Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------

Số: 420/QĐ-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 12 năm 1983

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ NƯỚC TƯƠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30-6-1983 ;
- Căn cứ Nghị định số 141/HĐBT ngày 24-8 -1982 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành điều lệ về công tác tiêu chuẩn hóa.
- Căn cứ Thông tư số 488/KHKT/TT ngày 05-06-1966 của Ủy ban Khoa Học và Kỷ Thuật Nhà nước về việc xây dựng, xét duyệt, ban hành quản lý tiêu chuẩn Kỹ thuật địa phương của sản phẩm Công nghiệp, Nông nghiệp.
- Xét yêu cầu cần thiết của công tác quản lý kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Theo đề nghị của đồng chí Trưởng ban Khoa Học và Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

QUYẾT ĐỊNH

ĐIỀU I : Nay ban hành kèm theo quyết định này tiêu chẩn địa phương NƯỚC TƯƠNG – Yêu cầu kỹ thuật, ký hiệu 53 TCV 53 – 83.

ĐIẾU II : Tiêu chuẩn này là căn cứ đánh giá chất lượng sản phẩm trong phạm vi sản xuất (thuộc các cơ sở Quốc doanh, Công Tư Hợp doanh, Tập thể và Cá thể) cũng như trong lưu thông phân phối.

- Các cơ sở sản xuất phải dựa vào các tiêu chuẩn này để tổ chức sản xuất và quản lý kỹ thuật tốt nhằm đạt tiêu chuẩn quy định.

- Các cơ sở kinh doanh phải tổ chức thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn này trong khâu lưu thông, phân phối.

ĐIỀU III : Các cơ quan quản lý phải đôn đốc theo dõi kiểm tra để đề nghị khen thưởng những cơ sở thực hiện hết tiêu chuẩn đã ban hành và xử lý nghiêm minh những cơ sở làm ăn gian dối, cố ý không thực hiện tiêu chuẩn.

ĐIỀU IV : Tiêu chuẩn trên có hiệu lực kể từ ngày 01-01-1984 và phải được nghiêm chỉnh chấp hành trong toàn Thành phố.

ĐIỀU V : Các Đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành Phố, Trưởng Ban Khoa học và Kỹ Thuật, Thủ trưởng các Sở Ban Ngành Thành Phố, Liên Hiệp Xã Thành phố, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các Quận, Huyện và các Cơ sở có liên quan sản xuất và kinh doanh Nước Tương trong Thành phố, chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận :
 - Như ở điều V
 - Văn Phòng Thành ủy
 - Ủy Ban Khoa Học Kỹ Thuật NN (để báo cáo)
 - Bộ Lương Thực Thành Phố
 - VP.Uỷ Ban (A.Gíap, A.Nga)
 - Chi Cục TC-DL-CL.
 - Lưu.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỒ
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Thành Công


 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

---------------

 

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG

N ƯỚC TƯƠNG

 

 

 

 

 

 

YÊU CẦU KỸ THUẬT

 

53 TCV 58 – 83

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

NƯỚC TƯƠNG

53 TCV 58 - 83

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Yêu cầu Kỹ Thuật

Có hiệu lực từ

Tiêu chuẩn này áp dụng cho Nước Tương, được sản xuất và lưu thông phân phối trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh.

1. YÊU CẦU KỸ THUẬT

1.1. Nước Tương là dung dịch trích của sản phẩm lên men từ hạt đậu (chủ yếu là hạt đậu nành), được gia tăng hương vị bằng bột ngọt (Mono Sodium glutamat) , muối ăn và đường thắng.

1.2. Phân loại :

Nước Tương được chia làm 3 hạng :

- Thượng hạng

- Hạng nhất

- Hạng nhì

1.3. Yêu cầu cảm quan

Các yêu cầu cảm quan của Nước Tương phải theo đúng quy định trong bảng 1.

Bảng 1

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Độ trong

Dung dịch trong, không vẫn đục, không lắng cặn

2. Màu sắc

Nâu đen

3. Mùi

Mùi đặc trưng của nước tương, không có mùi lạ

4. Vị

Mặn vừa, hậu vị dịu, không có vị lạ

1.4. Yêu cầu hóa học

Các yêu cầu hóa học của Nước Tương phải theo đúng quy định trong bảng 2.

Bảng 2

Tên chỉ tiêu

Thượng hạng

Hạng nhất

Hang nhì

1. Đạm toàn phần, g/l không nhỏ hơn

16,0

12,0

8,0

2. Đạm fôcmôn, g/l không nhỏ hơn (1)

8,0

6,0

4,0

3. Đạm ammôniac, g/l không nhỏ hơn (2)

4,0

3,0

2,0

4. Muối ăn (NaCl) trong khoảng

140,0 – 226,0

140,0 – 220,0

140,0 – 220,0

5. Độ axít, tính ra CH3COOH g/l, trong khoảng (3)

5,0 – 14,0

5,0 – 14,0

5,0 – 14,0

Chú thích :

(1) Tỉ số

Đạm Fôcmôn

Đạm toàn phần

x 100, phải lớn hơn 50%

(2) Tỉ số

Đạm Ammoniac

Đạm Fôcmôn  

x 100, phải nhỏ hơn 50%

(3) Độ tương ứng, khoảng 4,0 – 6,0

1.5. Yêu cầu Vi sinh vật

Các yêu cầu Vi sinh vật phải theo đúng quy đinh trong bảng 3

Bảng 3

Tên chỉ tiêu

Mức

1. Tồng số vi khuẩn trong 1ml, không quá

2. Escherichia coli

3. Staphylococcus aureus

4. Streptococcus faecalis

5. Clossteedium perefeingens

5.000

0

0

0

5.000

1.6. Yêu cầu bảo đảm chất lượng

1.6.1. Nước Tương thành phẩm, trước khi xuất xưởng, phải được bộ phận kiểm tra, đóng dấu hoặc ký giấy chứng nhận chất lượng.

1.6.2. Cơ sở sản xuất và lưu thông phân phối phải bảo đảm chất lượng nước tương theo các yêu cầu kỹ thuật này ít nhất 45 ngày kể từ ngày xuất xưởng.

2. PHƯƠNG PHÁP THỬ

2.1. Phương pháp lấy mẫu, kiểm nghiệm phải theo mẫu quy định trong 53 TCV 33 – 79 và 53 TCV 49 – 79.

3. BAO BÌ, GHI NHÃN – BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN.

3.1 Bao bì, ghi nhãn

Nước tương phải được vô bao bì là chai thủy tinh hoặc bình P.E sạch, không pha màu. Bao bì phải vô nút kín, niêm phong kỹ. Ngoài bao bì có ghi nhãn với nội dung :

- Tên sản phẩm, ký hiệu, dấu hiệu, hàm lượng đạm.

- Tên Cơ sở sản xuất và địa chỉ.

- Ký hiệu tiêu chuẩn và số đăng ký nhãn hiệu chất lượng.

- Thời gian bảo hành, 45 ngày kể từ ngày.....

3.2. Bảo quản, vận chuyển.

Nước tương thành phẩm phải được bảo quản ở kho hoặc ở quầy phân phối theo đúng quy định trong 53 TCV 51 – 79. Chỉ được dùng phương tiện vận chuyển chuyên dùng cho thực phẩm để chuyển vận Nước tương.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 420/QĐ-UB năm 1983 ban hành tiêu chẩn địa phương về nước tương do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 420/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/12/1983
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Võ Thành Công
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/1984
  • Ngày hết hiệu lực: 14/12/1998
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản