Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 419/QĐ-UB

Tuyên Quang, ngày 14 tháng 4 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, HỒ SƠ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN XÉT DUYỆT MIỄN, GIẢM THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP DO THIÊN TAI

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;

Căn cứ Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp ban hành ngày 10/7/1993, Nghị định số 74/CP ngày 25/10/1993 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp và các văn bản hướng dân thực hiện;

Xét đề nghị của Cục thuế tại Tờ trình số 172/TT-CT ngày 22/3/2000 về việc "Đề nghị ban hành quy định miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp do thiên tai";

Để đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, chất lượng và tiến độ thời gian trong việc xét duyệt miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp do thiên tai,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ và thời gian thực hiện xét, duyệt miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp do thiên tai".

Điều 2: Giao trách nhiệm cho Cục Thuế phối hợp với các thành viên của Hội đồng tư vấn thuế cấp tỉnh hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy định trình tự thủ tục hồ sơ và.thời gian thực hiện xét, duyệt miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp do thiên tai thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh.

Điều 3: Các ông (bà): Chánh văn phòng UBND tỉnh, Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc Sở Tài Chính Vật giá, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Địa chính, Cục trưởng Cục Thống kê, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lê Thị Quang

 

QUY ĐỊNH

VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, HỒ SƠ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN XÉT, DUYỆT MIỄN, GIẢM THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP DO THIÊN TAI
(Ban hành kèm theo Quyết đinh số 419/QĐ-UB ngày 14/4/2000 của UBND tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Đối với đất trồng cây hàng năm, mỗi năm tổ chức xét miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp do thiên tai, sâu bệnh (sau đây gọi chung là do thiên tai) cho 02 vụ sản xuất chính: Vụ chiêm và vụ mùa; không xét miễn, giảm thuế cho vụ gieo cấy thêm trong năm. Đối với cây lâu năm, trong năm chỉ xét miễn giảm thuế 01 lần cùng với việc xét miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho đất trồng cây hàng năm của vụ mùa.

Điều 2: Chỉ xét miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi thu trên những diện tích bị thiên tai mà sức người không khắc phục được, làm mất trắng hoặc giảm sản lượng thu hoạch.

Điều 3: Những hộ thuộc diện được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo điểm 1, 2, 3, 4 quy định tại Điều 16 Nghị định 74/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ thì không được xét giảm, miễn thuế do thiên tai. Những hộ được xét giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo điểm 5, 6 quy định tại Điều 16 Nghị định 74/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ thì chỉ xét giảm, miễn thuế do thiên tai trên số thuế ghi thu còn lại (Thuế ghi thu còn lại = Thuế ghi thu của vụ - Thuế ghi thu đã đề nghị giảm theo chính sách xã hội).

Điều 4: Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) phải thường xuyên nắm chắc tình hình sản xuất nông nghiệp của nông dân trong phạm vi toàn xã, phát hiện kịp thời những vùng bị thiên tai, sâu bệnh xảy ra để báo cáo UBND huyện và các ngành chức năng có biện pháp khắc phục.

Điều 5: Uỷ ban nhân dân xã phải chịu trách nhiệm tính chính xác về diện tịch bị thiệt hại, sản lượng thu hoạch thực tế trên diện tích bị thiệt hại, số thuế được giảm, miễn cho từng hộ và đối tượng được miễn, giảm thuế. Đồng thời phải thông báo bằng văn bản kịp thời và trực tiếp đến từng độ nộp thuế được miễn, giảm thuế khi được UBND tỉnh quyết định miễn, giảm và được UBND huyện, thị xã uỷ quyền thông báo.

Điều 6: Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã (gọi chung là UBND huyện) chịu trách nhiệm về công tác tổ chức thực hiện miễn, giảm thuế trong phạm vi toàn huyện. Số thuế được miễn, giảm cho vụ nào phải được trừ ngay vào vụ đó. UBND huyện phải thông báo bằng văn bản chính xác số thuế được miễn, giảm theo Quyết định của UBND tỉnh đến từng hộ nộp thuế được miễn, giảm thuế. Trường hợp số hộ được miễn, giảm thuế quá nhiều thì có thể uỷ quyền bằng văn bản cho UBND xã thông báo đến hộ.

Điều 7: Chi cục thuế phải có trách nhiệm hướng dẫn các xã phương pháp tính miễn, giảm thuế đến từng hộ và lập hồ sơ theo quy định; đồng thời tham mưu cho UBND huyện thực hiện đúng quy trình miễn, giảm thuế. Trực tiếp thực hiện xem xét miễn, giảm thuế cho các tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và của tỉnh tại Quy định này.

Điều 8: Các tổ chức, đơn vị có thuế sử dụng đất nông nghiệp khi bị thiên tai, sâu bệnh làm thiệt hại mùa màng phải lập hồ sơ báo cáo UBND huyện, Chi cục thuế theo quy định hiện hành của Nhà nước và của tỉnh tại Quy định này.

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, HỒ SƠ XÉT MIỄN GIẢM THUẾ

Điều 9: Khi có thiên tai xẩy ra, các cấp, các ngành phải tổ chức thực hiện những nhiệm vụ sau:

1- Uỷ ban nhân dân các xã:

- Chỉ đạo Hội đồng tư vấn thuế xã tiến hành kiểm tra và lập biên bản ngay các cánh đồng bị thiệt hại để đánh giá những nội dung sau:

+ Hiện trạng của hoa màu do thiên tai gây ra như: đổ, gẫy, chết, mật độ sâu bọ...

+ Mức độ thiệt hại: Căn cứ vào hiện trạng bị thiệt hại so sánh với những diện tích lân cận không bị thiệt hại để đánh giá mức độ bị thiệt hại là bao nhiêu %.

+ Diện tích bị thiệt hại được thống kê theo mức độ thiệt hại.

+ Số hộ có diện tích bi thiệt hại.

- Tổng hợp toàn xã báo cáo UBND huyện và Chi cục thuế chậm nhất sau 05 ngày kể từ khi xẩy ra thiên tai.

2- Chi cục thuế: Tham mưu cho UBND huyện tổng hợp diện tích và tình hình thiệt hại do thiên tai và kế hoạch tổ chức thực hiện trong công tác điều tra thiệt hại do thiên tai trong phạm vi toàn huyện; đồng thời bằng phương tiện thông tin nhanh nhất như điện thoại, fax... báo cáo tình hình thiên tai trên địa bàn huyện về Cục Thuế để Cục thuế phối hợp với các ngành trong Hội đồng tư vấn thuế tỉnh tổ chức kiểm tra một số xã trọng điểm.

3- Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã:

- Chỉ đạo các ngành thuộc thành viên của Hội đồng tư vấn thuế huyện tổ chức điều tra xác định phạm vi, mức độ thiệt hại của từng xã để làm cơ sở cho việc xác định thiệt hại khi thu hoạch.

- Tổng hợp diện tích theo mức độ thiệt hại do thiên tai trong phạm vi toàn huyện (chi tiết mức độ thiệt hại của từng xã), báo cáo UBND tỉnh và Cục Thuế bằng văn bản.

Điều 10: Đến vụ thu hoạch, các cấp, các ngành phải tổ chức thực hiện những nhiệm vụ sau:

1- Uỷ ban nhân dân các xã:

- Căn cứ tình hình thực tế về diện tích bị thiệt hại lập văn bản báo cáo UBND huyện và Chi cục thuế chậm nhất trước 15 ngày khi vào vụ thu hoạch.

- Trước khi vào thu hoạch, khi lúa đã chín được 1/3 bông (lúa đỏ đuôi) hoặc đã vào chắc xanh (đối với cây trồng khác) phải tổ chức kiểm tra thăm đồng lập biên bản xác định diện tích thực tế bị thiệt hại và năng suất thu hoạch thực tế bình quân của diện tích bị thiệt hại. Chú ý:

+ Về năng suất: Chỉ đánh giá năng suất thu hoạch thực tế bình quân trên diện tích bị thiệt hại của từng cánh đồng và ghi rõ trong biên bản số tuyệt đối (kg) trên một sào hoặc 1 ha, không được ghi trong biên bản mức độ thiệt hại theo số tương đối (tỷ lệ %).

+ Về diện tích bị thiệt hại: phải ghi cụ thể số hiệu thửa, số tờ bản đồ, diện tích từng thửa, ghi rõ đất 1 vụ hay 2 vụ của từng hộ nộp thuế.

+ Biên bản thăm đồng phải đảm bảo tính pháp lý, có đầy đủ các ngành: Thống kê, Địa chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thuế tham gia và có xác nhận của Chủ tịch UBND xã.

- Xác định số thuế được miễn, giảm cho từng hộ nộp thuế: Căn cứ vào biên bản thăm đồng, sổ chi tiết thuế sử dụng đất nông nghiệp để lập biểu chi tiết tính miễn, giảm thuế cho từng hộ.

- Chỉ đạo các thôn, bản họp để công khai số thuế đề nghị được miễn, giảm thuế của từng hộ (ghi biên bản cuộc họp). Những vướng mắc phải được giải quyết ngay, trường hợp những vướng mắc không giải quyết được hoặc không thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã phai báo cáo với UBND huyện để xem xét giải quyết kịp thời.

- Căn cứ đề nghị của Hội đồng tư vấn thuế, UBND xã xem xét và lập hồ sơ báo cáo UBND huyện, thị xã (lập 02 bộ: 01 gửi UBND huyện, 01 lưu tại xã để khi thu thuế tạm thời chưa thu số thuế đã đề nghị miễn, giảm). Thời hạn nộp chậm nhất là ngày 25/6 đối với vụ chiêm và ngày 25/11 đối với vụ mùa.

3- Chi cục thuế:

Tổ chức kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế của các xã và tổng hợp kết quả đề nghị miễn, giảm thuế của các xã, các doanh nghiệp báo cáo Hội đồng tư vấn thuế của huyện. Khi kiểm tra cần làm rõ:

+ Các căn cứ xác định số thuế được miễn, giảm của từng hộ và toàn xã gồm: Diện tích thiệt hại, loại đất, hạng đất, năng suất thu hoạch thực tế trên diện tích bị thiệt hại, năng suất tham khảo tính thuế.

+ Phương pháp tính miễn, giảm thuế cho từng hộ.

+ Tỷ lệ miễn, giảm thuế.

- Giúp việc cho UBND huyện trong việc tổng hợp đề nghị miễn, giảm toàn huyện và lấp hồ sơ đề nghị UBND tỉnh xem xét quyết định; thời hạn chậm nhất là ngày 30/6 đối với vụ chiêm và ngày 30/11 đối với vụ mùa.

4- Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã:

Chỉ đạo Chi Cục thuế và Hội đồng tư vấn thuế huyện xác định diện tích thực tế bị thiệt hại và năng suất thu hoạch thực tế bình quân trên diện tích thực tế bị thiệt hại; đồng thời giao nhiệm vụ cho các ngành:

+ Chi cục thuế: Chịu trách nhiệm về phương pháp tính và xác định số thuế được miễn, giảm thuế đến từng hộ.

+ Phòng Thống kê: Chịu trách nhiệm về xác định diện tích bị thiệt hại và năng suất thu hoạch thực tế của diện tích bị thiệt hại.

+ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chịu trách nhiệm xác định về diện tích thiệt hại theo từng nguyên nhân.

+ Phòng Địa chính: Chịu trách nhiệm về xác định diện tích bị thiệt hại đến từng thửa.

- Tổ chức kiểm tra năng suất thu hoạch thực tế bình quân trên diện tích bị thiệt hại và xác định diện tích thực tế bị thiệt hại của các xã.

5- Cục Thuế:

- Phối hợp với các ngành trong Hội đồng tư vấn thuế của tỉnh tổ chức kiểm tra một số huyện trọng điểm khi thiên tai sảy ra và kết quả đánh giá năng suất thu hoạch thực tế bình quân trên diện tích bị thiệt hại và diện tích thực tế bị thiệt hại. Chậm nhất sau 03 ngày sau khi nhận được hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế của UBND các huyện, thị xã phải tổng hợp xong để báo cáo Hội đồng tư vấn thuế tỉnh và trình UBND tỉnh xem xét quyết định miễn, giảm.

Điều 11: Hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế gồm:

1- Đối với cấp xã và các doanh nghiệp:

- Tờ trình đề nghị miễn, giảm thuế.

- Các biên bản thăm đồng xác định diện tích thực tế bị thiệt hại và năng suất thu hoạch thực tế bình quân trên diện tích bị thiệt hại kèm theo biểu chi tiết (theo mẫu số 01 đính kèm).

- Biên bản công khai số thuế đề nghị miễn, giảm thuế của từng thôn, bản.

- Biên bản họp HĐTV thuế của xã xét đề nghị miễn, giảm thuế (DN không có).

- Biểu chi tiết tính số thuế được miễn, giảm thuế SDĐNN của từng hộ theo từng thôn, bản (theo mẫu biểu số 02 đính kèm).

- Biểu tổng hợp số thuế tính thuế miễn, giảm của toàn xã chi tiết theo từng thôn, bản (mẫu biểu số 02 đính kèm).

- Biểu tổng hợp diện tích bị thiệt hại của toàn xã theo từng nguyên nhân và mức độ thiệt hại (theo mẫu biểu số 03 đính kèm).

2- Đối với cấp huyện:

- Tờ trình đề nghị miễn, giảm thuế.

- Biên bản họp HĐTV thuế của xã xét đề nghị miễn, giảm thuế.

- Biểu tổng hợp số thuế tính thuế miễn, giảm của toàn huyện theo từng xã, doanh nghiệp (theo mẫu biểu số 02 đính kèm).

- Biểu tổng hợp diện tích bị thiệt hại của toàn huyện theo từng nguyên nhân và mức độ thiệt hại của từng xã, doanh nghiệp (theo mẫu biểu số 03 đính kèm).

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH MIỄN, GIẢM THUẾ

Điều 12: Sau khi có Quyết định phê duyệt miễn, giảm thuế của UBND tỉnh, các cấp, các ngành có trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện những nhiệm vụ sau:

1- Cục Thuế:

- Thông báo số hộ, số thuế được miễn, giảm của từng xã, từng doanh nghiệp cho Chi cục thuế các huyện, thì xã.

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện quyết định miễn, giảm thuế theo Quyết định của UBND tỉnh đối với UBND các huyện, thị xã.

2- Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã:

Thông báo bằng văn bản số thuế được miễn, giảm thuế cho từng hộ nộp thuế được miễn, giảm thuế. Trường hợp số hộ được miễn, giảm thuế quá nhiều thì có thể uỷ quyền bằng văn bản cho UBND xã thông báo.

3- Chi cục thuế: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện thông báo số thuế được miễn, giảm cho từng hộ nộp thuế được miễn, giảm của UBND các xã.

4- Uỷ ban nhân dân xã:

Có trách nhiệm gửi thông báo miễn, giảm thuế trực tiếp đến từng hộ được miễn, giảm thuế, chậm nhất sau 03 ngày đối với các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa và sau 02 ngày với các xã còn lại kể từ ngày nhận được thông báo của UBND huyện.

Trường hợp được UBND huyện uỷ quyền, UBND xã tổ chức viết ngay thông báo miễn, giảm thuế cho từng hộ. Chậm nhất sau 05 ngày kể từ khi nhận được thông báo uỷ quyền của UBND huyện tất cả các hộ nộp thuế được miễn, giảm thuế phải nhận được thông báo miễn, giảm thuế.

Điều 13: Hướng dẫn, kiểm tra:

1- Cục Thuế: Hướng dẫn phương pháp tính miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp do thiên tai, sâu bệnh. Chủ động phối hợp vớt các ngành trong Hội đồng tư vấn thuế của tỉnh kiểm tra công tác tổ chức thực hiện miễn, giảm thuế của các huyện, thị xã. Tổng hợp những vướng mắc trong quá trình thực hiện báo cáo UBND tỉnh.

2- Cục Thống kê: Hướng dẫn, kiểm tra phương pháp xác định diện tích bị thiệt hại và năng suất thu hoạch thực tế trên diện tích bị thiệt hại.

3- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng dẫn, kiểm tra việc xác định diện tích bị thiệt hại theo từng nguyên nhân.

4- Sở Địa chính: Hướng dẫn, kiểm tra việc xác định diện tích bị thiệt hại đến từng thửa.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14: Qui định này là căn cứ cho việc xác định, thẩm tra và xét duyệt miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp do thiên tai trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Qui định này có hiệu lực thi hành từ năm 2000, tất cả các quy định của UBND tỉnh trước đây trái với Qui định này đều không còn hiệu lực thi hành.

Điều 15: Cục trưởng Cục Thuế và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện Quy định này của UBND tỉnh đến tất cả các thành viên của Hội đồng tư vấn thuế và UBND các xã, phường, thị trấn.

Điều 16: Các thành viên của đội động tư ván thuế cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Qui định này

Điều 17: Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc đánh giá, xác định, xét duyệt miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp do thiên tai phải chấp hành đúng quy định hiện hành của Nhà nước và của tỉnh tại Quy định này, nếu vi phạm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./.

 


Thôn…………………………

Xã…………………………....

 

 

BIỂU CHI TIẾT ĐÍNH KÈM BIÊN BẢN TRA

XÁC MINH THIỆT HẠI VỤ………….. NĂM………….

 

Biểu số 01

 

Số TT

HỌ VÀ TÊN

HỘ NỘP THUẾ

Loại ruộng đất

Thuộc cánh đồng

Số hiệu thửa bị T.hại

Thuộc tờ bản đồ số

Diện tích bị T.hại (m2)

NS thu hoạch thực tế (kg)

SL thu hoạch thực tế (kg)

GHI CHÚ

1

2

3

4

5

6

7

8

9=6*8

10

1

Nguyễn Văn A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng hộ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nguyễn Văn B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng hộ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN CÁC BAN NGÀNH CỦA HUYỆN

…………., ngày…… tháng…….. năm………..

TM UBND XÃ………….

CHỦ TỊCH

 

 

HUYỆN……………………...

XÃ.………………………….

THÔN……………………….

 

 

BIỂU CHI TIẾT TÍNH MIỄN, GIẢM THUẾ SDĐNN

DO THIÊN TAI VỤ………….. NĂM………….

(Kèm theo Tờ trình số…………..ngày……..tháng……..năm)

Biểu số 02

 

Số TT

Họ và tên hộ nộp thuế (hoặc thôn, xã)

DIỆN TÍCH ĐẤT LÚA BỊ THIỆT HẠI (M2)

DIỆN TÍCH ĐẤT MÀU BỊ THIỆT HẠI (M2)

Tổng DT bị thiệt hại (m2)

SL thực tế trên DT bị T.hại (kg)

SL tính theo NS tham khảo (kg)

Thuế ghi thu trên DT bị T.hại (kg)

Số thuế giảm do các CSXH (kg)

Thuế ghi thu còn lại để tính giảm miễn (kg)

Tỉ lệ thiệt hại (%)

Tỉ lệ giảm miễn thuế (%)

Số thuế được giảm miễn (kg)

Cộng

DT đất 2 vụ

DT đất 1 vụ

Cộng

 

DT đất 2 vụ

DT đất 1 vụ

Đất hạng

……

Đất hạng

……

Đất hạng

…..

Đất hạng

…..

Đất hạng

……

Đất hạng

……

Đất hạng

……

Đất hạng

……

Đất hạng

…..

Đất hạng

……

Đất hạng

…..

Đất hạng

…..

1

2

3=4+..9

4

5

6

7

8

9

10=11+..16

11

12

13

14

15

16

17=3+1

18

19

20

21

22

23

24

25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Cấp xã lập biểu này tính giảm, miễn thuế cho từng hộ của từng thôn, bản và lập 01 biểu tổng hợp toàn xã theo từng thôn.

- Cấp huyện lập biểu tổng hợp theo đơn vị xã.

CÁN BỘ TÍNH GIẢM MIỄN THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày…… tháng…….. năm………..

TM UBND………….

CHỦ TỊCH

(Ký, đóng dấu)

 


XÃ.………………………

HUYỆN…………………

 

BIỂU THỐNG KÊ DIỆN TÍCH BỊ THIỆT HẠI THEO TỪNG NGUYÊN NHÂN XÉT MIỄN, GIẢM THUẾ SDĐNN VỤ………….. NĂM………….

(Kèm theo Tờ trình số…………..ngày……..tháng……..năm)

 

Biểu số 03

Đơn vị tính………

 

Số TT

THÔN, BẢN (XÃ, PHƯỜNG, DN)

Tổng DT bị thiệt hại

Trong đó DT bị mất trắng

DIỆN TÍCH ĐẤT LÚA BỊ THIỆT HẠI

DIỆN TÍCH ĐẤT LÚA BỊ THIỆT HẠI

GHI CHÚ

Tổng số

Trong đó DT bị mất trắng

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY THIỆT HẠI

Tổng số

Trong đó DT bị mất trắng

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY THIỆT HẠI

Lũ lụt

Hạn hán

Sâu bệnh

Sạt lở

Lũ lụt

Hạn hán

Sâu bệnh

Sạt lở

1

2

3=6+12

4=6+13

5=7+8+9+…

6

7

8

9

10

11

12=14+15+16+…

13

14

15

16

17

18

19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CỘNG:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Cấp xã lập biểu này phân tích đến từng thôn, bản.

- Cấp huyện lập biểu tổng hợp theo đơn vị: xã, phường, thị trấn, DN.

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày…… tháng…….. năm………..

TM UBND………….

CHỦ TỊCH

(Ký, đóng dấu)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 419/QĐ-UB năm 2000 ban hành quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ và thời gian thực hiện xét duyệt miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp do thiên tai do tỉnh Tuyên Quang ban hành

  • Số hiệu: 419/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 14/04/2000
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
  • Người ký: Lê Thị Quang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/04/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 09/01/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản