Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/2010/QĐ-UBND | Phan Thiết, ngày 22 tháng 9 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 3121/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung một số điều của Quyết định số 3443/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2015”;
Căn cứ Công văn số 606/HĐND-CTHĐ ngày 13 tháng 9 năm 2010 của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh về việc hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vào các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2015;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 1066/TTr-SCT ngày 28 tháng 7 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vào các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2015.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 61/2005/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chính sách hỗ trợ di dời thực hiện “Đề án sắp xếp và phát triển các cụm công nghiệp sản xuất nước đá trên địa bàn thành phố Phan Thiết đến năm 2010”; Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc bổ sung Chính sách hỗ trợ di dời thực hiện “Đề án sắp xếp và phát triển các cụm công nghiệp sản xuất nước đá trên địa bàn thành phố Phan Thiết đến năm 2010”; Quyết định số 1487/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc hỗ trợ di dời các cơ sở chế biến thủy sản vào khu quy hoạch tập trung trên địa bàn thành phố Phan Thiết.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Thuận, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Bình Thuận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DI DỜI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VÀO CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Quy định này áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, công ty liên doanh, hợp tác xã và các chi nhánh của loại hình này (gọi chung là doanh nghiệp); hộ sản xuất cá thể (gọi chung là cơ sở) thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh phải di dời vào các cụm công nghiệp; nhằm sắp xếp lại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tránh gây ô nhiễm môi trường.
1. Quy định này điều chỉnh về chính sách hỗ trợ di dời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2015.
2. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp di dời vào các cụm công nghiệp được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, ngoài việc được hưởng các ưu đãi chung theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp thành lập mới, còn được hưởng những ưu đãi tại Quy định này.
1. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đáp ứng một trong những điều kiện sau đây sẽ được xem xét hỗ trợ:
a) Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nằm ngoài các cụm công nghiệp phải ngưng hoạt động sản xuất tại vị trí cũ, thực hiện di dời, đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mới tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
2. Những trường hợp sau đây không được xét hỗ trợ theo chính sách này:
- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp được thành lập, xây dựng, đăng ký kinh doanh từ năm 2010 trở về sau;
- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp khi đầu tư, xây dựng đã có cam kết tự tháo dỡ, di dời theo chủ trương của Nhà nước.
Điều 4. Chính sách hỗ trợ di dời
1. Hỗ trợ chi phí tháo dỡ, di dời, lắp đặt thiết bị máy móc và nhà xưởng:
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã được cấp thẩm quyền cho phép thành lập, xây dựng, đăng ký kinh doanh thuộc đối tượng phải di dời theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, nay buộc phải tháo dỡ để di dời vào các cụm sản xuất tập trung trên địa bàn huyện hoặc các huyện khác được hỗ trợ chi phí tháo dỡ, di chuyển và lắp đặt theo thực tế, nhưng không vượt quá mức quy định như sau:
- Đối với nhóm ngành chế biến hải sản, sản xuất nước đá, xay xát lương thực, chế biến sa khoáng được hỗ trợ cụ thể như sau:
+ Doanh nghiệp : 70 triệu đồng/doanh nghiệp;
+ Cơ sở hộ cá thể : 30 triệu đồng/cơ sở.
- Đối với nhóm ngành còn lại được hỗ trợ cụ thể như sau:
+ Doanh nghiệp : 30 triệu đồng/doanh nghiệp;
+ Cơ sở hộ cá thể : 10 triệu đồng/cơ sở.
2. Hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian tạm ngưng hoạt động sản xuất:
Các doanh nghiệp, cơ sở di dời được ngân sách hỗ trợ một phần thu nhập trong thời gian ngừng sản xuất do phải di dời, mức hỗ trợ là 02 tháng thu nhập bình quân sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính liền kề trước đó, được cơ quan thuế xác nhận.
3. Hỗ trợ di dời sớm:
Để khuyến khích, động viên kịp thời đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thực hiện tốt chính sách di dời, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tích cực thực hiện sớm việc di dời trong 06 tháng kể từ khi có quyết định di dời theo mức 10 triệu đồng/doanh nghiệp và 05 triệu đồng/cơ sở.
4. Hỗ trợ lãi suất tiền vay đầu tư sản xuất:
Tính từ khi cụm công nghiệp có đủ điều kiện cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất di dời vào:
a) Trong năm đầu tiên, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp di dời vào được hỗ trợ 50% mức lãi suất đơn vị thực trả khi vay đầu tư;
b) Trong năm thứ 2, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp di dời vào được hỗ trợ 30% mức lãi suất đơn vị thực trả khi vay đầu tư;
c) Không hỗ trợ lãi vay cho các trường hợp di dời vào từ năm thứ 3 trở đi.
Thời gian hỗ trợ lãi vay:
Bắt đầu từ khi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiến hành đầu tư cho đến khi xây dựng xong nhà máy sản xuất và đưa vào hoạt động chính thức nhưng tối đa không quá 02 năm;
d) Mức vay được hỗ trợ lãi suất để đầu tư sản xuất tối đa không quá 20 tỷ đồng đối với một doanh nghiệp và không quá 5 tỷ đồng đối với một hộ kinh doanh cá thể. Mức lãi suất hỗ trợ được tính theo lãi suất của các tổ chức tín dụng cho vay.
Các chính sách nêu tại Quy định này thực hiện kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015.
1. Sở Công thương:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện tốt Quy định này; theo dõi, tổng hợp và định kỳ 6 tháng, 01 năm báo cáo kết quả thực hiện, các vướng mắc phát sinh cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, giải quyết;
b) Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn việc thực hiện chính sách theo quy định.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách này đến từng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thuộc diện di dời tại địa phương. Yêu cầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thuộc diện di dời phải đăng ký và cam kết thực hiện việc di dời.
b) Hàng năm, căn cứ theo tiến độ đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn để lập danh sách các doanh nghiệp, cơ sở có ô nhiễm gửi Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Công thương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định di dời;
c) Căn cứ theo danh sách di dời được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định hỗ trợ cho từng doanh nghiệp tại địa phương;
d) Căn cứ theo kế hoạch di dời được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố ra quyết định hỗ trợ cho từng cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại địa phương.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Cùng với Sở Công thương, Ủy ban nhân dân các huyện phối hợp với các sở, ngành liên quan xác định cụ thể mức ô nhiễm để lên danh sách, thời gian buộc phải di dời vào các cụm công nghiệp. Phối hợp cùng Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định ban hành kế hoạch di dời.
4. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương căn cứ quyết định di dời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ di dời doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vào các cụm công nghiệp trong dự toán chi ngân sách hàng năm. Cấp phát kịp thời kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp di dời vào các cụm công nghiệp theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Bình Thuận triển khai chính sách này đến các tổ chức tín dụng trên địa bàn, định kỳ 6 tháng, 01 năm tổng hợp tình hình cho vay, kết quả hỗ trợ lãi suất theo chính sách, các vướng mắc phát sinh, đề xuất nếu có, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Công thương để giải quyết.
6. Cục Thuế tỉnh hướng dẫn chỉ đạo các cơ quan thuế xem xét, xác nhận thu nhập bình quân sau thuế đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp được xem xét hỗ trợ.
7. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thuộc diện di dời có trách nhiệm:
a) Đăng ký, ký cam kết về kế hoạch di dời và triển khai thực hiện hoàn tất việc di dời trong thời hạn theo kế hoạch di dời được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
b) Lập hồ sơ để được hưởng các khoản hỗ trợ di dời theo quy định.
1. Giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện tốt những quy định tại Quyết định này.
2. Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện đúng Quy định này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp với cơ sở di dời để giải quyết. Nếu vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Công thương) xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 255/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ di dời cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc theo quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 2Quyết định 17/2008/QĐ-UBND bổ sung chính sách hỗ trợ di dời thực hiện Đề án sắp xếp và phát triển cụm công nghiệp sản xuất nước đá trên địa bàn thành phố Phan Thiết đến năm 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 61/2005/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ di dời thực hiện “Đề án sắp xếp và phát triển các cụm công nghiệp sản xuất nước đá trên địa bàn thành phố Phan Thiết đến năm 2010 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 5Quyết định 35/QĐ-UBND năm 2017 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành hết hiệu lực toàn bộ và một phần
- 1Quyết định 17/2008/QĐ-UBND bổ sung chính sách hỗ trợ di dời thực hiện Đề án sắp xếp và phát triển cụm công nghiệp sản xuất nước đá trên địa bàn thành phố Phan Thiết đến năm 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 61/2005/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ di dời thực hiện “Đề án sắp xếp và phát triển các cụm công nghiệp sản xuất nước đá trên địa bàn thành phố Phan Thiết đến năm 2010 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 25/2013/QĐ-UBND sửa đổi quy định về chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vào các cụm công nghiệp đến năm 2015 ban hành kèm theo Quyết định 42/2010/QĐ-UBND do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 5Quyết định 35/QĐ-UBND năm 2017 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành hết hiệu lực toàn bộ và một phần
- 1Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 3121/QĐ-UBND năm 2009 điều chỉnh Quyết định 3443/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2015” do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4Quyết định 255/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ di dời cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc theo quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Quyết định 42/2010/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ di dời cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vào cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- Số hiệu: 42/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/09/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Huỳnh Tấn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra