Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 171/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 31 tháng 01 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017; Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 03/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 12/8/2021 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về việc về phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1017/QĐ-UBND ngày 09/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc giai đoạn 2021 - 2030;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 15/TTr-SNN ngày 18/01/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
3. Thời gian thực hiện đề án: Giai đoạn 2021 - 2030.
4.1. Mục tiêu chung
Bảo tồn, phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên; khai thác hiệu quả tiềm năng cảnh quan, môi trường sinh thái tự nhiên của rừng đặc dụng trong Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc một cách hợp lý để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái gắn với công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; xây dựng Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của khu vực và nằm trong Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Bắc Kạn; tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân địa phương; cơ sở để thu hút, kêu gọi đầu tư phát triển Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc; làm cơ sở để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê môi trường rừng lập dự án đầu tư Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
4.2. Mục tiêu cụ thể
Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, từng bước tự chủ về tài chính của Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc từ nguồn thu của hoạt động du lịch.
Từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng du lịch; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; thiết lập các tuyến, điểm du lịch hấp dẫn, đưa Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc trở thành điểm du lịch hấp dẫn trọng điểm của huyện Chợ Đồn cũng như tỉnh Bắc Kạn, đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế.
Đề án được duyệt chủ rừng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo phương thức tự tổ chức, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng; việc lập dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải phù hợp với Đề án được phê duyệt và tuân thủ các quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Thu hút nguồn vốn xã hội hóa đầu tư kinh doanh phát triển dịch vụ du lịch tại Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc; tạo việc làm, góp phần chuyển đổi ngành nghề, nâng cao sinh kế cho người dân vùng đệm thông qua việc tham gia các hoạt động du lịch, dịch vụ; góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
4.3. Các chỉ tiêu cụ thể
a) Đến năm 2025 (giai đoạn 2024 - 2025):
- Về khách du lịch đến với Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc: Sau khi Đề án được phê duyệt bước đầu tổ chức các hoạt động, truyền thông du lịch thu hút khách du lịch đến với Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc. Đồng thời, với việc hiện thực hóa mục tiêu đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đến các điểm di tích, đầu tư tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử tại khu vực xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn để phát triển du lịch đã nêu tại Quyết định số 974/QĐ-UBND ngày 01/6/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn; đặt mục tiêu đến năm 2025 Ban quản lý bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc đón được ít nhất 30% lượng khách du lịch đến huyện Chợ Đồn.
- Thu hút được ít nhất một nhà đầu tư thuê môi trường rừng có trách nhiệm tham gia đầu tư phát triển các mô hình du lịch sinh thái đáp ứng được các tiêu chí đề ra của du lịch sinh thái ở Khu bảo tồn; tạo việc làm cho khoảng 50 lao động (cả trực tiếp và gián tiếp), góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người của các xã vùng lõi và vùng đệm Khu bảo tồn.
- Tập trung thủ tục đầu tư và triển khai đầu tư xây dựng tại các điểm tham quan, du lịch Cầu Mục - Lũng Trang và Lũng Lỳ (tiểu khu 257, 261) sau khi lựa chọn được nhà đầu tư thuê môi trường rừng.
- Xây dựng được 10 - 20% các tuyến và công trình trên tuyến để phục vụ du lịch sinh thái.
b) Đến năm 2030:
- Về khách du lịch đến với Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc: Mục tiêu từ 2025 đến năm 2030 tăng trưởng 10%, mỗi năm đón được 50 - 75% lượng khách du lịch đến Chợ Đồn (bao gồm cả khách quốc tế và khách nội địa).
- Thông qua các hoạt động cho thuê phòng lưu trú, bán vé tham quan, dẫn đoàn du lịch, thu phí sử dụng dịch vụ trong khu nghỉ dưỡng tạo ra doanh thu khoảng 0,4 tỷ đồng/năm cho Ban quản lý khu bảo tồn và tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 100 lao động địa phương; các lao động đều được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
- 100% các tuyến, điểm phục vụ du lịch sinh thái trên tuyến được hoàn thành vận hành và hoạt động hiệu quả về môi trường, kinh tế và xã hội, góp phần tích cực vào các hoạt động bảo tồn, nâng cao nhận thức, thu nhập cho Khu bảo tồn và cộng đồng địa phương.
- 30% - 50% các công trình phục vụ đón tiếp, điều hành, nhà hàng dịch vụ, trò chơi…, và 20% các công trình lưu trú nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch nghỉ dưỡng được hoàn thiện và đưa vào sử dụng.
- Du lịch dần trở thành một trong các nguồn thu cho Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc và là nguồn tái đầu tư quan trọng cho các hoạt động quản lý, bảo tồn thiên nhiên và phục hồi các loài, hệ sinh thái bị suy thoái.
5. Các điểm, tuyến du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng, giải trí
5.1. Các Điểm du lịch
a) Điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Cầu Mục-Lũng Trang;
b) Điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Lũng Lỳ;
c) Điểm du lịch sinh thái Bản Thi 1;
d) Điểm du lịch sinh thái Bản Thi 2.
5.2. Các Tuyến du lịch
a) Tuyến Ngã 3 Cầu Mục - Đầu Cáp Bình Trai - Phja Khao;
b) Tuyến Ngã 3 Cầu Mục - Lũng Trang - Lũng Lỳ - Lũng Nặm Thúm - thôn Nà Dạ;
c) Tuyến Ngã 3 Cầu Mục - Lũng Cháy;
d) Tuyến Ngã 3 Cầu Mục - Cốc Tộc;
e) Tuyến Bản Thi - Đồng Lạc - Cốc Tộc;
f) Tuyến Ngã 3 Cầu Mục - Cao Bình;
g) Tuyến Lòng Bốc - Suối Nậm Phiêng - Khuổi Lịa;
h) Tuyến Phja Khao - Bản Thi;
i) Tuyến Ngã 3 Cầu Mục - Lũng Trang - Núi Tam Sao.
6.1. Các điểm du lịch sinh thái
a) Điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Cầu Mục - Lũng Trang:
- Vị trí: Thuộc phân khu Dịch vụ hành chính (gồm: Khoảnh 7 tiểu khu 257 xã Xuân Lạc; khoảnh 5,6 tiểu khu 264 và khoảnh 2, tiểu khu 261 xã Bản Thi), diện tích 13,3 ha và phân khu Phục hồi sinh thái (gồm: Khoảnh 3, 5, 6 tiểu khu 264 và khoảnh 2 tiểu khu 216 xã Bản Thi), diện tích 170,94 ha thuộc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Tổng diện tích: 184,24 ha.
- Các hạng mục đầu tư: Nhà đón tiếp, nhà nghỉ nhân viên, chuyên gia; dịch vụ ăn uống cafe-giải khát; cụm dịch vụ tổ chức hội nghị sự kiện, biểu diễn trong nhà; nhà lưu trú nghỉ dưỡng dạng cộng đồng; nhà nghỉ dưỡng cao cấp Bungalow; các căn nhà đan xen trong khoảng trống dưới tán rừng; nhà nhỏ mô hình Glamping; công trình bể bơi, dịch vụ tổng hợp; công trình vui chơi hoạt động ngoài trời; công trình giải trí, phim trường, check in; công trình chăm sóc sức khỏe, trị liệu, chữa lành phục vụ thiền định, Yoga; công trình hạ tầng kỹ thuật, bổ trợ cứu hộ, trạm bảo vệ cứu nạn, y tế, phòng cháy chữa cháy, trạm xe điện, bãi đỗ xe; nâng cấp, cải tạo đường giao thông kết nối từ Trạm kiểm lâm Bình Trai lên cửa hầm vào ngã 3 Cầu Mục; nâng cấp, cải tạo đường mòn cũ nối khu vực Cầu Mục - Lũng Trang; công trình lắp đặt thiết bị truy cập thoại và internet...
- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2030.
- Phương thức tổ chức: Ban quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái.
b) Điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Lũng Lỳ:
- Vị trí: Thuộc phân khu Dịch vụ hành chính tại khoảnh 7 tiểu khu 257 xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Diện tích: 7,13 ha.
- Các hạng mục đầu tư: Nhà đón tiếp, nhà nghỉ nhân viên, chuyên gia; dịch vụ ăn uống - giải khát; nhà lắp ghép Bungalow lưu trú nghỉ dưỡng dài ngày; công trình bể bơi, dịch vụ tổng hợp; công trình kỹ thuật, cứu hộ, dịch vụ bổ trợ; bãi tạm đỗ xe điện và mặt đường giao thông nội bộ; công trình lắp đặt thiết bị truy cập thoại và internet; khu vực vãn cảnh, chụp ảnh để check in gồm có: Cầu gỗ, tổ chim, dây đu, võng, cầu treo, bàn ghế thân thiện với môi trường...
- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2030.
- Phương thức tổ chức: Ban Quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái.
c) Điểm du lịch sinh thái Bản Thi 1:
- Vị trí: Thuộc phân khu Phục hồi sinh thái tại khoảnh 6, 7 tiểu khu 261, xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Diện tích: 170,7 ha.
- Các hạng mục đầu tư: Khu cắm trại, đường dạo nội khu; xây dựng đường mòn kết nối các khu đất trống xây dựng công trình phục vụ giao thông nội khu thành tuyến đạp xe, đi bộ trong rừng; lều quan sát cảnh quan, trạm dừng chân (khép kín); hệ thống thu gom rác thải…
- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2030.
- Phương thức tổ chức: Ban Quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc cho thuê môi trường rừng hoặc liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng hoặc tự tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái.
d) Điểm du lịch sinh thái Bản Thi 2:
- Vị trí: Thuộc phân khu Phục hồi sinh thái tại khoảnh 3, 7 tiểu khu 261, xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Diện tích: 135,7 ha.
- Các hạng mục đầu tư: Khu cắm trại, đường dạo nội khu; xây dựng đường mòn kết nối các khu đất trống xây dựng công trình phục vụ giao thông nội khu thành tuyến đạp xe, đi bộ trong rừng; lều quan sát cảnh quan, trạm dừng chân (khép kín); hệ thống thu gom rác thải...
- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2030.
- Phương thức tổ chức: Ban Quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc cho thuê môi trường rừng hoặc liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng hoặc tự tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái.
6.2. Các tuyến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí
a) Tuyến du lịch Ngã ba Cầu Mục - Đầu Cáp Bình Trai - Phja Khao:
- Vị trí, quy mô: Chiều dài tuyến là 4,74 km (4,06 km tuyến nằm trong ranh giới Khu bảo tồn có tọa độ X1:398634, 2465524; X2: 398231, 2463852, trong đó có 2,43 km thuộc phân khu Phục hồi sinh thái và 1,63 km thuộc phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt).
- Loại hình du lịch trên tuyến: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch địa chất.
- Các hạng mục đầu tư: Tu bổ, cải tạo mặt đường kè đá Ngã ba Cầu Mục - Đầu cáp Bình Trai - Phja Khao; trạm dừng chân, giải khát, sạc điện thoại; trạm bảo vệ; hệ thống thùng rác thu gom rác thải; một số bảng biển chỉ dẫn thông tin du lịch; nhà vệ sinh sinh thái trên tuyến; điểm checkin, ngắm cảnh…
- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2030.
- Phương thức tổ chức: Ban Quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc tự tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái.
b) Tuyến du lịch Ngã ba Cầu Mục - Lũng Trang - Lũng Lỳ - Lũng Nặm Thúm - Thôn Nà Dạ:
- Vị trí, quy mô: 7,32 km (trong đó có 0,5 km thuộc phân khu Phục hồi sinh thái và 6,82 km thuộc phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt).
- Loại hình du lịch trên tuyến: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch địa chất, du lịch nghỉ dưỡng - chăm sóc sức khỏe, du lịch cộng đồng.
- Các hạng mục đầu tư: Tu bổ, cải tạo mặt đường kè đá; trạm dừng chân, giải khát, sạc điện thoại; trạm bảo vệ; hệ thống thùng rác thu gom rác thải; một số bảng biển chỉ dẫn thông tin du lịch; nhà vệ sinh sinh thái; tu bổ, nâng cấp tuyến đường Ngã ba Cầu Mục-Lũng Trang - Lũng Lỳ, đoạn cuối ra khỏi Khu bảo tồn; điểm checkin, ngắm cảnh…
- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2030.
- Phương thức tổ chức: Ban Quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc tự tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái.
c) Tuyến du lịch Ngã ba Cầu Mục - Lũng Cháy:
- Vị trí, quy mô: 4,94 km thuộc phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt.
- Loại hình du lịch trên tuyến: Du lịch sinh thái, du lịch khám phá - trải nghiệm thiên nhiên, du lịch nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí.
- Các hạng mục đầu tư: Tu bổ, cải tạo mặt đường kè đá; trạm dừng chân, giải khát, sạc điện thoại; trạm bảo vệ; hệ thống thùng rác thu gom rác thải; một số bảng biển chỉ dẫn thông tin du lịch; nhà vệ sinh sinh thái; tu bổ, nâng cấp tuyến đường Ngã ba Cầu Mục - Lũng Cháy; điểm checkin, ngắm cảnh…
- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2030.
- Phương thức tổ chức: Ban Quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc tự tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái.
d) Tuyến du lịch Ngã ba Cầu Mục - Cốc Tộc:
- Vị trí, quy mô: 4,63 km thuộc phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt.
- Loại hình du lịch trên tuyến: Du lịch sinh thái, du lịch khám phá - trải nghiệm thiên nhiên, du lịch nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí.
- Các hạng mục đầu tư: Cải tạo mặt đường kè đá; trạm dừng chân, giải khát, sạc điện thoại; trạm bảo vệ; hệ thống thùng rác thu gom rác thải; một số bảng biển chỉ dẫn thông tin du lịch; nhà vệ sinh sinh thái; tu bổ, nâng cấp tuyến đường Ngã ba Cầu Mục - Cốc Tộc; điểm checkin, ngắm cảnh...
- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2030.
- Phương thức tổ chức: Ban Quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc tự tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái.
e) Tuyến du lịch Bản Thi - Đồng Lạc - Cốc Tộc:
- Vị trí, quy mô: 3,97 km (trong đó có 1,75km thuộc phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt và 2,22km thuộc phân khu Phục hồi sinh thái).
- Loại hình du lịch trên tuyến: Du lịch sinh thái, du lịch khám phá - trải nghiệm thiên nhiên, du lịch nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí.
- Các hạng mục đầu tư: Cải tạo mặt đường kè đá; trạm dừng chân, giải khát, sạc điện thoại; trạm bảo vệ; hệ thống thùng rác thu gom rác thải; một số bảng biển chỉ dẫn thông tin du lịch; nhà vệ sinh sinh thái; tu bổ, nâng cấp tuyến đường mòn; điểm checkin, ngắm cảnh…
- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2030.
- Phương thức tổ chức: Ban Quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam
Xuân Lạc tự tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái.
f) Tuyến du lịch Ngã ba Cầu Mục - Cao Bình:
- Vị trí, quy mô: 3,94 km (chiều dài tuyến thuộc địa phận Khu bảo tồn là 1,93 km có tọa độ X1: 398628, 2465530; X2: 398841, 2465211 và Y1: 399643, 2465646; Y2:398816, 2465726, trong đó có 0,63 km thuộc phân khu Phục hồi sinh thái và 1,3 km thuộc phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt).
- Loại hình du lịch trên tuyến: Du lịch sinh thái, du lịch khám phá - trải nghiệm thiên nhiên, du lịch nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí.
- Các hạng mục đầu tư: Cải tạo mặt đường kè đá; trạm dừng chân, giải khát, sạc điện thoại; trạm bảo vệ; hệ thống thùng rác thu gom rác thải; một số bảng biển chỉ dẫn thông tin du lịch; nhà vệ sinh sinh thái; tu bổ, nâng cấp tuyến đường mòn; điểm checkin, ngắm cảnh…
- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2030.
- Phương thức tổ chức: Ban Quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc tự tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái.
g) Tuyến du lịch Lòng Bốc - Suối Nậm Phiêng - Khuổi Lịa:
- Vị trí, quy mô: 5,1 km trong đó chiều dài tuyến nằm trong địa phận Khu bảo tồn là 4,12 km có tọa độ X1 (397654; 2469101) X2(394974; 2467600) và Y1(397727; 2468583) Y2(397671; 2468202), thuộc phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt.
- Loại hình du lịch trên tuyến: Du lịch sinh thái, du lịch khám phá - trải nghiệm thiên nhiên, du lịch nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí.
- Các hạng mục đầu tư: Cải tạo mặt đường kè đá; trạm dừng chân, giải khát, sạc điện thoại; trạm bảo vệ; hệ thống thùng rác thu gom rác thải; một số bảng biển chỉ dẫn thông tin du lịch; nhà vệ sinh sinh thái; tu bổ, nâng cấp tuyến đường mòn; điểm checkin, ngắm cảnh…
- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2030.
- Phương thức tổ chức: Ban Quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc tự tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái.
h) Tuyến du lịch Phja Khao - Bản Thi:
- Vị trí, quy mô: 2,8 km thuộc phân khu Phục hồi sinh thái.
- Loại hình du lịch trên tuyến: Du lịch sinh thái, du lịch khám phá - trải nghiệm thiên nhiên, du lịch nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí.
- Các hạng mục đầu tư: Cải tạo mặt đường kè đá; trạm dừng chân, giải khát, sạc điện thoại; trạm bảo vệ; hệ thống thùng rác thu gom rác thải; một số bảng biển chỉ dẫn thông tin du lịch; nhà vệ sinh sinh thái; tu bổ, nâng cấp tuyến đường mòn; điểm checkin, ngắm cảnh…
- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2030.
- Phương thức tổ chức: Ban Quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc cho thuê môi trường rừng hoặc liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng hoặc tự tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái.
i) Tuyến du lịch Cầu Mục - Lũng Trang - Núi Tam Sao:
- Vị trí, quy mô: 5,2 km, trong đó có 0,5 km thuộc phân khu Phục hồi sinh thái và 4,7 km thuộc phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt.
- Loại hình du lịch trên tuyến: Du lịch sinh thái, du lịch khám phá - trải nghiệm thiên nhiên, du lịch mạo hiểm.
- Các hạng mục đầu tư: Cải tạo mặt đường kè đá; trạm dừng chân, giải khát, sạc điện thoại; trạm bảo vệ; hệ thống thùng rác thu gom rác thải; một số bảng biển chỉ dẫn thông tin du lịch; nhà vệ sinh sinh thái; tu bổ, nâng cấp tuyến đường mòn; điểm checkin, ngắm cảnh…
- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2030.
- Phương thức tổ chức: Ban Quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc tự tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái.
Nội dung chi tiết sau khi Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong khu rừng đặc dụng được UBND tỉnh phê duyệt, Ban Quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định số 156/2018/NĐCP ngày 16/11/2018 của Chính phủ và các quy định của pháp luật khác liên quan.
6.3. Các lưu ý khi tổ chức thực hiện
- Sau khi Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc giai đoạn 2021 - 2030 được duyệt, chủ rừng chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo phương thức cho thuê môi trường rừng phù hợp với Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê duyệt. Việc lập dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải tuân thủ các quy định của Luật Lâm nghiệp 2017; Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ và các quy định của pháp luật khác có liên quan (Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Du lịch, Luật Di sản văn hóa, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ môi trường…).
- Chủ rừng chủ trì có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê môi trường rừng lập dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật.
- Trước khi ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng, chủ rừng phải điều tra, thống kê cụ thể, chính xác tài nguyên rừng trên diện tích cho thuê kèm theo số liệu điều tra để làm căn cứ cho thuê và giám sát, đánh giá việc thực hiện hợp đồng.
- Tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải đảm bảo năng lực về tài chính, quản trị, nhân lực để thực hiện dự án và phải chịu sự kiểm tra, giám sát về hoạt động kinh doanh, trật tự xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; quản lý về bảo vệ rừng của đơn vị chủ rừng và các cơ quan, cấp có thẩm quyền.
- Kinh phí lập dự án đầu tư Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí do tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đảm bảo.
7. Khái toán kinh phí thực hiện và Phương án vốn đầu tư
- Tổng mức đầu tư khái toán của Đề án: 336.600 triệu đồng, bao gồm nguồn vốn kêu gọi đầu tư xã hội hóa và nguồn hợp pháp khác trong giai đoạn từ 2024 - 2030.
- Chia theo nguồn vốn:
+ Kêu gọi đầu tư, xã hội hóa: 336.200 triệu đồng, chiếm 99,88%;
+ Các nguồn vốn hợp pháp khác: 400 triệu đồng, chiếm 0,12%.
- Chia theo phân kỳ đầu tư:
+ Giai đoạn 2024 - 2025: 44.600 triệu đồng, chiếm 13% tổng mức đầu tư;
+ Giai đoạn 2026 - 2030: 292.000 triệu đồng, chiếm 87% tổng mức đầu tư.
- Phương án huy động vốn:
Kêu gọi đầu tư: Chủ yếu từ hình thức cho thuê môi trường rừng, liên doanh liên kết để phát triển Du lịch sinh thái.
Xã hội hóa nguồn vốn: Đây là phương thức huy động chính từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc giai đoạn 2024 - 2030;
Các nguồn vốn hợp pháp khác: Từ hoạt động bán vé điểm tham quan, chi trả dịch vụ môi trường rừng...
- Nhóm giải pháp bảo vệ môi trường du lịch, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
- Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách và quản lý.
- Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực du lịch.
- Nhóm giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
- Nhóm giải pháp phát triển loại hình, sản phẩm du lịch.
- Nhóm giải pháp đầu tư du lịch.
- Nhóm giải pháp liên kết phát triển du lịch.
- Nhóm giải pháp xúc tiến quảng bá và phát triển thị trường du lịch.
- Nhóm giải pháp phát triển cộng đồng và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa.
- Nhóm giải pháp về diễn giải, giáo dục.
- Nhóm giải pháp về an ninh, an toàn trong tổ chức hoạt động du lịch.
9. Tổ chức giám sát hoạt động du lịch
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc giám sát định kỳ và đột xuất hoạt động du lịch sinh thái.
+ Giám sát hàng năm: Thực hiện giám sát thông qua báo cáo công tác hằng năm với các nội dung báo cáo về du lịch sinh thái như: Kết quả phát triển về du lịch (số lượng khách, doanh thu, lao động, đầu tư và đóng góp của hoạt động du lịch); mức độ thực hiện so với Đề án; những vấn đề phát sinh và đề xuất giải pháp.
+ Sơ kết công tác 5 năm thực hiện đề án: Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc tổ chức sơ kết và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả thực hiện Đề án trong giai đoạn năm 2021 - 2025 đề xuất kiến nghị những giải pháp thực hiện và điều chỉnh Đề án.
+ Giám sát đột xuất: Được thực hiện khi có những vấn đề đột xuất phát sinh trong phát triển du lịch sinh thái có thể ảnh hưởng đến công tác quản lý và phát triển bền vững của Khu bảo tồn.
- Chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư: Thực hiện công tác giám sát thông qua các cuộc họp, trao đổi thường xuyên với Khu bảo tồn.
+ Định kỳ hằng năm tổ chức tổng kết hoạt động du lịch của Khu bảo tồn với sự tham gia của chính quyền địa phương, đại diện cộng đồng dân cư để thu nhận các ý kiến giám sát về phát triển du lịch sinh thái của Khu bảo tồn.
+ Duy trì đầu mối liên lạc thường xuyên của lãnh đạo Khu bảo tồn để tiếp nhận những phản ánh, góp ý, chỉ đạo phối hợp của chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư.
- Các tổ chức quốc tế, các tổ chức có liên quan:
+ Công bố công khai, rộng rãi các hoạt động du lịch sinh thái của Khu bảo tồn để các tổ chức có thể cập nhật thông tin và thực hiện giám sát.
+ Phối hợp với các tổ chức trong các hoạt động nghiên cứu, đánh giá, từ đó xác định những vấn đề phát sinh trong hoạt động du lịch sinh thái.
- Đối với hoạt động giám sát của khách du lịch:
+ Xây dựng phiếu nhận xét sau chuyến đi để thu nhận phản hồi của khách du lịch với hoạt động du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn.
+ Công khai số điện thoại email của lãnh đạo để có thể trực tiếp liên hệ phản ánh về những vấn đề phát sinh trong hoạt động du lịch.
+ Cử cán bộ thường xuyên thu thập thông tin phán ánh trên các mạng xã hội diễn đàn du lịch (TripAdvisor,…), báo cáo với cấp lãnh đạo, từ đó tổ chức các hoạt động khắc phục và thông tin lại với khách du lịch.
10.1. Ban Quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc
Tổ chức thực hiện các hoạt động xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức kêu gọi đầu tư thực hiện các dự án ưu tiên, tổ chức các hoạt động phát triển du lịch sinh thái, giám sát thực hiện Đề án theo chức năng và nhiệm vụ được giao.
Thông tin về các nội dung của Đề án, kêu gọi, lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng, liên doanh liên kết trong đầu tư và phát triển hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo nội dung của Đề án được phê duyệt.
Phối với với các bên liên quan, chính quyền địa phương thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo đúng Luật Lâm nghiệp và các văn bản pháp luật của Nhà nước, trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt đầu tư.
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động đầu tư, xây dựng của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức theo đúng các quy định của Nhà nước về bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng.
Báo cáo Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, đề xuất với các cơ quan quản lý về các cơ chế, chính sách thuận lợi tạo điều kiện để phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của các cơ quan ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các nội dung vượt thẩm quyền.
10.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hướng dẫn, chỉ đạo Ban quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc trong tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung trong Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc giai đoạn 2021 - 2030 được phê duyệt, quy trình lựa chọn nhà đầu tư thuê môi trường rừng.
Thẩm định các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với Luật Lâm Nghiệp, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP và Phương án quản lý rừng bền vững Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc giai đoạn 2021 - 2030.
Phối hợp với các cơ quan liên quan trong tháo gỡ những vướng mắc trong cơ chế quản lý, đầu tư và phát triển hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc cũng như các cơ chế hoạt động, liên kết hợp tác phát triển du lịch sinh thái.
10.3. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trong triển khai thực hiện Đề án; kiểm tra, giám sát và hỗ trợ, hướng dẫn đơn vị chủ rừng, các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch sinh thái theo đúng quy định.
Hỗ trợ công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư và liên kết, hợp tác phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc với các khu, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh gắn với nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch, phát triển thị trường khách du lịch.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch theo giai đoạn và hàng năm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc nói riêng và nhu cầu toàn tỉnh nói chung.
10.4. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch xây dựng, kiến trúc trong triển khai thực hiện Đề án; hướng dẫn về vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và chủ trì thẩm định hồ sơ thiết kế xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng.
10.5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sau khi lựa chọn được tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các thủ tục đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc giai đoạn 2021 - 2030 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị chủ rừng và các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng theo quy định. Đồng thời, hỗ trợ, hướng dẫn Ban quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc kêu gọi, thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và huy động các nguồn vốn đầu tư hợp pháp nhằm triển khai đạt các mục tiêu đề ra của Đề án.
10.6. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài chính; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền đối với chủ rừng trong việc quản lý, sử dụng kinh phí cho thuê môi trường rừng, kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và các nguồn thu khác đảm bảo hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
10.7. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học liên quan đến hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật; hướng dẫn tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng lập, thực hiện phương án, thủ tục bảo vệ môi trường, quản lý đất đai trong thực hiện các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
10.8. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Bắc Kạn, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ tăng cường công tác truyền thông, quảng bá tiềm năng, lợi thế về du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc và tỉnh Bắc Kạn để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư và truyền tải thông tin đến khách du lịch.
10.9. Ủy ban nhân dân huyện Chợ Đồn
Phối hợp với Ban quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc triển khai hoạt động du lịch trên địa bàn.
Chỉ đạo các ban, ngành, Ủy ban nhân dân các xã xây dựng kế hoạch tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống, lễ hội, trên địa bàn để phục vụ du lịch.
Chỉ đạo các ban, ngành, Ủy ban nhân dân các xã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch, quản lý hoạt động, đảm bảo an toàn cho du khách; tăng cường giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các điểm trên địa bàn.
Tăng cường quảng bá, xúc tiến đầu tư thu hút các nhà đầu tư du lịch; tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các hoạt động du lịch.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đến đầu tư du lịch tại địa bàn.
Tuyên truyền, giám sát, ngăn chặn để người dân không xâm phạm đất rừng đặc dụng, không trồng và khai thác lâm sản trong khu rừng đặc dụng.
Ưu tiên cân đối từ nguồn ngân sách huyện để thực hiện một số hạng mục đầu tư trong Đề án.
10.10. Trách nhiệm cộng đồng địa phương
Khuyến khích tham gia đầu tư các dịch vụ phục vụ du lịch như: Nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, các sản phẩm thủ công, các lễ hội truyền thống… của địa phương.
Hình thành các nhóm du lịch cộng đồng của từng làng, bản, phân chia theo dịch vụ du lịch. Đồng thời, xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý du lịch cộng đồng, phương thức chia sẻ lợi ích, hướng tới phục vụ chuyên nghiệp và có tổ chức.
Tham gia các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn văn hóa truyền thống, giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội…
Tham gia vào công tác giám sát hoạt động phát triển du lịch sinh thái của Khu bảo tồn. Kịp thời phát hiện và phản ánh những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc.
Cộng đồng địa phương là đội ngũ tuyên truyền, quảng bá du lịch, đại diện cho hình ảnh, nét đẹp của từng địa phương, điểm đến. Thực hiện bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như giám sát các vấn đề liên quan đến hoạt động phát triển du lịch du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của chủ rừng, tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng, nhất là việc bảo vệ rừng, giữ gìn bản sắc văn hóa, khai thác và sử dụng hợp lý, bền vững các loại tài nguyên thiên nhiên trong khu vực.
10.11. Doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tham gia đầu tư du lịch sinh thái
Thực hiện các dự án đầu tư theo đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng.
Thực hiện đúng các yêu cầu của Ban Quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc trong công tác quản lý các hoạt động du lịch.
Phối hợp với Ban Quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc trong các hoạt động giới thiệu, quảng bá, xúc tiến, phát triển các sản phẩm du lịch trong Khu bảo tồn.
Tôn trọng các cộng đồng địa phương và văn hóa truyền thống của người dân bản địa, góp phần tích cực vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử, các công trình phúc lợi trên địa bàn.
Hợp tác với Ban Quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc trong thực hiện các hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương, khuyến khích ưu tiên sử dụng và đào tạo lao động địa phương. Tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và truyền thống văn hóa của địa phương, giúp đồng bào phát triển kinh tế, tăng thu nhập.
Tham gia giám sát hoạt động phát triển du lịch trong Khu Bảo tồn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các Giám đốc Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hoá Thể thao và Du lịch, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Chợ Đồn; Trưởng Ban Quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
((Kèm theo Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc giai đoạn 2021-2030 và Bản đồ kèm theo đã được Lãnh đạo Ban quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc (Chủ đầu tư) và đơn vị tư vấn ký tên, đóng dấu))
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 312/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, kết hợp du lịch sinh thái huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 2Quyết định 3028/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Định hướng phát triển các điểm du lịch sinh thái gắn với suối, thác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”
- 3Quyết định 436/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4Quyết định 3489/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, giai đoạn 2021-2030
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật đa dạng sinh học 2008
- 3Luật đất đai 2013
- 4Luật Xây dựng 2014
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Luật Đầu tư 2020
- 7Luật Du lịch 2017
- 8Nghị định 168/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Du lịch
- 9Luật Lâm nghiệp 2017
- 10Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 11Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 12Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 13Quyết định 147/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 974/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030
- 15Quyết định 312/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, kết hợp du lịch sinh thái huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 16Quyết định 3028/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Định hướng phát triển các điểm du lịch sinh thái gắn với suối, thác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”
- 17Quyết định 436/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 18Quyết định 1288/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Quyết định 3489/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, giai đoạn 2021-2030
Quyết định 171/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Khu bảo tồn loài sinh cảnh Nam Xuân Lạc, giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- Số hiệu: 171/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/01/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Nông Quang Nhất
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra