Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/2018/QĐ-UBND | Hà Nam, ngày 20 tháng 11 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông Đường thủy nội địa ngày ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (tại Tờ trình số 1481/TTr-SGTVT ngày 30 tháng 8 năm 2018); Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp (tại Văn bản số 43/BCTĐ-STP ngày 27 tháng 8 năm 2018),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định “Hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa địa phương, tỉnh Hà Nam”, bao gồm:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2018; thay thế Quyết định số 46/2013/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam quy định về hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa địa phương, tỉnh Hà Nam
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HÀNH LANG BẢO VỆ LUỒNG, PHẠM VI BẢO VỆ KÈ, ĐẬP GIAO THÔNG TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA ĐỊA PHƯƠNG, TỈNH HÀ NAM.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2018/QĐ-UBND ngày 20/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
Quy định này quy định về hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa địa phương, tỉnh Hà Nam gồm:
1. Các tuyến đường thủy nội địa địa phương trên địa bàn tỉnh gồm: Sông Sắt, Sông Nhuệ, Sông Châu Giang, Sông Nông Giang được công bố tại Quyết định số 1287/QĐ-UBND ngày 13/12/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam.
2. Các công trình phục vụ cho giao thông đường thủy nội địa địa phương như: Kè, đập giao thông.
Quy định này áp dụng đối với các sở, ban, ngành; đơn vị quản lý đường thủy nội địa; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các tổ chức, cá nhân và các chủ phương tiện tàu thuyền lưu thông trên các tuyến đường thủy nội địa địa phương, tỉnh Hà Nam;
Điều 3. Luồng chạy tàu, thuyền
Các thông số luồng chạy tàu thuyền.
Stt | Tên sông | Luồng chạy tàu thuyền | Chiều dài tuyến sông (Km) | Chiều rộng sông trung bình (m) | Độ sâu luồng trung bình (m) | Chiều rộng luồng (m) | Hành lang bảo vệ luồng mỗi bên (m) | Cấp kỹ thuật |
1 | Sông Châu Giang | Từ đập Quan Trung đến đập Vĩnh Trụ | 5,0 | 110 | >2,8 | 33 | 15 | IV |
Từ đập Vĩnh Trụ đến Hữu Bị | 25,0 | 85 | >1,8 | 25 | 10 | V | ||
2 | Sông Nhuệ | Từ Duy Hải -Duy Tiên đến Phủ Lý | 18,0 | 58 | >1,8 | 25 | 10 | V |
3 | Sông Sắt | Từ Ngã ba An Bài đến Mỹ Đô-Bình Lục | 17,0 | 36 | >1,0 | 15 | 10 | VI |
4 | Sông Nông Giang | Trạm bơm Hoành Uyển đến Ngã ba Thụy Cơ-xã Trác Văn | 14,0 | 35 | >1,0 | 15 | 10 | VI |
Điều 4. Phạm vi hành lang bảo vệ luồng
1. Trường hợp luồng không sát bờ, phạm vi hành lang bảo vệ luồng từ mép luồng trở ra mỗi phía:
a) 15 m (mười lăm mét) đối với sông Châu Giang đoạn từ Đập Trung đến Vĩnh Trụ.
b) 10 m (mười mét) đối với các sông: Sông Nhuệ, Sông Sắt, Sông Nông Giang và sông Châu Giang đoạn từ đập Vĩnh Trụ đến Hữu Bị.
2. Trường hợp luồng sát bờ, phạm vi hành lang bảo vệ luồng phía sát bờ tính từ mép bờ tự nhiên trở vào phía bờ: 5 m (năm mét); nếu luồng trong khu vực thành phố, thị xã, thị trấn thì phạm vi hành lang bảo vệ luồng là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa trùng với hành lang an toàn cầu đường bộ, cầu đường sắt thì phạm vi hành lang bảo vệ luồng được tính từ mép luồng tới mép bờ tự nhiên và thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn cầu đường bộ, cầu đường sắt.
4. Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng thủy nội địa trùng với phạm vi bảo vệ các công trình phòng, chống thiên tai, bảo vệ đê điều và các công trình thủy lợi thì thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, bảo vệ đê điều và pháp luật về khai thác bảo vệ công trình thủy lợi.
5. Căn cứ vào đặc điểm từng tuyến đường thủy nội địa địa phương và khu vực, cơ quan quản lý đường thủy nội địa chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường để xác định cụ thể mép bờ tự nhiên phục vụ công tác bảo vệ công trình đường thủy nội địa.
6. Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng không được xây dựng nhà, công trình, khai thác khoáng sản trái phép, nuôi bắt thủy sản như: cắm đăng, vó bè, cắm trà, cá lồng.... không được làm che khuất báo hiệu, ảnh hưởng đến tầm nhìn của người trực tiếp điều khiển phương tiện.
7. Khi hành lang luồng thay đổi, đơn vị quản lý đường thủy nội địa phải thông báo và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hoạt động thủy sản hoặc các hoạt động khác phải di chuyển, thu hẹp hoặc thanh thải vật chướng ngại do họ gây ra trên luồng mới.
Điều 5. Phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông
1. Phạm vi bảo vệ kè giao thông được quy định như sau:
a) Đối với kè ốp bờ được tính từ đầu kè và từ cuối kè trở về hai phía thượng lưu và hạ lưu, mỗi phía 50 mét; từ đỉnh kè trở vào phía bờ tối thiểu 10 mét; từ chân kè trở ra phía luồng 20 mét;
b) Đối với kè mỏ hàn, bao gồm cụm kè, kè đơn được tính từ chân kè về hai phía thượng lưu và hạ lưu, mỗi phía 50 mét; từ gốc kè trở vào phía bờ 50 mét; từ chân đầu kè trở ra phía luồng 20 mét.
2. Phạm vi bảo vệ đập giao thông được tính từ hai đầu đập theo trục dọc về mỗi phía 50 mét, từ chân đập phía thượng lưu trở về phía thượng lưu và từ chân đập phía hạ lưu trở về phía hạ lưu, mỗi phía 100 mét.
3. Trong phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Để vật liệu, phương tiện, thiết bị gây sạt lở kè, đập;
b) Neo, buộc phương tiện;
c) Sử dụng chất nổ, khai thác khoáng sản hoặc có hành vi khác gây ảnh hưởng đến kè, đập.
Điều 6. Mốc chỉ giới và điều chỉnh mốc chỉ giới bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
Thực hiện theo Điều 9, Thông tư 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ Giao thông vận tải.
Thực hiện theo Điều 10, Thông tư 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Sở Giao thông vận tải
a) Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương xác định phạm vi hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông và cắm mốc chỉ giới trên các tuyến đường thủy nội địa địa phương.
b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật các quy định về giao thông đường thủy nội địa, phạm vi hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông và các công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
c) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông
Chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý đường thủy nội địa xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định về hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa địa phương, phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện cưỡng chế, giải tỏa các trường hợp vi phạm.
2. Công an tỉnh
Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm về hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong xử lý, cưỡng chế, giải tỏa các vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Sở Xây dựng
Hướng dẫn lập, thẩm định quy hoạch xây dựng các công trình liên quan theo thẩm quyền trên cơ sở không vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông trên tuyến đường thủy nội địa địa phương đảm bảo theo quy định hiện hành.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Phối hợp quản lý các tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh kết hợp với quản lý khai thác công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai.
b) Có kế hoạch xây dựng các công trình phục vụ nông nghiệp, thủy lợi đảm bảo theo quy định về hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông các tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ chống lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa địa phương.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
3. Chủ trì, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giải tỏa, cưỡng chế vi phạm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông.
4. Quản lý việc sử dụng vùng đất, vùng nước trong và ngoài hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông theo quy định của pháp luật, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ luồng.
Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Thường xuyên thực hiện công tác quản lý và bảo vệ hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa thuộc địa bàn quản lý. Phối hợp với đơn vị quản lý đường thủy, Thanh tra giao thông và các lực lượng liên quan kiểm tra, xử lý vi phạm kịp thời theo thẩm quyền các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
3. Huy động lực lượng tham gia công tác giải tỏa, cưỡng chế vi phạm hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông theo kế hoạch.
4. Quản lý, sử dụng vùng đất, vùng nước trong và ngoài hành lang bảo vệ luồng theo quy định của pháp luật.
5. Tiếp nhận quản lý và bảo vệ mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng, kè, đập giao thông.
Điều 11. Trách nhiệm của đơn vị quản lý đường thủy nội địa
1. Đơn vị quản lý đường thủy nội địa có trách nhiệm chính trong công tác quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông thuộc các tuyến đường thủy nội địa địa phương trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên tuần tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi xâm phạm công trình đường thủy nội địa, các hành vi lấn chiếm và sử dụng trái phép hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông, các công trình thi công trên đường thủy nội địa không đảm bảo an toàn giao thông.
2. Phối hợp với Thanh tra sở Giao thông vận tải và chính quyền địa phương thực hiện giải tỏa các công trình lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Giao thông vận tải Hà Nam để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
- 1Quyết định 05/2010/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 21/2005/QĐ-UBND quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông và bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 2Quyết định 16/2013/QĐ-UBND ban hành Quy định hoạt động trong phạm vi hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch; bảo vệ hành lang luồng giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 3Quyết định 46/2013/QĐ-UBND về Quy định hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông trên tuyến đường thủy nội địa địa phương, tỉnh Hà Nam
- 4Chỉ thị 01/CT-CTUBND năm 2014 tăng cường thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 5Quyết định 10/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi
- 6Quyết định 1422/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục tuyến đường thủy nội địa địa phương thuộc phạm vi quản lý hành chính của tỉnh Khánh Hòa
- 7Quyết định 38/2022/QĐ-UBND về Quy định tiêu chí đánh giá tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 1Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 2Quyết định 05/2010/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 21/2005/QĐ-UBND quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông và bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 3Quyết định 16/2013/QĐ-UBND ban hành Quy định hoạt động trong phạm vi hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch; bảo vệ hành lang luồng giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 4Chỉ thị 01/CT-CTUBND năm 2014 tăng cường thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 5Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 6Nghị định 24/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 9Thông tư 15/2016/TT-BGTVT Quy định về quản lý đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Quyết định 10/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi
- 11Quyết định 1422/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục tuyến đường thủy nội địa địa phương thuộc phạm vi quản lý hành chính của tỉnh Khánh Hòa
- 12Quyết định 38/2022/QĐ-UBND về Quy định tiêu chí đánh giá tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Quyết định 42/2018/QĐ-UBND quy định về hành lang bảo vệ luồng, phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông trên tuyến đường thủy nội địa địa phương, tỉnh Hà Nam
- Số hiệu: 42/2018/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/11/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Nguyễn Xuân Đông
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra