Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 436/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 20 tháng 3 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG, GIẢI TRÍ CỦA BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TÂN PHÚ, GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng;

Căn cứ Quyết định số 1017/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về phê duyệt Phương án Quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 của Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 5840/TTr-SNN ngày 10 tháng 11 năm 2022, Văn bản số 6739/SNN-CCKL ngày 27 tháng 12 năm 2022 và Văn bản số 238/SNN-CCKL ngày 21 tháng 01 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, giai đoạn 2021 - 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Muc tiêu Đề án

a) Mục tiêu chung

- Khai thác tiềm năng môi trường sinh thái tự nhiên của khu rừng một cách hợp lý để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và giáo dục môi trường tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú;

- Thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, phát triển kinh tế xã hội địa phương gắn với tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng;

- Tạo nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng, giải trí và cho thuê môi trường rừng để từng bước tự chủ, cân đối nguồn thu chi nhằm giảm bớt phần kinh phí của Nhà nước đầu tư cho các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng; tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương sống gần rừng, chia sẻ các nguồn lợi ích từ hoạt động du lịch sinh thái mang lại để hạn chế các tác động xấu đến rừng, từng bước nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng đến với người dân;

- Thông qua hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, giáo dục cho du khách, cộng đồng địa phương ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.

b) Mục tiêu cụ thể

- Về kinh tế: Đến năm 2025, lượng khách du lịch đến Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú đạt 330.000 lượt/năm, trong đó khách nội địa đạt khoảng 264.000 lượt/năm, khách quốc tế đạt khoảng 66.000 lượt/năm và doanh thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 176 tỷ đồng/năm. Đến năm 2030 đạt 730.000 lượt khách/năm, trong đó khách nội địa đạt khoảng 584.000 lượt/năm, khách quốc tế đạt khoảng 146.000 lượt/năm và doanh thu đạt khoảng 460 tỷ đồng/năm; đầu tư cho hoạt động du lịch giai đoạn 2022-2025 khoảng 769 tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030 khoảng 2.031 tỷ đồng.

- Về xã hội: Đến năm 2025, hoạt động du lịch sinh thái mang lại việc làm cho 1.000-1.500 lao động địa phương và lân cận, trong đó có khoảng 20 lao động do Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú quản lý. Đến năm 2030, đem lại 1.500 - 2.000 lao động địa phương lân cận, trong đó có khoảng 40 lao động do Ban quản lý rừng hộ Tân Phú quản lý. Chú trọng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, tạo điều kiện, hỗ trợ cộng đồng dân cư địa phương phát triển hạ tầng tại các khu vực có tiềm năng và khu vực chủ sở hữu của cộng đồng. Đồng thời, huy động và sử dụng các sản phẩm do cộng đồng sản xuất trong phát triển du lịch.

- Về môi trường: Thông qua hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí góp phần tuyên truyền, giáo dục cho người dân địa phương và du khách các giá trị tự nhiên, lịch sử - văn hóa của địa phương, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, giảm thiểu các tác động của người dân ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phòng cháy chữa cháy rừng.

2. Phạm vi

Thực hiện trên tổng diện tích tự nhiên 18.050,1 ha do Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú quản lý.

3. Nội dung

3.1. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch và các loại sản phẩm du lịch

- Tài nguyên thiên nhiên: Tổng diện tích tự nhiên Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú đang quản lý là 18.050,10 ha, trong đó:

+ Diện tích có rừng: 17.415,75 ha, bao gồm: Rừng tự nhiên là 13.360,2 ha (rừng thứ sinh gỗ lá rộng thường xanh: 11.598,79 ha; rừng thứ sinh tre nứa: 31,54 ha; rừng thứ sinh hỗn giao gỗ và tre nứa là: 1.729,87 ha). Rừng trồng là 4.055,55 ha;

+ Diện tích chưa thành rừng là 634,35 ha, bao gồm: Diện tích đã trồng nhưng chưa thành rừng là 251,9 ha; diện tích có cây gỗ tái sinh núi đất là 11,02 ha; diện tích khác 371,43 ha;

+ Đa dạng sinh học: Hệ sinh thái rừng kín thường xanh cây lá rộng, hệ sinh thái rừng hỗn giao tre nứa với cây lá rộng, hệ sinh thái rừng tre nứa thuần loại, hệ sinh thái trảng cỏ, cây bụi, thực vật rừng có số 535 loài, thuộc 101 họ khác nhau; động vật rừng có 330 loài động vật thuộc 85 họ, 28 bộ.

- Tài nguyên nguyên du lịch: Có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái như Bàu nước sôi, quần thể đá tại các khu vực Thác Mai, Hang Dơi, hệ thống sông, suối...đặc biệt là Bàu nước sôi được hình thành tự nhiên trong lòng đất, có nhiệt độ nóng quanh năm từ 50-60°C có tác dụng rất tốt trong việc thư giãn, giải trí và phục hồi sức khỏe. Có hệ thống sông La Ngà chảy gấp khúc, quanh co, với nhiều ghềnh đá tạo nên một cảnh quan kỳ vỹ. Ngoài ra còn có những giá trị cảnh quan và đa dạng sinh học. Trên địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc địa phương đang sinh sống và còn lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà cửa, sản xuất, lối sống.

- Các loại sản phẩm du lịch: Du lịch sinh thái, du lịch thiên nhiên, nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, du lịch cộng đồng, các dịch vụ giải trí ngoài trời.

3.2. Địa điểm, quy mô xây dựng các công trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

3.2.1. Điểm du lịch

Đề án xác định 13 điểm du lịch gồm:

- Huyện Định Quán 10 điểm gồm:

+ Bàu Nước Sôi: Vị trí thuộc tiểu khu 176, 178 xã Gia Canh, huyện Định Quán, quy mô quy hoạch: 47,51 ha; diện tích dự kiến xây dựng: 62.563,2m2;

+ Thác Mai: Vị trí thuộc tiểu khu 178, xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, quy mô quy hoạch: 55,97 ha, diện tích dự kiến xây dựng: 61.700 m2;

+ Thác Chín Chì: Vị trí thuộc tiểu khu 182, xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, quy mô quy hoạch: 28,71 ha, diện tích dự kiến xây dựng: 39.505 m2;

+ Cầu Sa Cá: Vị trí thuộc các tiểu khu 180, 186 và 187, xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, quy mô quy hoạch: 28,64 ha, diện tích dự kiến xây dựng: 35.491 m2;

+ Phân trường IV (Ao Sen): Vị trí thuộc tiểu khu 187, xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, quy mô quy hoạch: 111,19 ha, diện tích dự kiến xây dựng: 50.900 m2;

+ Đá Hang Dơi (đá bảy mẫu): Vị trí tiểu khu 169 và 174, xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, quy mô quy hoạch: 52,36 ha, diện tích dự kiến xây dựng: 55.945 m2;

+ Thác Reo: Vị trí thuộc tiểu khu 167 và 169, xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, quy mô quy hoạch: 64,83 ha, diện tích dự kiến xây dựng: 39.000 m2;

+ Thác Ông Phán: Vị trí thuộc tiểu khu 187, xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, quy mô quy hoạch: 28,66 ha, diện tích dự kiến xây dựng: 34.470 m2;

+ Thác Cải Tạo: Vị trí thuộc tiểu khu 184 và 186, xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, quy mô quy hoạch: 29,13 ha, diện tích dự kiến xây dựng: 39.770 m2;

+ Thác Trời: Vị trí thuộc tiểu khu 181, xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, quy mô quy hoạch: 35,53 ha, diện tích dự kiến xây dựng: 39.100m2.

- Huyện Tân Phú: 03 điểm gồm: du lịch farmstay, homestay Tân Phú, Vị trí thuộc tiểu khu 46, 50, 75, xã Phú An và tiểu khu 69, xã Núi Tượng, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Quy mô quy hoạch: 2.117,7 ha, bao gồm 3 khu vực: khu vực Gần chùa Vĩnh Giác - Kim Sơn: 1.073,9 ha, khu vực gần hồ Đa Tôn: 515,28 ha; khu vực Núi Tượng: 528,49 ha.

Quản lý xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ: thực hiện theo quy định tại Điều 24, Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ.

3.2.2. Tuyến du lịch

Đề án xác định 8 tuyến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí, trong đó:

- Huyện Định Quán 07 tuyến gồm:

+ Tuyến 1: Bàu Nước Sôi - Thác Mai;

+ Tuyến 2: Bàu Nước Sôi - Hang Dơi - Thác Mai;

+ Tuyến 3: Bàu Nước Sôi - Hang Dơi - Thác Reo - Thác Mai;

+ Tuyến 4: Bàu Nước Sôi - Ao Sen - Thác Ông Phán - Thác Chín Chì, Thác Mai;

+ Tuyến 5: Bàu Nước Sôi - Thác cầu Sa Cá - Thác Cải Tạo - Ao Sen;

+ Tuyến 6: Bàu Nước Sôi - Thác cầu Sa Cá - Đồi đá trụ - Thác Trời - Thác Cải Tạo - Ao Sen;

+ Tuyến 7: Bàu Nước Sôi - Ven sông (từ Thác Mai đi Thác Trời);

- Huyện Tân Phú 01 tuyến, gồm:

+ Tuyến 8: Phú An - Chùa Vĩnh Giác - Đá 2 Chồng - Hồ Đa Tôn - Suối Gấm - Núi Tượng.

3.3. Thời gian và phương thức tổ chức thực hiện

- Thời gian thực hiện Đề án: Từ năm 2023 - 2030.

- Phương thức tổ chức thực hiện: Chủ rừng tự tổ chức, liên kết, cho thuê môi trường rừng.

3.4. Giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường

a) Giải pháp bảo vệ rừng

- Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú xây dựng và phổ biến các nội quy, quy chế quản lý bảo vệ rừng. Các đơn vị tổ chức hoạt động du lịch phải thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật về quản lý rừng phòng hộ, rừng sản xuất và các quy định liên quan trong suốt quá trình triển khai, thực hiện Đề án, nghiêm cấm các hành vi xâm hại đến hệ sinh thái rừng;

- Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú tăng cường thực hiện các hoạt động tuần tra, kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng đối với các diện tích, điểm, tuyến thực hiện các hoạt động du lịch để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm về lĩnh vực lâm nghiệp, xây dựng và bảo vệ môi trường;

- Xác định ranh giới các điểm du lịch sinh thái cho thuê môi trường rừng trên bản đồ và ngoài thực địa bằng hệ thống biển báo. Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật thông tin diễn biến rừng cho những khu vực tổ chức các hoạt động du lịch, xây dựng được bản đồ hiện trạng rừng và đất rừng theo tại các điểm tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

- Lập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cho từng khu vực phát triển du lịch sinh thái để thống nhất với phương án phòng cháy, chữa cháy rừng của Ban quản lý.

b) Giải pháp phát triển rừng

- Thực hiện các giải pháp lâm sinh: Trồng rừng mới và trồng bổ sung vào các khu vực rừng tự nhiên, rừng trồng có mật độ thấp; nuôi dưỡng ròng, khoanh nuôi tái sinh rừng đối với các khu rừng tự nhiên nghèo để phục hồi và nâng cao chất lượng rừng;

- Xung quanh các công trình xây dựng, các tuyến tham quan, trồng cây xanh tạo cảnh quan. Các loài cây trồng là cây phong cảnh, cây bản địa có hoa, quả, hoặc hình thái đặc thù tạo cảnh quan đặc sắc, tăng tính hấp dẫn cho hoạt động du lịch sinh thái.

c) Giải pháp bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học từng khu vực; xác định danh mục các tài nguyên có tính đa dạng sinh học cao để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn;

- Nghiêm cấm các hành vi săn bắt, khai thác các loài sinh vật trái phép; tổ chức giám sát chặt chẽ các hoạt động trong khu vực thực hiện Đề án;

- Xây dựng mạng lưới giám sát, quan trắc, đánh giá tài nguyên rừng thường xuyên đánh giá về số lượng, chất lượng tài nguyên rừng.

d) Giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì chức năng phòng hộ của rừng

- Thực hiện theo quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các hoạt động du lịch;

- Tuyên truyền, giáo dục, tập huấn, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư, khách du lịch, các đơn vị kinh doanh trên địa bàn;

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đối với môi trường để có giải pháp kịp thời khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên thiên nhiên và môi trường du lịch;

- Tăng cường biện pháp quản lý trong xây dựng, phát triển và kinh doanh du lịch, chú trọng xử lý nước thải, chất thải ở các tuyến, điểm du lịch; khuyến khích các chủ đầu tư áp dụng các công nghệ thân thiện môi trường.

- Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường.

3.5. Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

- Chủ rừng thường xuyên giám sát các hoạt động du lịch sinh thái trên diện tích rừng quản lý, đảm bảo các hoạt động du lịch sinh thái không làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và các chức năng khác của khu rừng;

- Chủ rừng giám sát việc xây dựng các công trình phục vụ phát triển du lịch sinh thái đảm bảo tuân thủ theo quy định của Luật Lâm nghiệp và pháp luật liên quan;

- Chủ rừng giám sát các hoạt động liên quan đến xử lý chất thải, bảo vệ môi trường trong du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

4. Khái toán đầu tư, nguồn vốn và phân kỳ đầu tư

Khái toán nguồn vốn đầu tư cho Đề án là 2.799.597 triệu đồng, trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước: 480 triệu đồng.

- Nguồn vốn xã hội hóa: 2.799.117 triệu đồng.

(Đính kèm bảng Chi tiết tại phụ lục)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung Đề án đã được phê duyệt;

- Kiểm tra sự phù hợp của các dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí so với Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đã được phê duyệt và quy định của pháp luật về Lâm nghiệp;

b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Hỗ trợ Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch; phát triển thị trường khách du lịch; liên kết phát triển du lịch giữa các điểm du lịch trong Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú với các khu, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh;

- Phối hợp với cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú;

- Phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá, thị trường khách; hỗ trợ xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng hoạt động có hiệu quả.

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với cơ quan chuyên ngành tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch, cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi thu hút đầu tư, trong đó ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư phát triển du lịch;

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện lập dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đảm bảo theo quy định.

d) Sở Tài chính

- Căn cứ vào khả năng ngân sách hằng năm của tỉnh, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng du lịch đối với các hạng mục đầu tư sử dụng từ nguồn vốn ngân sách theo quy định;

- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan thẩm định về giá phát sinh trong quá trình hoạt động của khu du lịch theo quy định.

đ) Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với các ngành chức năng hướng dẫn, tuyên truyền, vận động các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, người dân và khách du lịch nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường;

- Thực hiện công tác quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác tài nguyên trong khu du lịch theo thẩm quyền; thực hiện các giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính;

- Thẩm định phê duyệt, báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường của Dự án trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

e) Sở Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện công tác quản lý về lĩnh vực xây dựng, kiến trúc, cảnh quan theo đề án được phê duyệt;

- Kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng tại khu du lịch theo quy định của pháp luật.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về hồ sơ xây dựng đối với các công trình phục vụ du lịch sinh thái.

g) Sở Giao thông vận tải

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông; xây dựng, đề xuất thực hiện danh mục các dự án hạ tầng giao thông quan trọng, hệ thống đường bộ trong Khu du lịch theo đề án được duyệt.

h) Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý, đầu tư xây dựng hệ thống cấp điện cho các khu du lịch sinh thái;

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển một số ngành nghề thủ công truyền thống, các làng nghề, các điểm du lịch cộng đồng trong khu vực, phù hợp với định hướng phát triển của khu du lịch thuộc chương trình khuyến công của tỉnh.

i) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

- Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cung cấp lao động có tay nghề phục vụ cho các dự án trong khu du lịch;

- Phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn rà soát, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo nghề về du lịch, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, phục vụ cho các dự án trong khu du lịch.

k) Ủy ban nhân dân các huyện: Định Quán, Tân Phú

- Tuyên truyền Đề án đến người dân, đặc biệt là người dân sinh sống ven rừng nâng cao nhận thức về quyền lợi, trách nhiệm khi triển khai đề án;

- Lồng ghép mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch theo đề án được duyệt vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Phối hợp với các sở, ngành tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm du lịch tại địa phương và trong phạm vi khu du lịch;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông thuộc hệ thống giao thông do địa phương quản lý kết nối với khu du lịch;

- Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc có biện pháp ngăn chặn việc lấn chiếm đất đai, phá rừng, khai thác rừng, san lấp mặt bằng, xây dựng công trình trái phép và tổ chức các hoạt động kinh doanh trái quy định trong phạm vi phát triển các điểm du lịch.

l) Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú

- Công khai thông tin Đề án dưới nhiều hình thức đến các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn;

- Xây dựng Kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện các nội dung Đề án;

- Thông báo rộng rãi việc cho thuê môi trường rừng phòng hộ để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

- Chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo phương thức tự tổ chức, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê duyệt. Việc lập dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải tuân thủ các quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

- Trước khi ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng, chủ rừng phải điều tra thống kê tài nguyên rừng trên diện tích cho thuê để làm căn cứ cho thuê và giám sát, đánh giá việc thực hiện hợp đồng;

- Báo cáo kịp thời các vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, Lao động Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện: Định Quán và Tân Phú; Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Tổng cục Lâm nghiệp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
- Chánh, các PCVP. UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX, KTN.
(Khoa/752. Qddeandulichsthai)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Phi

 

PHỤ LỤC

KHÁI TOÁN ĐẦU TƯ, NGUỒN VỐN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN 2022-2030
(Kèm theo Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 20/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

STT

HẠNG MỤC ĐẦU TƯ

Đvt

Khối lượng

Đơn giá (trđ)

Tổng vốn

Nguồn Vốn

Tổng

Giai đoạn I (2022-2025)

Giai đoạn II (2026-2030)

Ngân sách

Xã hội hóa

 

Tổng vốn đầu tư

 

 

 

2.799.597

768.976

2.030.621

480

2.799.117

I

Chi phí đầu tư - xây dựng

 

 

 

2.314.761

625.903

1.688.858

-

2.314.761

1

Bàu Nước Sôi

 

 

 

267.357

178.238

89.119

 

267.357

-

Công trình lưu trú

m2

4.856

32

153.694

102.463

51.231

 

153.694

-

Công trình dịch vụ

m2

11.148

7

83.109

55.406

27.703

 

83.109

-

Công trình phụ trợ

m2

2.108

-

-

-

-

 

-

-

Giao thông sân bãi và hạ tầng kỹ thuật khác

m2

46.560

1

30.554

20.369

10.185

 

30.554

-

Dự trữ

 

412.537

-

-

-

-

 

-

2

Thác Mai

 

 

 

259.837

173.225

86.612

 

259.837

-

Công trình lưu trú

m2

5.266

35

185.285

123.523

61.762

 

185.285

-

Công trình dịch vụ

m2

8.655

4

38.191

25.460

12.730

 

38.191

-

Công trình phụ trợ

m2

572

-

-

-

-

 

-

-

Giao thông sân bãi và hạ tầng kỹ thuật khác

m2

55.410

1

36.362

24.241

12.121

 

36.362

-

Dự trữ

m2

490.369

-

-

-

-

 

-

3

Thác Chín Chì

 

 

 

266.597

97.626

168.971

 

266.597

-

Công trình lưu trú

m2

3.935

47

183.813

67.311

116.502

 

183.813

-

Công trình dịch vụ

m2

7.147

9

63.944

23.416

40.528

 

63.944

-

Công trình phụ trợ

m2

670

-

-

-

-

 

-

-

Giao thông sân bãi và hạ tầng kỹ thuật khác

m2

28.423

1

18.841

6.899

11.941

 

18.841

-

Dự trữ

m2

247.596

-

-

-

-

 

-

4

Cầu Sa Cá

 

 

 

98.174

35.951

62.223

 

98.174

-

Công trình lưu trú

m2

1.915

15

28.615

10.479

18.136

 

28.615

-

Công trình dịch vụ

m2

4.936

10

50.764

18.590

32.175

 

50.764

-

Công trình phụ trợ

m2

280

-

-

-

-

 

-

-

Giao thông sân bãi và hạ tầng kỹ thuật khác

m2

28.640

1

18.795

6.882

11.912

 

18.795

-

Dự trữ

m2

250.909

-

-

-

-

 

-

5

Thác Reo

 

 

 

267.901

18.753

249.148

 

267.901

-

Công trình lưu trú

m2

6.016

32

190.438

13.331

177.107

 

190.438

-

Công trình dịch vụ

m2

2.016

18

35.770

2.504

33.266

 

35.770

-

Công trình phụ trợ

m2

668

-

-

-

-

 

-

-

Giao thông sân bãi và hạ tầng kỹ thuật khác

m2

63.533

1

41.693

2.918

38.774

 

41.693

-

Dự trữ

m2

576.734

-

-

-

-

 

-

6

Phân trường IV

 

 

 

235.919

16.514

219.405

 

235.919

-

Công trình lưu trú

m2

2.974

32

94.138

6.590

87.548

 

94.138

-

Công trình dịch vụ

m2

5.879

17

100.088

7.006

93.082

 

100.088

-

Công trình phụ trợ

m2

432

-

-

-

-

 

-

-

Giao thông sân bãi và hạ tầng kỹ thuật khác

m2

108.966

0

41.693

2.918

38.774

 

41.693

-

Dự trữ

m2

994.080

-

-

-

-

 

-

7

Khu Hang Dơi

 

 

 

139.324

51.020

88.304

 

139.324

-

Công trình lưu trú

m2

2.418

32

76.539

28.028

48.511

 

76.539

-

Công trình dịch vụ

m2

2.215

13

29.112

10.661

18.451

 

29.112

-

Công trình phụ trợ

m2

288

-

-

-

-

 

-

-

Giao thông sân bãi và hạ tầng kỹ thuật khác

m2

51.313

1

33.673

12.331

21.342

 

33.673

-

Dự trữ

m2

467.655

-

-

-

-

 

-

8

Thác Ông Phán

 

 

 

248.037

17.363

230.674

 

248.037

-

Công trình lưu trú

m2

3.089

42

130.233

9.116

121.116

 

130.233

-

Công trình dịch vụ

m2

4.645

21

96.966

6.788

90.178

 

96.966

-

Công trình phụ trợ

m2

752

3

2.406

168

2.238

 

2.406

-

Giao thông sân bãi và hạ tầng kỹ thuật khác

m2

28.373

1

18.432

1.290

17.141

 

18.432

-

Dự trữ

m2

250.494

-

-

-

-

 

-

9

Thác Cải Tạo

 

 

 

298.549

20.898

277.651

 

298.549

-

Công trình lưu trú

m2

4.246

44

185.807

13.006

172.801

 

185.807

-

Công trình dịch vụ

m2

6.394

15

97.170

6.802

90.368

 

97.170

-

Công trình phụ trợ

m2

494

-

-

-

-

 

-

-

Giao thông sân bãi và hạ tầng kỹ thuật khác

m2

29.130

1

15.572

1.090

14.482

 

15.572

-

Dự trữ

m2

251.530

-

-

-

-

 

-

10

Thác Trời

 

 

 

233.066

16.315

216.752

 

233.066

-

Công trình lưu trú

m2

4.431

 

140.264

9.818

130.445

 

140.264

-

Công trình dịch vụ

m2

4.082

17

69.487

4.864

64.622

 

69.487

-

Công trình phụ trợ

m2

1.330

 

-

-

-

 

-

-

Giao thông sân bãi và hạ tầng kỹ thuật khác

m2

35.530

1

23.316

1.632

21.684

 

23.316

-

Dự trữ

m2

311.257

-

-

-

-

 

-

II

Chi phí giao thông liên kết các điểm du lịch và các tiểu khu

 

 

 

159.516

44.915

114.601

 

159.516

1

Quốc lộ 20 - Ngã ba Bàu nước sôi (LK)

km

14

-

-

-

-

 

-

2

Ngã ba Bàu nước sôi-Ngã ba trảng cỏ (LK2)

km

2

5.127

7.691

7.691

-

 

7.691

3

Ngã ba Bàu nước sôi - Bàu nước sôi (LK1)

km

1

-

-

-

-

 

-

4

Bàu nước sôi - Ngã ba Thác mai (LK1)

km

5

-

-

-

-

 

-

5

Ngã Thác Mai - Thác Chín Chì (D4)

km

2

2.564

4.425

4.425

-

 

4.425

6

Ngã ba Thác Mai - Thác Mai (LK1)

km

2

-

-

-

-

 

-

7

Đường N1 (LK- Đá Hang Dơi)

km

2

444

1.066

1.066

-

 

1.066

8

Đường N1 (Đá Hang Dơi- Thác Reo)

km

6

2.222

13.220

6.874

6.345

 

13.220

9

Đường N2 (Cầu Sa Cá- Thác Thác Trời)

km

7

2.222

16.441

8.549

7.892

 

16.441

10

Đường D3 (LK2- N1)

km

5

2.222

12.109

6.296

5.812

 

12.109

11

Đường D1

km

2

4.444

7.518

 

7.518

 

7.518

12

Đường D2

km

2

2.222

5.223

 

5.223

 

5.223

13

Đường D5 (N2- Thác Cải Tạo)

km

4

40

160

83

77

 

160

14

Đường D6

km

3

2.222

5.577

 

5.577

 

5.577

15

Đường D7

km

5

2.222

12.091

 

12.091

 

12.091

16

Đường D8

km

4

40

144

 

144

 

144

17

Đường D9

km

9

40

65

 

65

 

65

18

Đường D10

km

1

2.222

3.004

 

3.004

 

3.004

19

Đường DX1

km

2

2.222

3.357

 

3.357

 

3.357

20

Đường DX2

km

0

2.222

778

 

778

 

778

21

Đường DX3

km

1

40

42

 

42

 

42

22

Đường DX4

km

1

2.222

2.402

 

2.402

 

2.402

23

Đường LK2(Ngã ba trảng cỏ-Phân trường 4)

km

2

4.444

10.798

5.615

5.183

 

10.798

24

Đường S4 từ Phân Trường 4-Thác ông Phán

km

1

2.222

3.222

1.675

1.546

 

3.222

25

Đường ven sông S1

km

3

2.222

7.132

 

7.132

 

7.132

26

Đường ven sông S2

km

3

2.222

5.732

 

5.732

 

5.732

27

Đường ven sông S3

km

6

2.222

12.331

 

12.331

 

12.331

28

Đường ven sông S5

km

6

2.222

12.397

 

12.397

 

12.397

29

Đường ven sông S6

km

4

2.222

9.954

 

9.954

 

9.954

30

Làm mới cầu trên các tuyến du lịch đường liên kết các điểm du lịch.

cầu

11

240

2.640

2.640

-

 

2.640

III

Chi phí cấp điện đến các Tiểu khu

 

 

 

40.507

17.269

23.238

 

40.507

1

Quốc lộ 20 - Ngã ba Bàu nước sôi (LK)

km

13,9

-

-

-

-

 

-

2

Ngã ba Bàu nước sôi - Ngã 3 trảng cỏ (LK2)

km

1,5

1.800

2.700

2.700

-

 

2.700

3

Ngã ba Bàu nước sôi- Bàu nước sôi (LK1)

km

1,1

-

-

-

-

 

-

4

Bàu nước sôi - Ngã ba Thác mai (LK1)

km

4,8

1.800

8.676

8.676

-

 

8.676

5

Ngã Thác Mai - Thác Chín Chì (D4)

km

1,7

1.800

3.107

3.107

-

 

3.107

6

Ngã ba Thác Mai - TM (LK1)

km

1,5

1.800

2.786

2.786

-

 

2.786

7

Đường N1 (Ngã ba Bảy Mẫu- Đá Hang Dơi)

km

2,4

1.800

4.320

 

4.320

 

4.320

8

Đấu nối cấp điện cho Thác Reo (từ ráp ranh)

km

3,0

1.800

5.400

 

5.400

 

5.400

9

Đấu nối cấp điện cho Thác Trời (Nối từ vùng giáp ranh)

km

2,0

1.800

3.600

 

3.600

 

3.600

10

Đấu nối cấp điện cho Thác Mây (Bên kia sông qua)

km

2,0

1.800

3.600

 

3.600

 

3.600

11

Đấu nối cấp điện cho Phân trường 4 (Bên kia sông qua)

km

2,0

1.800

3.600

 

3.600

 

3.600

12

Đường DX1

km

1,5

1.800

2.718

 

2.718

 

2.718

IV

Các hạng mục khác

 

 

 

28.050

14.586

13.464

 

28.050

1

Cấp nước sạch

gói

-

 

20.000

10.400

9.600

 

20.000

2

Thu gom, xử lý rác thải

gói

-

 

5.000

2.600

2.400

 

5.000

3

Phương tiện vận chuyển

gói

 

 

2.550

1.326

1.224

 

2.550

4

Đào tạo, tập huấn

gói

 

 

500

260

240

 

500

V

Phương thiện, thiết bị

 

 

 

2.254

2.254

-

480

1.774

1

Phương tiện nghe nhìn (bộ đàm, màn hình LED,...)

gói

1

500

500

500

 

300

200

2

Thiết bị (Máy chụp hình, GPS,...)

gói

1

300

300

300

 

140

160

3

Dụng cụ

gói

1

200

200

200

 

40

160

4

Đào tạo, tập huấn

gói

1

1.000

1.000

1.000

 

 

1000

5

Dự phòng

 

1

254

254

254

 

 

254

VI

Dự phòng

 

 

 

254.509

64.049

190.460

 

254.509

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 436/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Đồng Nai ban hành

  • Số hiệu: 436/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/03/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
  • Người ký: Võ Văn Phi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/03/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản