Điều 6 Quyết định 439/QĐ-UBND quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước địa phương năm 2024 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Điều 6. Thực hiện cấp phát, thanh toán kinh phí
1. Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách
Căn cứ dự toán ngân sách năm được giao, đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện rút dự toán chi theo chế độ, định mức chi ngân sách đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiến độ, khối lượng thực hiện nhiệm vụ; đảm bảo nguyên tắc:
- Các khoản chi thanh toán cá nhân (lương, phụ cấp lương, trợ cấp xã hội,...) đảm bảo thanh toán chi trả từng tháng cho các đối tượng hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc chi trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương theo quy định tại Thông tư số 136/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thực hiện việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
- Trích nộp các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn kịp thời cho cơ quan Bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật.
- Những khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản có tính chất không thường xuyên khác thực hiện thanh toán theo tiến độ, khối lượng thực hiện theo chế độ quy định và trong phạm vi dự toán được giao.
2. Đối với bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
Sở Tài chính thông báo số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện (đối với các khoản bổ sung mục tiêu theo Quyết định UBND tỉnh, Thông báo của Sở Kế hoạch và Đầu tư) để UBND các huyện rút dự toán theo quy định, cụ thể như sau:
a) Bổ sung cân đối ngân sách
Căn cứ dự toán bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách dưới được cấp có thẩm quyền giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, hàng tháng cơ quan tài chính cấp dưới chủ động rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước đồng cấp để đảm bảo cân đối ngân sách cấp mình; riêng ngân sách cấp xã rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
Mức rút dự toán hàng tháng về nguyên tắc không vượt quá 1/12 tổng mức bổ sung cân đối cả năm sau; riêng các tháng trong Quý I, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ mức rút dự toán có thể cao hơn mức bình quân trên, song tổng mức rút dự toán cả quý I không được vượt quá 30% dự toán năm.
Trường hợp đặc biệt cần tăng tiến độ rút dự toán, UBND cấp dưới phải có văn bản đề nghị cơ quan tài chính cấp trên xem xét, quyết định.
b) Bổ sung có mục tiêu
Căn cứ chế độ, tiến độ, khối lượng thực hiện của từng chương trình, dự án, nhiệm vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện thực hiện rút dự toán chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện như sau:
- Đối với kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ; kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên (trừ kinh phí thực hiện nhiệm vụ mua sắm máy móc, trang thiết bị); kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia: mức rút tối đa bằng dự toán giao. Riêng đối với nguồn vốn đầu tư thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, trên cơ sở Quyết định giao dự toán của UBND tỉnh và thông báo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện chủ động triển khai thực hiện, rút dự toán trong phạm vi dự toán được giao. Định kỳ hàng quý, Sở Tài chính tổng hợp, thông báo và nhập dự toán Tabmis để đảm bảo cân đối ngân sách.
- Đối với kinh phí thực hiện các dự án, các nhiệm vụ mua sắm máy móc, trang thiết bị: Căn cứ chế độ, tiến độ, khối lượng thực hiện của từng dự án, nhiệm vụ và mức tạm ứng theo quy định, Phòng Tài chính Kế hoạch các huyện thực hiện rút dự toán chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện, mức rút tối đa bằng dự toán giao cho từng dự án, nhiệm vụ. Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện không được thực hiện việc rút dự toán bổ sung mục tiêu đối với các dự án, nhiệm vụ mua sắm máy móc, trang thiết bị phê duyệt dự án hoặc quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp có thẩm quyền sau thời điểm ngày 30/6/2024).
Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện chịu trách nhiệm về mức đề nghị rút vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện để thực hiện các chương trình, nhiệm vụ đã được UBND tỉnh giao.
Quyết định 439/QĐ-UBND quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước địa phương năm 2024 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 439/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/02/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/02/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách địa phương
- Điều 2. Giao dự toán thu và chi ngân sách nhà nước địa phương
- Điều 3. về thực hiện cải cách tiền lương năm 2024
- Điều 4. Thời gian phân bổ, giao dự toán
- Điều 5. Tổ chức quản lý, điều hành ngân sách nhà nước
- Điều 6. Thực hiện cấp phát, thanh toán kinh phí
- Điều 7. Thực hiện điều chỉnh dự toán đơn vị sử dụng ngân sách
- Điều 8. Thực hiện chuyển nguồn sang năm sau
- Điều 9. Về quản lý vốn chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án
- Điều 10. Về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 11. Về thực hiện kỷ luật trong công tác lập báo cáo
- Điều 12. Giao Giám đốc Sở Tài chính
- Điều 13. Ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài chính
- Điều 14. Thực hiện công khai tài chính, ngân sách nhà nước
- Điều 15. Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp I thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh về định mức phân bổ ngân sách, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và dự toán thu, chi NSNN năm 2024, Nghị quyết của HĐND cùng cấp và các cơ chế, giải pháp điều hành dự toán NSNN của UBND tỉnh theo Quyết định này:
- Điều 16. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký và áp dụng cho năm ngân sách 2024.
- Điều 17. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, các thị xã, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.