Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/2016/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 18 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẾN KHÁCH THỦY NỘI ĐỊA TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc Hội;

Căn cứ các Nghị định của Chính Phủ: Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về việc lập, thẩm duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa;

Căn cứ Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2013 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1112/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2013 của Bộ GTVT phê duyệt Quy hoạch chi tiết Hệ thống cảng ĐTNĐ khu vực phía Bắc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Văn bản số 815/CĐTNĐ-KHĐT ngày 25/4/2016 của Cục đường thủy nội địa về việc góp ý kiến quy hoạch hệ thống bến khách thủy nội địa tỉnh Hà Nam.

Theo các Quyết định của UBND tỉnh: Quyết định số 927/QĐ-UBND ngày 11/7/2012 của UBND tỉnh Hà Nam về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Phủ Lý đến năm 2030; Quyết định số 106/QĐ-UBND ngày 11/10/2008; Quyết định số 901/QĐ-UBND ngày 26/7/2011; Quyết định số 692/QĐ-UBND ngày 18/5/2012; Quyết định số 980/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải tỉnh Hà Nam giai đoạn 2007- 2015 và định hướng đến năm 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nam.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bến khách thủy nội địa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 với các nội dung sau:

1. Quan điểm phát triển:

- Quy hoạch phát triển bến khách thủy nội địa phải đồng bộ với quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh và các quy hoạch liên quan.

- Quy hoạch bến khách thủy nội địa cần phù hợp với cơ chế thị trường, xác định được các bến khách thủy quan trọng phục vụ cho giao thông đi lại và du lịch. Xác định được các bến cần di dời, xóa bỏ và lộ trình thực hiện để đảm bảo an toàn khai thác.

- Ưu tiên, tạo điều kiện cơ chế chính sách thuận lợi nhằm đẩy mạnh quá trình đầu tư xây dựng, nâng cấp ở nơi thực sự có nhu cầu và có hiệu quả, tạo điều kiện quy hoạch và quản lý sử dụng quỹ đất phát triển bến thủy phù hợp.

- Chú trọng, tăng cường xây dựng các bến khách dọc sông, bố trí tại trung tâm thành phố và các điểm du lịch trên tuyến các đường thủy đã được quy hoạch và các bến mới phục vụ cho các khu đô thị ven sông.

- Không mở mới các bến khách ngang sông, hệ thống hóa và đầu tư từng bước, đưa vào cấp kỹ thuật, đảm bảo an toàn giao thông tại các bến khách ngang sông hiện có.

- Sắp xếp, phân bổ bến khách ngang sông hợp lý, đóng một số bến sau khi đã xây dựng cầu.

2. Mục tiêu quy hoạch:

2.1. Mục tiêu tổng quát:

- Đầu tư xây dựng và phát triển bến khách thủy nội địa hợp lý và đồng bộ với hệ thống cảng thủy nội địa đã được quy hoạch, có quy mô phù hợp, hình thành những bến trung tâm kết nối các tuyến vận tải tải khách thủy và du lịch, kết nối tốt với giao thông đô thị và giao thông tuyến huyện, xã.

- Tạo điều kiện khai thác mọi tiềm năng hiện có và phát triển năng lực của hệ thống cảng, bến khách thủy nội địa trong địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu vận chuyển hành khách với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý và an toàn.

- Hỗ trợ phát triển các khu du lịch; đồng thời tạo điều kiện phát triển đô thị nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững hệ thống bến khách thủy nội địa, gắn phát triển bến khách thủy nội địa với việc bảo vệ môi trường, cảnh quan đô thị.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn đến năm 2020:

+ Tất cả bến khách trên sông Đáy, sông Hồng nằm trong quy hoạch được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy chuẩn: lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa; xây dựng bến cập phương tiện, đường lên xuống, nơi chờ đạt chuẩn; lắp đặt bảng nội quy, bảng niêm yết giá vé, đèn chiếu sáng đảm bảo đủ điều kiện theo quy định; 100% các bến có giấy phép hoạt động.

+ Nâng cao chất lượng phương tiện vận chuyển, trang bị đầy đủ dụng cụ cứu sinh và các trang bị khác đảm bảo vận chuyển an toàn, nhanh chóng và thuận tiện, kiểm soát đăng ký, đăng kiểm phương tiện và tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

+ Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ điều khiển phương tiện chở khách phải có đủ bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp.

- Giai đoạn năm 2021- 2030: Hoàn thiện các bến khách thủy hiện có và đầu tư xây dựng thêm các bến khách trên sông Châu Giang để phục vụ nhân dân trong vùng và khách thăm quan du lịch.

3. Nội dung Quy hoạch:

3.1. Quy hoạch về kết cấu hạ tầng bến khách:

- Xây dựng bến khách trung tâm tại thành phố Phủ Lý, khu đô thị lớn, trung tâm các huyện, đảm bảo yêu cầu hiện đại, văn minh, trật tự an toàn giao thông.

- Xây dựng đồng bộ các bến khách tại các điểm du lịch có các tuyến đường thủy kết nối thuận lợi trên sông Đáy, sông Hồng, sông Châu Giang.

- Nâng cấp, xây dựng các bến khách ngang sông hiện có phù hợp với nhu cầu khai thác từng giai đoạn, xóa bỏ một số bến sau khi xây dựng cầu qua sông. Xây dựng hệ thống biển báo hiệu chỉ dẫn và đèn chiếu sáng; xây dựng nhà chờ, đường lên xuống bến đầy đủ, đảm bảo an toàn theo quy định.

a) Quy hoạch xây dựng bến khách giai đoạn 2016-2020:

- Đầu tư xây dựng 15 bến khách dọc sông và bến khách ngang sông trên tuyến sông Hồng, sông Đáy và sông Châu để phục vụ khách thăm quan du lịch và nhân dân trong vùng, bao gồm:

TT

Tên bến

Vị trí - Địa danh

Sông

Lý trình đường thủy

Cấp bến

Kết nối giao thông

Chức năng sử dụng

Ghi chú

I

Thành phố Phủ Lý

1

Bến trung tâm Phủ Lý

Xã Phù Vân

Đáy

Km117+600

BK

Nội Thị

Du lịch, đi lại nội vùng

Xây mới

2

Bến Nam Phủ Lý

Phường Thanh Châu

Đáy

Km116+200

BK

QL1A

Du lịch, đi lại nội vùng

Xây mới

3

Bến Nam Lê Chân

Phường Châu Sơn

Đáy

Km115+200

BK

ĐT494C

Du lịch, đi lại nội vùng

Xây mới

II

Huyện Kim Bảng

4

Bến Tượng Lĩnh

xã Tân Sơn

Đáy

Km140+00

BK

Đê tải S. Đáy

Du lịch, đi lại nội vùng

Xây mới

5

Bến Tam Chúc

Thôn Khả Phong, xã Khả Phong

Đáy

Km128+600

BK

QL21A

Du lịch, đi lại nội vùng

Xây mới

6

Bến Ngọc Sơn

Thôn Đãnh Xá, xã Ngọc Sơn

Đáy

Km124+600

BK

ĐH.09

Du lịch, đi lại nội vùng

Xây mới

7

Bến Thi Sơn

Thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn

Đáy

Km124+500

BK

QL21A

Du lịch, đi lại nội vùng

Xây mới

8

Bến Chợ Quế

Thị trấn Quế

Đáy

Km122+800

BK

QL21A

Du lịch, đi lại nội vùng

Xây mới

III

Huyện Thanh Liêm

 

9

Bến Kiện Khê

TT. Kiện Khê

Đáy

Km 112+000

BK

Đê tả S.Đáy

Du lịch, đi lại nội vùng, ngang Sông

Nâng cấp

10

Bến Đình Hậu

Thôn Võ Giang, xã Thanh Tân

Đáy

Km108+000

BK

Đê S.Đáy

Du lịch, đi lại nội vùng, ngang Sông

Nâng cấp

11

Bến Bồng Lạng

Thôn Đại Bái, xã Thanh Nghị

Đáy

Km100+200

BK

Đê S.Đáy

Đi lại nội vùng

Xây mới

IV

Huyện Duy Tiên

12

Bến Lảnh Giang

Thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam

Hồng

Km116+300

BK

Đê hữu S.Hồng

Du lịch, đi lại nội vùng

Xây mới

V

Huyện Lý Nhân

13

Bến Như Trắc

Thôn Đồng Nhân, xã Nhân Đạo

Hồng

Km93+800

II

Đê hữu S.Hồng

Ngang Sông

Nâng cấp

14

Bến Phú Hậu

Thôn Thanh Nga, xã Phú Phúc

Hồng

Km87+000

II

Đê hữu S.Hồng

Ngang Sông

Nâng cấp

IV

Huyện Bình Lục

15

Bến Chợ Sông

TT Chợ Sông, xã Tràng An

Châu Giang

Km15+200

II

Liên xã

Ngang Sông

Nâng cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổ chức quản lý khai thác 03 bến khách đã được xây dựng hoàn thành, gồm các bến: Vũ Điện (sông Hồng), bến Trung Hiếu Thượng, Trung Hiếu Hạ.

- Xóa bỏ các bến khách ngang sông trên sông Hồng, gồm các bến Đạo Lý (đã có cầu Thái Hà), bến Nhật Tảo (đã có cầu Hưng Hà).

b) Quy hoạch xây dựng bến khách giai đoạn 2021 - 2030:

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp các bến đã đầu tư trong giai đoạn 2016- 2020.

- Đầu tư xây dựng 05 bến khách dọc sông và bến khách ngang sông trên sông Châu giang (nhánh Phủ Lý - Tắc Giang và nhánh Vĩnh Trụ - Hữu Bị) để phục vụ khách thăm quan du lịch và nhân dân trong vùng, bao gồm:

TT

Tên bến

Vị trí - Địa danh

Sông

Lý trình đường thủy

Cấp bến

Kết nối giao thông

Chức năng sử dụng

Ghi chú

I

Thành phố Phủ Lý

1

Bến Chợ Bầu

Phường Lương Khánh Thiện

Châu Giang

Km21+400

BK

ĐT493

Du lịch + đi lại nội vùng

Xây mới

2

Bến Đọi Sơn

Thôn Đọi Tín, xã Đọi Sơn

Châu Giang

Km9+500

BK

ĐT493

Du lịch + Đi lại nội vùng

Xây mới

3

Bến Lê Xá

 

Châu Giang

Km17+200

BK

Nội Tỉnh

Du lịch + Đi lại nội vùng

Xây mới

II

Huyện Lý Nhân

4

Bến Hòa Hậu

Xã Hòa Hậu

Châu (Hữu Bị)

Km29+00

BK

QL38

Du lịch + Đi lại nội vùng

Xây mới

II

Huyện Bình Lục

5

Bến Ngọc Lũ

Thôn Ngọc Thắng, xã Ngọc Lũ

Châu (Hữu Bị)

Km14+300

BK

ĐT496

Du lịch - đi lại nội vùng

Xây mới

- Xóa bỏ bến khách ngang sông Ô Cách (sông Đáy) để nhập vào bến Đình Hậu.

3.2. Quy hoạch phương tiện:

Đầu tư đóng mới phương tiện vận chuyển khách kết cấu vỏ thép, đảm bảo an toàn, thẩm mỹ. Các phương tiện chở khách đều phải được lắp máy và các trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định.

3.3. Quy hoạch về báo hiệu:

- Lắp đặt báo hiệu đường thủy, nội quy, bảng niêm yết giá vé, mỗi bến lắp đặt 2 biển báo hiệu về hai phía thượng lưu và hạ lưu.

- Duy trì, bảo dưỡng các biển báo hiệu, bảng nội quy, bảng niêm yết giá vé đảm bảo an toàn giao thông.

3.4. Nguồn nhân lực:

Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động của bến khách. Người điều khiển phương tiện phải được cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc giấy chứng nhận học tập pháp luật giao thông đường thủy nội địa theo quy định, đảm bảo mỗi phương tiện có ít nhất 02 người điều khiển.

3.5. Nhu cầu sử dụng đất:

Tổng nhu cầu sử dụng đất cho bến khách khoảng 18.000m2.

3.6. Nhu cầu vốn đầu tư:

- Tổng nhu cầu vốn quy hoạch bến khách thủy tỉnh Hà Nam đến năm 2030 là 120,860 tỷ đồng.

- Nguồn vốn: vốn hỗ trợ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 10-20%, vốn xã hội hóa chiếm khoảng 80-90%. Trong đó:

+ Vốn xã hội hóa đầu tư: Các đơn vị kinh doanh bến khách thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng bến khách, dịch vụ kinh doanh, phương tiện;

+ Vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, hỗ trợ từ kinh phí an toàn giao thông và các nguồn vốn khác: Thực hiện đào tạo cấp bằng lái phương tiện, GPMB, đường giao thông kết nối.

4. Ưu tiên đầu tư giai đoạn 2016 - 2020:

- Đóng mới thay thế các phương tiện kém chất lượng; đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người lái phương tiện.

- Xây dựng các bến khách dọc sông phục vụ du lịch và đi lại nội vùng trên sông Đáy (bến trung tâm Phủ Lý, Nam Phủ Lý, Tam Chúc, Kiện Khê), sông Hồng (bên Lảnh Giang).

- Đóng mới thay thế các phương tiện kém chất lượng; đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người lái phương tiện.

- Xây dựng các bến khách dọc sông phục vụ du lịch và đi lại nội vùng trên sông Đáy (bến trung tâm Phủ Lý, Nam Phủ Lý, Tam Chúc, Kiện Khê), sông Hồng (bến Lảnh Giang).

- Xây dựng các bến khách ngang sông trên sông Hồng (bến Như Trác, Phú Hậu).

5. Các nhóm giải pháp chính để quản lý và thực hiện quy hoạch:

- Giải pháp về tổ chức và quản lý.

- Giải pháp về đầu tư nâng cấp, xây dựng bến.

- Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ.

- Giải pháp về bảo đảm an toàn giao thông.

- Giải pháp về phát triển công nghiệp giao thông vận tải thủy.

- Giải pháp về nguồn nhân lực.

- Giải pháp khác.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2016.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Giao thông vận tải (để báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Website Chính phủ;
- Cục kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các thành viên UBND tỉnh;
- Viện KSND tỉnh, TAND tỉnh;
- UBMTTQ, các đoàn thể;
- TTLTCB;
- Lưu VT; GT.
B/2016/QĐ24

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Đông

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 43/2016/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch bến khách thủy nội địa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 43/2016/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 18/10/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
  • Người ký: Nguyễn Xuân Đông
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản