẩm, hữu cơ

- Tập huấn kiến thức An toàn thực phẩm cơ bản, thao tác, thực hành đảm bảo An toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản

740 lớp; 100% người tham gia tập huấn nắm vững kiến thức, hiểu và biết cách xây dựng, áp dụng quy trình quản lý quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế về An toàn thực phẩm, nông nghiệp hữu cơ tại các vùng sinh thái trên địa bàn thành phố, hướng đến xuất khẩu vào thị trường quốc tế và phục vụ người tiêu dùng Thủ đô.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã

18.525

II

THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN THƯỜNG XUYÊN

 

 

 

 

 

112.466

1

Thông tin tuyên truyền

 

 

 

 

 

 

1.1

Xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền ngành nông nghiệp

Xây dựng và duy trì kênh thông tin tuyên truyền của ngành Nông nghiệp & phát triển nông thôn Hà Nội:

- Tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chỉ đạo của Thành phố về nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

- Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giới thiệu các gương sản xuất, các mô hình khuyến nông điển hình.

- Giúp các nhà quản lý, cán bộ nông nghiệp trong công tác quản lý, chỉ đạo.

Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố

In, phát hành Tập san Nông nghiệp và nông thôn Hà Nội; Bản tin Sản xuất và thị trường; Nông lịch Hà Nội; Lịch Nông nghiệp Hà Nội

Xuất bản 120.000 cuốn tập san (5.000 cuốn/số, 4 số/năm); 216.000 cuốn bản tin (1.000 cuốn/số; 36 số/năm); 24.000 cuốn Nông lịch (4.000 cuốn/số/năm); 6000 cuốn lịch nông nghiệp (1.000 cuốn/số/năm).

Phát hành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, các HTX NN, Khuyến nông viên cơ sở, các điểm văn hóa xã, các hội đoàn thể; nông dân tiêu biểu, chủ trang trại trên địa bàn thành phố Hà Nội và ngành Nông nghiệp 63 tỉnh thành trên cả nước.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã

13.848

1.2

Xây dựng các chuyên đề thông tin tuyên truyền

Tuyên truyền, nhân rộng các mô hình tiên tiến, hiệu quả và gương điển hình trong sản xuất nông nghiệp.

Thành phố Hà Nội

Xây dựng băng đĩa hình cho các chuyên mục, chuyên đề khoa học kỹ thuật mới; chương trình, phóng sự giới thiệu các mô hình tiên tiến, hiệu quả và gương điển hình trong sản xuất nông nghiệp.

Xây dựng 30 đĩa chuyên đề, 12 chuyên mục, 06 phóng sự làm tư liệu cho công tác thông tin tuyên truyền khuyến nông trên địa bàn thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã

612

1.3

Thông tin giá cả thị trường nông nghiệp

Duy trì, phát triển mở rộng hệ thống thông tin khuyến nông và thị trường của ngành Nông nghiệp & PTNT TP Hà Nội; kết nối thông tin thị trường từ 21 quận, huyện đến Trung ương

Thành phố Hà Nội

Vận hành hệ thống Thông tin Khuyến nông thị trường ngành nông nghiệp

Thu thập 7.560 địa chỉ nhu cầu mua bán, 6.048 bảng giá cả thị trường nông sản

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã

810

1.4

Thông tin tuyên truyền ngành nông nông nghiệp trên các báo đài phát thanh truyền hình trung ương và địa phương

Xây dựng chương trình truyền hình chuyên biệt; các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới trên các kênh thông tấn, báo chí của Trung ương và Hà Nội

- Tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo của thành phố về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, thông tin thị trường giá cả,...

Thành phố Hà Nội

Phối hợp với Đài Phát thanh & TH HN, Kênh truyền hình nông nghiệp nông thôn VTC 16, kênh VTV2 thuộc Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Báo Hà Nội mới, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Kinh tế & Đô thị, Báo Nông thôn Ngày nay và các đơn vị đài báo khác xây dựng các chương trình, chuyên mục: Bản tin giá cả nông sản hàng ngày; Chuyên đề Nông nghiệp và phát triển nông thôn hàng tuần; Chuyên đề Nhà nông hiếu khách hàng tuần; Chuyên mục Nông nghiệp xanh hàng tuần và các chuyên trang, chuyên mục, bài viết tuyên truyền về nông nghiệp nông thôn Hà Nội

Phát sóng, đưa tin các chương trình truyền hình, chương trình phát thanh; bản tin giá cả thị trường nông sản hàng ngày; phóng sự, chuyên trang, chuyên mục, các bài viết tuyên truyền về nông nghiệp và nông thôn Hà Nội.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các cơ quan báo thông tấn báo chí

34.673

1.5

Thông tin tuyên truyền trên Website Khuyến nông

Tuyên truyền các chủ trương, chính sách, thông tin khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất hiệu quả đến với người dân qua kênh thông tin điện tử.

Thành phố Hà Nội

Duy trì, phát triển trang web khuyennonghanoi.gov.com

Cập nhật thường xuyên tin tức, đăng tải 6.840 tin, bài, ảnh, video trên trang web khuyennonghanoi.gov.com

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở TT&TT, TT tin học và thống kê Bộ NN&PTNT

1.062

1.6

Thông tin dự báo thời tiết khí tượng thủy văn

Thông tin dự báo bản tin khí tượng hàng ngày, bản tin dự báo khí tượng hàng 10 ngày, bản tin khí tượng thủy văn 30 ngày giúp cho bà con nông dân bố trí thời vụ, tổ chức sản xuất phù hợp với điều kiện thời tiết và chủ động ứng phó với điều kiện thời tiết bất thường

Thành phố Hà Nội

Đăng tải bản tin dự báo bản tin khí tượng hàng ngày, bản tin dự báo khí tượng hàng 10 ngày, bản tin khí tượng thủy văn 30 ngày

Đăng tải 2190 bản tin dự báo khí tượng hàng ngày, 216 bản tin dự báo khí tượng 10 ngày trên trang web khuyến nông và 72 bản tin khí tượng thủy văn 30 ngày trên trang web khuyennonghanoi.gov.com và trên các ấn phẩm tuyên truyền khác của ngành.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Đài khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ

762

2

Tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn khuyến nông, tham quan học tập

Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản, thủy sản của Thành phố được đi thăm quan, học tập và tham gia các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, để tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, đồng thời tạo mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khuyến nông và nông dân có điều kiện tiếp cận các mô hình mới, có hiệu quả trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, đưa nhanh vào thực tế, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Thành phố Hà Nội

Hội nghị câu lạc bộ Khuyến nông đô thị

Tham gia 12 hội nghị (02 hội nghị/năm) đánh giá hoạt động Khuyến nông đô thị, đề xuất các giải pháp, mô hình hiệu quả phù hợp với khu vực đô thị.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã

790

Hội thảo tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm, thương hiệu chủ lực của thành phố và các sản phẩm theo chuỗi giá trị

Tổ chức 42 hội thảo (7 hội thảo/năm) tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp, người sản xuất với người tiêu dùng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

1.388

Hội nghị, hội thảo chuyên đề

Tổ chức 12 hội nghị (2 hội nghị/năm) nhằm tổng kết đánh giá kịp thời các mô hình khuyến nông để đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển

724

Hội nghị công tác Thông tin tuyên truyền

Tổ chức 6 hội nghị (01 hội thảo/năm) đánh giá hiệu quả công tác phối hợp thông tin tuyên truyền với các cơ quan thông tấn báo chí

Các cơ quan báo thông tấn báo chí

72

Hội nghị về phát triển nông nghiệp nông thôn giữa các tỉnh tại TP Hà Nội

Tổ chức 24 cuộc (4 cuộc/năm) tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp với các tỉnh, thành phố.

Các tỉnh, thành phố

625

Các tỉnh, thành phố

Học tập trao đổi tiến bộ khoa học kỹ thuật tại các tỉnh bạn

Tổ chức 12 cuộc tham quan (2 cuộc/năm) cho 144 đại biểu là cán bộ quản lý, cán bộ khuyến nông, nông dân điển hình tham dự.

Các tỉnh, thành phố

1.108

Thành phố Hà Nội

Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông

Tổ chức 60 diễn đàn giúp tư vấn giải đáp trực tiếp cho nông dân về các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thông tin thị trường và chính sách.

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã

3.966

Diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Tổ chức 50 diễn đàn tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp với người sản xuất trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại địa phương

3.911

Hội thi, hội diễn

Tổ chức, tham gia 06 hội thi, hội diễn như: Nhà nông đua tài, Cán bộ khuyến nông giỏi, Hội thi chăn nuôi bò sinh sản...

1.200

3

Tổ chức, tham gia triển lãm, hội chợ nông nghiệp

Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản, thủy sản của Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác tham gia Festival, hội chợ, triển lãm, quảng bá thông tin, tuyên truyền về các mô hình sản xuất và sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm làng nghề tiêu biểu của các địa phương

Thành phố Hà Nội

Tổ chức Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề thành phố Hà Nội và tham gia các hội chợ triển lãm tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố

Tổ chức 03 Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề thành phố Hà Nội và tham gia 12 hội chợ, triển lãm

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ban, ngành, quận, huyện, thị xã

46.915

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

189.828

 

PHỤ LỤC SỐ 2

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
NỘI DUNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ HỖ TRỢ
(Kèm theo Quyết định số 449/QĐ-UBND ngày 22/01/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

STT

Nội dung

Mục tiêu tổng quát

Phạm vi thực hiện

Các mô hình Khuyến nông

Kết quả cần đạt

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Kinh phí dự kiến thực hiện (triệu đồng)

Tổng số

Ngân sách thành phố

Kinh phí đối ứng

I

Lĩnh vực trồng trọt

 

 

 

 

 

396.700

207.347

189.353

1

Phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm

Ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát triển liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nhằm khắc phục tình trạng “được mùa mất giá, ít thiếu nhiều thừa”, tạo ra vùng sản xuất nông nghiệp tập trung có hiệu quả cao.

Thành phố Hà Nội

- Sản xuất lúa chất lượng cao theo VietGap gắn với tiêu thụ sản phẩm;

- Sản xuất cây dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng được khoảng 1.000 - 1.200 ha mô hình sản xuất lúa chất lượng gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm;

- 30 - 50 ha mô hình sản xuất cây dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Hiệu quả kinh tế tăng 10-15% so với ngoài mô hình.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

35.419

19.826

15.593

2

Phát triển sản xuất rau, hoa, quả, theo hướng hữu cơ, VietGap, ứng dụng công nghệ cao

Chuyển giao các tiến bộ khoa học kĩ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất rau, hoa, quả, tạo ra sản phẩm an toàn chất lượng, tăng thu nhập cho người sản xuất. Nâng cao kỹ năng sản xuất theo hướng an toàn cho người nông dân,

Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, dán tem truy xuất nguồn gốc giúp kiểm soát nguồn gốc sản phẩm, minh bạch trong quản lý, tạo niềm tin cho người tiêu dùng đối với sản phẩm nông nghiệp. Hình thành nền nông nghiệp bền vững, tăng khả năng cạnh tranh và gia tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất

Thành phố Hà Nội

- Sản xuất rau theo hướng hữu cơ, VietGap, ứng dụng công nghệ cao;

- Sản xuất hoa theo hướng ứng dụng công nghệ cao;

- Sản xuất cây ăn quả theo hướng hữu cơ, VietGap, ứng dụng công nghệ cao;

- Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao.

- Sản xuất cây ăn quả theo vùng không nhiễm dịch hại PFA để phục vụ xuất khẩu

- Xây dựng 50 - 70 ha mô hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ, VietGap, ứng dụng Công nghệ cao được cấp chứng nhận, dán tem truy xuất;

- 8 - 10 ha mô hình sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao; 180 - 210 ha mô hình thâm canh cây ăn quả theo hướng hữu cơ, VietGap được cấp giấy chứng nhận, dán tem truy xuất; khoảng 1.200 -1.500 tấn nguyên liệu sản xuất Nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng công nghiệp, ứng dụng Công nghệ cao;

- Chất lượng sản phẩm được nâng cao, tăng hiệu quả kinh tế > 20% so với sản xuất ngoài mô hình.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

189.441

97.904

91.537

3

Sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, phù hợp với nhu cầu thị trường

- Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, tiên tiến; đưa các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất;

- Sử dụng các chế phẩm sinh học, vi sinh trong sản xuất, xử lý các phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch tại đồng ruộng (rơm, rạ, thân cây...) tạo nguồn phân bón hữu cơ trả lại cho đất, tạo sự bền vững trong canh tác, khắc phục hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho cây trồng, tái tạo lại sự cân bằng sinh vật và vi sinh vật đất theo hướng có lợi tự nhiên.

Thành phố Hà Nội

- Sử dụng các giống cây trồng mới, các tiến bộ kỹ thuật mới, tiên tiến thích ứng với biến đổi khí hậu (Lúa, ngô, đậu tương, lạc, khoai tây, rau, hoa, quả, chè....);

- Sử dụng chế phẩm vi sinh, sinh học để xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch; xử lý chất thải sinh hoạt tạo nguồn phân bón hữu cơ, xử lý đất...

- Xử tý tàn dư sau thu hoạch, phụ phẩm nông nghiệp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp bằng chế phẩm sinh học lĩnh vực trồng trọt

- Xây dựng được khoảng 360 - 560 ha mô hình trình diễn các giống cây trồng mới, tiến bộ kỹ thuật mới;

- 500 - 1.000 ha mô hình sử dụng chế phẩm sinh học, vi sinh để xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch;

- Giảm chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ 10-20%;

- Tăng năng suất và hiệu quả kinh tế từ 10-15% so với ngoài mô hình.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

51.860

27.081

24.779

4

Phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong sản xuất lúa, trong đó áp dụng cơ giới hóa khâu gieo cấy được quan tâm hàng đầu; Đưa máy đa năng vào sản xuất cây rau màu, cây an quả và các cây trồng cạn khác nhằm giải phóng sức lao động, giảm áp lực thuê mướn nhân công lúc giáp vụ, đáp ứng được tính khẩn trương của thời vụ, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người sản xuất.

Thành phố Hà Nội

- Cơ giới hóa trong sản xuất lúa;

- Cơ giới hóa trong sản xuất cây rau, màu, cây ăn quả và các cây trồng cạn khác.

- Sản xuất mạ khay để mở rộng diện tích cấy lúa bằng máy

- Xây dựng 15 - 25 mô hình máy cấy lúa (15 - 25 máy cấy);

- 15 - 25 mô hình dây truyền gieo mạ khay tự động (15 - 25 dây truyền);

- 20 - 25 mô hình máy đa năng (150 - 200 máy);

- Sản xuất khoảng 500.000 - 700.000 khay mạ;

- Tăng năng suất lao động từ 3-5 lần so với lao động thủ công; giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm;

- Hiệu quả kinh tế tăng > 15% so với ngoài mô hình.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

39.395

21.885

17.510

5

Ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm cho cây trồng cạn

Đưa nhanh công nghệ tưới tiên tiến, điều khiển tự động hoặc bán tự động, tiết kiệm nước cho cây trồng, nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người sản xuất.

Thành phố Hà Nội

- Hệ thống tưới phun mưa cho cây rau, hoa, quả và các cây trồng cạn khác

- Hệ thống tưới tiết kiệm điều khiển tự động, bán tự động cho cây rau, hoa, quả và các cây trồng cạn khác.

- Xây dựng được 30-50 ha mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây rau, hoa, quả...

- Tiết kiệm 30-50% lượng nước tưới so với ngoài mô hình; thời gian tưới rút ngắn, giảm chi phí nhân công;

- Năng suất cây trồng tăng từ 10-20% (tùy loại cây trồng). Giảm chi phí sản xuất;

- Hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 10%

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

9.310

5.170

4.140

6

Chế biến và bảo quản sau thu hoạch

Ứng dụng các công nghệ chế biến và bảo quản nhằm hạn chế tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng nông sản và hiệu quả của sản xuất, ổn định đời sống, thu nhập của nông dân và chủ động ứng phó với những diễn biến bất thường của thời tiết, thị trường đối với nông sản. Nâng cao nhận thức cho nông dân về công tác chế biến bảo quản nông sản sau thu hoạch.

Thành phố Hà Nội

- Sơ chế và bảo quản nông sản, rau, hoa, quả tươi, dược liệu...

- Ứng dụng công nghệ mới trong chế biến, bảo quản sau thu hoạch

- Sử dụng nhà lạnh và máy sấy bảo quản nông sản

- Xây dựng 20 -25 mô hình máy sấy nông sản (công suất 3-10 tấn/mẻ);

- 20 - 25 mô hình nhà lạnh bảo quản nông sản, thực phẩm;

- 10 - 15 mô hình sơ chế và bảo quản nông sản;

- Giảm tổn thất và rủi ro sau thu hoạch;

- Hiệu quả kinh tế tăng trên 10% so với ngoài mô hình

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

71.275

35.481

35.794

II

Lĩnh vực chăn nuôi

 

 

 

 

 

204.390

98.707

105.683

1

Phát triển liên kết sản xuất chăn nuôi gia cầm gắn với tiêu thụ sản phẩm

- Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng thịt, trứng gia cầm, tăng giá trị, có sức cạnh tranh trên thị trường;

- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới gắn với xây dựng nhãn hiệu, tiêu thụ sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi gia cầm an toàn;

- Tổ chức mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

Thành phố Hà Nội

- Chăn nuôi gà lông màu (Mía, gà Mía lai, ri lai...) thương phẩm theo hướng VietGap gắn với tiêu thụ sản phẩm;

- Chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học theo hướng liên kết chuỗi

- Chăn nuôi vịt thương phẩm chuyên thịt cao sản trên cạn;

- Chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học theo hướng liên kết chuỗi

- Xây dựng được mô hình gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm với quy mô 310.000 gà thịt an toàn dịch bệnh;

- Xây dựng mô hình nuôi nhốt vịt trên cạn với quy mô 80.000 con vịt thịt chất lượng cao, an toàn dịch bệnh;

- Tăng hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế 10 - 15% so với ngoài mô hình;

- Khả năng nhân rộng mô hình >15%.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

57.752

20.340

37.412

2

Phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng nâng cao giá trị và thích ứng với biến đổi khí hậu

- Cải tạo chất lượng giống vật nuôi nhằm tăng năng suất, chất lượng và nâng cao tổng đàn trên địa bàn thành phố

- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong chăn nuôi nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm;

- Tổ chức mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo hướng truy xuất nguồn gốc trong chăn nuôi;

Thành phố Hà Nội

- Chăn nuôi bò sinh sản (bò cái lai Sind, bò cái lai Brahman);

- Chăn nuôi dê kiêm dụng sữa thịt trên địa bàn thành phố

- Chăn nuôi bò thịt vỗ béo lai Wagyu

- Chăn nuôi dê theo vùng an toàn sinh học, liên kết chuỗi

- Chăn nuôi bò thịt theo vùng an toàn sinh học, liên kết chuỗi

- Chăn nuôi bò sữa theo vùng an toàn sinh học, liên kết chuỗi

- Xây dựng được các mô hình chăn nuôi bò sinh sản, phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, sử dụng tinh bò đực ngoại có năng suất, chất lượng cao, chăn nuôi bò thịt, bò sữa. Quy mô 3.600 con;

- Xây dựng các mô hình chăn nuôi dê kiêm dụng sữa thịt, quy mô 3.100 con

- Tăng hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế ít nhất 10%;

- Khả năng nhân rộng mô hình >15%.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

68.334

38.039

30.295

3

Chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh, giảm thiểu tác động đến môi trường.

- Phát triển chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh, năng suất, chất lượng cao;

- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh;

- Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa thông qua tổ, nhóm hợp tác và liên kết sản xuất; truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi lợn an toàn.

Thành phố Hà Nội

- Chăn nuôi lợn thịt an toàn dịch bệnh, sử dụng thức ăn thảo dược, sử dụng thảo dược trong phòng, trị bệnh và sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường chăn nuôi;

- Chăn nuôi lợn nái theo vùng an toàn sinh học, liên kết chuỗi

- Sản xuất giống lai tạo giữa lợn nái bản địa với lợn đực Duro tạo ra con lai F1 thương phẩm

- Xây dựng được mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn dịch bệnh, giảm thiểu tác động đến môi trường. Quy mô 7.000 con;

- Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn nái, lợn bản địa an toàn dịch bệnh, giảm thiểu tác động đến môi trường. Quy mô 30.900 con;

- Tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm;

- Nâng cao hiệu quả kinh tế >10% so với ngoài mô hình;

- Khả năng nhân rộng mô hình >15%.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

78.304

40.328

37.976

III

Lĩnh vực thủy sản

 

 

 

 

 

428.639

217.256

211.383

1

Nuôi thủy sản theo phương pháp VietGap

- Phát triển nuôi giống cá chép V1 và một số loại cá khác có áp dụng các tiêu chí của VietGap; nuôi cá - lúa;

- Giúp các hộ chăn nuôi nắm vững kỹ thuật Nuôi thủy sản theo hướng VietGap; nâng cao năng suất nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi, tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; hình thành thói quen ghi chép trong quá trình sản xuất có thể truy nguyên nguồn gốc sản phẩm

Thành phố Hà Nội

- Nuôi thủy sản theo hướng VietGap

- Nuôi cá - lúa.

- Xây dựng được mô hình nuôi thủy sản theo hướng VietGap quy mô 220 ha và mô hình nuôi cá - lúa, quy mô 90 ha;

- Tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm; nâng cao hiệu quả >10% so với ngoài mô hình;

- Khả năng nhân rộng mô hình >15%.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

275.845

138.712

137.133

2

Nuôi thủy sản áp dụng công nghệ cao

Xây dựng các mô hình áp dụng công nghệ mới có sử dụng các trang thiết bị máy móc hiện đại trong quá trình nuôi nhằm quản lý tốt dịch bệnh và môi trường nước ao nuôi, tiết kiệm nước, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trong nuôi thủy sản; Thay đổi phương thức nuôi mới cho người chăn nuôi thủy sản khắc phục những tồn tại, hạn chế so với nuôi thủy sản truyền thống

Thành phố Hà Nội

- Nuôi thủy sản áp dụng công nghệ “sông trong ao”;

- Nuôi cá rô phi theo công nghệ lồng trong ao

- Ứng dụng công nghệ xử lý môi trường tuần hoàn trong nuôi cá thương phẩm

- Ứng dụng công nghệ tự động cấp ôxy trong nuôi thủy sản;

- Ứng dụng công nghệ vi sinh nuôi cá trắm có sử dụng 100% thức ăn công nghiệp

- Xây dựng được mô hình nuôi thủy sản áp dụng công nghệ sông trong ao, quy mô 23 ha;

- Tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Nâng cao hiệu quả kinh tế >10% so với ngoài mô hình;

- Khả năng nhân rộng mô hình >15%.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

61.969

31.971

29.998

3

Nuôi các đối tượng thủy đặc sản khôi phục nguồn lợi thủy sản nội đồng

- Giúp người nuôi thủy sản hiểu về quy trình, kỹ thuật nuôi các đối tượng đặc sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;

- Bổ sung thêm đối tượng nuôi thủy sản hiệu quả trong cơ cấu giống thủy sản của Thành phố;

- Nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh trong quá trình nuôi, đồng thời khôi phục nguồn lợi thủy sản nội đồng đã bị suy giảm trong thời gian qua.

Thành phố Hà Nội

- Nuôi các loài thủy đặc sản như Ếch, baba, lươn, chạch, cua đồng, rô...

- Xây dựng được mô hình nuôi thủy đặc sản, quy mô 20 ha;

- Tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả >10% so với ngoài mô hình;

- Khả năng nhân rộng mô hình >15%.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

35.325

18.073

17.252

4

Nuôi thủy sản lồng bè

Xây dựng các vùng nuôi lồng bè tập trung các đối tượng như Lãng, Nheo,.... Vừa giúp người dân tận dụng các diện tích mặt nước tự nhiên, nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa là điểm tham quan học tập cho người dân địa phương và một số vùng lân cận. Góp phần tạo sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, an toàn cung cấp cho thị trường Hà Nội.

Thành phố Hà Nội

- Nuôi cá lồng

- Xây dựng được mô hình nuôi cá lồng, quy mô 3.000 m3;

- Tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm; nâng cao hiệu quả >10% so với ngoài mô hình;

- Khả năng nhân rộng mô hình >10%.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

15.500

8.500

7.000

5

Chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ thủy sản

Hỗ trợ hình thành các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ thủy sản an toàn có áp dụng công nghệ thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Thành phố Hà Nội

Chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ thủy sản an toàn có áp dụng công nghệ thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm

- Xây dựng 12 mô hình chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ thủy sản an toàn có áp dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho truy xuất nguồn gốc sản phẩm;

- Có khả năng nhân rộng mô hình;

- Nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế so với mô hình;

- Truy xuất nguồn gốc dễ dàng, minh bạch và đầy đủ thông tin sản phẩm thông qua các ứng dụng công nghệ

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các ban ngành, quận, huyện, thị xã

40.000

20.000

20.000

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

1.029.729

523.310

506.419

 

PHỤ LỤC SỐ 3

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
NỘI DUNG XÂY DỤNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN NGÂN SÁCH QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ HỖ TRỢ
(Kèm theo Quyết định số 449/QĐ-UBND ngày 22/01/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

STT

Nội dung

Mục tiêu tổng quát

Phạm vi thực hiện

Các mô hình Khuyến nông

Kết quả cần đạt

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Kinh phí dự kiến thực hiện (triệu đồng)

Tổng số

Ngân sách quận huyện

Kinh phí đối ứng

I

Lĩnh vực trồng trọt

 

 

 

 

 

192.522

94.652

97.870

1

Phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm

Ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm.

Phát triển liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nhằm khắc phục tình trạng “được mùa mất giá, ít thiếu nhiều thừa”, tạo ra vùng sản xuất nông nghiệp tập trung có hiệu quả cao.

Đan Phượng, Thanh Oai, Thạch Thất, Mê Linh, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Sóc Sơn

- Sản xuất lúa chất lượng cao theo VietGap gắn với tiêu thụ sản phẩm;

- Sản xuất cây dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng được khoảng 460 - 550 ha mô hình sản xuất lúa chất lượng gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm;

- 5 - 10 ha mô hình sản xuất cây dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Hiệu quả kinh tế tăng 10-15% so với ngoài mô hình.

UBND các quận, huyện, thị xã

Các Sở, ban ngành

23.855

12.508

11.347

2

Phát triển sản xuất rau, hoa, quả, theo hướng hữu cơ, VietGap, ứng dụng Công nghệ cao

Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất rau, hoa, quả, tạo ra sản phẩm an toàn chất lượng, tăng thu nhập cho người sản xuất. Nâng cao kỹ năng sản xuất theo hướng an toàn cho người nông dân.

Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, dán tem truy xuất nguồn gốc giúp kiểm soát nguồn gốc sản phẩm, minh bạch trong quản lý, tạo niềm tin cho người tiêu dùng đối với sản phẩm nông nghiệp. Hình thành nền nông nghiệp bền vững, tăng khả năng cạnh tranh và gia tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất

Thanh Oai, Đan Phượng, Mê Linh, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Sóc Sơn,

- Sản xuất rau theo hướng hữu cơ, VietGap, ứng dụng Công nghệ cao;

- Sản xuất hoa theo hướng ứng dụng công nghệ cao;

- Sản xuất cây ăn quả theo hướng hữu cơ, VietGap, ứng dụng công nghệ cao

- Xây dựng 15 - 20 ha mô hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ, Vietgap, ứng dụng CNC được cấp chứng nhận, dán tem truy xuất;

- 1 - 2 ha mô hình sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao; 20 - 40 ha mô hình thâm canh cây ăn quả theo hướng hữu cơ, VietGap được cấp giấy chứng nhận, dán tem truy xuất;

- Chất lượng sản phẩm được nâng cao, tăng hiệu quả kinh tế > 20% so với sản xuất ngoài mô hình.

UBND các quận, huyện, thị xã

Các Sở, ban ngảnh

77.530

38.520

39.010

3

Sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, phù hợp với nhu cầu thị trường

- Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, tiên tiến; đưa các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất;

- Sử dụng các chế phẩm sinh học, vi sinh trong sản xuất, xử lý các phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch tại đồng ruộng (rơm, rạ, thân cây...) tạo nguồn phân bón hữu cơ trả lại cho đất, tạo sự bền vững trong canh tác, khắc phục hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho cây trồng, tái tạo lại sự cân bằng sinh vật và vi sinh vật đất theo hướng có lợi tự nhiên.

Thạch Thất, Mê Linh, Ứng Hòa, Sóc Sơn, Chương Mỹ

- Sử dụng các giống cây trồng mới, các tiến bộ kỹ thuật mới, tiên tiến thích ứng với biến đổi khí hậu (Lúa, ngô, đậu tương, lạc, khoai tây, rau, hoa, quả, chè....);

- Sử dụng chế phẩm vi sinh, sinh học để xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch; xử lý chất thải sinh hoạt tạo nguồn phân bón hữu cơ, xử lý đất....

- Xây dựng được khoảng 100 - 150 ha mô hình trình diễn các giống cây trồng mới, TBKT mới;

- Xây dựng 250 - 300 ha mô hình sử dụng chế phẩm sinh học, vi sinh để xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch;

- Giảm chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ 10-20%;

- Tăng năng suất và hiệu quả kinh tế từ 10-15% so với ngoài mô hình.

UBND các quận, huyện, thị xã

Các Sở, ban ngành

14.995

7.363

7.632

4

Phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong sản xuất lúa, trong đó áp dụng cơ giới hóa khâu gieo cấy được quan tâm hàng đầu; Đưa máy đa năng vào sản xuất cây rau màu, cây ăn quả và các cây trồng cạn khác nhằm giải phóng sức lao động, giảm áp lực thuê mướn nhân công lúc giáp vụ, đáp ứng được tính khẩn trương của thời vụ, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người sản xuất, thúc đẩy tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Thanh Oai, Thạch Thất, Thường Tín, Mê Linh, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Sóc Sơn

- Cơ giới hóa trong sản xuất lúa;

- Cơ giới hóa trong sản xuất cây rau, màu, cây ăn quả và các cây trồng cạn khác.

- Xây dựng 5 - 10 mô hình máy cấy lúa (5 - 10 máy cấy);

- 3 - 5 mô hình dây truyền gieo mạ khay tự động (3 - 5 dây truyền);

- 3 - 5 mô hình máy đa năng (21 - 35 máy);

- Sản xuất khoảng 50.000 - 70.000 khay mạ;

- Tăng năng suất lao động từ 3-5 lần so với lao động thủ công; giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm;

- Hiệu quả kinh tế tăng > 15% so với ngoài mô hình.

UBND các quận, huyện, thị xã

Các Sở, ban ngành

42.570

20.062

22.508

5

Ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm cho cây trồng cạn

Đưa nhanh công nghệ tưới tiên tiến, điều khiển tự động hoặc bán tự động, tiết kiệm nước cho cây trồng, nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người sản xuất.

Sóc Sơn, Ứng Hòa

- Hệ thống tưới phun mưa cho cây rau, hoa, quả và các cây trồng cạn khác

- Hệ thống tưới tiết kiệm điều khiển tự động, bán tự động cho cây rau, hoa, quả và các cây trồng cạn khác.

- Xây dựng được 100 ha mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây rau, hoa, quả...

- Tiết kiệm 30-50% lượng nước tưới so với ngoài mô hình; thời gian tưới rút ngắn, giảm chi phí nhân công;

- Năng suất cây trồng tăng từ 10-20% (tùy loại cây trồng). Giảm chi phí sản xuất;

- Hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 10%

UBND các quận, huyện, thị xã

Các Sở, ban ngành

21.000

10.600

10.400

6

Chế biến và bảo quản sau thu hoạch

Ứng dụng các công nghệ chế biến và bảo quản nhằm hạn chế tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng nông sản và hiệu quả của sản xuất, ổn định đời sống, thu nhập của nông dân và chủ động ứng phó với những diễn biến bất thường của thời tiết, thị trường đối với nông sản. Nâng cao nhận thức cho nông dân về công tác chế biến bảo quản nông sản sau thu hoạch.

Thanh Oai, Thạch Thất, Mê Linh, Chương Mỹ, Sóc Sơn

- Sử dụng nhà lạnh và máy sấy bảo quản nông sản

- Xây dựng 8 mô hình máy sấy nông sản (công suất 3-10 tấn/mẻ);

- 1 - 2 mô hình nhà lạnh bảo quản nông sản, thực phẩm;

- Giảm tổn thất và rủi ro sau thu hoạch;

- Hiệu quả kinh tế tăng từ 20-30% so với ngoài mô hình

UBND các quận, huyện, thị xã

Các Sở, ban ngành

12.572

5.599

6.973

II

Lĩnh vực chăn nuôi

 

 

 

 

 

66.290

38.113

28.177

1

Phát triển liên kết sản xuất chăn nuôi gia cầm gắn với tiêu thụ sản phẩm

- Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng thịt, trứng gia cầm, tăng giá trị, có sức cạnh tranh trên thị trường;

- Xây dựng được mô hình chăn nuôi hiệu quả gắn với chuỗi giá trị;

- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới gắn với xây dựng nhãn hiệu, tiêu thụ sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi gia cầm an toàn;

- Tổ chức mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Mỹ Đức, Mê Linh, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Sóc Sơn

- Chăn nuôi gà lông màu (Mía, gà Mía lai, ri lai...) thương phẩm theo hướng VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm;

- Chăn nuôi vịt thương phẩm chuyên thịt cao sản trên cạn;

- Xây dựng được mô hình gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm với quy mô 150.000 gà thịt an toàn dịch bệnh;

- Xây dựng mô hình nuôi nhốt vịt trên cạn với quy mô 60.000 con vịt thịt chất lượng cao, an toàn dịch bệnh;

- Tăng hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế 10 - 15% so với ngoài mô hình;

- Khả năng nhân rộng mô hình >15%.

UBND các quận, huyện, thị xã

Các Sở, ban ngành

37.250

20.640

16.610

2

Phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng nâng cao giá trị và thích ứng với biến đổi khí hậu

- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong chăn nuôi nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm;

Mỹ Đức, Sóc Sơn

- Chăn nuôi đê kiêm dụng sữa thịt trên địa bàn thành phố

- Xây dựng các mô hình chăn nuôi dê kiêm dụng sữa thịt, quy mô 200 con

- Tăng hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế ít nhất 10%;

- Khả năng nhân rộng mô hình >15%.

UBND các quận, huyện, thị xã

Các Sở, ban ngành

12.600

8.200

4.400

3

Chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh, giảm thiểu tác động đến môi trường.

- Phát triển chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh, năng suất, chất lượng cao;

- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh;

- Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa thông qua tổ, nhóm hợp tác và liên kết sản xuất; truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi lợn an toàn.

Thạch Thất, Đan Phượng, Mỹ Đức, Mê Linh, Chương Mỹ, Ứng Hòa

- Chăn nuôi lợn thịt an toàn dịch bệnh, sử dụng thức ăn thảo dược, sử dụng thảo dược trong phòng, trị bệnh và sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường chăn nuôi;

- Xây dựng được mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn dịch bệnh, giảm thiểu tác động đến môi trường. Quy mô 2.000 con;

- Tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm;

- Nâng cao hiệu quả kinh tế >10% so với ngoài mô hình;

- Khả năng nhân rộng mô hình >15%.

UBND các quận, huyện, thị xã

Các Sở, ban ngành

16.440

9.273

7.167

III

Lĩnh vực thủy sản

 

 

 

 

 

49.690

27.439

22.251

1

Nuôi thủy sản theo phương pháp VietGap

- Giúp các hộ chăn nuôi nắm vững kỹ thuật Nuôi thủy sản theo hướng VietGap; nâng cao năng suất nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi, tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; hình thành thói quen ghi chép trong quá trình sản xuất có thể truy nguyên nguồn gốc sản phẩm; đẩy mạnh xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học góp phần tạo thành các vùng nuôi bền vững

Mỹ Đức, Thanh Trì, Mê Linh, Ứng Hòa, Sóc Sơn, Chương Mỹ

- Nuôi thủy sản theo hướng VietGap

- Xây dựng được mô hình nuôi thủy sản theo hướng VietGap quy mô 40 ha

- Tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm: nâng cao hiệu quả >10% so với ngoài mô hình;

- Khả năng nhân rộng mô hình >15%.

UBND các quận, huyện, thị xã

Các Sở, ban ngành

36.070

18.579

17.491

2

Nuôi thủy sản áp dụng công nghệ cao

Xây dựng các mô hình nuôi áp dụng công nghệ mới có sử dụng các trang thiết bị máy móc hiện đại trong quá trình nuôi nhằm quản lý tốt dịch bệnh và môi trường nước ao nuôi, tiết kiệm nước, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trong nuôi thủy sản; Thay đổi phương thức nuôi mới cho người chăn nuôi thủy sản khắc phục những tồn tại, hạn chế so với nuôi thủy sản truyền thống

Thanh Oai, Chương Mỹ

- Nuôi thủy sản áp dụng công nghệ “sông trong ao”; Nuôi cá rô phi theo công nghệ lồng trong ao; Ứng dụng công nghệ tự động cấp ôxy trong nuôi thủy sản; Ứng dụng công nghệ vi sinh nuôi cá trắm cỏ sử dụng 100% thức ăn công nghiệp

- Xây dựng được mô hình nuôi thủy sản áp dụng công nghệ cao 10 ha

- Tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Nâng cao hiệu quả kinh tế >10% so với ngoài mô hình;

- Khả năng nhân rộng mô hình >15%.

UBND các quận, huyện, thị xã

Các Sở, ban ngành

5.320

2.160

3.160

3

Nuôi các đối tượng thủy đặc sản khôi phục nguồn lợi thủy sản nội đồng

- Giúp người nuôi thủy sản hiểu về quy trình, kỹ thuật nuôi các đối tượng đặc sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;

- Bổ sung thêm đối tượng nuôi thủy sản hiệu quả trong cơ cấu giống thủy sản của Thành phố;

- Là cơ sở để các hộ nuôi thủy sản tham quan, học tập kinh nghiệm;

- Nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh trong quá trình nuôi, đồng thời khôi phục nguồn lợi thủy sản nội đồng đã bị suy giảm trong thời gian qua.

Mỹ Đức, Chương Mỹ

- Nuôi các loài thủy đặc sản như Ếch, baba, lươn, chạch, cua đồng, rô..

- Xây dựng được mô hình nuôi thủy đặc sản, quy mô 8 ha;

- Tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả >10% so với ngoài mô hình;

- Khả năng nhân rộng mô hình >15%.

UDND các quận, huyện, thị xã

Các Sở, ban ngành

7.400

6.200

1.200

4

Nuôi thủy sản lồng bè

Xây dựng các vùng nuôi lồng bè tập trung các đối tượng như Lãng, Nheo,.... Vừa giúp người dân tận dụng các diện tích mặt nước tự nhiên, nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa là điểm tham quan học tập cho người dân địa phương và một số vùng lân cận. Góp phần tạo sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, an toàn cung cấp cho thị trường Hà Nội

Mê Linh

- Nuôi cá lồng

- Xây dựng được mô hình nuôi cá lồng, quy mô 500 m3;

- Tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm; nâng cao hiệu quả >10% so với ngoài mô hình;

- Khả năng nhân rộng mô hình >10%.

UBND các quận, huyện, thị xã

Các Sở, ban ngành

900

500

400

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

308.502

160.204

148.298