- 1Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007
- 2Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN về hướng dẫn thi hành các điều 11, điều 14, điều 16, điều 22 và điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn do Chính phủ - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 3Thông tư 04/2012/TT-BNV hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 7Thông tư 14/2018/TT-BNV sửa đổi Thông tư 04/2012/TT-BNV hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2019/QĐ-UBND | Long An, ngày 15 tháng 10 năm 2019 |
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ẤP, KHU PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày 20/4/2007;
Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Theo đề nghị tại Tờ trình số 557A/TTr-SNV ngày 28/6/2019 của Giám đốc Sở Nội vụ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/10/2019 và thay thế Quyết định số 47/2013/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ dân cư trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 47/2015/QĐ-UBND ngày 14/10/2015 của UBND tỉnh Long An về việc sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ dân cư trên địa bàn tỉnh Long An ban hành kèm theo Quyết định số 47/2013/QĐ-UBND.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Thủ trưởng sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ẤP, KHU PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 44/2019/QĐ-UBND ngày 15/10/2019 của UBND tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Long An.
2. Đối tượng áp dụng: Quy chế này áp dụng đối với Trưởng ấp, Trưởng khu phố; Phó Trưởng ấp, Phó Trưởng khu phố.
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố
1. Bảo đảm tính tự quản của cộng đồng dân cư, chấp hành sự quản lý Nhà nước trực tiếp của chính quyền các xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là cấp xã) và sự lãnh đạo của cấp ủy đảng.
2. Tuân thủ pháp luật, thực hiện theo quy ước; đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.
3. Không chia tách các ấp, khu phố đang hoạt động ổn định; thực hiện sáp nhập các ấp, khu phố phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng địa phương.
4. Trường hợp do quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch giãn dân, tổ chức tái định cư thì điều kiện thành lập ấp, khu phố mới có thể thấp hơn quy định. Trong trường hợp cộng đồng dân cư mới hình thành không đủ điều kiện thành lập ấp mới, khu phố mới thì ghép vào ấp, khu phố liền kề.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ẤP, KHU PHỐ
Điều 3. Tổ chức của ấp, khu phố
1. Mỗi ấp có Trưởng ấp, Phó Trưởng ấp; mỗi khu phố có Trưởng khu phố, Phó Trưởng khu phố.
2. Phó Trưởng ấp, Phó Trưởng khu phố do Trưởng ấp, Trưởng khu phố lựa chọn sau khi thống nhất với Trưởng Ban công tác mặt trận ấp, khu phố; UBND cấp xã quyết định công nhận Phó Trưởng ấp, Phó Trưởng khu phố.
Điều 4. Nội dung hoạt động của ấp, khu phố
1. Cộng đồng dân cư ở ấp, khu phố bàn, thảo luận, quyết định chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, ấp, khu phố do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc tự quản trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Cộng đồng dân cư tham gia bàn, thảo luận và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định; tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định về các công việc của ấp, khu phố và của cấp xã theo quy định của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
3. Xây dựng và thực hiện quy ước của ấp, khu phố; tham gia tự quản trong việc giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp ở địa phương, phòng, chống các tệ nạn xã hội.
4. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia, hưởng ứng các phong trào, cuộc vận động do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phát động.
5. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng ấp, Trưởng khu phố.
Điều 5. Việc sinh hoạt của ấp, khu phố
1. Trưởng ấp, Trưởng khu phố tổ chức họp ấp, khu phố mỗi tháng một lần. Ngoài chế độ họp định kỳ, Trưởng ấp, khu phố có thể triệu tập họp bất thường để giải quyết những việc cấp bách hoặc triển khai nhiệm vụ khi cần thiết. Cuộc họp do Trưởng ấp, Trưởng khu phố (hoặc Phó Trưởng ấp, Phó Trưởng khu phố) chủ trì, cử thư ký ghi biên bản.
2. Thành phần tham dự buổi họp ấp, khu phố gồm: đại diện Ban công tác Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội của ấp, khu phố và các Tổ trưởng tổ dân cư; mời đại diện Chi bộ ấp, khu phố và công an viên phụ trách, công an khu vực cùng tham dự.
3. Nội dung buổi họp gồm: Rà soát tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của ấp, khu phố và các Tổ dân cư, tìm ra nguyên nhân, đề ra hướng khắc phục; thông tin kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền đối với các kiến nghị, đề xuất, phản ánh của nhân dân; đồng thời triển khai công việc của cấp trên giao, bàn biện pháp và phân công thực hiện nhiệm vụ trong tháng tới.
1. Hội nghị ấp, khu phố được tổ chức mỗi năm 2 lần (thời gian vào giữa năm và cuối năm); khi cần có thể họp bất thường. Thành phần hội nghị là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong ấp, khu phố. Hội nghị do Trưởng ấp, khu phố triệu tập và chủ trì. Hội nghị được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong ấp, khu phố tham dự.
2. Việc tổ chức để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN.
Điều 7. Điều kiện thành lập ấp mới, khu phố mới
1. Trong trường hợp do khó khăn trong công tác quản lý của chính quyền cấp xã, tổ chức hoạt động của ấp, khu phố yêu cầu phải thành lập ấp mới, khu phố mới thì việc thành lập ấp mới, khu phố mới phải đạt các điều kiện sau:
a) Quy mô số hộ gia đình:
- Đối với ấp thuộc xã biên giới: có từ 100 hộ gia đình trở lên.
- Đối với ấp thuộc các xã còn lại: có từ 350 hộ gia đình trở lên.
- Đối với khu phố: có từ 400 hộ gia đình trở lên.
b) Các điều kiện khác:
Cần có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để phục vụ hoạt động cộng đồng và bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân.
2. Đối với các trường hợp đặc thù:
a) Ấp, khu phố nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch giãn dân, ấp hình thành do di dân ở vùng sâu, vùng xa, ấp nằm ở nơi có địa hình bị chia cắt phức tạp, ấp có địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn thì quy mô ấp có từ 50 hộ gia đình trở lên; khu phố có từ 100 hộ gia đình trở lên.
b) Trường hợp ở khu vực biên giới, do việc di dân hoặc để bảo vệ đường biên giới thì việc thành lập ấp không áp dụng quy định về quy mô số hộ gia đình nêu tại Khoản 1 Điều này.
c) Ấp, khu phố đã hình thành từ lâu do xâm canh, xâm cư cần thiết phải chuyển giao quản lý giữa các đơn vị hành chính cấp xã để thuận tiện trong hoạt động và sinh hoạt của cộng đồng dân cư mà không làm thay đổi đường địa giới hành chính cấp xã thì thực hiện giải thể và thành lập mới ấp, khu phố theo quy định. Trường hợp không đạt quy mô về số hộ gia đình thì thực hiện ghép cụm dân cư theo quy định.
Điều 8. Quy trình và hồ sơ thành lập ấp mới, khu phố mới
1. Thực hiện theo Điều 8 Thông tư số 04/2012/TT-BNV.
2. Hình thức lấy ý kiến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI.
Điều 9. Sáp nhập, giải thể, đặt tên, đổi tên ấp, khu phố
1. Điều kiện sáp nhập, giải thể, đặt tên, đổi tên ấp, khu phố: Thực hiện theo Điều 7a Thông tư số 04/2012/TT-BNV đã được sửa đổi, bổ sung.
2. Hình thức lấy ý kiến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
3. Nguyên tắc sáp nhập ấp, khu phố:
a) Các ấp, khu phố thực hiện sáp nhập có vị trí liền kề nhau, địa hình không bị chia cắt phức tạp, thuận tiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh và ổn định đời sống của nhân dân và không làm thay đổi địa giới đơn vị hành chính cấp xã.
b) Trong quá trình sáp nhập ấp, khu phố cần xem xét đến các yếu tố đặc thù về vị trí địa lý, địa hình và phong tục tập quán của cộng đồng dân cư tại địa phương.
c) Được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của từng ấp, khu phố sáp nhập tán thành.
d) Ấp, khu phố mới (do thực hiện việc sáp nhập) phải đạt tối thiểu trên 50% tiêu chí quy mô số hộ gia đình theo quy định.
Điều 10. Quy trình và hồ sơ sáp nhập, giải thể, đặt tên, đổi tên ấp, khu phố
1. Thực hiện theo Điều 8 Thông tư số 04/2012/TT-BNV.
2. Quy trình và hồ sơ giải thể, đặt tên, đổi tên ấp, khu phố thực hiện theo Khoản 3, Khoản 4 Điều 8a Thông tư số 04/2012/TT-BNV đã được sửa đổi, bổ sung.
Điều 11. Về ghép cụm dân cư vào ấp, khu phố hiện có
Thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 04/2012/TT-BNV và Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 14/2018/TT-BNV.
Điều 12. Trách nhiệm lập, lưu giữ hồ sơ
UBND cấp xã có trách nhiệm lập và lưu giữ lâu dài hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình thành lập, sáp nhập, chia, giải thể, đặt tên, đổi tên, xóa tên ấp, khu phố, ghép cụm dân cư vào ấp, khu phố (lưu vào thùng hồ sơ địa giới hành chính).
Điều 13. Trưởng ấp, khu phố, Phó Trưởng ấp, khu phố
1. Trưởng ấp, khu phố là người đại diện cho nhân dân ấp, khu phố, do cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trực tiếp bầu cử và do UBND cấp xã quyết định công nhận.
2. Phó Trưởng ấp, khu phố do Trưởng ấp, khu phố lựa chọn sau khi thống nhất với Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố. UBND cấp xã quyết định công nhận Phó Trưởng ấp, khu phố.
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ấp, khu phố
Thực hiện theo Điều 10 Thông tư số 04/2012/TT-BNV đã được sửa đổi, bổ sung.
1. Tiêu chuẩn của Trưởng ấp, khu phố, Phó Trưởng ấp, khu phố: Thực hiện theo Điều 11 Thông tư số 04/2012/TT-BNV.
2. Nhiệm kỳ của Trưởng ấp, khu phố, Phó Trưởng ấp, khu phố
a) Trưởng ấp, khu phố có nhiệm kỳ là năm (05) năm. Trường hợp thành lập ấp mới, khu phố mới (do sáp nhập, thành lập mới) hoặc khuyết Trưởng ấp, khu phố thì Chủ tịch UBND cấp xã quyết định cử Trưởng ấp, khu phố lâm thời hoạt động cho đến khi bầu được Trưởng ấp, khu phố mới trong thời hạn không quá sáu (6) tháng kể từ ngày có quyết định cử Trưởng ấp, khu phố lâm thời.
b) Nhiệm kỳ của Phó Trưởng ấp, khu phố thực hiện theo nhiệm kỳ của Trưởng ấp, khu phố.
3. Trưởng ấp, khu phố, Phó Trưởng ấp, khu phố được hưởng các chế độ theo quy định pháp luật hiện hành.
4. Trưởng ấp, khu phố, Phó Trưởng ấp, khu phố được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức, kỹ năng cần thiết; nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được biểu dương, khen thưởng; không hoàn thành nhiệm vụ, có vi phạm, khuyết điểm, không được nhân dân tín nhiệm thì tùy theo mức độ sai phạm sẽ bị miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
BẦU CỬ, MIỄN NHIỆM, BÃI NHIỆM TRƯỞNG ẤP, KHU PHỐ, PHÓ TRƯỞNG ẤP, KHU PHỐ
Điều 16. Công tác chuẩn bị bầu cử Trưởng ấp, khu phố
Thực hiện theo Điều 6 Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP- UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Điều 17. Trình tự tổ chức bầu cử Trưởng ấp, khu phố
Tùy theo điều kiện của từng địa phương mà việc bầu Trưởng ấp, khu phố có thể tổ chức kết hợp tại hội nghị ấp, khu phố hoặc tổ chức thành cuộc bầu cử riêng.
1. Tổ chức bầu cử tại hội nghị ấp, khu phố: Thực hiện theo Điều 8 Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP- UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
2. Trong trường hợp tổ chức bầu cử riêng thì thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 18 Quy chế này; ngoài ra, UBND cấp xã lập hoặc phê duyệt theo danh sách cử tri do Tổ bầu cử hoặc Ban công tác Mặt trận ấp, khu phố lập, phân công Tổ bầu cử cấp thẻ cử tri đại diện hộ gia đình có đóng dấu UBND cấp xã….
Điều 18. Tổ chức bầu cử Trưởng ấp, khu phố riêng
1. Một số quy định chung:
- Công bố và niêm yết danh sách người ứng cử tại địa điểm bỏ phiếu và những nơi công cộng trong ấp, khu phố chậm nhất là hai (02) ngày trước ngày bầu cử.
- Danh sách cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tham gia bầu cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố được niêm yết tại địa điểm bỏ phiếu và những nơi công cộng trong ấp, khu phố chậm nhất là hai (02) ngày trước ngày bầu cử.
- Việc bổ sung, sửa đổi những thông tin người ứng cử trong danh sách những người ứng cử và điều chỉnh, bổ sung về danh sách cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình chỉ được thực hiện từ thời điểm niêm yết danh sách cử tri đến trước thời điểm Tổ trưởng Tổ bầu cử tuyên bố bắt đầu việc bỏ phiếu và phải được Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt.
- Việc bầu cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín. Tổ bầu cử chịu trách nhiệm chuẩn bị đủ phiếu bầu theo mẫu hướng dẫn của UBND cấp xã trước khi khai mạc cuộc bỏ phiếu. Tổ bầu cử phải niêm yết quy định về phiếu bầu hợp lệ, phiếu không hợp lệ tại khu vực bỏ phiếu.
- Thời điểm bắt đầu và kết thúc cuộc bỏ phiếu do Tổ bầu cử quyết định nhưng không được bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn thời gian theo quy định của UBND cấp xã nêu tại Điều 16 Quy chế này.
- Chủ tịch UBND cấp xã quyết định việc bỏ phiếu sớm hơn ngày công bố, hoãn ngày bỏ phiếu, tiếp tục hay không tiếp tục cuộc bỏ phiếu khi bị gián đoạn (trong trường hợp thật sự cần thiết) sau khi có ý kiến thống nhất của Chủ tịch UBND cấp huyện.
2. Tổ chức hội nghị ấp, khu phố (thống nhất danh sách người ứng cử chức danh Trưởng ấp, khu phố):
- Trưởng ban công tác Mặt trận ấp chủ trì hội hội nghị, nêu lý do, yêu cầu của hội nghị.
- Trưởng ấp, khu phố đương nhiệm báo cáo kết quả công tác nhiệm kỳ vừa qua trước hội nghị cử tri để hội nghị cử tri thảo luận, đóng góp ý kiến.
- Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp, khu phố nêu tiêu chuẩn của Trưởng ấp, khu phố.
- Đại diện Ban công tác Mặt trận ấp, khu phố giới thiệu danh sách những người ra ứng cử Trưởng ấp, khu phố do Ban công tác Mặt trận đề cử và được Chi ủy chi bộ ấp, khu phố thống nhất.
- Cử tri có thể tự ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử tại hội nghị. Đơn ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử phải cung cấp đầy đủ thông tin về họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú, trình độ học vấn theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã và gửi cho Tổ bầu cử chậm nhất là bảy ngày trước ngày bầu cử.
- Hội nghị thảo luận, cho ý kiến về những người ứng cử và biểu quyết số lượng, danh sách những người ứng cử, việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay và có giá trị khi có trên 50% số cử tri tham dự hội nghị tán thành.
3. Tổ chức bầu cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố thực hiện theo trình tự sau đây:
- Chương trình lễ khai mạc: Chào cờ; Tổ trưởng Tổ bầu cử đọc lời khai mạc, quyết định công bố ngày tổ chức bầu cử, thời gian bỏ phiếu, quyết định thành lập Tổ bầu cử, nội quy, thể lệ phòng bỏ phiếu, quyết định thành phần cử tri tham gia bầu cử; tiêu chuẩn của Trưởng ấp, Trưởng khu phố.
- Đại diện Ban công tác Mặt trận ấp, khu phố giới thiệu danh sách những người ứng cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố.
- Trước khi bỏ phiếu, Tổ bầu cử kiểm tra thùng phiếu trước sự chứng kiến của cử tri, sau đó khóa lại, niêm phong và bắt đầu cuộc bỏ phiếu.
- Việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu thì Tổ trưởng Tổ bầu cử phải lập tức niêm phong thùng phiếu và giấy tờ liên quan, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã biết, xử lý.
4. Công tác kiểm phiếu và báo cáo kết quả bầu cử:
- Sau khi tuyên bố kết thúc cuộc bỏ phiếu, Tổ bầu cử làm nhiệm vụ kiểm phiếu có sự chứng kiến của hai (02) cử tri không phải là người ứng cử.
- Việc giải quyết khiếu nại tại chỗ về kiểm phiếu (thuộc thẩm quyền của Tổ kiểm phiếu) thì Tổ bầu cử tiếp nhận giải quyết và ghi rõ kết quả giải quyết vào biên bản. Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo lên Ban Chỉ đạo bầu cử cấp xã giải quyết.
- Kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử lập biên bản kiểm phiếu. Biên bản kiểm phiếu phải ghi rõ: tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của ấp, khu phố; số cử tri tham gia bỏ phiếu; số phiếu phát ra; số phiếu thu vào; số phiếu hợp lệ; số phiếu không hợp lệ; số phiếu và tỷ lệ bầu cho mỗi người ứng cử so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình toàn ấp, khu phố; những khiếu nại do tổ bầu cử giải quyết; những khiếu nại báo cáo lên Ban Chỉ đạo bầu cử cấp xã giải quyết.
- Biên bản kiểm phiếu lập thành ba (03) bản, có chữ ký của các thành viên Tổ bầu cử.
- Tổ trưởng Tổ bầu cử lập báo cáo kết quả bầu cử Trưởng ấp, khu phố kèm theo biên bản kiểm phiếu gửi ngay đến Ban Chỉ đạo bầu cử cấp xã, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cấp xã.
- Người trúng cử Trưởng ấp, khu phố là người có số phiếu cao nhất và đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn ấp, khu phố. Trường hợp có hai người được số phiếu bằng nhau và đạt nửa số phiếu hợp lệ thì UBND cấp xã xem xét, quyết định người có tuổi lớn hơn là người trúng cử.
- UBND cấp xã tổng hợp kết quả bầu cử báo cáo UBND cấp huyện thông qua Phòng Nội vụ.
- Phòng Nội vụ tổng hợp kết quả, tham mưu UBND cấp huyện báo cáo về Sở Nội vụ.
1. Việc công nhận kết quả bầu cử Trưởng ấp, khu phố thực hiện theo Điều 9 Hướng dẫn kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP- UBTWMTTQVN. Quyết định công nhận Trưởng ấp, khu phố được niêm yết tại trụ sở ấp, khu phố.
2. Việc bầu cử lại thực hiện theo Khoản 3 Điều 8 Hướng dẫn kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN. Quy trình bầu cử lại thực hiện theo Điều 17, Điều 18 Quy chế này.
3. Quy trình miễn nhiệm Trưởng ấp, khu phố thực hiện theo Điều 10 Hướng dẫn kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP- UBTWMTTQVN.
4. Quy trình bãi nhiệm Trưởng ấp, khu phố thực hiện theo Điều 11 Hướng dẫn kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN.
Điều 20. Công nhận và cho thôi giữ nhiệm vụ Phó Trưởng ấp, khu phố
1. Công nhận Phó Trưởng ấp, khu phố
a) Sau khi thống nhất với Trưởng Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố, Trưởng ấp, khu phố đề nghị bằng văn bản gửi đến UBND cấp xã quyết định công nhận Phó Trưởng ấp, khu phố. Quyết định công nhận Phó Trưởng ấp, khu phố được niêm yết tại trụ sở ấp, khu phố.
b) Phó Trưởng ấp, khu phố chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của UBND cấp xã.
2. Các trường hợp thôi giữ nhiệm vụ Phó Trưởng ấp, khu phố
a) Các trường hợp cho thôi giữ nhiệm vụ:
- Theo nguyện vọng: Do không đảm bảo sức khỏe để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hoặc lý do khác.
- Theo đề nghị của Trưởng ấp, khu phố khi vi phạm một trong các trường hợp: Không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được Nhân dân tín nhiệm, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân; không chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của UBND cấp xã, Trưởng ấp, khu phố; tham nhũng, lãng phí, vi phạm pháp luật và các quy định của cấp trên.
b) Trình tự, thủ tục xin thôi giữ nhiệm vụ Phó Trưởng ấp, khu phố:
- Việc cho thôi giữ nhiệm vụ Phó Trưởng ấp, khu phố được tiến hành khi có đơn xin thôi giữ nhiệm vụ Phó Trưởng ấp, khu phố gửi Trưởng ấp, khu phố hoặc theo đề nghị của Trưởng ấp, khu phố.
- Sau khi thống nhất ý kiến với Trưởng Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố, Trưởng ấp, khu phố đề nghị UBND cấp xã quyết định cho thôi giữ nhiệm vụ Phó Trưởng ấp, khu phố, đồng thời đề nghị công nhận Phó Trưởng ấp, khu phố mới.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ DÂN CƯ
Điều 21. Tổ chức của Tổ dân cư
1. Tổ dân cư là đơn vị tự quản của ấp, khu phố, tập hợp các hộ dân liền kề, gần gũi trong phạm vi nhỏ, quy mô số hộ của từng tổ dân cư phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương (từng xã, phường, thị trấn, ấp, khu phố) và được tổ chức phù hợp, thuận tiện cho các hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư.
2. Việc thành lập, chia tách, điều chỉnh Tổ dân cư phải đảm bảo tính ổn định và thuận tiện cho quan hệ, tổ chức hoạt động tự quản của nhân dân, do Trưởng ấp, khu phố đề nghị, có sự thảo luận của Tổ dân cư và phải được UBND cấp xã xem xét ra quyết định công nhận.
3. Tổ dân cư là nơi gắn với mọi hoạt động của ấp, khu phố trong các hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư.
4. Hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự giác, tự quản nhằm tập hợp nhân dân vào tổ chức phát huy sức mạnh cộng đồng trong tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, trên tinh thần “huy động sức dân chăm lo cuộc sống cho dân”.
5. Tổ trưởng Tổ dân cư là người đại diện nhân dân trong tổ có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động nêu tại Điều 22 Quy chế này; chịu sự giám sát của nhân dân, sự quản lý phân công trực tiếp của Trưởng ấp, khu phố.
Điều 22. Nội dung, hình thức hoạt động của Tổ dân cư
1. Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân trong Tổ chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ công dân và quy ước thôn, khu phố (nếu có); tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động do Trung ương, tỉnh và địa phương phát động.
2. Vận động giúp nhau khi có thành viên trong Tổ gặp khó khăn, hoạn nạn.
3. Tự quản giúp nhau xây dựng hộ gia đình đạt tiêu chuẩn: “An toàn về an ninh, trật tự”, “Gia đình văn hoá”, vận động các thành viên trong Tổ tham gia tố giác người có lệnh truy nã, người có biểu hiện hoạt động phạm tội, các tụ điểm tệ nạn xã hội, người lạ mặt xuất hiện trong Tổ.
4. Vận động người dân tự giác giữ gìn vệ sinh chung, không gây ô nhiễm môi trường, gây mất mỹ quan đường phố trong Tổ và khu dân cư. Thực hiện tốt các công việc của Tổ và các chủ trương, kế hoạch của địa phương.
5. Xây dựng biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Tổ dân cư trên cơ sở kế hoạch cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
6. Hình thức hoạt động: Thông qua cuộc họp Tổ dân cư hàng tháng (định kỳ) hoặc đột xuất để triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Điều 23. Nhiệm vụ của Tổ trưởng Tổ dân cư
1. Phối hợp với các đoàn thể ở ấp, khu phố vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của người dân; tham gia hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân; huy động nhân dân và lực lượng dân phòng thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, giải quyết các tình huống khẩn cấp về an ninh, trật tự xã hội, thiên tai, hỏa hoạn, đồng thời báo cáo ngay cho Trưởng ấp, khu phố và Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Chủ trì các cuộc họp với các chủ hộ hoặc cử tri đại diện hộ để thông báo, bàn bạc, giải quyết công việc các công việc của ấp, khu phố có liên quan đến tổ.
Điều 24. Chỉ định Tổ trưởng Tổ dân cư
1. Tiêu chuẩn của Tổ trưởng Tổ dân cư:
Tổ trưởng Tổ dân cư phải là người có hộ khẩu và cư trú thường xuyên ở Tổ dân cư, đủ 21 tuổi trở lên, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, đạo đức và tư cách, được nhân dân tín nhiệm, có năng lực và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc của cộng đồng dân cư và cấp trên giao.
2. Công nhận Tổ trưởng Tổ dân cư:
a) Trưởng ấp, khu phố thống nhất với Ban công tác Mặt trận ấp, khu phố đề nghị UBND cấp xã quyết định công nhận Tổ trưởng Tổ dân cư.
b) Nhiệm kỳ của Tổ trưởng Tổ dân cư thực hiện theo nhiệm kỳ của Trưởng ấp, khu phố.
Điều 25. Khen thưởng đối với Tổ trưởng Tổ dân cư
Tổ trưởng Tổ dân cư khi thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước và nhân dân bảo vệ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Chủ tịch UBND cấp xã xét khen thưởng theo đề nghị của Trưởng ấp, khu phố (sau khi thống nhất với Ban Công tác Mặt trận ấp, khu phố).
Người được bầu và công nhận chức danh Trưởng ấp, khu phố, Phó Trưởng ấp, khu phố, Tổ trưởng Tổ dân cư theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 47/2013/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 của UBND tỉnh tiếp tục đảm nhiệm chức danh cho đến hết nhiệm kỳ.
Điều 27. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Thực hiện theo Khoản 5, Điều 14 Thông tư số 04/2012/TT-BNV.
2. Thẩm định hồ sơ trình UBND tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét quyết định việc sáp nhập, giải thể, đặt tên, đổi tên ấp, khu phố.
3. Hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng ấp, khu phố; công nhận Trưởng ấp, khu phố lâm thời; công nhận và cho thôi giữ nhiệm vụ Phó Trưởng ấp, khu phố.
Điều 28. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện
1. Thực hiện theo Khoản 3, Điều 14 Thông tư số 04/2012/TT-BNV.
2. Tổ chức triển khai cho UBND cấp xã và các ấp, khu phố trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố thực hiện quy chế này.
3. Chỉ đạo UBND cấp xã xây dựng Đề án thành lập ấp mới, khu phố mới; sáp nhập, giải thể, đặt tên, đổi tên ấp, khu phố theo quy trình quy định.
4. Lập thủ tục trình UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) việc thành lập ấp mới, khu phố mới; sáp nhập, giải thể, đặt tên, đổi tên ấp, khu phố.
5. Quyết định ghép cụm dân cư vào ấp, khu phố hiện có sau khi đã được UBND cấp huyện thông qua.
6. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ Trưởng ấp, khu phố, Phó Trưởng ấp, khu phố theo chương trình khung quy định.
Điều 29. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã
1. Thực hiện theo Khoản 4, Điều 14 Thông tư số 04/2012/TT-BNV đã được sửa đổi, bổ sung.
2. Xây dựng Đề án thành lập ấp mới, khu phố mới; sáp nhập, giải thể, đặt tên, đổi tên ấp, khu phố; Đề án ghép cụm dân cư vào ấp, khu phố hiện có trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và báo cáo UBND cấp huyện.
3. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyết định khen thưởng, kỷ luật, Trưởng ấp, khu phố, Phó trưởng ấp, khu phố, Tổ trưởng Tổ dân cư.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, UBND cấp huyện kịp thời phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 47/2015/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ dân cư trên địa bàn tỉnh Long An kèm theo Quyết định 47/2013/QĐ-UBND
- 2Quyết định 47/2013/QĐ-UBND Quy định về tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ dân cư trên địa bàn tỉnh Long An
- 3Quyết định 24/2019/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 4Quyết định 23/2019/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 5Quyết định 17/2019/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 6Quyết định 16/2019/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khóm trên địa bàn tỉnh An Giang
- 7Quyết định 19/2019/QĐ-UBND quy định về tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 8Quyết định 31/2019/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 9Quyết định 59/2019/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 10Quyết định 03/2020/QĐ-UBND Quy chế về tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 11Quyết định 21/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khóm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh kèm theo Quyết định 09/2019/QĐ-UBND
- 1Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007
- 2Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN về hướng dẫn thi hành các điều 11, điều 14, điều 16, điều 22 và điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn do Chính phủ - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 3Thông tư 04/2012/TT-BNV hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 7Thông tư 14/2018/TT-BNV sửa đổi Thông tư 04/2012/TT-BNV hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 8Quyết định 24/2019/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 9Quyết định 23/2019/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 10Quyết định 17/2019/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 11Quyết định 16/2019/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khóm trên địa bàn tỉnh An Giang
- 12Quyết định 19/2019/QĐ-UBND quy định về tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 13Quyết định 31/2019/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 14Quyết định 59/2019/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 15Quyết định 03/2020/QĐ-UBND Quy chế về tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 16Quyết định 21/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khóm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh kèm theo Quyết định 09/2019/QĐ-UBND
Quyết định 44/2019/QĐ-UBND Quy chế về tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Long An
- Số hiệu: 44/2019/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/10/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Long An
- Người ký: Trần Văn Cần
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/10/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực