Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 422/QĐ-UBND | Trà Vinh, ngày 27 tháng 02 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 639/QĐ-BNN-KH ngày 02 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 62/TTr-SNN ngày 07 tháng 02 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch vùng nguyên liệu mía tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Điều chỉnh Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, phù hợp với quy hoạch ngành nông nghiệp và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch các ngành có liên quan đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương và điều kiện hội nhập.
2. Điều chỉnh Quy hoạch phát triển mía đường phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường, phát triển mía đường trên cơ sở nâng cao công suất của nhà máy đường sử dụng công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến nhằm đạt được lợi thế về quy mô nhưng phải phù hợp với tiềm năng của vùng nguyên liệu. Đầu tư phát triển đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu, chế biến đường, các sản phẩm sau đường và bên cạnh đường gắn với với thị trường tiêu thụ; tận dụng tối đa phụ phẩm sau chế biến nhằm nâng cao sức cạnh tranh của ngành đường, ứng phó với tác động của hội nhập.
3. Điều chỉnh Quy hoạch phát triển mía đường phải dựa trên cơ sở sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, ổn định diện tích vùng nguyên liệu đã có; hình thành các vùng nguyên liệu mía tập trung tạo điều kiện áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa vào thâm canh sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả nhằm phục vụ công nghiệp chế biến, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người trồng mía và doanh nghiệp, hình thành chuỗi giá trị sản xuất - tiêu thụ bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát: Điều chỉnh Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía trên cơ sở rà soát quy hoạch vùng nguyên liệu đã được phê duyệt theo Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 28/3/2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, nhằm khai thác có hiệu quả diện tích đất có khả năng trồng mía để cung ứng nguyên liệu ổn định cho Công ty cổ phần Mía đường Trà Vinh và các nhà máy đường lân cận trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
a) Đến năm 2020
- Hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn; Đến năm 2020 tổng diện tích trồng mía nguyên liệu khoảng 5.800 ha, trong đó vùng tập trung là 5.700 ha, năng suất mía nguyên liệu bình quân đạt 129 tấn/ha, chữ đường bình quân 10,5 CCS, sản lượng mía đạt 746,36 ngàn tấn, công suất nhà máy đường (Công ty cổ phần Mía đường Trà Vinh) 5.000 tấn mía cây/ngày.
- Giá trị sản xuất mía (theo giá cố định 2010) đến năm 2020 đạt 531 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2017 - 2020 đạt 6,08%/năm; theo giá hiện hành đạt khoảng 862 tỷ đồng, tốc độ tăng giai đoạn 2017 - 2020 đạt 11,34%/năm; giá trị sản xuất bình quân trên hecta đất trồng mía là 149 triệu đồng (tăng 49 triệu đồng so với năm 2016).
b) Đến năm 2030
- Đầu tư thâm canh diện tích mía hiện có, mở rộng diện tích ở nơi có điều kiện theo hướng: Trồng giống mía mới, áp dụng công nghệ canh tác tiên tiến và đầu tư hệ thống tưới hiện đại. Đến năm 2030 tổng diện tích trồng mía nguyên liệu khoảng 5.800 ha, trong đó vùng tập trung là 5.700 ha, năng suất mía nguyên liệu bình quân đạt 130 - 140 tấn/ha, chữ đường bình quân 11 CCS, sản lượng mía đạt 811 ngàn tấn, công suất Công ty đường 5.000 - 6.000 tấn mía cây/ngày.
- Giá trị sản xuất mía (theo giá cố định 2010) đến năm 2030 đạt 577 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 1%/năm; theo giá hiện hành đạt khoảng 937 tỷ đồng, tốc độ tăng giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 1%/năm; giá trị sản xuất bình quân trên hecta đất trồng mía là 162 triệu đồng (tăng 13 triệu đồng so với năm 2020).
(Chi tiết có Phụ lục 01 đính kèm)
III. NỘI DUNG QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT
1. Huyện Trà Cú
- Diện tích quy hoạch sản xuất mía nguyên liệu của huyện Trà Cú đến năm 2020 và ổn định diện tích đến năm 2030 là 4.500 ha, tương đương so với năm 2015.
- Sản lượng mía tăng từ 489.966 tấn năm 2015 lên 585.360 tấn năm 2020 và tăng lên 630.000 tấn vào năm 2030.
- Vùng sản xuất: Bố trí trên địa bàn các xã An Quảng Hữu, Lưu Nghiệp Anh, Ngãi Xuyên, Thanh Sơn, Kim Sơn, Hàm Tân, Định An và thị trấn Trà Cú.
2. Huyện Tiểu Cần
- Diện tích quy hoạch sản xuất mía nguyên liệu của huyện Tiểu Cần đến năm 2020 và ổn định diện tích đến năm 2030 là 1.200 ha. Tốc độ tăng trưởng là 8,35%/năm.
- Sản lượng mía tăng từ 90.943 tấn năm 2015 lên 150.000 tấn năm 2020 và tăng lên 168.000 tấn vào năm 2030.
- Vùng sản xuất: Bố trí trên địa bàn các xã Long Thới, Hùng Hòa, Tân Hùng, Tân Hòa và các xã còn lại.
3. Một số huyện khác (Châu Thành, Cầu Ngang)
- Diện tích quy hoạch sản xuất mía nguyên liệu của một số huyện khác đến năm 2020 và ổn định diện tích đến năm 2030 là 100 ha.
- Sản lượng mía tăng từ 58.049 tấn năm 2015 xuống còn 11.000 tấn năm 2020 và 13.000 tấn vào năm 2030.
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
- Trên cơ sở quy hoạch vùng nguyên liệu mía đường trên địa bàn tỉnh được phê duyệt, các huyện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển mía nguyên liệu của địa phương phù hợp với quy hoạch chung của toàn vùng.
- Tiến hành rà soát điều chỉnh các chương trình, đề án phát triển cây, con đã có phù hợp với quy hoạch; không quy hoạch, bố trí các cây trồng khác chồng lấn lên diện tích đã quy hoạch cho trồng mía nguyên liệu.
- Công ty Cổ phần Mía đường Trà Vinh và Ủy ban nhân dân các huyện, các xã phối hợp chặt chẽ để quản lý, triển khai thực hiện tốt quy hoạch.
- Sau khi rà soát, bổ sung quy hoạch được phê duyệt, tiến hành công bố quy hoạch theo quy định của pháp luật.
2. Kỹ thuật thâm canh mía: Tăng cường các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và giống mía mới giúp các hộ trồng mía nắm vững kỹ thuật canh tác nhằm tăng năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Các hộ trồng mía thực hiện tốt quy trình kỹ thuật, có thể đạt năng suất trên 140 tấn/ha và giảm giá thành xuống từ 15 - 20% so với giá thành hiện nay.
3. Ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng
a) Phi công trình
- Tuyên truyền phổ biến sâu rộng về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến toàn thể cộng đồng dân cư để tự giác, chủ động phòng chống.
- Xây dựng hệ thống các tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng từ tỉnh đến xã, nhất là ở các vùng sản xuất mía nguyên liệu, trong đó có kế hoạch chi tiết ứng phó chủ động nhằm giảm thiểu thiệt hại.
- Nghiên cứu, chọn tạo và đưa vào sản xuất các giống mía có thời gian sinh trưởng phù hợp, có khả năng thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu.
- Hoàn thiện các quy trình sản xuất, đặc biệt là các quy trình sản xuất sản phẩm an toàn, giảm chi phí và chất thải, hạn chế những tác động xấu đến môi trường, phù hợp trong điều kiện biến đổi khí hậu.
- Áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước như tưới phun, tưới nhỏ giọt; tu bổ, cải tạo, chống thất thoát nước trên hệ thống kênh mương, vận hành hệ thống hợp lý để tăng diện tích tự chảy, tiết kiệm năng lượng bơm nước.
b) Công trình
- Đầu tư hệ thống công trình thủy lợi ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong đó có hệ thống đê cửa sông, bờ bao kiểm soát triều cường, kiểm soát xâm nhập mặn.
- Lắp đặt hệ thống quan trắc và cảnh báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở những khu vực nhạy cảm (vùng ven cửa sông).
4. Tổ chức lại sản xuất
- Củng cố, phát triển và đổi mới hoạt động các Ban Điều hành mía đường cấp huyện và cấp xã; các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, dịch vụ và tiêu thụ mía của nông dân.
- Các địa phương, Công ty sản xuất đường chủ động vận dụng các chính sách hiện có của nhà nước vận động nông dân dồn điền, đổi thửa, khuyến khích cho thuê đất để hình thành những vùng sản xuất mía quy mô lớn, tập trung; tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Tận dụng tối đa các phế, phụ phẩm của ngành đường để sản xuất các sản phẩm như: Phân vi sinh từ bã bùn, điện từ bã mía, ethanol từ mật rĩ, xăng sinh học, bánh kẹo, sản phẩm đồ uống,…
5. Phát triển vùng nguyên liệu mía dựa trên nền tảng liên kết “5 nhà”: Nhà nước - nhà khoa học - nhà máy đường (Công ty cổ phần Mía đường Trà Vinh) - nhà băng (ngân hàng) - nhà nông (nông hộ) hoặc hợp tác xã/tổ hợp tác sản xuất mía.
6. Hạn chế ô nhiễm môi trường trong sản xuất và chế biến mía đường
a) Đối với người sản xuất: Khuyến cáo sử dụng phân bón thông minh, sử dụng thuốc đúng chủng loại, liều lượng và thời điểm, đặc biệt là sử dụng các chế phẩm sinh học, sau khi sử dụng cần thu gom bao bì, chai lọ về các vị trí được quy định của địa phương, tuyệt đối không được vứt bừa bãi trên ruộng mía. Ngoài ra, đối với thân mía không sử dụng và lá mía sau thu hoạch cần được thu gom gọn gàng hoặc bâm nhỏ cày vùi, tuyệt đối không đốt bừa bãi để tránh phát sinh khói bụi, gây ô nhiễm môi trường.
b) Đối với Công ty Cổ phần mía đường Trà Vinh: Phải thực hiện đầy đủ quy trình xử lý giảm tối thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình chế biến đường, cụ thể:
- Nước thải của Công ty: Áp dụng công nghệ xử lý nước thải đúng theo quy định đảm bảo lượng nước thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 40: 2011/BTNMT).
- Khí thải của Công ty: Áp dụng công nghệ xử lý khí thải đúng theo quy định đảm bảo khí thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (QCVN 19: 2009/BTNMT).
- Đối với bã bùn: Nhà máy cần tiến hành thu gom hết để sản xuất phân vi sinh hữu cơ sử dụng bón cho cây nhằm cải tạo dinh dưỡng của đất.
7. Ngăn chặn nhập khẩu trái phép đường và xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ đường và các sản phẩm, phụ phẩm
a) Về ngăn chặn nhập khẩu trái phép đường
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển, buôn bán, tàng trữ đường nhập lậu; thanh tra, kiểm tra chứng từ đầu vào, đầu ra đối với các công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đường cát có khả năng nhập lậu; giám sát việc kê khai thuế, quyết toán thuế, nhất là việc hợp thức hóa hóa đơn hàng nhập lậu và hành vi gian lận thuế.
Rà soát các hoạt động cấp phép sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh về điều kiện kinh doanh, chế độ hóa đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ, nhãn hàng hóa, tiêu chuẩn đo lường, chất lượng hàng hóa.
b) Xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ đường và các sản phẩm, phụ phẩm
Đẩy mạnh hợp tác, liên kết vùng, nhất là trong công tác xúc tiến thương mại, đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu… tạo điều kiện cho Công ty Cổ phần Mía đường Trà Vinh tham gia hội chợ, triển lãm mía đường và các sản phẩm phụ do nhà máy đường sản xuất để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng và sử dụng nhằm mở rộng thị phần trong nước.
8. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách
a) Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh đã ban hành, cụ thể: Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ; chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ; chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ; chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách về khuyến nông theo Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ; chính sách hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông từ nguồn kinh phí khuyến nông địa phương trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 09/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh; chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2015 - 2020 theo Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Chính sách về đất đai
- Kịp thời cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân tạo môi trường pháp lý thuận lợi để nông dân thực hiện tốt quyền lợi và nghĩa vụ theo Luật Đất đai ngày 29/11/2013 nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai phát triển sản xuất theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai theo Luật Đất đai ngày 29/11/2013 để kiểm soát các biến động về đất đai. Luật Đất đai ngày 29/11/2013 đã mở rộng hạn mức giao đất và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp. Do đó, việc tích tụ và tập trung ruộng đất phải đặt dưới sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ của Nhà nước, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hạn chế tình trạng cầm cố đất đai.
- Các cấp chính quyền (huyện, xã) tiếp tục theo dõi và kiểm tra chặt chẽ tình hình biến động đất đai, để có biện pháp xử lý kịp thời.
c) Hoàn thiện cơ chế quản lý và chính sách đầu tư phát triển vùng mía nguyên liệu
- Công ty Cổ phần Mía đường Trà Vinh tiếp tục tổ chức lại hệ thống nguyên liệu để thực sự đồng hành cùng người trồng mía, cụ thể: Củng cố 04 Trạm nguyên liệu tại các vùng trọng điểm, thay thế nhân sự không hoàn thành nhiệm vụ, phân công rõ nhiệm vụ, địa bàn các trạm nguyên liệu; hợp tác với các hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân sản xuất giỏi làm cộng tác viên - đại diện của Công ty tại cơ sở để vận động các hộ trồng mía thực hiện ký hợp đồng đầu tư, bao tiêu, quản lý thu hoạch vận chuyển bán cho nhà máy.
- Công ty Cổ phần Mía đường Trà Vinh cần có chính sách khuyến khích đầu tư hỗ trợ và thu mua mía nguyên liệu một cách hợp lý nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nhà máy đường với người trồng mía.
d) Chính sách tín dụng: Ngân hàng cần quan tâm đến thủ tục, định mức cho vay vốn phát triển sản xuất mía của nông dân, đơn giản thủ tục vay, cho vay gối vụ nhằm hỗ trợ nông dân nghèo; đồng thời mở rộng phương thức cho vay vốn trung và dài hạn cho các thành phần kinh tế đầu tư mua sắm máy móc, phương tiện phục vụ sản xuất, dịch vụ nông nghiệp và chế biến sản phẩm mía đường. Khuyến khích các hình thức tín dụng nhân dân ở nông thôn để hỗ trợ nông dân nghèo thiếu vốn tiếp cận được vốn đầu tư, tạo tiền đề phát triển kinh tế hợp tác.
đ) Chính sách tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp: Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, thực hiện tốt Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về chính sách đầu tư sản xuất gắn với bao tiêu nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh thông qua xây dựng cánh đồng lớn sản xuất mía nguyên liệu.
e) Chính sách khuyến nông: Ngân sách Nhà nước các cấp (Trung ương, tỉnh, huyện) cần cấp kinh phí thỏa đáng cho chương trình khuyến nông đối với sản xuất mía đường, đồng thời tạo cơ chế để các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đầu tư một phần kinh phí tham gia khuyến nông và từng bước thực hiện xã hội hóa hoạt động khuyến nông.
g) Chính sách phát triển khoa học và công nghệ
Tiếp tục triển khai thực hiện 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, gồm: (1) Nghiên cứu, tuyển chọn giống mía có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Trà Vinh (2) Nghiên cứu thử nghiệm chất kích thích sinh trưởng nhằm tăng năng suất và chữ đường cho cây mía huyện Trà Cú làm cơ sở khuyến cáo nhân rộng sản xuất sau khi có kết quả nghiên cứu thành công. Bên cạnh đó, hàng năm tỉnh xem xét dành một phần lớn kinh phí nghiên cứu khoa học để thực hiện các đề tài nghiên cứu, khảo nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp để nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vào nhân giống, sản xuất giống, tạo giống; giúp người sản xuất chủ động khâu giống với chất lượng cao, giá thành hạ, sạch bệnh, đáp ứng kịp thời số lượng theo thời vụ sản xuất. Ưu tiên cho các đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, nhằm hoàn thiện kịp thời quy trình sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao cho cây mía, hỗ trợ các trang trại và hộ làm dịch vụ cung cấp giống mới cây trồng và nhân giống mía. Bên cạnh đó, còn khuyến khích áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm mía đường.
h) Về tiêu thụ và xúc tiến thương mại
- Công ty Cổ phần Mía đường Trà Vinh nhanh chóng xây dựng Phương án phát triển cánh đồng lớn cây mía đường theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn (với quy mô khoảng 3.000 ha với tổng mức đầu tư 255 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước khoảng 30 tỷ đồng). Tăng cường liên kết, liên doanh giữa người sản xuất với Công ty, từng bước nâng cao chất lượng, hạ giá thành và tiêu chuẩn hoá sản phẩm mía đường theo tiêu chuẩn GlobalGAP và VietGAP.
- Nhà máy cần có lịch đốn chặt hợp lý, trên cơ sở kết cấu các nhóm giống theo độ chín để thông báo trước lịch đốn chặt và thu mua bảo đảm thu hoạch, vận chuyển và cân trong 01 ngày nhằm đảm bảo chữ đường, tránh thiệt hại cho người trồng mía. Bàn cân phải để ở vị trí dễ quan sát, để người bán có thể theo dõi một cách rõ ràng.
- Khuyến khích và tạo điều kiện để Công ty liên kết xây dựng các bạn hàng chiến lược, xây dựng thương hiệu, nhãn mác, hàng hóa và tăng cường xúc tiến thương mại mía đường.
9. Đầu tư cơ sở hạ tầng và các dự án hỗ trợ phục vụ phát triển sản xuất mía: (Chi tiết có Phụ lục 02 đính kèm).
Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch; kịp thời cập nhật thông tin về thị trường, tiến bộ khoa học, công nghệ để có sự điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.
- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện các tiêu chuẩn quy chuẩn quốc gia về quản lý chất lượng trong sản xuất và tiêu thụ mía, đường. Chỉ đạo triển khai áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ, tiến bộ khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, cơ giới hóa sản xuất nhằm hạ giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường của tỉnh.
- Hàng năm, phối hợp với Công ty Cổ phần Mía đường Trà Vinh tổ chức tổng kết sản xuất và tiêu thụ mía đường vào cuối niên vụ sản xuất; xem xét, điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch khi có nhu cầu phát sinh.
2. Các Sở, ngành có liên quan
- Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển cây mía đường trên địa bàn tỉnh, ưu tiên đối với khâu cơ giới hóa trong sản xuất và thu hoạch mía.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trên cơ sở quy hoạch, chương trình dự án đầu tư, cơ chế chính sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt để bố trí, cân đối nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch; lồng ghép các dự án, cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội được triển khai trên địa bàn, phát triển vùng nguyên liệu mía. Các Sở, Ban, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tham gia, tạo điều kiện thực hiện quy hoạch, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường quản lý nhà nước về đất đai và môi trường, giám sát quá trình thực hiện quy hoạch; kịp thời phát hiện những bất hợp lý, sai phạm trong quá trình thực hiện quy hoạch để điều chỉnh, nhắc nhở, chấn chỉnh, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Sở Công Thương: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Cổ phần Mía đường Trà Vinh tăng cường thực hiện công tác xúc tiến thương mại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm đường với thị trường trong và ngoài nước; xây dựng chuỗi liên kết các sản phẩm đường và sản phẩm sau đường; Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện và Công ty Điện lực Trà Vinh để cập nhật, bổ sung nhu cầu điện cho các vùng trồng mía nguyên liệu vào kế hoạch phát triển hệ thống lưới điện của tỉnh.
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Trà Vinh phổ biến, hướng dẫn và chỉ đạo các ngân hàng thương mại triển khai chính sách tín dụng theo quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ trong hoạt động sản xuất mía đường trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vay vốn phát triển sản xuất.
3. Ủy ban nhân dân các huyện
- Tổ chức công bố, phổ biến rộng rãi quy hoạch; tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch; cụ thể hóa và triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện quy hoạch; rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển vùng trồng mía phù hợp với quy hoạch chung của huyện. Rà soát, điều chỉnh các chương trình, đề án phát triển cây, con đã có phù hợp với quy hoạch; không quy hoạch, bố trí cây trồng khác chồng lấn trên diện tích đã quy hoạch trồng mía khi chưa có ý kiến của cấp có thẩm quyền.
- Hàng năm, tổ chức sơ kết, báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Công ty Cổ phần Mía đường Trà Vinh
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện vùng nguyên liệu và các ngành, đơn vị có liên quan cụ thể hóa các giải pháp, nội dung quy hoạch nêu trên; phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nghề nghiệp trong vùng tổ chức thực hiện xây dựng vùng nguyên liệu theo tiến độ quy hoạch; xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển vùng nguyên liệu ổn định, bền vững; triển khai thực hiện tốt Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết sản xuất gắn với thị trường nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; thực hiện đầy đủ các điều, khoản của hợp đồng; chịu trách nhiệm bao tiêu mía nguyên liệu do Công ty đầu tư thuộc vùng quy hoạch; phối hợp với các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu xây dựng chế độ canh tác hợp lý, chế độ luân canh bắt buộc phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng, kinh tế - xã hội của từng vùng, tiểu vùng trong vùng nguyên liệu của Công ty, đảm bảo vùng nguyên liệu phát triển bền vững.
- Đầu tư vốn, vật tư, giống mới, phân bón đảm bảo chất lượng và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và bảo quản cho các tổ chức, cá nhân trồng mía làm nguyên liệu chế biến.
- Hỗ trợ kinh phí cho các địa phương về các nội dung: Hoạt động của các Ban chỉ đạo; công tác cơ giới hóa như làm đất, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch; công tác dồn điền, đổi thửa, chuyển diện tích đất lúa và các cây trồng khác kém hiệu quả sang trồng mía.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trồng mía ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng.
- Phối hợp với mạng lưới khuyến nông tỉnh, huyện để tăng cường hướng dẫn nông dân thâm canh mía; phối hợp với các huyện và xã mở các lớp đào tạo, tập huấn quy trình kỹ thuật thâm canh mía.
5. Các tổ chức, cá nhân sản xuất mía
- Thực hiện quy hoạch chi tiết vùng nguyên liệu mía được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không đầu tư sản xuất ngoài quy hoạch.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật theo khuyến cáo của các nhà khoa học để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tăng cường trách nhiệm cộng đồng về bảo vệ môi trường, phòng trừ dịch bệnh trong các vùng chuyên trồng mía, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và bền vững.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt Quy hoạch vùng nguyên liệu mía tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Trà Vinh; Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN MÍA ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TOÀN TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 422/QĐ-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
TT | Chỉ tiêu | ĐVT | Hiện trạng 2016 | Định hướng quy hoạch | Tốc độ tăng | ||
Năm 2020 | Năm 2030 | 2017 | 2020 | ||||
I | Sản xuất đường |
|
|
|
|
|
|
1 | Công suất thiết kế | Tấn | 2.650 | 5.000 | 6.000 | 17,20 | 2,05 |
2 | Thời gian ép TB/ năm | Ngày | 128 | 130 | 140 | 0,33 | 0,83 |
3 | Sản lượng đường | Tấn | 31.312 | 65.000 | 84.000 | 20,03 | 2,89 |
II | SX mía nguyên liệu |
|
|
|
|
|
|
1 | Diện tích quy hoạch | Ha | 5.609 | 5.800 | 5.800 | 0,84 |
|
- | Huyện Trà Cú | " | 4.404 | 4.500 | 4.500 | 0,54 |
|
- | Huyện Tiểu Cần | " | 771 | 1.200 | 1.200 | 11,69 |
|
- | Huyện Duyên Hải | " | 116 |
|
|
|
|
- | Các huyện khác | " | 317 | 100 | 100 | -25,05 |
|
2 | Năng suất | Tấn/ha | 105 | 129 | 140 | 5,14 | 0,93 |
- | Huyện Trà Cú | " | 108 | 130 | 140 | 4,75 | 0,82 |
- | Huyện Tiểu Cần | " | 111 | 125 | 140 | 3,12 | 1,27 |
- | Huyện Duyên Hải | " | 100 |
|
|
|
|
- | Các huyện khác | " | 57 | 110 | 130 | 18,12 | 1,87 |
3 | Sản lượng mía | Tấn | 590.607 | 746.360 | 811.000 | 6,03 | 0,93 |
- | Huyện Trà Cú | " | 475.871 | 585.360 | 630.000 | 5,31 | 0,82 |
- | Huyện Tiểu Cần | " | 85.238 | 150.000 | 168.000 | 15,18 | 1,27 |
- | Huyện Duyên Hải | " | 11.591 |
|
| -100 |
|
- | Các huyện khác | " | 17.907 | 11.000 | 13.000 | -11,47 | 1,87 |
4 | Chữ đường bình quân | CCS | 10,2 | 10,5 | 11 | 0,73 | 0,52 |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CÁC DỰ ÁN HỖ TRỢ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT MÍA
(Kèm theo Quyết định số 422/QĐ-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
ĐVT: Triệu đồng
TT | Hạng mục công trình | Địa điểm đầu tư | Tổng mức |
|
| ||||
A | THỦY LỢI |
| 319.040 |
|
I | Giai đoạn 2017-2020 |
| 65.243 |
|
1 | Nạo vét kênh thủy lợi |
| 15.243 |
|
- | Kênh Giồng Đình | xã Đại An, huyện Trà Cú | 1.635 |
|
- | Kênh Thị Trấn khóm 2 | TT. Định An, huyện Trà Cú | 600 |
|
- | Rạch Trà Kha | xã Định An, Đại An, H. Trà Cú | 2.670 |
|
- | Kênh Giồng Giữa | xã Định An, huyện Trà Cú | 2.100 |
|
- | Kênh Mé Rạch B | xã Đại An, huyện Trà Cú | 1.686 |
|
- | Kênh Giồng Lớn B | xã Định An, huyện Trà Cú | 1.560 |
|
- | Kênh khoan đào Giồng Lớn A | xã Đại An, huyện Trà Cú | 2.028 |
|
- | Kênh Giữa Xà Lôn | xã Đại An, huyện Trà Cú | 564 |
|
- | Kênh Trà Cú B - Bãi Xào Dơi B | xã Kim Sơn, huyện Trà Cú | 2.400 |
|
2 | Cống hở |
| 50.000 |
|
- | Cống kênh Bến Tranh - Cá Lóc | xã Định An, huyện Trà Cú | 25.000 |
|
- | Cống kênh Giồng Đình | xã Đại An, huyện Trà Cú | 25.000 |
|
II | Giai đoạn 2021-2030 |
| 253.797 |
|
1 | Nạo vét kênh thủy lợi |
| 13.797 |
|
- | Kênh Bến Tranh - Cá Lóc | xã Định An, huyện Trà Cú | 1.338 |
|
- | Kênh Cà Săng | xã Hàm Tân, huyện Trà Cú | 1.260 |
|
- | Kênh Kosala | xã Kim Sơn, Hàm Tân, H. Trà Cú | 1.680 |
|
- | Kênh Sóc Tràm II | xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần | 474 |
|
- | Kênh Hàng Còng | xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần | 608 |
|
- | Kênh Cao Một II | xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần | 608 |
|
- | Kênh Hai Thảo | xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần | 608 |
|
- | Kênh sáu Hoang | xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần | 473 |
|
- | Kênh T2 | xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần | 1.688 |
|
- | Kênh Hai Hông - Cần Tiêu | xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần | 743 |
|
- | Kênh Thạch Thị Linh | xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần | 270 |
|
- | Kênh Thái Thị Tộ | xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần | 338 |
|
- | Kênh Rạch Sát | xã Long Thới, huyện Tiểu Cần | 2.025 |
|
- | Kênh rạch Cả Hường | xã Long Thới, huyện Tiểu Cần | 1.688 |
|
2 | Cống hở |
| 240.000 |
|
- | Cống Rạch Cá | xã Hàm Tân, huyện Trà Cú | 60.000 |
|
- | Cống Vàm Trà Cú | xã Lưu Nghiệp Anh, H. Trà Cú | 60.000 |
|
- | Cống Vàm Tổng Long | xã Hàm Tân, huyện Trà Cú | 60.000 |
|
- | Cống Vàm Trà Kha | Xã Đại An, huyện Trà Cú | 60.000 |
|
B | GIAO THÔNG |
| 315.581 |
|
I | Giai đoạn 2017-2020 |
| 78.881 |
|
1 | Nâng cấp Hương lộ 27 | xã Tân Sơn - xã An Quảng Hữu, H.Trà Cú | 26.600 |
|
2 | Nâng cấp Hương lộ 28 | xã Ngãi Xuyên - xã An Quảng Hữu, H.Trà Cú | 11.200 |
|
3 | Nâng cấp Hương lộ 36 | xã Kim Sơn, huyện Trà Cú | 27.000 |
|
4 | Đường + Đê rạch Cá (Giồng Lớn B) | xã Định An, huyện Trà Cú | 3.788 |
|
5 | Đường + Đê bao Bắc Tổng Long | xã Kim Sơn, huyện Trà Cú | 3.750 |
|
6 | Đường + Đê Bắc Trà Cú | xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú | 4.500 |
|
7 | Đường + Đê bao kênh Giồng Đình | xã Đại An, huyện Trà Cú | 2.044 |
|
II | Giai đoạn 2021-2030 |
| 236.700 |
|
1 | Nâng cấp Tỉnh lộ 915 | Đoạn qua huyện Trà Cú | 236.700 |
|
C | Trung tâm SX giống mía công nghệ cao | xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú | 15.000 |
|
D | Nhà máy SX phân bón vi sinh | xã Ngãi Xuyên, huyện Trà Cú | 20.000 |
|
E | Phương án phát triển cánh đồng lớn cây mía đường | Trên địa bàn tỉnh | 255.000 |
|
| TỔNG CỘNG | 924.621 |
|
- 1Quyết định 436/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu mía giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 2Quyết định 3600/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt rà soát, bổ sung quy hoạch vùng nguyên liệu mía đường Việt Nam - Đài Loan, đến năm 2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3Quyết định 3692/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt rà soát, bổ sung quy hoạch vùng nguyên liệu mía đường Nông Cống đến năm 2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 4Quyết định 2145/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ rà soát, bổ sung Quy hoạch vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 1Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông
- 3Quyết định 438/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 124/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 436/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu mía giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 6Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Luật đất đai 2013
- 10Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 11Quyết định 3600/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt rà soát, bổ sung quy hoạch vùng nguyên liệu mía đường Việt Nam - Đài Loan, đến năm 2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 12Quyết định 639/QĐ-BNN-KH năm 2014 phê duyệt Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Quyết định 3692/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt rà soát, bổ sung quy hoạch vùng nguyên liệu mía đường Nông Cống đến năm 2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 14Quyết định 14/2014/QĐ-UBND về nội dung chi và mức hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông từ nguồn kinh phí khuyến nông địa phương trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 15Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 16Quyết định 2145/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ rà soát, bổ sung Quy hoạch vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 17Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 18Quyết định 28/2015/QĐ-UBND Quy định về chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2015 - 2020
- 19Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
Quyết định 422/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch vùng nguyên liệu mía tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 422/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/02/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh
- Người ký: Kim Ngọc Thái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/02/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra