Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4320/QĐ-UBND | Hải Dương, ngày 22 tháng 11 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục liên quan;
Căn cứ Quy chế phối hợp số 01/QCPH-BCA-BXD ngày 13 tháng 02 năm 2018 giữa Bộ Công an và Bộ Xây dựng trong công tác quản lý đầu tư xây dựng và phòng cháy, chữa cháy đối với dự án, công trình;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 208/TTr-SXD ngày 07 tháng 11 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy và thẩm định thiết kế xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Công an tỉnh; Xây dựng, Giao thông vận tải, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh; Trưởng Phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC THẨM DUYỆT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4320/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2018 của UBND tỉnh Hải Dương)
Quy chế này thống nhất nguyên tắc, phương thức và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có chức năng thẩm định thiết kế xây dựng và thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết tắt là PCCC) khi giải quyết các thủ tục hành chính phục vụ công tác cấp giấy phép xây dựng cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Quy chế này áp dụng cho các công trình xây dựng phục vụ sản xuất kinh, doanh của tổ chức, cá nhân phải thẩm duyệt thiết kế PCCC theo quy định của pháp luật về PCCC tại Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh Hải Dương (sau đây viết tắt là Phòng Cảnh sát PCCC) và phải thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
1. Quy chế này được áp dụng đối với Công an tỉnh; cơ quan nhà nước thẩm định thiết kế xây dựng và các đơn vị, cá nhân trực thuộc Công an tỉnh và cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2. Các cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng áp dụng quy chế phối hợp này bao gồm các Sở: Xây dựng, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải và Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh.
1. Tuân thủ pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; các Chương trình, Kế hoạch và Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đối với lĩnh vực: Thẩm duyệt thiết kế PCCC; thẩm định thiết kế xây dựng và cấp giấy phép xây dựng.
2. Chủ động, thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ, đảm bảo yêu cầu chất lượng, tiến độ công việc; đảm bảo việc cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
3. Phát huy vai trò, trách nhiệm, đạo đức công vụ của các bên trong công tác phối hợp.
4. Đảm bảo quy trình phối hợp rõ ràng, đẩy nhanh tiến độ và thuận lợi tối đa cho các cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính tại từng cơ quan, đơn vị.
5. Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện đồng thời với thủ tục góp ý về giải pháp về PCCC; thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thẩm định thiết kế bản vẽ thi công được thực hiện đồng thời với thủ tục thẩm duyệt thiết kế PCCC (theo các phương thức phối hợp tại Điều 4 và trách nhiệm phối hợp tại Chương II Quy chế này), trừ trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu thẩm định, thẩm duyệt từng nội dung riêng biệt. Trong quá trình thẩm định thiết kế xây dựng, thẩm duyệt thiết kế PCCC, các cơ quan chủ trì thực hiện từng nội dung phải hướng dẫn kịp thời, đầy đủ theo nguyên tắc hướng dẫn một lần bằng văn bản cho Chủ đầu tư hoặc người đề nghị thẩm định, thẩm duyệt để hoàn thiện thủ tục hành chính một cách nhanh chóng, hiệu quả.
1. Cử người phối hợp
Khi triển khai các nhiệm vụ, cơ quan chủ trì có văn bản đề nghị cử người tham gia phối hợp, trong đó cần nêu rõ nhiệm vụ cụ thể. Cơ quan được đề nghị có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc cử người tham gia. Người được cử tham gia phải đảm bảo nhiệm vụ được phân công phù hợp với năng lực, nhiệm vụ được phân công tại cơ quan, đơn vị.
2. Đề nghị phối hợp và trao đổi thông tin
Việc đề nghị phối hợp giải quyết thủ tục hành chính, trao đổi thông tin được thực hiện thông qua văn bản hành chính. Riêng các bộ phận, đơn vị trực tiếp giải quyết công việc ở các cơ quan có thể trao đổi thông tin với nhau thông qua thư điện tử, điện thoại hoặc hình thức khác để nắm bắt thông tin được nhanh chóng, kịp thời.
3. Tổ chức cuộc họp:
Trước khi tổ chức cuộc họp, các đơn vị, bộ phận trực thuộc các cơ quan được giao làm đầu mối thực hiện cần trao đổi thông tin hoặc cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung cuộc họp, báo cáo lãnh đạo cơ quan trước khi tham dự cuộc họp.
1. Trường hợp thẩm định thiết kế mà hồ sơ thẩm định đã có ý kiến góp ý hoặc văn bản thẩm duyệt PCCC của Phòng Cảnh sát PCCC, cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng có trách nhiệm kiểm tra sự phù hợp giữa thiết kế xây dựng với văn bản góp ý về thiết kế cơ sở PCCC hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế PCCC của Phòng Cảnh sát PCCC.
2. Trường hợp thẩm định thiết kế xây dựng mà hồ sơ đề nghị thẩm định chưa có văn bản góp ý hoặc thẩm duyệt thiết kế về PCCC (cán bộ thụ lý hồ sơ liên hệ với Phòng Cảnh sát PCCC để xác nhận thông tin):
a) Nếu hồ sơ đang được Phòng Cảnh sát PCCC thẩm duyệt hoặc góp ý, cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng không cần phải có văn bản đề nghị chủ đầu tư gửi hồ sơ thiết kế đến Phòng Cảnh sát PCCC thẩm duyệt hoặc lấy ý kiến góp ý. Trong quá trình thẩm định thiết kế xây dựng và góp ý, thẩm duyệt thiết kế PCCC, cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng và Phòng Cảnh sát PCCC trao đổi thông tin với nhau nhằm thống nhất các nội dung thiết kế để đảm bảo văn bản góp ý hoặc thẩm duyệt của Phòng Cảnh sát PCCC gửi cho cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng tổng hợp đủ cơ sở để ban hành kết quả thẩm định thiết kế xây dựng.
Trong trường hợp thiết kế PCCC không đạt yêu cầu, cần phải chỉnh sửa, trước khi hết thời hạn thẩm duyệt theo quy định, Phòng Cảnh sát PCCC có văn bản yêu cầu giải trình, chỉnh sửa thiết kế, gửi một bản đến chủ đầu tư (để biết) và một bản đến cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng tổng hợp cùng với ý kiến chỉnh sửa hồ sơ của cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng để gửi chủ đầu tư tổ chức chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ.
b) Nếu hồ sơ thiết kế về PCCC chưa được Chủ đầu tư gửi Phòng Cảnh sát PCCC góp ý hoặc thẩm duyệt, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc từ khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng có văn bản hướng dẫn Chủ đầu tư gửi hồ sơ thiết kế đến Phòng Cảnh sát PCCC để xem xét góp ý thiết kế cơ sở hoặc thẩm duyệt thiết kế về PCCC (Văn bản hướng dẫn chủ đầu tư bao gồm cả nội dung đề nghị bổ sung thêm thành phần hồ sơ khác (nếu có) theo yêu cầu của cơ quan thẩm định thiết kế). Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng gửi một bản cho Phòng Cảnh sát PCCC để theo dõi.
Thời gian góp ý về thiết kế cơ sở của Phòng Cảnh sát PCCC là 05 ngày làm việc, thời gian thẩm duyệt thiết kế PCCC là 10 ngày làm việc. Phòng Cảnh sát PCCC gửi bản sao văn bản góp ý về thiết kế cơ sở hoặc bản sao văn bản thẩm duyệt thiết kế PCCC đến cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng để xem xét tổng hợp kết quả thẩm định thiết kế xây dựng.
3. Trường hợp góp ý, thẩm duyệt thiết kế về PCCC khi chưa được thẩm định thiết kế xây dựng (cán bộ thụ lý hồ sơ liên hệ với cơ quan thẩm định thiết kế để xác nhận thông tin):
a) Nếu Hồ sơ thiết kế đang được cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng thẩm định, Phòng Cảnh sát PCCC không phải ban hành văn bản hướng dẫn chủ đầu tư gửi hồ sơ thiết kế đến cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng.
b) Nếu chủ đầu tư chưa gửi hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, trong thời gian tối đa 03 (ba) ngày làm việc, Phòng Cảnh sát PCCC có văn bản hướng dẫn chủ đầu tư gửi hồ sơ đến cơ quan chủ trì thẩm định thiết kế xây dựng, đồng thời gửi một bản cho cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng để theo dõi.
Sau khi góp ý thiết kế cơ sở hoặc thẩm duyệt thiết kế về PCCC xong, Phòng Cảnh sát PCCC gửi văn bản góp ý hoặc văn bản thẩm duyệt đến cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng để tổng hợp kết quả thẩm định thiết kế xây dựng.
1. Trong quá trình xem xét góp ý hoặc thẩm duyệt thiết kế PCCC, Phòng Cảnh sát PCCC có trách nhiệm kiểm tra sự phù hợp của thiết kế PCCC với Quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm duyệt phê duyệt hoặc tổng mặt bằng được chấp thuận hoặc giấy phép quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; sự phù hợp với kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng.
Trường hợp thẩm duyệt thiết kế PCCC buộc phải điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng, điều chỉnh tổng mặt bằng, giấy phép quy hoạch hoặc thiết kế cơ sở đã được phê duyệt, trong quá trình thẩm duyệt, Phòng Cảnh sát PCCC có văn bản hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện việc điều chỉnh thiết kế để đảm bảo yêu cầu về PCCC, đồng thời, gửi cho cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng để nắm được thông tin và phối hợp thực hiện.
2. Trong quá trình thẩm duyệt thiết kế về PCCC, Phòng Cảnh sát PCCC cần lấy ý kiến của Sở Xây dựng hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh (đối với dự án trong khu công nghiệp) trong các trường hợp như sau:
- Cần bố trí thêm trong ranh giới dự án các hạng mục phục vụ công tác PCCC (ví dụ: Bể nước, trạm bơm, thang thoát hiểm) không có trong thiết kế cơ sở đã được thẩm định hoặc không có trong quy hoạch chi tiết, tổng mặt bằng xây dựng được duyệt.
- Cần dịch chuyển vị trí các hạng mục, công trình nhằm phục vụ công tác PCCC nhưng không thay đổi về chỉ giới xây dựng, cơ cấu sử dụng đất, chiều cao công trình theo quy hoạch.
3. Trong quá trình thẩm định thiết kế xây dựng, cơ quan thẩm định có trách nhiệm kiểm tra sự phù hợp của thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế kỹ thuật với giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC của Phòng Cảnh sát PCCC.
Nếu chủ đầu tư có đề nghị điều chỉnh thiết kế so với phương án thiết kế PCCC đã được thẩm duyệt, cơ quan thẩm định có văn bản lấy ý kiến thống nhất với Phòng Cảnh sát PCCC làm cơ sở để đưa ra kết quả thẩm định.
Điều 7. Phối hợp trong công tác trao đổi thông tin
1. Khi cần cung cấp thông tin, tài liệu hoặc trao đổi ý kiến phục vụ việc triển khai nhiệm vụ thì cơ quan có nhu cầu cung cấp thông tin, tài liệu có văn bản đề nghị cung cấp. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu, cơ quan được đề nghị có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan có nhu cầu. Trường hợp không thực hiện được thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Khi thẩm định thiết kế xây dựng, thẩm duyệt thiết kế về PCCC, các bộ phận chuyên môn của từng cơ quan chủ động liên hệ, trao đổi trực tiếp với nhau thông qua điện thoại, gửi thư điện tử và được hồi đáp trong thời hạn tối đa 02 (hai) ngày làm việc để thống nhất giải quyết các vấn đề phát sinh.
1. Công an tỉnh và cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng có trách nhiệm quán triệt tới từng bộ phận, công chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Quy chế này.
2. Kinh phí đảm bảo cho công tác phối hợp thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc lập dự toán kinh phí đảm bảo cho công tác phối hợp thực hiện trên nguyên tắc cơ quan nào chủ trì xử lý công việc thì cơ quan đó tự đảm bảo kinh phí phục vụ công tác phối hợp.
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế này, nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Công an tỉnh (thông qua Phòng Cảnh sát PCCC) và Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 63/2008/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp liên thông trong việc thẩm định và phê duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy, cấp mã số thuế, khắc con dấu và cung cấp điện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư vào Khu Công nghiệp Cần Thơ do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 2Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2013 thực hiện công tác thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3Quyết định 23/2017/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng công trình có yêu cầu thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, thực hiện đánh giá tác động môi trường được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 4Quyết định 03/2020/QĐ-UBND quy định về phân cấp thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng đối với công trình xây dựng sử dụng vốn khác (ngoài vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 5Hướng dẫn 14598/HD-SXD-CPXD năm 2020 về hộ gia đình, cá nhân về thẩm định thiết kế xây dựng công trình nhà ở cho công nhân, người lao động thuê để ở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Quyết định 69/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong công tác thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu các dự án, công trình thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, thực hiện phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Quyết định 63/2008/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp liên thông trong việc thẩm định và phê duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy, cấp mã số thuế, khắc con dấu và cung cấp điện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư vào Khu Công nghiệp Cần Thơ do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 2Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2013 thực hiện công tác thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 23/2017/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng công trình có yêu cầu thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, thực hiện đánh giá tác động môi trường được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5Quy chế 01/QCPH-BCA-BXD năm 2018 về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Xây dựng trong công tác quản lý đầu tư xây dựng và phòng cháy, chữa cháy đối với dự án, công trình
- 6Chỉ thị 08/CT-TTg năm 2018 về tăng cường thực hiện biện pháp nhằm rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng và thủ tục liên quan do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 03/2020/QĐ-UBND quy định về phân cấp thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng đối với công trình xây dựng sử dụng vốn khác (ngoài vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 8Hướng dẫn 14598/HD-SXD-CPXD năm 2020 về hộ gia đình, cá nhân về thẩm định thiết kế xây dựng công trình nhà ở cho công nhân, người lao động thuê để ở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Quyết định 69/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong công tác thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu các dự án, công trình thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, thực hiện phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định
Quyết định 4320/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy và thẩm định thiết kế xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Số hiệu: 4320/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/11/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
- Người ký: Nguyễn Dương Thái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra