Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 425/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 21 tháng 03 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Công chứng ngày 29/11/2006;
Căn cứ Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1953/QĐ-BTP ngày 30/7/2013 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau tại Tờ trình số 69/TTr-STP ngày 17 tháng 3 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố Cà Mau và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 425/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau)
Thực hiện Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020; Quyết định số 1953/QĐ-BTP ngày 30/7/2013 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020”. Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung sau:
I. Mục đích:
Triển khai kịp thời, đầy đủ, có hiệu quả các nội dung của Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 để góp phần thực hiện mục tiêu xã hội hóa hoạt động công chứng, đáp ứng yêu cầu công chứng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh.
II. Yêu cầu:
- Việc triển khai Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh phải đúng mục tiêu và lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Tăng cường xã hội hóa hoạt động công chứng theo yêu cầu cải cách tư pháp, đi đôi với tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh để bảo đảm hoạt động công chứng đúng pháp luật, công chứng viên thực hiện việc xác nhận tính hợp pháp, tính xác thực của các hợp đồng giao dịch, tạo ra những bảo đảm pháp lý, pháp luật, ngăn ngừa rủi ro, tranh chấp.
B. NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Thực hiện công bố Quy hoạch:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Tháng 4/2014.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về vị trí, vai trò của hoạt động công chứng đến các cấp, các ngành, các tổ chức và trong toàn xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua các hội nghị, tọa đàm, hội thảo liên quan đến công chứng, kế hoạch của từng huyện.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Báo Cà Mau, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, UBND huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Các năm 2014-2015.
3. Xây dựng kế hoạch triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chứng và các chính sách về công chứng và hành nghề công chứng.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Các năm 2014-2015.
4. Xây dựng và ban hành tiêu chí xét duyệt hồ sơ thành lập văn phòng công chứng, bảo đảm việc cho phép thành lập văn phòng công chứng theo quy hoạch công khai, minh bạch.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan.
5. Tạo nguồn để quy hoạch phát triển thêm từ 04 đến 06 công chứng viên, bảo đảm đủ số lượng công chứng viên để phục vụ cho việc phát triển thêm khoảng 02 tổ chức hành nghề công chứng và bổ sung công chứng viên cho 05 tổ chức hành nghề công chứng hiện có.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành có liên quan; UBND huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Các năm 2014-2015.
6. Tổ chức cho đội ngũ công chứng viên trên địa bàn tỉnh dự Hội nghị công chứng viên toàn quốc nhằm nâng cao nhận thức, tính tôn trọng, trách nhiệm nghề nghiệp, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng hành nghề công chứng.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Khi được Bộ Tư pháp tổ chức.
7. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ công chứng viên hành nghề trên địa bàn.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Cục Bổ trợ tư pháp, Học viện tư pháp (Bộ Tư pháp), các Sở Tư pháp trong khu vực.
- Thời gian thực hiện: Các năm 2014 - 2015.
8. Tiếp tục củng cố các tổ chức hành nghề công chứng hiện có, phát triển thêm 02 tổ chức hành nghề công chứng theo lộ trình của Quy hoạch; khuyến khích phát triển các tổ chức hành nghề công chứng theo lộ trình của Quy hoạch, Đề án đã đề ra.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành có liên quan; UBND huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Các năm 2014 - 2015.
9. Triển khai Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu về hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản đã được công chứng trên địa bàn tỉnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin đối với hoạt động công chứng trong từng tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh, xây dựng hệ thống thông tin kết nối các tổ chức hành nghề công chứng với cơ sở dữ liệu của tỉnh trong địa hạt cấp tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các tổ chức hành nghề công chứng.
- Thời gian thực hiện: Các năm 2014-2015.
10. Bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, đổi mới, kiện toàn nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ tư pháp trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về công chứng và hành nghề công chứng; tăng cường cơ sở vật chất để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công chứng và hành nghề công chứng ở địa phương.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ; Cục Bổ trợ tư pháp, Học viện tư pháp (Bộ Tư pháp).
- Thời gian thực hiện: Các năm 2014 - 2015.
11. Thực hiện chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản từ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã sang các tổ chức hành nghề công chứng (thực hiện ở những nơi đã thành lập tổ chức hành nghề công chứng), phù hợp với tình hình tại địa phương.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Các năm 2014-2015.
12. Áp dụng mô hình liên thông giữa cơ quan đăng ký nhà ở và quyền sử dụng đất, cơ quan thuế, tổ chức hành nghề công chứng nhằm cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công chứng và đất đai.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Khi Bộ Tư pháp triển khai.
13. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đột xuất về công chứng để chấn chỉnh những sai phạm trong hoạt động công chứng.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Thanh tra tỉnh, Sở Tài chính, Cục thuế.
- Thời gian thực hiện: Các năm 2014-2015.
14. Đề xuất điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh trong trường hợp cần thiết.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Các năm 2014 - 2015.
15. Tổ chức sơ kết thực hiện Quy hoạch báo cáo Bộ Tư pháp.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các tổ chức hành nghề công chứng.
- Thời gian thực hiện: Năm 2015.
1. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án, Quy hoạch, Kế hoạch, cơ chế, chính sách... được ban hành trong giai đoạn từ 2011 - 2015 và các năm sau. Thực hiện chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản từ Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố, cấp xã, phường sang các tổ chức hành nghề công chứng (thực hiện ở những nơi được phát triển thêm tổ chức hành nghề công chứng).
- Cơ quan chủ trì và phối hợp thực hiện: Căn cứ theo từng hoạt động cụ thể đã được phân trong giai đoạn 2014 - 2015.
- Thời gian thực hiện: Các năm 2016 - 2020.
2. Thành lập tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư.
- Thời gian thực hiện: Các năm 2016 - 2020.
3. Thực hiện tổng kết 10 năm thi hành Luật Công chứng 2006 và 5 năm thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chứng; đề xuất tiếp tục hoàn thiện cơ chế về công chứng và hành nghề công chứng.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Hội Công chứng, các tổ chức hành nghề công chứng.
- Thời gian thực hiện: Các năm 2016-2017.
4. Triển khai áp dụng các chính sách nhằm phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm về quản lý tổ chức hành nghề công chứng, đạo đức nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về hội trên cơ sở kết hợp với quản lý nhà nước.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Hội Công chứng, các tổ chức hành nghề công chứng.
- Thời gian thực hiện: Các năm 2016 - 2020.
5. Củng cố các tổ chức hành nghề công chứng hiện có, phát triển thêm 06 tổ chức hành nghề công chứng theo lộ trình của Quy hoạch; khuyến khích phát triển các tổ chức hành nghề công chứng đúng và trước thời gian mà lộ trình của Quy hoạch đã đề ra trong giai đoạn này.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành có liên quan; UBND huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Các năm 2016 -2020.
6. Tiếp tục tạo nguồn để phát triển thêm khoảng 15 công chứng viên, bảo đảm đủ số lượng công chứng viên để phục vụ cho việc phát triển thêm khoảng 06 tổ chức hành nghề công chứng và bổ sung công chứng viên cho các tổ chức hành nghề công chứng hiện có.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp; Các sở, ngành có liên quan; UBND huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Các năm 2016 - 2020.
7. Thực hiện bồi dưỡng bắt buộc, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề và đạo đức nghề nghiệp công chứng cho công chứng viên, đến năm 2020 có 100% công chứng viên trên địa bàn tỉnh được bồi dưỡng thường xuyên.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Học viện tư pháp, Hội Công chứng, các tổ chức hành nghề công chứng.
- Thời gian thực hiện: Các năm 2016 - 2020.
8. Tiếp tục áp dụng mô hình liên thông giữa cơ quan đăng ký nhà ở và quyền sử dụng đất, cơ quan thuế, tổ chức hành nghề công chứng nhằm cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công chứng và đất đai.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Khi Bộ Tư pháp triển khai.
9. Đề xuất Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh trong trường hợp cần thiết.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Các năm 2016 - 2020.
10. Xây dựng Đề án chuyển đổi Phòng Công chứng số 1 sang hoạt động theo mô hình Văn phòng công chứng.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở: Nội vụ, Tài chính, Xây dựng.
- Thời gian thực hiện: Khi có chủ trương của Bộ Tư pháp.
11. Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu về hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản đã được công chứng trên địa bàn tỉnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin đối với hoạt động công chứng trong từng tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh, kết nối các tổ chức hành nghề công chứng với cơ sở dữ liệu của tỉnh trong địa hạt cấp tỉnh.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các tổ chức hành nghề công chứng, Hội Công chứng.
- Thời gian thực hiện: Các năm 2016 - 2020.
12. Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đột xuất về công chứng để chấn chỉnh những sai phạm trong hoạt động công chứng.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Thanh tra tỉnh, Sở Tài chính, Cục thuế.
- Thời gian thực hiện: Các năm 2016 - 2020.
13. Tổ chức tổng kết việc thực hiện Quy hoạch sau khi kết thúc lộ trình thực hiện giai đoạn 2016 - 2020.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Hội Công chứng, các tổ chức hành nghề công chứng, các cơ quan liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý 3/2020.
1. Sở Tư pháp chủ trì triển khai thực hiện Kế hoạch này; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch; định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện cho Bộ Tư pháp và UBND tỉnh.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp và các sở, ban ngành, các đơn vị có liên quan lập kinh phí thực hiện Kế hoạch này.
3. Sở, ban, ngành có liên quan, UBND huyện, thành phố Cà Mau, Hội Công chứng và các tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 6454/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện “Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 2Kế hoạch 01/KH-UBND năm 2014 thực hiện “Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” tại tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 22/2014/QĐ-UBND sửa đổi Đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 kèm theo Quyết định 79/2008/QĐ-UBND
- 4Quyết định 46/2015/QĐ-UBND về mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5Quyết định 29/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 05/2010/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 1Luật Công chứng 2006
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 2104/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1953/QĐ-BTP năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Quyết định 6454/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện “Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6Kế hoạch 01/KH-UBND năm 2014 thực hiện “Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” tại tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Quyết định 22/2014/QĐ-UBND sửa đổi Đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 kèm theo Quyết định 79/2008/QĐ-UBND
- 8Quyết định 46/2015/QĐ-UBND về mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 9Quyết định 29/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 05/2010/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Quyết định 425/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- Số hiệu: 425/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/03/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Nguyễn Tiến Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra